Gợi ý cách bạn chăm sóc con
Trẻ sơ sinh chỉ có ăn, ăn và ăn. Ban đầu, gần như chắc chắn là mọi thứ sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ. Từ đau núm vú cho tới những chốt cài áo ngực cứng đầu, việc chăm bé dường như nhấn chìm lấy bạn.
1. Phụ nữ tìm đến sự giúp đỡ có tỉ lệ thành công cao hơn. Hãy nghĩ đến những cách để bảo đảm sự thành công trước cả khi bạn sinh bé. Đơn giản nhất, nói chuyện với những người bạn đã có kinh nghiệm nuôi con, hỏi các bác sĩ nhi khoa hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con, là những điều bạn nên làm.
2. Tận dụng “tài nguyên” của bệnh viện. Bạn có thể học mọi thứ về nuôi con bằng sữa mẹ và cả cách chăm sóc con trước khi rời khỏi bệnh viện. Hãy hỏi bệnh viện phụ sản nơi bạn sinh bé xem liệu có các lớp hướng dẫn nuôi con hoặc bác sĩ tư vấn cách chăm sóc con hay không. Bạn hãy gọi y tá mỗi khi bạn sẵn sàng cho con bú và tranh thủ hỏi y tá những lời khuyên trong việc chăm sóc bé.
3. Chuẩn bị sẵn sàng. Tại nhà, khi nghe bé khóc đòi mẹ, bạn sẽ dễ dàng muốn vứt hết mọi thứ để cho bé bú. Tuy nhiên, bạn nên chăm sóc cho bản thân của bạn trước vì một người mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm con tốt. Hãy rót cho mình một ly nước và một quyển sách hay tạp chí để đọc. Và còn một điều tế nhị nữa, hãy đi tiểu trước khi bắt đầu cho bé bú vì bạn nên biết rằng việc chăm sóc con, cụ thể là cho bé bú sẽ tốn kha khá thời gian đấy.
4. Hãy thử một miếng gạc ấm nếu ngực bạn căng sữa hoặc bị tắc sữa. Bạn cũng có thể thay bằng một miếng đệm nóng hoặc một chiếc khăn ẩm và ấm, nhưng bông trang điểm (thường được bán với các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên) thì tốt hơn. Bạn hãy làm nóng miếng gạc hoặc bông trang điểm trong lò vi sóng và áp nó lên ngực bạn.
5. Nhiệt giúp tiết sữa, nhưng nếu ngực bạn bị đau sau khi cho con bú, hãy thử túi chườm lạnh. Hiệu quả rất nhiều.
6. Nếu bạn muốn tập cho bé bú bình, chỉ nên cho bé tập bú bình sau một thời gian cho bé bú bằng sữa mẹ, nhưng phải trước cột mốc 3 tháng. Theo nhiều chuyên gia thì trong khoảng từ tuần thứ 6 đến 8 là ổn. Tuy nhiên, nếu chẳng đặng đừng thì khi chăm sóc con, bạn cũng có thể tập cho bé bú bình sớm hơn, chẳng hạn mỗi ngày bú bình một lần từ khoảng tuần thứ 3 chẳng hạn.
♦Giấc ngủ
Trẻ sơ sinh thường ngủ đến 16 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn. Thế nên kết quả là bạn sẽ cảm giác như luôn trong tình trạng báo động và mất sức nhiều hơn bạn tưởng. Nên nhớ, cho dù bạn khỏe mạnh đến đâu thì cũng khó mà không thay tâm đổi tính khi thiếu ngủ.
Tránh giám sát đến mệt nhoài. Chỉ vì duy nhất một mục tiêu: chăm cho bé. Nhưng nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ hoặc thấy mệt mỏi và bực bội hoặc chỉ cảm thấy mệt. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên dừng ở ngưỡng chỉ cảm thấy mệt thôi nhé.
8. Thay ca. Một đêm mẹ chăm bé, sau đó tới lượt cha của bé. Bằng cách này hay cách khác, cha và mẹ cần chia đều thời gian chăm sóc bé cho phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho cả hai. Ví dụ bạn có thể thức đêm chăm bé rồi mới ngủ, còn chồng bạn có thể chăm bé vào buổi sáng khi bạn ngủ, và chợp mắt nghỉ sau đó khi bạn thức giấc.
9. Ngủ khi bé ngủ thật sự là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Bạn nên bắt đầu tập ngủ sớm cùng giấc với bé.
10. Nếu bé của bạn khó ngủ thì sao? Hãy làm bất cứ gì có thể: cho bé bú hoặc đung đưa cho bé dễ ngủ, hoặc nếu cần bạn cũng có thể để bé ngủ trên ngực bạn hoặc trên xe hơi. Tốt nhất bạn đừng lo lắng gì về những thói quen xấu làm gì. Tất cả lúc này điều bạn cần làm là sự sống còn cho chính bạn.
♦Dỗ bé
Việc giải mã bé thật sự muốn gì trong những tuần đầu tiên thật sự rất khó khăn. Nhưng rồi bạn sẽ học được dựa vào việc thử và sai.
11. Chìa khóa để dỗ bé khóc quấy là bắt chước tử cung “dỗ dành” khi bé còn trong bụng mẹ. Bọc tã, suỵt, và đung đưa, cũng như cho bé bú và ẵm ngang người bé, có thể kích thích phản xạ làm dịu.
12. Mở nhạc. Hãy quên đi những mớ lý thuyết không rõ ràng rằng âm nhạc sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Thay vào đó, khi chăm sóc con, bạn sẽ tập trung vào một thực tế là âm nhạc có khả năng dỗ bé.
13. Làm ấm mọi thứ. Tình trạng hăm tã có thể gây kích thích cho làn da nhạy cảm của bé. Để tránh gây kích động bé khi thay tã, bạn có thể dùng khăn giấy và bình bơm nước ấm để lau cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua máy làm nóng khăn bằng điện để sử dụng hàng ngày nếu bé của bạn nhạy cảm.
14. Bạn sẽ cần đến những “chiêu” khác nữa. Một bà mẹ đã bật mí độc chiêu “quỳ gối khom người ẵm bé vỗ vỗ vào lưng” đã giúp bé gái của cô nín khóc.
15. Ngâm nước để làm dịu. Nếu mọi cách đều thất bại và bé của bạn đã rụng dây rốn, hãy thử tắm nước ấm cùng với bé. Như thế, bạn cũng sẽ được thư giãn, và một bà mẹ khi đang thư thái có thể dỗ bé dễ dàng hơn.
“Lôi” cha bé vào cuộc
Khi bạn sinh bé, chồng bạn có thể bị “bỏ phí”. Điều này tùy thuộc vào bạn, hãy giao bé cho chồng và để anh ấy giúp bạn một tay, như những gì bạn đang làm.
16. Để mặc anh ấy với con. Nhiều ông bố lần đầu lên chức ngần ngại phải nhúng tay vào vì lo ngại sẽ làm sai và chịu cơn thịnh nộ của cô vợ mọi ngày dịu dàng bỗng thành sư tử. Tuy vậy, không có sai lầm thì không có thành công, do vậy mà các bà mẹ cần phải “cho phép” các đức lang quân gây những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh thay bạn, mà không chỉ trích họ.
17. Đề nghị chồng tận dụng ngày phép ở công ty sau khi người thân trong gia đình đã “rút lui” khỏi việc giúp bạn chăm em bé. Như thế bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn, và cũng có thời gian riêng tư bên bé hơn.
18. Chia sẻ công việc. Các ông bố hoàn toàn có thể gánh bớt việc cho bạn, chẳng hạn phụ trách phần dọn dẹp và đi siêu thị. Tất nhiên, chồng bạn cũng cần chăm bé giúp bạn một lúc nào đấy để các bà vợ có chút thời gian nghỉ ngơi và riêng tư.
19. Đừng quên rằng các ông bố nhiều cảm xúc. Bạn có thể gợi ý chồng bạn cởi trần và đặt bé lên ngực khi chợp mắt một chút. Có thể chồng bạn sẽ yêu tiếng nhịp tim hai cha con cùng đập chung đấy.
♦Giữ tinh thần thoải mái
Cho dù bạn dâng trào cảm xúc thế nào khi làm mẹ, nhưng việc liên tục đáp ứng cho nhu cầu của bé có thể rút cạn sức lực của bạn. Hãy tìm những cách để tự chăm sóc bản thân bằng cách hạ thấp kỳ vọng và tranh thủ những khoảng nghỉ ngơi ngắn ngủi.
20. Trước tiên, hãy bỏ qua những lời khuyên mơ hồ hoặc không mong muốn. Sau cùng thì chính bạn mới là cha mẹ của bé, vì thế chỉ có bạn mới có thể quyết định điều gì là tốt nhất khi chăm sóc con.
21. Quên đi việc nội trợ trong vài tháng đầu. Hãy tập trung vào việc làm quen và hiểu tâm ý bé yêu của bạn. Thế nên, nếu ai đó nói bạn rằng nhà dơ hay chồng chén chưa rửa, hãy mỉm cười và dúi vào tay họ khăn lau bụi hoặc chai nước rửa chén nhé!
22. Nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai tốt bụng hoặc… tự nguyện “ướm lời”. Có nghĩa là nếu may mắn có một chị hàng xóm qua chơi và ngỏ ý sẽ giữ bé cho bạn tắm, đừng chần chừ mà không gật đầu đồng ý ngay!
23. Có nhiều người muốn giúp bạn nhưng không biết phải làm gì? Đừng ngần ngại nói cho mọi người biết chính xác bạn cần gì. Cả đời không dễ gì có cơ hội để bạn có thể sai mọi người làm việc này việc kia cho bạn đâu!
24. Nhưng đừng để mọi người làm những việc vặt, chẳng hạn như thay tã vốn chỉ tốn của bạn hai phút. Hãy để mọi người làm những việc tốn nhiều thời gian hơn như làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, đi mua tã cho bé.
25. Tái “nối kết”. Để tránh cảm giác bị tách biệt khỏi thế giới, thỉnh thoảng bạn hãy một mình bước ra ngoài dạo phố, dù chỉ 5 phút cũng được.
♦Ra phố cùng bé
26. Dự phòng người hộ tống. Hãy chọn địa điểm cho chuyến du hành đầu tiên là một nơi công cộng, rộng rãi cùng với một bà mẹ giàu kinh nghiệm. Chỉ như vậy, bạn mới có được sự hỗ trợ cần thiết mà không phải bối rối khi lần đầu đi mua sắm với cục cưng của mình.
27. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đến những nơi có khả năng chào đón bé, như đọc sách ở thư viện hoặc tiệm sách.
28. Giữ tã của bé gọn gàng trong một chiếc túi. Không có gì tệ hơn khi bé cần đến việc chăm sóc con kịp thời thì bạn lại phải lục tung đồ mà kiếm tã cho bé.
29. Mang theo đồ dự phòng. Nếu bạn không muốn bị bắt gặp đang đi ngoài phố với bé yêu trên tay nhưng trên người dính đầy thứ mà ai-cũng-biết-là-gì-đấy của bé thì hãy luôn nhớ mang theo một bộ đồ dự phòng cho bạn trong túi tã của bé.
30. Cuối cùng, “phóng lao thì theo lao”. Hãy giữ các kế hoạch của bạn đơn giản và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hủy chúng bất kỳ lúc nào.
Bạn hãy nhớ rằng mọi người đều có thể vượt qua thì bạn cũng làm được. Chẳng bao lâu rồi bạn sẽ được tưởng thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé yêu, và điều đó sẽ bù đắp cho tất cả những chuyện chăm sóc con làm bạn “đau cả điền” ban đầu.
Bạn không cần là một bác sĩ, một kỹ sư mới có được một gia đình hạnh phúc. Luôn có những bí quyết đơn giản để tạo ra cảm giác thoải mái, vui tươi cho cả gia đình, đặc biệt là cho con yêu của bạn. Bí quyết nằm ở cách chăm sóc con mà bạn áp dụng.
Giai đoạn nuôi con nhỏ, các mẹ cảm thấy thật vất vả với việc ăn ngủ của con. Có khi con không chịu ăn, bón vào là nhè ra, rồi có những lúc khi mọi người an giấc thì con cứ ngọ nguậy đùa giỡn. Vậy làm cách nào để bé ăn ngon ngủ ngoan?
Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan
Hiểu thế nào về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?
- Ngủ là từ chỉ trạng thái tâm lý nên không thể ép trẻ ngủ theo ý mẹ được. Mẹ chỉ có thể tạo điều kiện thoải mái để đưa con vào giấc ngủ mà thôi.
- Miếng ăn giấc ngủ là hai phạm trù đi liền nhau:
Nếu mẹ cho trẻ ăn vặt liên tục, con sẽ không no. Điều này gây ngủ vặt khiến trẻ hay mệt mỏi, dẫn đến khẩu vị kém đi và dần dà ăn không ngon, không dinh dưỡng cho bé.
Với những bé không có nhu cầu ăn đêm nhưng mẹ thấy con giật mình thức dậy ban đêm, mẹ lại cho ăn. Khi con ăn no đêm rồi, sáng ra không thấy đói và lại ăn ít, sinh ra ăn vặt và ngủ vặt như thế sẽ quay về vòng lẩn quẩn như trên.
Giải pháp cho vần đề ăn ngủ của con
Về cơ bản, có thể hiểu nôm na rằng: “Bé ăn ngon thì bé sẽ ngủ ngon”. Mẹ nên cho con ăn đúng giờ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng với sữa hoặc chế phẩm từ sữa để giúp con no đủ, dễ đi vào giấc ngủ ngon.
Giấc ngủ là tiền đề cho sự phát triển trí não và tinh thần của trẻ. Nếu ban ngày trẻ ngủ đủ giấc, ban đêm bé cũng sẽ dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu mà không khóc quấy.
Mẹ nên lên “dây cót” đồng hồ sinh học của bé, để bé có thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc cũng là một cách trẻ tự giải quyết vấn đề. Nếu mẹ làm được như thế, con sẽ ăn ngon ngủ ngoan ngay thôi.
Thời gian ngủ ban ngày theo từng độ tuổi của con
- Bé dưới 2 tháng: Trên 4 giờ ngủ ban ngày
- Bé 3 – 4 tháng: Từ 3 – 4 giờ ban ngày
- Bé 5 – 8 tháng: Từ 2 – 3 giờ ngủ ban ngày. Độ tuổi này không nên cho bé ngủ hơn 3 giờ vào ban ngày
- Bé từ 9 – 11 tháng: 2 giờ ngủ ban ngày
- Bé từ 12 – 24 tháng: Từ 1 – 2 giờ ngủ ban ngày
- Bé từ 24 tháng trở đi: Chỉ nên ngủ 1 giờ vào ban ngày
Lịch ăn uống của con
- Bé dưới 4 tháng: 5-8 cữ sữa. Mỗi cữ khoảng 120ml
- Bé từ 4 – 6 tháng: 4-5 cữ khoảng 150ml sữa. Với bé trên 6kg, chỉ cho dùng 4 cữ sữa mỗi ngày. Độ tuổi này mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Khi cho con ăn dặm, nên ăn thêm cữ sữa liền sau buổi ăn dặm này.
- Bé 6 – 9 tháng: 4 cữ cả dặm cả sữa, trong đó 1 suất ăn dặm gộp với sữa thành 1 bữa, ăn dặm sau ăn sữa trước.
- Bé từ 9-14 tháng: 3 cữ sữa 180ml + 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh với 5 nhóm thực phẩm luân phiên 7 ngày trong tuần, thành những phần nhỏ trong bữa.
- Bé trên 14 tháng: 3 cữ chính, có thể dùng thức ăn theo thực đơn của gia đình, và 2 cữ sữa phụ.
Linh Lan