Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Beta bao nhiêu thì có thai? Xét nghiệm beta HCG bằng cách nào?

Beta bao nhiêu thì có thai là câu hỏi nhiều chị em quan tâm đến các xét nghiệm chuẩn đoán khi mang thai. Đặc biệt chỉ số này còn cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích khác.

Beta bao nhiêu thì có thai? Đây là chỉ số quan trọng. Vì nó giúp bạn dễ dàng nhận biết mình có thai hay không khi chỉ cần test nồng độ beta HCG có trong máu hoặc nước tiểu.

Trong những ngày đầu của thai kỳ, bạn dễ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thèm ngủ… Nhưng muốn biết chính xác có mang thai hay không, bạn cần xét nghiệm nồng độ beta HCG.

Vậy beta bao nhiêu thì có thai và xét nghiệm này làm như thế nào?

Nồng độ beta HCG là gì?

HGC có tên khoa học là Human Chorionic Gonadotropin. Đây là một loại hormone đặc biệt, có bản chất peptit, chỉ được cơ thể người mẹ tiết ra khi mang thai.

HCG có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của thai nhi để phát triển và trưởng thành. Đặc biệt, nồng độ này còn kích thích thai nhi tiết ra hormone sinh dục giúp hình thành giới tính từ tuần thứ 12 trở đi.

HCG được sinh ra ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung. Đây được cho là thời điểm nồng độ HCG xuất hiện trong máu và tăng nhanh cho đến khi đạt nồng độ tối đa, khi thai kỳ được hai tháng rưỡi. Sau đó, HCG sẽ giảm dần và duy trì mức ổn định vào khoảng tháng thứ tư và kéo dài đến cuối thai kỳ.

beta bao nhiêu thì có thai?
Xét nghiệm beta HCG là cách nhanh nhất để biết có thai hay không

HCG được chia làm hai đơn vị: alpha và beta. Tiểu đơn vị alpha cũng tương tự như chuỗi alpha có trong FSH và LH (nội tiết tố). Riêng beta là đơn vị đặc hiệu, định lượng nồng độ beta HCG. Đây là đơn vị giúp mẹ bầu xác định mình có thai hay không và giúp các bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi suốt thai kỳ.

Muốn biết chỉ số beta bao nhiêu thì có thai, trước hết mẹ cần nắm vững kiến thức xét nghiệm nồng độ này bằng cách nào nhé!

Xét nghiệm nồng độ beta HCG bằng cách nào?

Xét nghiệm beta HCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.

1. Xét nghiệm trên mẫu máu

Mẫu máu tĩnh mạch (không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm) được lấy đúng quy trình vào ống nghiệm chứa chất chống đông Heparin, EDTA hoặc ống không chứa chất chống đông.

  • Mẫu máu được mã hóa thông tin, bảo quản đúng điều kiện bảo quản và vận chuyển đến phòng xét nghiệm.
  • Ly tâm mẫu máu đủ thời gian quy định, tách phần huyết tương hoặc huyết thanh.
  • Thực hiện xét nghiệm trên hệ thống máy xét nghiệm đã được kiểm soát chất lượng.
  • Kết quả xét nghiệm được duyệt, đánh giá qua các cấp và gửi đến khách hàng.

[inline_article id=172486]

2. Xét nghiệm trên mẫu nước tiểu

Đây là kỹ thuật xét nghiệm khá đơn giản. Mẫu nước tiểu khuyến khích nên lấy vào buổi sáng vì lúc này nồng độ beta HCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày. Mẫu nước tiểu được phân tích bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch và trả kết quả theo quy trình chuẩn.

Thông thường, để theo dõi sự phát triển của thai nhi hay chẩn đoán chính xác có thai hay không, các bác sĩ khuyến cáo làm xét nghiệm beta HCG trong máu của người mẹ.

Khi bánh nhau hình thành, HCG nhanh chóng khuếch tán ngược vào trong máu của mẹ bầu, sau đó được thải ra dưới dạng nước tiểu. Như vậy có thể khẳng định, xét nghiệm nồng độ beta HCG bằng cách xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu.

beta bao nhiêu thì có thai?
Xét nghiệm nồng độ beta HCG trong máu là cách gián tiếp theo dõi sức khỏe thai nhi

Beta bao nhiêu thì có thai?

Các thông tin dưới đây chỉ đề cập đến giá trị xét nghiệm beta hCG ở phụ nữ mang thai.

  • Nồng độ < 5 mIU/mL: chưa đủ kết luận có thai.
  • Nồng độ > 25 mIU/mL: được chẩn đoán đã có thai.
  • Nồng độ nằm trong khoảng từ 5 – 25 mIU/mL: cần làm các thăm khám khác để xác định nguyên nhân tăng nồng độ beta HCG.

Hàm lượng beta HCG > 5mIU/mL là có thai. Ngược lại, dưới mức này, hoàn toàn không có thai. Như vậy bạn đã biết beta bao nhiêu thì có thai rồi phải không?

Cụ thể tùy theo số tuần tuổi mà nồng độ này thay đổi:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/ml
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/ml
  • 7 đến 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/ml
  • 9 đến 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/ml
  • 13 đến 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/ml
  • 17 đến 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/ml
  • 25 đến 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/ml
  • Phụ nữ không mang thai: < 5.0 mIU/ml
  • Phụ nữ mãn kinh: 9.5 mIU/ml

Lợi ích của việc xét nghiệm HCG

Thông thường, trong thời kỳ đầu mang thai, nồng độ HCG tăng giảm thất thường, thậm chí có thể tăng gấp đôi trong vòng 2 đến 3 ngày. Tùy vào cơ địa mỗi người, chỉ số này cũng thay đổi nhiều mức khác nhau. Sau khi sinh nở, sẩy thai hoặc mãn kinh, phải từ 4 – 6 tuần, nồng độ này mới ổn định trở lại. 

Đo nồng độ HCG bằng que thử thai là cách làm nhanh nhất để kiểm tra có thai hay không chỉ sau 7 đến 10 ngày giao hợp. Thông qua nồng độ beta HCG, bạn dễ dàng nhận biết được mình đang mang thai hay không.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi tuổi và tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua xét nghiệm beta HCG này. Nếu như tuổi thai nhi lớn mà nồng độ HCG thấp có thể thai đã bị sẩy, chết lưu hoặc mang thai ngoài tử cung.

Ngược lại, nếu nồng độ beta HCG cao ngất ngưởng và bất thường, bạn nên nghĩ đến khả năng tuổi thai nhi bị non tháng, mang đa thai hay thậm chí có thai trứng…

beta bao nhiêu thì có thai
Nồng độ beta HCG thay đổi theo độ tuổi và sức khỏe của thai nhi

Tuy nhiên, xét nghiệm nồng độ beta HCG chỉ có thể xác định sự tồn tại và theo dõi sự phát triển của thai nhi, không phản ánh được trí tuệ hay giới tính. Với chỉ số cụ thể nêu trên, bạn chắc chắn biết beta bao nhiêu thì có thai rồi phải không?

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt, khám thai định kỳ, ăn uống và tập luyện các bài yoga có ích cho sức khỏe để thai nhi được phát triển toàn diện.

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.