Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Lưu ý khi bà bầu ăn chem chép

Nếu là “dân nghiện” ốc, hẳn bạn sẽ không lạ lẫm gì với con chem chép. Có hình dạng gần giống con nghêu, chem chép có vị ngọt thanh và có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu vừa mới “lên chức”, liệu bạn có thể tiếp tục ăn món ngon này mà không lo sợ?

Con chem chép hay còn gọi là vẹm, thuộc họ hến biển nhưng chúng cũng có thể sống ở khu vực nước ngọt như sông, hồ. Nếu trước đây bạn có thể “chén” cả tô chem chép thì giờ đây, khi mang thai, dù có thích cách mấy, bầu cũng phải dè chừng. Bởi ăn chem chép nếu không đúng cách có thể dẫn đến một vài tác hại cho sức khỏe mẹ bầu và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn chem chép
Chem chép tuy hấp dẫn nhưng nếu muốn ăn, bà bầu phải cân nhắc cẩn thận

Giống như nhiều loại ốc khác, chem chép cũng là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trung bình, khoảng 80 gram chem chép có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 3, 81 gram chất béo, khoảng 20,23 gram protein, dưỡng chất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển các tế bào, cơ và phát triển các mô của thai nhi. Đồng thời, chem chép cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như sắt, kẽm, canxi, kali và vitamin C.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng theo báo cáo năm 2006 của tạp chí Bảo vệ thực phẩm, ăn chem chép chưa được nấu chín kỹ là một nguyên nhân gây bệnh viêm gan A. Bệnh viêm gan A không gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nhưng lại làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, khi ăn các loại chem chép sống ở biển, mẹ bầu cũng phải cẩn thận. Bởi thịt chem chép biển cũng chứa một hàm lượng thủy ngân đáng kể, có thể gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Bà bầu ăn chem chép như thế nào để không gây hại cho con?

Để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn của chem chép, mẹ bầu nên lưu ý một vài điều sau khi chế biến.

– Nấu chín kỹ: 

Thông thường, hấp là cách phổ biến nhất của các mẹ khi chế biến món chem chép. Tuy nhiên, hấp không thể tiêu diệt hết các vi-rút gây bệnh viêm gan A. Bên cạnh đó, ăn chem chép sống hay còn tái cũng có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus, khuẩn có hình que, sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong môi trường nước mặn. Một khi bạn bị nhiễm vi khuẩn này, nó sẽ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm và gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác.

Để hạn chế những nguy cơ này, bầu nên nấu chín kỹ chem chép trong vòng 3 phút, nấu đến khi tất cả chúng đều mở miệng. Với những con không mở miệng, bầu nên bỏ ngay.

– Bỏ vỏ trước khi ăn:

Chem chép dùng vỏ của mình để lọc nước và bắt thức ăn nên những chiếc vỏ này thường chứa khá nhiều vi khuẩn và vi rút. Do đó, bạn cần loại bỏ vỏ của chúng trước khi thưởng thức.

– Không nên ăn quá nhiều:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không chỉ chem chép mà các loại ốc, hải sản khác, bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa, tương đương khoảng từ 300-400 gram mỗi tuần.

[inline_article id=69536]

Mách mẹ một số món ăn hấp dẫn từ chem chép

• Chem chép xào bơ tỏi

Nguyên liệu:

– Khoảng 1,5 kg chem chép tươi đã chà rửa vỏ sạch sẽ
– 10 muỗng canh bơ
– 3/4 tách hành tím băm nhỏ
– 6 tép tỏi lớn băm nhỏ
– 4 muỗng canh rau mùi tây thái nhỏ
– 2 muỗng canh nước cốt chanh tươi
– 1 muỗng canh vỏ chanh tươi nghiền nhuyễn
– Nước

Hướng dẫn cách nấu:

– Cho chem chép vào nồi lớn, đổ nước ngang mặt rồi đậy nắp lại. Bật lửa lớn và nấu cho đến khi chem chép mở miệng.  Cứ 5-10 phút thì đảo một lần để tất cả chem chép đều mở miệng. Nếu có “em” nào không chịu mở miệng, mẹ nên bỏ em ấy ngay lập tức.

– Bóc thịt chem chép bỏ ra dĩa. Nhớ giữ lại nước luộc chem chép để giữ lại dùng về sau mẹ nhé!

– Bắt nồi lên bếp, bật lửa vừa rồi cho bơ vào. Khi bơ tan hết, cho hành tím, tỏi băm nhỏ và sa tế vào rồi đảo đều khoảng 3 phút hay cho đến khi hành tỏi vàng đều

– Cho 3 muỗng canh rau mùi tây, nước cốt chanh và vỏ chanh vào. Tiếp tục cho phần nước luộc chem chép đã giữ lại lúc đầu

– Đun sôi hỗn hợp với lửa vừa cho đến khi dậy mùi, cho thịt chem chép vào xào, nêm nếm cho vừa ăn cho ra dĩa, rắc thêm ít tiêu và ít bột bơ tỏi lên trên bề mặt cùng với 1 muỗng mùi tây cho có màu sắc. Nhớ không xào lâu để tránh làm cho thịt chem chép bị dai.

Ăn chem chép khi mang thai
Dù chế biến cách nào, mẹ cũng nên nấu chín kỹ chem chép trước khi ăn

• Chem chép cà ri bơ nướng

Nguyên liệu:

– 3 muỗng canh bơ mềm
– 2 tép tỏi đập dập
– 1 muỗng cà phê bột cà ri
– 1/2 muỗng cà phê bột hạt thì là
– 1/8 muỗng cà phê muối, tùy khẩu vị
– khoảng 1kg chem chép đã chà rửa vỏ sạch sẽ
– 1 chén ớt chuông đỏ cắt nhỏ
– 1/4 chén ngò tây tươi cắt nhỏ
– 1 trái chanh cắt lát mỏng
– 1 trái chanh cắt làm bốn miếng (cắt giống cắt cam)
– Dầu ăn

Hướng dẫn cách nấu:

– Làm nóng vỉ nướng sau đó bôi dầu lên

– Trộn hỗn hợp bơ, tỏi, bột cà ri, bột hạt thì là, muối

– Đặt 4 tờ giấy nhôm lên mặt phẳng rồi sắp chem chép lên. Sau đó múc hỗn hợp vừa trộn cho lên bề mặt chem chép. Rải đều rau mùi tây và ớt chương đỏ lên trên. Để thêm 1 miếng chanh mỏng lên mỗi con chem chép rồi túm giấy bạc lại cho chặt

– Để hỗn hợp bọc giấy bạc này lên vỉ nướng đã được làm nóng, canh khoảng 5-10 phút cho đến khi chem chép mở miệng hết

– Gắp chem chép ra khỏi giấy bạc rồi bày ra dĩa và dùng 4 miếng chanh để trang trí.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: