Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Xuất tinh ngược là gì? Liệu có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Vậy xuất tinh ngược là gì? MarryBaby sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc ngay sau đây.

Xuất tinh ngược là gì?

Đây là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua niệu đạo khi xuất tinh. Khi đó dù chàng vẫn đạt cực khoái, nhưng tinh dịch xuất ra ngoài sẽ rất ít hoặc không có. Tình trạng này còn được gọi là cực khoái khô. 

Xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không?

Nhiều người khi tìm hiểu xuất tinh ngược là gì cũng thường thắc mắc xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không. Mặc dù đây là tình trạng rối loạn chức năng phóng tinh song xuất tinh ngược dòng không có hại vì chỉ gây ra 0,3–2% trường hợp vô sinh. Tuy vậy, nếu đang mong muốn thụ thai thì phái mạnh vẫn nên cẩn thận với xuất tinh ngược dòng và đi bệnh viện để bác sĩ điều trị sớm.

Ngoài ra, xuất tinh ngược sẽ khiến quý ông giảm cực khoái vì tâm lí lo lắng không xuất tinh được hoặc xuất tinh rất ít, thậm chí còn khiến giảm lửa yêu cho cặp đôi. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Quan hệ không có cảm giác phải làm sao? Vấn đề lớn của nhiều cặp đôi

Yếu tố nguy cơ xuất tinh ngược là gì?

Yếu tố nguy cơ xuất tinh ngược là gì? Nam giới phẫu thuật
Yếu tố nguy cơ xuất tinh ngược là gì?

Đàn ông có nhiều nguy cơ bị xuất tinh ngược nếu: 

  • Bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Đã phẫu thuật tuyến tiền liệt (tỉ lệ chiếm khoảng 10-15% khi mổ cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo) hoặc bàng quang
  • Đã phẫu thuật tuyến tiền liệt và niệu đạo.
  • Đã bị thương hoặc phẫu thuật tủy sống.
  • Đã từng phẫu thuật vùng chậu hoặc trực tràng.
  • Có vấn đề về cấu trúc liên quan đến niệu đạo.
  • Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc điều trị tuyến tiền liệt như amsulosin (Flomax), alfuzosin (Uroxatral), hoặc terazosin (Cardura), thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm.

>> Bạn có thể muốn biết thêm: “Điểm mặt” 9 thực phẩm gây vô sinh ở nam giới cần biết!

Nguyên nhân xuất tinh ngược là gì?

Một số tình trạng có thể gây ra các vấn đề với cơ đóng bàng quang trong quá trình xuất tinh. Bao gồm:

Phẫu thuật cổ bàng quang, phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc cho ung thư tinh hoàn hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt. 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt và trầm cảm

Tổn thương dây thần kinh do tình trạng bệnh lý gây ra, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc chấn thương tủy sống.

Chẩn đoán xuất tinh ngược dòng như thế nào? 

Cách chuẩn đoán xuất tinh ngược là gì? Nếu phái mạnh xuất tinh ít hoặc không xuất tinh khi đạt cực khoái thì các chẩn đoán sau đây sẽ giúp bạn biết mình có bị xuất tinh ngược hay không:

  • Thăm khám: Bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng và khoảng thời gian gặp tình trạng này. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bất kỳ vấn đề sức khỏe, phẫu thuật hoặc ung thư mà bạn từng mắc phải. Kể cả những loại thuốc mà bạn đã dùng.
  • Khám sức khỏe tổng quát: Có thể bao gồm khám dương vật, tinh hoàn và trực tràng.
  • Kiểm tra nước tiểu: Nhằm tìm tinh dịch sau khi đạt cực khoái. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi vệ sinh để đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Thủ dâm đến khi đạt cực khoái và sau đó cung cấp mẫu nước tiểu để bác sĩ phân tích. Nếu trong nước tiểu xuất hiện một lượng tinh trùng thì bạn đã bị xuất tinh ngược dòng.

>> Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

Cách điều trị xuất tinh ngược dòng

Cách điều trị xuất tinh ngược là gì
Cách điều trị xuất tinh ngược là gì?

Cách điều trị xuất tinh ngược là gì? Thuốc điều trị xuất tinh ngược chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác, bao gồm:

  • Imipramine, thuốc chống trầm cảm
  • Midodrine, một loại thuốc làm co mạch máu
  • Chlorpheniramine và brompheniramine, thuốc kháng histamine giúp giảm dị ứng
  • Ephedrine, pseudoephedrine và phenylephrine, các loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường

Những loại thuốc này giúp giữ cho cơ cổ bàng quang đóng lại trong quá trình xuất tinh. Mặc dù chúng thường là một phương pháp điều trị hiệu quả cho xuất tinh ngược, nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị xuất tinh ngược có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, có thể gây nguy hiểm nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bệnh tim.

Thuốc nói chung sẽ không giúp ích gì nếu xuất tinh ngược do phẫu thuật gây ra những thay đổi cơ thể vĩnh viễn về giải phẫu. Ví dụ như phẫu thuật cổ bàng quang và cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Nếu thuốc bạn đang dùng làm ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc trong một khoảng thời gian.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đàn ông thích gì khi quan hệ? 17 điều mà cô vợ nào cũng nên biết!

Lưu ý khi bị xuất tinh ngược

Lưu ý khi bị xuất tinh ngược là gì? Nếu bạn bị xuất tinh ngược nhưng bác sĩ không tìm thấy tinh dịch trong bàng quang, bạn có thể gặp vấn đề với việc sản xuất tinh trùng. Điều này có thể do tổn thương tuyến tiền liệt hoặc các sản xuất tinh trùng do phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư vùng chậu gây ra.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn không bị xuất tinh ngược sau khi làm các bài chuẩn đoán. Bạn có thể cần xét nghiệm thêm hoặc được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân.

[inline_article id=257793]

Đọc đến đây có lẽ bạn đã biết xuất tinh ngược là gì. Nếu được chuẩn đoán bị xuất tinh ngược, bạn đừng quá lo lắng mà hãy điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra hãy duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản và bổ sung các thực phẩm giúp tăng chất lượng tinh trùng nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Thụ tinh nhân tạo là gì và những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Thụ tinh nhân tạo (Intrauterine insemination – IUI) là một trong những phương pháp điều trị vô sinh mà bác sĩ sẽ rửa sạch và cô đặc tinh trùng rồi đặt trực tiếp vào tử cung của người vợ trong khoảng thời gian rụng trứng để thụ tinh. 

Mục đích của thụ tinh nhân tạo là gì?

Mục đích của việc thụ tinh nhân tạo là gì? Đó là để tinh trùng bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cặp đôi khó thụ thai, thụ tinh nhân tạo có thể được kết hợp với theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc với thuốc hỗ trợ sinh sản. Cặp đôi nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để xác định kế hoạch điều trị tốt nhất cho mình.

Khi nào áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Khi nào nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?
Thụ tinh nhân tạo là gì? Khi nào nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?

Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì. Một số trường hợp nên áp dụng thụ tinh nhân tạo bao gồm:

♦ Số lượng tinh trùng ít hoặc suy yếu

Nếu tinh trùng của “phái mạnh” ít, yếu, di chuyển chậm và có hình dạng kỳ lạ thì cặp đôi nên biết thụ tinh nhân tạo là gì và xem xét áp dụng lựa chọn này.

♦ Người vợ bị dị ứng tinh dịch

Một số ít trường hợp phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch của bạn đời với các triệu chứng như bỏng rát, sưng tấy và tấy đỏ ở âm đạo.

Trong khi đó, phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng trong quá trình lọc rửa tinh trùng.

♦ Sử dụng tinh trùng của người hiến tặng

Phương pháp thụ tinh nhân tạo phù hợp đối với nam giới không có tinh trùng hoặc có chất lượng tinh trùng thấp đến mức không thể sử dụng.

Phụ nữ độc thân hoặc các cặp nữ đồng giới mong muốn thụ thai cũng có thể sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để có con thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. 

♦ Rối loạn chức năng xuất tinh hoặc cương cứng

Khi nam giới không thể đạt được và duy trì sự cương cứng hoặc không thể xuất tinh thì phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ cần được xem xét.

♦ Vô sinh không rõ nguyên nhân

Nếu là vô sinh không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên cặp đôi nên tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì để từ đó lựa chọn có nên thực hiện phương pháp này không.

♦ Các vấn đề về chất nhầy cổ tử cung hoặc các vấn đề khác với cổ tử cung

Chất nhầy do cổ tử cung tiết ra giúp tinh trùng di chuyển từ âm đạo, qua tử cung và đến ống dẫn trứng. Chất nhầy đặc có thể khiến tinh trùng khó bơi. Thụ tinh nhân tạo sẽ giúp tinh trùng rút ngắn thời gian di chuyển đến tử cung để gặp trứng. 

Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) được thực hiện khá đơn giản nhưng có hiệu quả tốt, đồng thời không xâm lấn nhiều và giá cả cũng ổn hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nếu quan tâm thụ tinh nhân tạo là gì, có lẽ bạn cũng sẽ muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm IUI thành công ngay lần đầu với bài đọc tại đây.

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người
Hình ảnh cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người

Nếu muốn biết cận cảnh cách thụ tinh nhân tạo là gì để hiểu hơn về quy trình thực hiện, mời bạn đọc tiếp phần dưới đây. 

1. Rụng trứng

Thời điểm rụng trứng rất quan trọng để đảm bảo tinh trùng được tiêm vào đúng lúc. Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng 10 đến 16 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc hỗ trợ sinh sản để người vợ rụng một hay nhiều trứng. 

>> Bạn có thể quan tâm: Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không mẹ biết chưa?

2. Thu thập tinh trùng và xử lý mẫu 

Phái mạnh cần cung cấp một mẫu tinh trùng tươi vào ngày làm thủ tục thụ tinh nhân tạo. Mẫu tinh trùng có thể lấy vào trước đó và ngân hàng tinh trùng sẽ đông lạnh mẫu cho đến khi sử dụng. Tinh trùng sẽ thông qua một quá trình được gọi là “rửa tinh trùng” để chọn ra một lượng tinh trùng khỏe mạnh. 

3.Thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo

Sẽ thật sơ sót nếu tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì mà bỏ qua cách thực hiện phương pháp này.

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người rất đơn giản và chỉ mất vài phút. Sau khi làm sạch cổ tử cung bằng tăm bông, bác sĩ sẽ đưa một mỏ vịt vào âm đạo của người vợ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua âm đạo vào tử cung. Cuối cùng bơm mẫu tinh trùng đã rửa sạch vào buồng tử cung.

>> Bạn có thể quan tâm: Sau khi bơm tinh trùng có nên quan hệ không và giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa

4. Nghỉ ngơi sau thủ thuật

Bác sĩ có thể yêu cầu “phái đẹp” nằm nghỉ 10 đến 30 phút sau khi thụ tinh. Điều này giúp cơ thể chị em ổn định và tăng cơ hội thụ thai hơn. 

5. Về nhà và nghỉ ngơi

Khi thủ tục hoàn tất, bác sĩ có thể cung cấp cho chị em progesterone để duy trì niêm mạc tử cung và làm tăng cơ hội trứng làm tổ ở tử cung. Sau đó, bạn có thể trở về nhà và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình.

6. Thử thai tại nhà

Bạn có thể thử thai sau khoảng 2-3 tuần sau thụ tinh nhân tạo. 

Lưu ý trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo là gì?

sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu thụ nhân tạo là gì mà không quan tâm đến những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công
Sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu thụ nhân tạo là gì mà không quan tâm đến lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Các bác sĩ luôn khuyến khích việc chồng đưa vợ đi thụ tinh nhân tạo. Không chỉ có chồng đưa vợ đi thụ tinh nhân tạo, mà nếu bạn là người đồng giới nữ hay phụ nữ độc thân thì hãy đi cùng với bạn đời hay người thân của mình khi thực hiện phương pháp này.

Có người thân đi cùng sẽ giúp chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ có thể giúp cặp đôi giải đáp thụ tinh nhân tạo là gì, khám tiền sử bệnh của cả hai, khám sức khỏe, khám lâm sàng và làm xét nghiệm để chắc chắn phương pháp thụ tinh nhân tạo là phù hợp với cặp đôi. 

Ngoài ra, cặp đôi hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt thông qua các món ăn tốt cho sức khỏe trước khi mang thai, thực phẩm làm tăng chất lượng tinh trùng, để ý các lối sống ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chuẩn bị một tinh thần cởi mở, tích cực trước khi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo.

[inline_article id=66675]

Đọc đến đây có lẽ cặp đôi đã biết được thụ tinh nhân tạo là gì. MarryBaby chúc bạn thụ thai thành công với phương pháp này nhé.

 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

Vô sinh không còn xa lạ với xã hội hiện nay. Do đó, nhiều cặp đôi thường muốn biết cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), vô sinh là một tình trạng mà một cặp đôi nam nữ không thể có thai sau 12 tháng hoặc hơn khi quan hệ tình dục thường xuyên không dùng các phương pháp tránh thai. Các ước tính cho thấy có khoảng 48 triệu cặp vợ chồng và 186 triệu cá nhân sống chung với tình trạng vô sinh trên toàn cầu. 

Ở nam giới, vô sinh phổ biến nhất là do các vấn đề trong việc phóng tinh dịch, không có hoặc ít tinh trùng, hoặc có bất thường về hình dạng (hình thái) và chuyển động (khả năng di chuyển) của tinh trùng.

Ở nữ giới, vô sinh có thể do một loạt các bất thường của buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng và hệ thống nội tiết…

>> Bạn có thể quan tâm: Vô sinh là gì và những điều bố mẹ cần biết

Trước khi tìm hiểu cách kiểm tra xem mình có có bị vô sinh không, bạn nên biết khi nào thì cần kiểm tra xem mình có bị vô sinh không.

Khi nào thì cần kiểm tra xem mình có bị vô sinh không?

1. Khó thụ thai

Nếu qua một năm sinh hoạt tình dục đều đặn mà các cặp đôi vẫn chưa thành công trong việc thụ thai thì nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. 

2. Có tiền sử về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản

Các chuyên gia còn nhấn mạnh các cặp vợ chồng không cần đợi qua một năm mới đi khám bác sĩ hay thực hiện cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. Cặp đôi hãy khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai người có những tiền sử sau:

3. Chuẩn bị lập gia đình hoặc muốn khám tổng quát

Nếu bạn đang chuẩn bị lập gia đình, hoặc thậm chí vẫn đang độc thân nhưng muốn bảo vệ sức khỏe tốt thì có thể tìm cách kiểm tra xem mình có hoặc có nguy cơ bị vô sinh không hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra kĩ càng và tư vấn.

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không

Bạn sẽ biết được sức khỏe sinh sản của mình qua những cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các yếu tố nguy cơ, qua các bài kiểm tra và xét nghiệm cũng như qua thăm khám.

1. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các yếu tố nguy cơ

cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không - cô gái buồn

Các yếu tố nguy cơ được xem là những tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ vô sinh ở mọi giới gồm:

  • Tuổi: Trên 35 tuổi đối với nữ hoặc trên 40 tuổi đối với nam).
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Rối loạn ăn uống, bao gồm chứng chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ
  • Sử dụng rượu quá mức
  • Tiếp xúc với các chất độc trong môi trường, chẳng hạn như chì và thuốc trừ sâu
  • Tập thể dục quá sức
  • Xạ trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng
  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Các vấn đề về cân nặng (béo phì hoặc nhẹ cân)

>> Bạn có thể quan tâm: Hiếm muộn ở nam và nữ, những điều các cặp đôi cần quan tâm

2. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua thăm khám

Theo cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không này, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (National Health Service – NHS) cho biết, một số câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn bao gồm:

♦ Những lần mang thai và sinh con trước đây

Bác sĩ sẽ hỏi về những biến chứng của lần mang thai trước đồng thời hỏi xem bạn có từng sảy thai trước đây không. Nếu bạn là nam giới, bác sĩ có thể hỏi bạn đã có con riêng nào từ những mối quan hệ trước đây chưa.

♦ Khoảng thời gian cố gắng thụ thai

Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không theo khoảng thời gian cố gắng thụ thai. Khoảng 84% cặp đôi thụ thai trong vòng 1 năm nếu quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên (tần suất quan hệ 2-3 ngày/lần). Trong số những người không thụ thai trong năm đầu tiên, khoảng 50% sẽ thụ thai vào năm thứ hai. Vì thế, nếu bạn dưới 40 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong vòng 1 năm nhưng thất bại, bạn có thể được tư vấn nên cố gắng thêm một thời gian.

♦ Tần suất quan hệ tình dục

Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đơn giản nhất. Tần suất và những khó khăn khi quan hệ tình dục là việc mà bác sĩ sẽ quan tâm và hỏi. Lúc này, bạn cần cởi mở và trung thực để tìm được hướng khắc phục.

♦ Khoảng thời gian kể từ khi ngừng tránh thai

Bác sĩ sẽ hỏi loại biện pháp tránh thai và thời điểm mà bạn ngừng sử dụng trước đây. Đôi khi có thể mất một thời gian để một số loại tránh thai hết tác dụng nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

♦ Bệnh sử và các triệu chứng

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh bạn đã mắc trước đây. Bao gồm cả các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs). Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ đa khoa có thể hỏi bạn có kinh nguyệt đều đặn không. Bạn có bị chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục hay không.

♦ Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Sau đó thảo luận về các phương pháp điều trị thay thế. Bạn nên kể bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào đang sử dụng, bao gồm cả các biện pháp thảo dược và thực phẩm chức năng.

3. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các bài xét nghiệm

cách kiểm tra mình có bị vô sinh không qua các bài xét nghiệm và kiểm tra
Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không qua các bài xét nghiệm

♦ Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nữ giới

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nữ giới có thể được thực hiện qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu bao gồm cả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra các vấn đề về cấu trúc hoặc dấu hiệu của bệnh.
  • Siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo: Bác sĩ đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo để tìm các vấn đề về hệ thống sinh sản.
  • Nội soi tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ vào buồng tử cung để kiểm tra.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SonohysterographySIS): Tử cung của bạn sẽ được làm đầy bằng nước muối (nước muối đã khử trùng) và tiến hành siêu âm qua ngã âm đạo.
  • Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang Hysterosalpingogram – HSG): Bác sĩ sẽ bơm 1 chất cản quang vào buồng tử cung sau đó chụp lại theo thời gian để đánh giá sự thông thương và chức năng buồng tử cung, vòi trứng.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào ổ bụng qua một vết rạch nhỏ ở bụng. Nội soi vùng chậu giúp xác định các vấn đề như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và mô sẹo.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ hormone, bao gồm cả hormone tuyến giáp. Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không phổ biến. 

>> Bạn có thể quan tâm: 3 yếu tố phong thủy phụ nữ khó mang thai gia đình bạn cần biết

♦ Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nam giới

Các phương pháp giúp chẩn đoán hoặc loại trừ vấn đề sinh sản của nam giới có thể là:

  • Phân tích tinh dịch: Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều mẫu tinh dịch để phân tích. Tinh dịch thường có được bằng cách thủ dâm hoặc bằng cách gián đoạn giao hợp. Sau đó xuất tinh tinh dịch của bạn vào một vật chứa sạch.
  • Kiểm tra nội tiết tố: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu để xác định mức độ testosterone và các kích thích tố nam khác.
  • Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để xác định xem liệu có khiếm khuyết di truyền gây vô sinh hay không.
  • Sinh thiết tinh hoàn:  Để xác định các bất thường góp phần gây vô sinh hoặc để lấy tinh trùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
  • Hình ảnh: Trong một số tình huống nhất định, các nghiên cứu hình ảnh như chụp MRI não, siêu âm qua trực tràng hoặc bìu, hoặc kiểm tra ống dẫn tinh (chụp ống dẫn tinh) có thể được thực hiện.
  • Kiểm tra chuyên khoa khác: Trong một số trường hợp hiếm, các xét nghiệm khác để đánh giá chất lượng của tinh trùng có thể được thực hiện, chẳng hạn như đánh giá mẫu tinh dịch để tìm các bất thường về DNA.

>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu vô sinh ở nam giới và những điều cân biết

Nếu sức khỏe của bạn và bạn đời là hoàn toàn bình thường sau khi thực hiện cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thì xin chúc mừng bạn. Song nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc thụ thai, bạn có thể tìm hiểu thêm những nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai ở đây để tìm cách khắc phục sớm.

Vô sinh hiện nay vẫn là cản trở lớn nhất của các cặp vợ chồng trong hành trình đến với đứa con của mình. Tuy vậy, bạn cũng cũng đừng nên quá lo lắng khi bị vô sinh. Lúc này, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu những món ăn dễ thụ thai, thay đổi những lối sống ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thử tư thế quan hệ dễ thụ thai và tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. MarryBaby chúc bạn sớm thành công và có tin vui. 

[inline_article id=271716]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai? Là một chủ đề mà rất nhiều chị em quan tâm. Điều này cho thấy các chị em rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân đặc biệt là sức khỏe sinh sản khi cơ thể có một dấu hiệu nào đó. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao lại ra khí hư màu trắng sữa?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai ? Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên bạn cần biết khí hư là gì và tại sao cơ thể chúng ta lại lại tiết ra khí hư.

Theo các chuyên gia trong Mayoclinic (Tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Hoa Kỳ) dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư là sự kết hợp của chất lỏng và các tế bào liên tục tiết ra qua âm đạo của bạn trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt cho cho đến khi mãn kinh. Giúp giữ và bảo vệ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và chống lại các tác nhân nhiễm trùng và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ đặc của dịch tiết âm đạo bình thường thay đổi từ trong suốt đến trắng và có kết cấu từ lỏng tới dính tới đặc tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ sinh sản (kinh nguyệt) của bạn. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Đừng vội nhầm tưởng nhé mẹ

Nhiều chị em có biểu hiện như tiết dịch âm đạo bất thường vào một thời điểm nào đó trong đời, nhưng thông thường đó chỉ là dịch tiết sinh lý bình thường. Đây là dịch tiết màu trắng hoặc trong, không gây khó chịu và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Các chuyên gia tại National Center for Biotechnology Information – NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) cho hay. Bạn không nên quá lo lắng khi thường xuyên thấy loại dịch này xuất hiện.

ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai
Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai? National Health Service – NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc) đã chỉ ra việc tiết dịch âm đạo nhiều hơn trong thai kỳ là điều bình thường. Điều này giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đi từ âm đạo vào tử cung. Càng về cuối thai kỳ, lượng dịch tiết ra càng nhiều. Trong khoảng tuần cuối cùng của thai kỳ, khí hư có thể có những vệt chất nhầy màu hồng giống như thạch có kết cấu dính.

Vậy ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không? Ra khí hư màu trắng sữa không mùi cũng có thể là một dấu hiệu mang thai, vì nó đang báo hiệu cho bạn về sự thay thay đổi trong cơ thể tuy nhiên không quá rõ ràng. Vì có thể đây là trạng thái sinh lí bình thường của cơ thể. Nếu các chị em đang gặp phải tình trạng chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa. Lời khuyên là hãy kiểm tra một cách chắc chắn bằng cách dùng que thử thai để xác nhận rằng mình có mang thai hay không nhé. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều

Ra khí hư màu trắng sữa có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia National Health Service – NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc), Tiết dịch âm đạo thường không phải là điều gì đáng lo ngại nếu:

  • Không có mùi nồng hoặc khó chịu
  • Trong hoặc trắng
  • Dày và dính
  • Trơn và ướt
  • Bạn có dịch âm đạo ở mọi lứa tuổi.

ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai

Nếu dịch âm đạo của bạn thay đổi khác thường về mùi, màu sắc hoặc kết cấu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lí khác. Đặc biệt là nếu nó gây ngứa hoặc làm bạn khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời. Chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa loãng cũng là một dấu hiệu không tốt nếu kèm theo mùi khó chịu và gây ngứa vùng kín của bạn.  

>>> Bạn có thể tham khảo: Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai và câu trả lời từ chuyên gia

Lời khuyên dành cho bạn

Nếu bạn đang lo lắng về việc ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không thì hãy chú ý những điều sau đây:

  • Theo dõi tình trạng dịch âm đạo theo từng giai đoạn trong chu kì hành kinh của mình.
  • Ghi chú thời gian hành kinh để tiện theo dõi.
  • Nếu trước đó có hoạt động quan hệ tình dục, bạn nên chú ý xem mình có bị chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa loãng không.
  • Dùng que thử thai khi nghi ngờ có thai.

[inline_article id=300950]

MarryBaby mong rằng bạn đã hiểu thêm về ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai và sức khỏe bên trong cơ thể để có những phương pháp kiểm tra và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.