Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Thụ tinh nhân tạo là gì và những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Thụ tinh nhân tạo (Intrauterine insemination – IUI) là một trong những phương pháp điều trị vô sinh mà bác sĩ sẽ rửa sạch và cô đặc tinh trùng rồi đặt trực tiếp vào tử cung của người vợ trong khoảng thời gian rụng trứng để thụ tinh. 

Mục đích của thụ tinh nhân tạo là gì?

Mục đích của việc thụ tinh nhân tạo là gì? Đó là để tinh trùng bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cặp đôi khó thụ thai, thụ tinh nhân tạo có thể được kết hợp với theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc với thuốc hỗ trợ sinh sản. Cặp đôi nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để xác định kế hoạch điều trị tốt nhất cho mình.

Khi nào áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Khi nào nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?
Thụ tinh nhân tạo là gì? Khi nào nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?

Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì. Một số trường hợp nên áp dụng thụ tinh nhân tạo bao gồm:

♦ Số lượng tinh trùng ít hoặc suy yếu

Nếu tinh trùng của “phái mạnh” ít, yếu, di chuyển chậm và có hình dạng kỳ lạ thì cặp đôi nên biết thụ tinh nhân tạo là gì và xem xét áp dụng lựa chọn này.

♦ Người vợ bị dị ứng tinh dịch

Một số ít trường hợp phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch của bạn đời với các triệu chứng như bỏng rát, sưng tấy và tấy đỏ ở âm đạo.

Trong khi đó, phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng trong quá trình lọc rửa tinh trùng.

♦ Sử dụng tinh trùng của người hiến tặng

Phương pháp thụ tinh nhân tạo phù hợp đối với nam giới không có tinh trùng hoặc có chất lượng tinh trùng thấp đến mức không thể sử dụng.

Phụ nữ độc thân hoặc các cặp nữ đồng giới mong muốn thụ thai cũng có thể sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để có con thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. 

♦ Rối loạn chức năng xuất tinh hoặc cương cứng

Khi nam giới không thể đạt được và duy trì sự cương cứng hoặc không thể xuất tinh thì phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ cần được xem xét.

♦ Vô sinh không rõ nguyên nhân

Nếu là vô sinh không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên cặp đôi nên tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì để từ đó lựa chọn có nên thực hiện phương pháp này không.

♦ Các vấn đề về chất nhầy cổ tử cung hoặc các vấn đề khác với cổ tử cung

Chất nhầy do cổ tử cung tiết ra giúp tinh trùng di chuyển từ âm đạo, qua tử cung và đến ống dẫn trứng. Chất nhầy đặc có thể khiến tinh trùng khó bơi. Thụ tinh nhân tạo sẽ giúp tinh trùng rút ngắn thời gian di chuyển đến tử cung để gặp trứng. 

Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) được thực hiện khá đơn giản nhưng có hiệu quả tốt, đồng thời không xâm lấn nhiều và giá cả cũng ổn hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nếu quan tâm thụ tinh nhân tạo là gì, có lẽ bạn cũng sẽ muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm IUI thành công ngay lần đầu với bài đọc tại đây.

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người
Hình ảnh cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người

Nếu muốn biết cận cảnh cách thụ tinh nhân tạo là gì để hiểu hơn về quy trình thực hiện, mời bạn đọc tiếp phần dưới đây. 

1. Rụng trứng

Thời điểm rụng trứng rất quan trọng để đảm bảo tinh trùng được tiêm vào đúng lúc. Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng 10 đến 16 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc hỗ trợ sinh sản để người vợ rụng một hay nhiều trứng. 

>> Bạn có thể quan tâm: Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không mẹ biết chưa?

2. Thu thập tinh trùng và xử lý mẫu 

Phái mạnh cần cung cấp một mẫu tinh trùng tươi vào ngày làm thủ tục thụ tinh nhân tạo. Mẫu tinh trùng có thể lấy vào trước đó và ngân hàng tinh trùng sẽ đông lạnh mẫu cho đến khi sử dụng. Tinh trùng sẽ thông qua một quá trình được gọi là “rửa tinh trùng” để chọn ra một lượng tinh trùng khỏe mạnh. 

3.Thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo

Sẽ thật sơ sót nếu tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì mà bỏ qua cách thực hiện phương pháp này.

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người rất đơn giản và chỉ mất vài phút. Sau khi làm sạch cổ tử cung bằng tăm bông, bác sĩ sẽ đưa một mỏ vịt vào âm đạo của người vợ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua âm đạo vào tử cung. Cuối cùng bơm mẫu tinh trùng đã rửa sạch vào buồng tử cung.

>> Bạn có thể quan tâm: Sau khi bơm tinh trùng có nên quan hệ không và giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa

4. Nghỉ ngơi sau thủ thuật

Bác sĩ có thể yêu cầu “phái đẹp” nằm nghỉ 10 đến 30 phút sau khi thụ tinh. Điều này giúp cơ thể chị em ổn định và tăng cơ hội thụ thai hơn. 

5. Về nhà và nghỉ ngơi

Khi thủ tục hoàn tất, bác sĩ có thể cung cấp cho chị em progesterone để duy trì niêm mạc tử cung và làm tăng cơ hội trứng làm tổ ở tử cung. Sau đó, bạn có thể trở về nhà và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình.

6. Thử thai tại nhà

Bạn có thể thử thai sau khoảng 2-3 tuần sau thụ tinh nhân tạo. 

Lưu ý trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo là gì?

sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu thụ nhân tạo là gì mà không quan tâm đến những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công
Sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu thụ nhân tạo là gì mà không quan tâm đến lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Các bác sĩ luôn khuyến khích việc chồng đưa vợ đi thụ tinh nhân tạo. Không chỉ có chồng đưa vợ đi thụ tinh nhân tạo, mà nếu bạn là người đồng giới nữ hay phụ nữ độc thân thì hãy đi cùng với bạn đời hay người thân của mình khi thực hiện phương pháp này.

Có người thân đi cùng sẽ giúp chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ có thể giúp cặp đôi giải đáp thụ tinh nhân tạo là gì, khám tiền sử bệnh của cả hai, khám sức khỏe, khám lâm sàng và làm xét nghiệm để chắc chắn phương pháp thụ tinh nhân tạo là phù hợp với cặp đôi. 

Ngoài ra, cặp đôi hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt thông qua các món ăn tốt cho sức khỏe trước khi mang thai, thực phẩm làm tăng chất lượng tinh trùng, để ý các lối sống ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chuẩn bị một tinh thần cởi mở, tích cực trước khi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo.

[inline_article id=66675]

Đọc đến đây có lẽ cặp đôi đã biết được thụ tinh nhân tạo là gì. MarryBaby chúc bạn thụ thai thành công với phương pháp này nhé.

 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

Vô sinh không còn xa lạ với xã hội hiện nay. Do đó, nhiều cặp đôi thường muốn biết cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), vô sinh là một tình trạng mà một cặp đôi nam nữ không thể có thai sau 12 tháng hoặc hơn khi quan hệ tình dục thường xuyên không dùng các phương pháp tránh thai. Các ước tính cho thấy có khoảng 48 triệu cặp vợ chồng và 186 triệu cá nhân sống chung với tình trạng vô sinh trên toàn cầu. 

Ở nam giới, vô sinh phổ biến nhất là do các vấn đề trong việc phóng tinh dịch, không có hoặc ít tinh trùng, hoặc có bất thường về hình dạng (hình thái) và chuyển động (khả năng di chuyển) của tinh trùng.

Ở nữ giới, vô sinh có thể do một loạt các bất thường của buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng và hệ thống nội tiết…

>> Bạn có thể quan tâm: Vô sinh là gì và những điều bố mẹ cần biết

Trước khi tìm hiểu cách kiểm tra xem mình có có bị vô sinh không, bạn nên biết khi nào thì cần kiểm tra xem mình có bị vô sinh không.

Khi nào thì cần kiểm tra xem mình có bị vô sinh không?

1. Khó thụ thai

Nếu qua một năm sinh hoạt tình dục đều đặn mà các cặp đôi vẫn chưa thành công trong việc thụ thai thì nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. 

2. Có tiền sử về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản

Các chuyên gia còn nhấn mạnh các cặp vợ chồng không cần đợi qua một năm mới đi khám bác sĩ hay thực hiện cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. Cặp đôi hãy khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai người có những tiền sử sau:

3. Chuẩn bị lập gia đình hoặc muốn khám tổng quát

Nếu bạn đang chuẩn bị lập gia đình, hoặc thậm chí vẫn đang độc thân nhưng muốn bảo vệ sức khỏe tốt thì có thể tìm cách kiểm tra xem mình có hoặc có nguy cơ bị vô sinh không hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra kĩ càng và tư vấn.

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không

Bạn sẽ biết được sức khỏe sinh sản của mình qua những cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các yếu tố nguy cơ, qua các bài kiểm tra và xét nghiệm cũng như qua thăm khám.

1. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các yếu tố nguy cơ

cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không - cô gái buồn

Các yếu tố nguy cơ được xem là những tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ vô sinh ở mọi giới gồm:

  • Tuổi: Trên 35 tuổi đối với nữ hoặc trên 40 tuổi đối với nam).
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Rối loạn ăn uống, bao gồm chứng chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ
  • Sử dụng rượu quá mức
  • Tiếp xúc với các chất độc trong môi trường, chẳng hạn như chì và thuốc trừ sâu
  • Tập thể dục quá sức
  • Xạ trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng
  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Các vấn đề về cân nặng (béo phì hoặc nhẹ cân)

>> Bạn có thể quan tâm: Hiếm muộn ở nam và nữ, những điều các cặp đôi cần quan tâm

2. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua thăm khám

Theo cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không này, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (National Health Service – NHS) cho biết, một số câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn bao gồm:

♦ Những lần mang thai và sinh con trước đây

Bác sĩ sẽ hỏi về những biến chứng của lần mang thai trước đồng thời hỏi xem bạn có từng sảy thai trước đây không. Nếu bạn là nam giới, bác sĩ có thể hỏi bạn đã có con riêng nào từ những mối quan hệ trước đây chưa.

♦ Khoảng thời gian cố gắng thụ thai

Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không theo khoảng thời gian cố gắng thụ thai. Khoảng 84% cặp đôi thụ thai trong vòng 1 năm nếu quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên (tần suất quan hệ 2-3 ngày/lần). Trong số những người không thụ thai trong năm đầu tiên, khoảng 50% sẽ thụ thai vào năm thứ hai. Vì thế, nếu bạn dưới 40 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong vòng 1 năm nhưng thất bại, bạn có thể được tư vấn nên cố gắng thêm một thời gian.

♦ Tần suất quan hệ tình dục

Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đơn giản nhất. Tần suất và những khó khăn khi quan hệ tình dục là việc mà bác sĩ sẽ quan tâm và hỏi. Lúc này, bạn cần cởi mở và trung thực để tìm được hướng khắc phục.

♦ Khoảng thời gian kể từ khi ngừng tránh thai

Bác sĩ sẽ hỏi loại biện pháp tránh thai và thời điểm mà bạn ngừng sử dụng trước đây. Đôi khi có thể mất một thời gian để một số loại tránh thai hết tác dụng nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

♦ Bệnh sử và các triệu chứng

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh bạn đã mắc trước đây. Bao gồm cả các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs). Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ đa khoa có thể hỏi bạn có kinh nguyệt đều đặn không. Bạn có bị chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục hay không.

♦ Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Sau đó thảo luận về các phương pháp điều trị thay thế. Bạn nên kể bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào đang sử dụng, bao gồm cả các biện pháp thảo dược và thực phẩm chức năng.

3. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các bài xét nghiệm

cách kiểm tra mình có bị vô sinh không qua các bài xét nghiệm và kiểm tra
Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không qua các bài xét nghiệm

♦ Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nữ giới

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nữ giới có thể được thực hiện qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu bao gồm cả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra các vấn đề về cấu trúc hoặc dấu hiệu của bệnh.
  • Siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo: Bác sĩ đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo để tìm các vấn đề về hệ thống sinh sản.
  • Nội soi tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ vào buồng tử cung để kiểm tra.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SonohysterographySIS): Tử cung của bạn sẽ được làm đầy bằng nước muối (nước muối đã khử trùng) và tiến hành siêu âm qua ngã âm đạo.
  • Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang Hysterosalpingogram – HSG): Bác sĩ sẽ bơm 1 chất cản quang vào buồng tử cung sau đó chụp lại theo thời gian để đánh giá sự thông thương và chức năng buồng tử cung, vòi trứng.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào ổ bụng qua một vết rạch nhỏ ở bụng. Nội soi vùng chậu giúp xác định các vấn đề như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và mô sẹo.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ hormone, bao gồm cả hormone tuyến giáp. Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không phổ biến. 

>> Bạn có thể quan tâm: 3 yếu tố phong thủy phụ nữ khó mang thai gia đình bạn cần biết

♦ Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nam giới

Các phương pháp giúp chẩn đoán hoặc loại trừ vấn đề sinh sản của nam giới có thể là:

  • Phân tích tinh dịch: Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều mẫu tinh dịch để phân tích. Tinh dịch thường có được bằng cách thủ dâm hoặc bằng cách gián đoạn giao hợp. Sau đó xuất tinh tinh dịch của bạn vào một vật chứa sạch.
  • Kiểm tra nội tiết tố: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu để xác định mức độ testosterone và các kích thích tố nam khác.
  • Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để xác định xem liệu có khiếm khuyết di truyền gây vô sinh hay không.
  • Sinh thiết tinh hoàn:  Để xác định các bất thường góp phần gây vô sinh hoặc để lấy tinh trùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
  • Hình ảnh: Trong một số tình huống nhất định, các nghiên cứu hình ảnh như chụp MRI não, siêu âm qua trực tràng hoặc bìu, hoặc kiểm tra ống dẫn tinh (chụp ống dẫn tinh) có thể được thực hiện.
  • Kiểm tra chuyên khoa khác: Trong một số trường hợp hiếm, các xét nghiệm khác để đánh giá chất lượng của tinh trùng có thể được thực hiện, chẳng hạn như đánh giá mẫu tinh dịch để tìm các bất thường về DNA.

>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu vô sinh ở nam giới và những điều cân biết

Nếu sức khỏe của bạn và bạn đời là hoàn toàn bình thường sau khi thực hiện cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thì xin chúc mừng bạn. Song nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc thụ thai, bạn có thể tìm hiểu thêm những nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai ở đây để tìm cách khắc phục sớm.

Vô sinh hiện nay vẫn là cản trở lớn nhất của các cặp vợ chồng trong hành trình đến với đứa con của mình. Tuy vậy, bạn cũng cũng đừng nên quá lo lắng khi bị vô sinh. Lúc này, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu những món ăn dễ thụ thai, thay đổi những lối sống ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thử tư thế quan hệ dễ thụ thai và tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. MarryBaby chúc bạn sớm thành công và có tin vui. 

[inline_article id=271716]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Thuốc tránh thai cho con bú hàng ngày và khẩn cấp mẹ bỉm nên biết!

Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai mẹ bỉm có thể áp dụng bao gồm uống viên thuốc tránh thai và các phương pháp khác. Nhưng liệu mẹ đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sau khi sinh con bao lâu thì có thể có thai trở lại?

Trước khi tìm hiểu đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không; chúng ta cần tìm hiểu sau sinh bao lâu thì có thai trở lại được. Theo National Health Service (Dịch vụ y tế quốc gia là tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh); bạn có thể mang thai ít nhất là 3 tuần sau khi sinh em bé, ngay cả khi bạn đang cho con bú và kinh nguyệt của bạn chưa bắt đầu trở lại.

Do đó trừ khi bạn muốn có thai trở lại, thì bạn nên sử dụng một số biện pháp tránh thai sau sinh trong mỗi lần quan hệ tình dục. Thông thường, bạn sẽ thảo luận với bác sĩ về các biện pháp tránh thai trước khi xuất viện và một lần nữa khi kiểm tra sau sinh. Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ của bạn, hoặc đến phòng khám kế hoạch hóa gia đình vào bất kì lúc nào.

>> Bạn có thể xem thêm: Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai có được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Có hai loại thuốc tránh thai là thuốc tránh thai kết hợp (chứa estrogen và progesteron) và thuốc tránh thai đơn thuần (chỉ chứa progesteron). Tùy vào loại thuốc tránh thai mà bạn có thể hoặc không được sử dụng để tránh thai ở các khoảng thời gian nhất định sau sinh. 

Các chuyên gia từ Planned Parenthood – PPFA (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ) khuyên các mẹ trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh, không sử dụng phương pháp có hormone estrogen như thuốc viên,… Sau 3 tuần, bạn có thể bắt đầu với bất kì loại thuốc nào trong những loại trên.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về quy định tránh thai được đăng trên National Center for Biotechnology Information – NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) cũng nêu rõ rằng không nên sử dụng thuốc tránh thai kết hợp cho bà mẹ cho con bú trước 42 ngày sau sinh. Vì những bất lợi của việc sử dụng thuốc thường vượt trội hơn những ưu điểm trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi sinh. 

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ sau sinh an toàn và những điều sản phụ cần biết

Sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai?

Bên cạnh vấn đề đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không; CDC Hoa Kỳ cũng lưu ý với các mẹ bỉm thời gian sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai như sau:

  • Đối với phụ nữ sau sinh dưới 21 ngày, không được sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormon kết hợp. 
  • Đối với phụ nữ sau sinh từ 21-42 ngày, nếu có các yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu thì không nên dùng hormon kết hợp để tránh thai. Còn nếu không có các yếu tố trên, có thể được sử dụng.
  • Đối với phụ nữ sau sinh trên 42 ngày thì không hạn chế sử dụng thuốc tránh thai kết hợp.

Ngoài vấn đề thuốc tránh thai đang cho con bú; bạn có thể tìm hiểu thêm về 8 dấu hiệu có bầu trộm sau sinh nên biết.

Uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

National Center for Biotechnology Information – NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng; uống thuốc tránh thai không có ảnh hưởng đáng kể đến lượng sữa mẹ và chỉ có những thay đổi nhỏ trong thành phần sữa. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm thấy sự khác biệt giữa thuốc tránh thai chỉ chứa progestogen và thuốc tiêm DMPA. 

Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc tránh thai khi đang cho con bú có thể sẽ gặp tình trạng giảm tiết lượng sữa. Tình trạng này sẽ phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sau sinh. Nhưng nhìn chung các thay đổi về lượng sữa và thành phần sữa nằm trong phạm vi giá trị bình thường đối với mẹ cho con bú có sức khỏe tốt.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không và bị “vỡ kế hoạch” do đâu?

Tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai cho con bú

Sử dụng thuốc tránh thai khi đang cho con bú có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tác động tâm lý: Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm cho mẹ trở nên cáu gắt và mệt mỏi.
  • Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường: Nếu mẹ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, việc sử dụng các loại thuốc ngừa thai như POC có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 1 năm.
  • Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa: Một số loại thuốc tránh thai chứa hormone estrogen có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ không phát hiện và sử dụng thuốc này trong thời gian dài thì có thể dẫn đến mất sữa sau sinh.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé: Khi lượng sữa mẹ giảm, em bé không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hơn nữa, chất trong thuốc tránh thai có thể truyền qua sữa mẹ và lại gây ảnh hưởng đến em bé.

Những loại thuốc tránh thai mẹ cho con bú có thể sử dụng

1. Thuốc ngừa thai có chứa Progestin

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn cản sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng. Bạn cần uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn quên uống một viên quá 3 giờ, hãy chắc chắn sử dụng phương pháp dự phòng trong 48 giờ tiếp theo. 

Thuốc chỉ chứa progestin có thể uống ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên chúng có thể làm giảm lượng máu kinh nguyệt hoặc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn.Các tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, buồn nôn và căng ngực. Nếu bạn bị ung thư vú hoặc có tiền sử ung thư vú thì không nên sử dụng loại thuốc này mà hãy tham khảo các phương pháp khác nhé. 

Bạn có thể tìm hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh; bên cạnh vấn đề đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không nữa nhé.

2. Thuốc ngừa thai dạng phối hợp

2.1 Đặc điểm

Thuốc tránh thai chứa estrogen và progestin hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng. Bạn cũng sẽ uống một viên mỗi ngày. Trong thời gian này, mẹ bỉm sẽ không có kinh nguyệt. Thuốc có thể được sử dụng liên tục để bạn có thể bỏ kinh hoàn toàn. Có một số nhãn hiệu thuốc uống liều liên tục có thể được kê đơn. Loại này không làm ảnh hưởng đến quan hệ tình dục giống như loại chỉ có Progestin. 

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không

2.2 Nguy cơ và rủi ro

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Trong thời kỳ hậu sản, việc dùng thuốc tránh thai dạng kết hợp sẽ khiến mẹ bỉm có nguy cơ hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể hay huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Nếu không có thêm yếu tố nguy cơ nào đối với DVT và bạn không cho con bú, bạn có thể bắt đầu sử dụng các phương pháp này 3 tuần sau khi sinh con.

Có một rủi ro rất nhỏ là estrogen trong các phương pháp này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn nếu bạn đang cho con bú. Bạn nên tránh các phương pháp này trong 4 đến 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Ngoài ra phương pháp nội tiết tố kết hợp có liên quan đến một nguy cơ nhỏ đột quỵ và đau tim. Chúng không được khuyến khích sử dụng nếu bạn có:

  • Hút thuốc và trên 35 tuổi.
  • Bị huyết áp cao hoặc tiền sử đột quỵ, đau tim, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
  • Có tiền sử đau nửa đầu.
  • Mắc bệnh ung thư vú hoặc tiền sử ung thư vú.

Các tác dụng phụ có thể có bao gồm chảy máu đột ngột, nhức đầu, căng tức ngực và buồn nôn.

3. Thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm ngừa thai có chứa một loại progestin được gọi là depot medroxyprogesterone acetate (DMPA). Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng. Bạn sẽ được chuyên gia chăm sóc sức khỏe tiêm một mũi DMPA ở cánh tay hoặc mông của bạn 3 tháng một lần. Bạn có thể tiêm mũi đầu tiên ngay sau khi sinh thường hoặc sinh mổ. Hầu hết tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc tiêm.

Có thể có nguy cơ bị loãng xương khi tiêm mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng và có thể hồi phục khi dừng thuốc. Vết tiêm có thể gây chảy máu bất thường, nhức đầu hoặc tăng cân nhẹ. Bạn  cũng không nên sử dụng thuốc tiêm nếu có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các thông tin về 3 phương pháp tránh thai trên được chia sẻ bởi các chuyên gia tại Hội Sản Phụ khoa Mỹ (American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG)

>> Bạn có thể xem thêm: Trăn trở mãi không thôi: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai cho mẹ đang cho con bú

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không, cần lưu ý những gì?

Việc mẹ bỉm lo lắng trong khi cho con bú uống thuốc tránh thai có sao không có thể hiểu được bởi các phương pháp tránh thai trên tuy nhìn chung là không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng vẫn có những nguy cơ nếu mẹ bỉm sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu sau khi sinh bé. Ngoài ra việc chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng cũng là một yếu tố các mẹ bỉm nên tìm hiểu trước khi sử dụng.

1. Các lưu ý khi mẹ đang cho con bú chọn phương pháp tránh thai

Các chuyên gia tại Hội Sản Phụ khoa Mỹ (American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG) gợi ý các điểm cần quan tâm khi chọn một phương pháp ngừa thai để sử dụng sau khi bạn sinh con:

  • Thời điểm — Một số phương pháp ngừa thai có thể được bắt đầu ngay sau khi sinh con. Với các phương pháp khác, bạn cần đợi một vài tuần để bắt đầu.
  • Cho con bú — Tất cả các phương pháp đều an toàn để sử dụng khi cho con bú. Chỉ có một số phương pháp không được khuyến khích trong những tuần đầu tiên cho con bú vì có một rủi ro rất nhỏ là chúng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn.
  • Hiệu quả — Phương pháp bạn sử dụng trước khi mang thai có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để sử dụng sau khi mang thai.

2. Tìm lời khuyên và tư vấn về uống thuốc tránh thai

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service), bạn nên tìm lời khuyên và tư vấn về biện pháp tránh thai sau khi sinh, Có thể từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh hoặc bất kì lúc nào kể cả khi bạn đang mang thai với bác sĩ, y tá tại phòng khám thai hoặc dược sĩ. Nhờ đó bạn sẽ được tư vấn phương pháp hay loại thuốc phù hợp và an toàn với mình nhất. 

Các biện pháp tránh thai khác khi cho con bú

Ngoài cách dùng thuốc tránh thai cho con bú; bạn có thể áp dụng các biện pháp tránh thai khi cho con bú khác gồm:

  • Cấy que tránh thai
  • Tiêm thuốc ngừa thai
  • Miếng dán tránh thai
  • Sử dụng bao cao su nữ
  • Ngừa thai bằng phương pháp vô kinh
  • Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
  • Đặt vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
  • Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

[inline_article id=203544]

Với những thông tin trên hy vọng các mẹ bỉm đã có thể trả lời cho câu hỏi Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Hiểu mức độ an toàn của thuốc tránh thai và có thể có những sự chuẩn bị về sức khỏe và kiến thức để chọn lựa phương pháp tránh thai phù hợp với mình nhé. Đội ngũ bác sĩ tại Marrybaby luôn sẵn sàn giúp đỡ nếu bạn cần hỗ trợ nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai? Là một chủ đề mà rất nhiều chị em quan tâm. Điều này cho thấy các chị em rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân đặc biệt là sức khỏe sinh sản khi cơ thể có một dấu hiệu nào đó. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao lại ra khí hư màu trắng sữa?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai ? Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên bạn cần biết khí hư là gì và tại sao cơ thể chúng ta lại lại tiết ra khí hư.

Theo các chuyên gia trong Mayoclinic (Tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Hoa Kỳ) dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư là sự kết hợp của chất lỏng và các tế bào liên tục tiết ra qua âm đạo của bạn trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt cho cho đến khi mãn kinh. Giúp giữ và bảo vệ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và chống lại các tác nhân nhiễm trùng và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ đặc của dịch tiết âm đạo bình thường thay đổi từ trong suốt đến trắng và có kết cấu từ lỏng tới dính tới đặc tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ sinh sản (kinh nguyệt) của bạn. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Đừng vội nhầm tưởng nhé mẹ

Nhiều chị em có biểu hiện như tiết dịch âm đạo bất thường vào một thời điểm nào đó trong đời, nhưng thông thường đó chỉ là dịch tiết sinh lý bình thường. Đây là dịch tiết màu trắng hoặc trong, không gây khó chịu và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Các chuyên gia tại National Center for Biotechnology Information – NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) cho hay. Bạn không nên quá lo lắng khi thường xuyên thấy loại dịch này xuất hiện.

ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai
Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai?

Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai? National Health Service – NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc) đã chỉ ra việc tiết dịch âm đạo nhiều hơn trong thai kỳ là điều bình thường. Điều này giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đi từ âm đạo vào tử cung. Càng về cuối thai kỳ, lượng dịch tiết ra càng nhiều. Trong khoảng tuần cuối cùng của thai kỳ, khí hư có thể có những vệt chất nhầy màu hồng giống như thạch có kết cấu dính.

Vậy ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không? Ra khí hư màu trắng sữa không mùi cũng có thể là một dấu hiệu mang thai, vì nó đang báo hiệu cho bạn về sự thay thay đổi trong cơ thể tuy nhiên không quá rõ ràng. Vì có thể đây là trạng thái sinh lí bình thường của cơ thể. Nếu các chị em đang gặp phải tình trạng chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa. Lời khuyên là hãy kiểm tra một cách chắc chắn bằng cách dùng que thử thai để xác nhận rằng mình có mang thai hay không nhé. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều

Ra khí hư màu trắng sữa có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia National Health Service – NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc), Tiết dịch âm đạo thường không phải là điều gì đáng lo ngại nếu:

  • Không có mùi nồng hoặc khó chịu
  • Trong hoặc trắng
  • Dày và dính
  • Trơn và ướt
  • Bạn có dịch âm đạo ở mọi lứa tuổi.

ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai

Nếu dịch âm đạo của bạn thay đổi khác thường về mùi, màu sắc hoặc kết cấu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lí khác. Đặc biệt là nếu nó gây ngứa hoặc làm bạn khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời. Chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa loãng cũng là một dấu hiệu không tốt nếu kèm theo mùi khó chịu và gây ngứa vùng kín của bạn.  

>>> Bạn có thể tham khảo: Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai và câu trả lời từ chuyên gia

Lời khuyên dành cho bạn

Nếu bạn đang lo lắng về việc ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không thì hãy chú ý những điều sau đây:

  • Theo dõi tình trạng dịch âm đạo theo từng giai đoạn trong chu kì hành kinh của mình.
  • Ghi chú thời gian hành kinh để tiện theo dõi.
  • Nếu trước đó có hoạt động quan hệ tình dục, bạn nên chú ý xem mình có bị chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa loãng không.
  • Dùng que thử thai khi nghi ngờ có thai.

[inline_article id=300950]

MarryBaby mong rằng bạn đã hiểu thêm về ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai và sức khỏe bên trong cơ thể để có những phương pháp kiểm tra và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.