Bệnh cường giáp có thai được không là điều rất nhiều chị em lo lắng. Vì tuyến giáp là bộ phận quan trọng, tiết ra hormone tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể nên chị em lo lắng là điều dễ hiểu. Vậy thì khi đã mắc hoặc đang mắc bệnh cường giáp có thể mang thai được không?
Bệnh cường giáp và triệu chứng thường gặp
Để biết bệnh cường giáp có thai được không, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này.
1. Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là một hội chứng do nhiều bệnh gây ra. Trong đó Basedow là một trong những nguyên nhân gây bệnh cường giáp nặng nhất.
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh, do tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) gây ra dẫn đến triệu chứng tim mạch tăng chuyển hóa quá mức. Có thể là tim đập nhanh, sụt cân không kiểm soát…
2. Triệu chứng bệnh cường giáp thường gặp
Tương tự những căn bệnh khác, bệnh cường giáp có kèm theo các triệu chứng dễ nhận thấy thông qua sự bất thường của cơ thể như:
- Hồi hộp đánh trống ngực: người bệnh có cảm giác tim lúc nào cũng đập nhanh, đôi khi còn cảm thấy đau ngực và khó thở.
- Sợ nóng nực: do mức chuyển hóa cơ bản cao nên thân nhiệt người mắc bệnh cường giáp cao hơn so với người bình thường. Cho nên, người bệnh không thể chịu được thời tiết nóng hoặc nơi có nhiệt độ cao.
- Tiêu chảy: do nhu động ruột tăng thường xuyên dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài ở người mắc bệnh cường giáp.
- Run tay: Bệnh nhân thường có biểu hiện run tay, không thể kiểm soát, thường run với tần suất nhanh và biên độ nhỏ.
- Bướu cổ: xuất hiện ở cùng cổ, nơi chứa tuyến giáp bị phình to, nguyên nhân là do tuyến giáp bị phì đại.
- Ra mồ hôi nhiều: người bệnh cường giáp có thể ra mồ hôi rất nhiều dù ngồi một chỗ và không vận động.
- Rối loạn giấc ngủ: đây cũng là một triệu chứng thường gặp. Bệnh nhân thường bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ ngắn…
- Yếu và mệt người: cảm giác bị mất sức, không muốn đi lại hay vận động nhiều.
- Sụt cân: người bệnh cường giáp thường sụt nhân nhanh chóng mặc dù chế độ ăn bình thường, không trong chế độ giảm cân.
- Thay đổi tính nết, dễ cáu giận, lo lắng…
Những triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh cường giáp như sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, rối loạn giấc ngủ, sụt cân, yếu người, tim đập nhanh rất giống với những người đang mang thai thời kỳ đầu.
Cho nên, bạn cần theo dõi sức khỏe thật kỹ càng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, lỡ như người mắc bệnh cường giáp có ý định sinh con thì có được không? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể nhé.
Người mắc bệnh cường giáp có thai được không?
Tuy bạn vẫn có thể có con nhưng căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ nên bạn cần chữa trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
1. Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai
Người mắc bệnh cường giáp có thai được không khi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giáp – bộ phận quan trọng tham gia vào quá trình mang thai và nuôi con.
Thực tế cho thấy, bệnh cường giáp ở phụ nữ làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, vô sinh, hiếm muộn… dẫn đến khó mang thai.
Thế nhưng, không có nghĩa là người mắc bệnh tuyến giáp không thể mang thai và sinh con như một người mẹ có sức khỏe bình thường.
[inline_article id=218758]
Theo các chuyên gia y tế cho biết, nếu mẹ bầu điều trị bệnh cường giáp một cách tích cực, đúng liệu trình và hiệu quả thì vẫn có thể mang thai và sinh con. Do đó bạn không còn lo lắng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “bệnh cường giáp có thai được không”.
Tuy nhiên, để đảm bảo thai kỳ an toàn, nữ giới nên điều trị rối loạn cường giáp ổn định trước khi muốn mang thai và sinh nở.
Nếu mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh cường giáp lâu dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc trong thời gian mang bầu hoặc điều trị.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đi khám để theo dõi thai nhi cũng như tình trạng bệnh nếu có gì không may xảy ra.
2. Rủi ro khi người mắc bệnh cường giáp mang thai
Trong trường hợp điều trị bệnh cường giáp chưa khỏi hẳn mà mang thai, bạn sẽ đối diện với nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ như sinh non, thai chết lưu, sảy thai…
Đặc biệt, nếu xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát, tính mạng của cả hai mẹ con có thể bị đe dọa nếu không cấp cứu kịp thời.
Vì thế, nếu nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà mắc bệnh cường giáp sẽ được ưu tiên điều trị bệnh ổn định trước, sau đó mới mang thai.
Nếu trong thời kỳ mang thai, sử dụng thuốc có thể gây hại cho em bé nên việc phẫu thuật sẽ được xem xét.
Thời gian phẫu thuật cường giáp tốt nhất chính là nửa đầu thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định nhưng chưa phát triển triệu chứng hay biến chứng gì quá mức.
Điều trị bệnh cường giáp cho người mang thai thế nào?
Thắc mắc “bệnh cường giáp có thai được không” đã được giải đáp. Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai được. Nhưng còn người mang thai lỡ mắc bệnh cường giáp thì điều trị thế nào?
1. Điều trị cường giáp nhẹ
Nếu thai phụ mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe, kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là được.
2. Điều trị cường giáp nặng
Đối với người mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nặng sẽ áp dụng thuốc kháng liều cao và được theo dõi thường xuyên.
Nếu không kiểm soát tốt, thuốc sẽ ngấm qua máu vào thai. Nếu thuốc không đáp ứng được, bác sĩ sẽ tư vấn và cân nhắc mổ loại bỏ bướu ở tuyến giáp.
Phẫu thuật là phương pháp cần hạn chế vì sử dụng thuốc mê không có lợi cho thai nhi. Trong trường hợp thai phụ bị cường giáp cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng thì cần đình chỉ thai kỳ.
Bệnh cường giáp có thai được không? Được chứ! Nhưng chị em cần theo dõi sức khỏe để nhận biết sớm bệnh cường giáp và có thể điều trị kịp thời.
An Hy