Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp là gì?
Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp là căn bệnh phát ban đỏ thường xảy ra với trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh là các mảng da đỏ trên mặt. Bệnh còn có tên gọi khác là “Bệnh thứ năm”.
Người trưởng thành cũng có thể bị ban đỏ. Virus gây bệnh là parvovirus B19, nó ức chế sự sản xuất các tế bào máu. Đối với người trưởng thành và trẻ nhỏ khỏe mạnh, việc tạm ngưng sản xuất tế bào mới không có vấn đề gì bởi vì bệnh không kéo dài và hầu hết các tế bào máu thường xuyên có sự tuần hoàn. Nhưng đối với những người bị thiếu máu mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch, và đối với một số lượng nhỏ thai nhi, virus có thể gây vấn đề nghiêm trọng.
Đường lây truyền chính của bệnh là nước bọt và dịch mũi. Vì thế bạn có thể bị lây khi ở gần người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc ly uống nước, hoặc tiếp xúc trực tiếp tay miệng. Bệnh có thể lây qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi theo nhiều mức độ khác nhau.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Có khoảng 1 trong 3 trường hợp mẹ bầu nhiễm parvovirus sẽ truyền cho bé qua nhau thai, thậm chí trong số các bé này, phần lớn các bé đều mạnh khỏe và không gặp vấn đề gì hoặc không có dấu hiệu của sự lây nhiễm.
Trong một số ít trường hợp, nhiễm parvovirus trong thai kì có thể dẫn đến sảy thai, chết lưu, thiếu máu thai kì, và một số trường hợp bị viêm tim ở bé. Nếu thiếu máu hoặc viêm tim nặng, bé có khả năng phát bệnh phù tích dịch (sự dư thừa dịch trong các mô).
Khoảng 10% các bà mẹ bị lây nhiễm trước tuần thứ 20 sẽ mất con, mặc dù sự mất mát có thể không xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi lây nhiễm. Ít hơn 1% em bé của những bà mẹ bị lây nhiễm sau giai đoạn giữa thai kì sẽ gặp vấn đề từ sự lây nhiễm này.
Triệu chứng nhiễm ban đỏ
Khoảng ½ trẻ em và người trưởng thành bị nhiễm parvovirus không có bất kì triệu chứng nào (mặc dù họ vẫn bị lây nhiễm). Trong vòng vài tuần sau khi tiếp xúc, có thể có một vài triệu chứng nhẹ, như sốt nhẹ, đau nhức, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, hoặc đau họng.
Điển hình, khoảng 1 tuần sau khi những triệu chứng này bắt đầu, đứa trẻ bị bệnh ban đỏ sẽ nổi những nốt ban đỏ đặc trưng trên mặt như là bị tát trên má, sau đó là một dải ban (và thỉnh thoảng bị ngứa) có thể xuất hiện trên người và tay chân. Vào thời điểm ban phát ra trên mặt, hầu hết mọi người đều không còn khả năng truyền bệnh nữa.
Các nốt ban thường biến mất trong 1 hoặc 2 tuần, nhưng nó có thể kéo dài hơn hoặc xuất hiện từng đợt trong vài tháng tới, có thể gây ra bởi ánh sáng, nóng hoặc lạnh, hoặc do vận động. Những đứa trẻ bị bệnh ban đỏ có thể đau khớp, nhưng thường không phổ biến.
Người trưởng thành nhiễm bệnh thường không có các vết đỏ trên mặt như trẻ nhỏ. Trong các trường hợp phổ biến, có các dải ban nhẹ nổi trên các bộ phận của cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ có thể bị viêm khớp cổ tay, mắt cá và thỉnh thoảng ở đầu gối trong vài tuần.
[inline_article id=69631]
Xử lý khi đã tiếp xúc với nguồn bệnh
Ngay sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, mẹ cần trao đổi với bác sỹ ngay để xem mình có cần thiết phải xét nghiệm máu hay không.
Nếu kết quả xét nghiệm máu xác nhận mẹ đã nhiễm bệnh, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một loạt các siêu âm để kiểm tra có chất lỏng dư thừa trong các mô của bé hay không, cũng như các dấu hiệu khác, như đa ối hoặc bất thường nhau thai. Siêu âm Doppler cũng có thể thực hiện cùng lúc để kiểm tra lưu lượng máu của bé và tìm dấu hiệu của việc thiếu máu thai kì.
Nếu em bé vẫn khỏe và không có vấn đề gì thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm vì chắc chắn virus sẽ không xuất hiện sau thời gian đó.
Tuy nhiên nếu xét nghiệm cho kết quả thiếu máu hoặc phù dịch thai kì, bước tiếp theo có thể là làm xét nghiệm test lấy mẫu máu cuốn rốn. Trong quy trình này, bác sĩ sản khoa sẽ chọc kim vào tử cung của bạn dưới sự hướng dẫn của siêu âm và lấy máu từ tủy của bé để xét nghiệm bệnh thiếu máu. Nếu bị thiếu máu nặng, bác sĩ có thể tư vấn truyền máu thai kì, khi đó máu được truyền vào tĩnh mạch cuống rốn của bé.
Quá trình thực hiện không phải không có rủi ro, nó làm tăng tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh. Mặt khác, nếu thiếu máu nhẹ và nhiễm khuẩn xuất hiện, bạn chỉ có thể tiếp tục theo dõi qua siêu âm và xét nghiệm. Trong hầu hết các nghiên cứu, trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai có tỷ lệ sống sót tương đương với các dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn phát triển so với những trẻ có mẹ không bệnh.
Làm cách nào để tránh nhiễm bệnh?
Thật khó để tránh tiếp xúc với người bệnh vì thường họ không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên, mẹ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm ban đỏ khẩn cấp cũng như những bệnh truyền nhiễm khác bằng một số cách sau:
-Tránh xa những người có triệu chứng giống như nhiễm virus
-Rửa tay thường xuyên nhất là sau khi lau mũi hoặc vào những nơi có người bệnh
-Không dùng chung thức ăn, dụng cụ ăn uống, ly nước