Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Góc giải đáp thắc mắc: Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sớm hay không?

Dấu hiệu mang thai sớm giúp chị em dễ nhận biết để biết cách chăm sóc sức khỏe, không ảnh hưởng đến em bé rất nhiều. Trong đó, có một dấu hiệu nhận biết làm hội chị em chuẩn bị hay đang có ý định làm mẹ thắc mắc: “bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai hay một bệnh nguy hiểm nào khác.

Vấn đề bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sẽ có câu trả lời chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Cùng dành thời gian tìm hiểu để chăm sóc bản thân đúng cách giúp em bé phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu tiên thai nghén.

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai hay bệnh nguy hiểm?

Theo các bác sĩ khoa sản, dù ít gặp hơn nhưng đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu nhận biết có thai. Nó thường xuất hiện trước khi chị em phụ nữ bị mất chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu người phụ nữ mang thai thì bên cạnh dấu hiệu tiêu chảy sẽ đi kèm với các triệu chứng khác nữa như buồn nôn, căng tức bầu ngực, màu sắc núm vú thay đổi…

Bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu mang thai
Bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu mang thai nhưng ít gặp

Do đó, chị em muốn biết chính xác mình có tin vui hay không thì cần mua que thử thai. Nhớ là cần theo dõi liên tục trong vòng 1 tuần để biết kết quả chính xác là 1 hay 2 vạch.

Còn trường hợp tình trạng đi ngoài không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn gây mất nước, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, chị em cần đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời tránh mất nước gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đi tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài khi mang thai

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai và vì sao? Chị em bị tiêu chảy trong những tuần đầu tiên của thai kỳ hay trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 là chuyện bình thường. Nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêu chảy khi mang thai rất nhiều và trong đó có một số nguyên nhân chính không thể không nhắc đến.

1. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, hàm lượng nồng độ hormone Progesterone sẽ đột ngột tăng cao. Chính điều này có thể gây nên sự suy yếu của các cơ trơn, gồm cả các cơ ở đường tiêu hóa khiến thay đổi nhu động ruột.

Bên cạnh đói, các cơ trơn ở đường tiêu hóa vẫn bị ảnh hưởng ngay cả khi nồng độ progesterone giảm sau khi sinh. Vì vậy, một số chị em phụ nữ bị tiêu chảy trong giai đầu của thai kỳ, thậm chí kéo dài tới 3 tháng cuối hay ngay cả sau khi sinh con. 

Tiêu chảy được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nhưng các mẹ cần đến đến bệnh viện thăm khám nếu tình trạng tiêu chảy ngày càng nghiêm trọng. Sau khi thụ thai mà mẹ bị tiêu chảy nhiều tuần liền thì nguyên nhân có thể liên quan đến sảy thai sớm. Mẹ cần lưu ý vấn đề này và đến bệnh ngay. 

2. Nguyên nhân do thay đổi chế độ ăn uống

Phần lớn khi mang thai, các mẹ có nhu cầu thèm ăn ngay trong thời gian rụng trứng và sau khi thụ thai. Thay đổi này có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và gây nên hiện tượng tiêu chảy trong thai kỳ.

Ngoài ra, các mẹ tăng lượng trái cây, rau xanh dung nạp vào cơ thể cũng gây nên tình trạng tiêu chảy thai kỳ. Còn một số thai phụ lại nhạy cảm với một số loại thực phẩm như sữa và phô mai. Điều này cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy thai kỳ. 

Bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu mang thai
Nguyên nhân gây tiêu chảy thai kỳ có thể do mẹ bầu thay đổi chế độ ăn uống

3. Không dung nạp lactose

Một số chị em phụ nữ khi mang thai lại thèm ăn kem, sữa, bánh ngọt… trong giai đoạn đầu thai kỳ. Theo đó, lượng đường tăng một cách đột ngột và cơ thể không dung nạp lactose.

Một số mẹ bầu sẽ bị tiêu chảy ngay sau khi thụ thai. Nhiều mẹ bầu xuất hiện tiêu chảy trước các dấu hiệu mang thai khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hạn chế tiêu thụ các sản phẩm đường sữa trong một vài ngày thì có thể cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy. 

Một số nguyên nhân khác có thể gây tiêu chảy sau khi thụ thai

Bên cạnh dấu hiệu nhận biết mang thai sớm thì bị tiêu chảy cũng có thể do một số bệnh lý và điều kiện y tế. Cùng tìm hiểu xem vụ thể còn những nguyên nhân nào nữa dưới đây. 

  • Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm hay các bệnh lý đường ruột khác. 
  • Các mẹ bị mắc một số bệnh như bệnh Crohn, bệnh Celiac, Hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, bệnh cường giáp cũng có thể khiến các mẹ mắc chứng tiêu chảy mãn tính. 
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. 
  • Nếu các mẹ bị nhiễm virus rota virus, enterovirus, nhiễm trùng vi khuẩn hay bị các bệnh viêm gan cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy. 
  • Nhiều khi nguyên nhân là do mẹ uống quá nhiều nước gây nên tình trạng mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. Khi đó, cơ thể cần duy trì sự cân bằng và gây nên hiện tượng tiêu chảy. 
  • Không may sử dụng phải nguồn nước bẩn hay các mẹ thay đổi môi trường sống cũng có thể gây tiêu chảy. Một số chị em còn gặp tình trạng nghiêm trọng hơn là bị chuột rút, buồn nôn. 

Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Khi mẹ bầu bị tiêu chảy cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế hay bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ cần thực hiện một số việc khác để hạn chế tình trạng đi ngoài: 

  • Hãy bù lại lượng nước và khoáng chất đã mất.
  • Dung nạp cho cơ thể nhiều rau xanh, củ quả tươi; nhất là các thực phẩm giàu vitamin C.
  • Nhớ bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa.
  • Ăn chín uống sôi; sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Không ăn đồ ăn chiên rán, dầu mỡ nhiều. Các mẹ nên ăn các món hấp, luộc là tốt nhất.
  • Mẹ bầu không nên uống nước ngọt hay đồ uống có gas, đồ ăn sống. 
  • Để hệ tiêu hóa ổn định nên ăn thức ăn ở dạng lỏng.
  • Uống thuốc điều trị và thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ.

Một số dấu hiệu khác giúp chị em nhận biết có thai sớm

Bên cạnh bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai khá hiếm gặp thì các mẹ có thể sớm nhận biết mình mang thai qua một số những thay đổi dưới đây của cơ thể: 

1. Màu sắc núm vú, âm đạo thay đổi

Thường thì âm đạo hay núm vú có màu hồng nhưng khi có thai sẽ chuyển sang màu thẫm. Thời gian thay đổi thường diễn ra từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do khi mang thai cần được gia tăng lưu lượng máu nhiều hơn. 

2. Đau tức ngực

Khi ngực của chị em có cảm giác ngứa và nhất là núm vú thì khả năng cao là đã mang thai. Nguyên nhân là do các hormone thai kỳ làm tăng lưu lượng máu cung cấp đến ngực. Sau 4 tuần mang thai, mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt cảm giác đau tức, căng bầu ngực, ngứa ở ngực…

Bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu mang thai
Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu mang thai mà các mẹ có thể nhận biết sớm

3. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Cơ thể người mẹ thường nhạy cảm hơn khi mang thai. Biểu hiện mà các mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi như dễ xúc động,, thường xuyên mệt mỏi. Các mẹ thường hay nhầm lẫn các dấu hiệu này với việc làm quá sức, trước kỳ kinh nguyệt,… và thường bỏ qua. 

4. Nghén, thay đổi khẩu vị

Thai phụ thường nhạy cảm với mùi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu thường xuyên thấy đói, chán ăn, ăn bị nôn… Lúc này, các mẹ nên chọn ăn các món dễ ăn, dễ tiêu hóa và ít mùi.  

5. Có đốm dịch

Nếu mẹ bầu tình cờ phát hiện có đốm dịch màu hồng hay nâu nhạt ở quần lót, bị chuột rút nhẹ thì chúc mừng gia đình đã có tin vui. 

Tiêu chảy không chỉ là dấu hiệu mang thai

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai? Bà bầu bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân, ví dụ như:

1. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn:

Nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến trong thai kỳ. Ngoài tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, bà bầu còn gặp phải các triệu chứng như: 

  • Phân có lẫn máu
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Sốt, ớn lạnh
  • Chóng mặt

Bà bầu bị tiêu chảy có thể do nguyên nhân này nếu ăn thức ăn lạ, thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật…

2. Các bệnh về đường ruột

Ví dụ như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, bệnh Celiac. Triệu chứng đặc trưng của những bệnh lý này là tiêu chảy đi kèm với: 

  • Đau bụng
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Các vấn đề về da và khớp

Ngoài ra, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có thể là:

  • Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thực phẩm
  • Thay đổi chế độ ăn
  • Căng thẳng, lo lắng
  • Tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó

Nếu nghi ngờ bị tiêu chảy do những nguyên nhân trên, mẹ nên đi khám bởi nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến mất nước, gây mệt mỏi và khiến sức khỏe sa sút nhanh.

Ngoài ra, cần đi khám ngay nếu tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày đi kèm với đau bụng dữ dội, liên tục hoặc có các triệu chứng mất nước như:

  • Khô môi
  • Khát nước liên tục
  • Nước tiểu sậm màu
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Sốt

Vậy là bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai nhé các mẹ nhưng không phổ biến. Do đó, các mẹ cần quan sát thêm một số dấu hiệu mang thai khác. Cách tốt nhất để biết mình có mang thai hay không là mua que về thử.

Còn với mẹ bầu gặp phải tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng, kéo dài nhiều ngày thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:

By Huyền Nguyễn

Cộng tác viên Nguyễn Thị Huyền đã có hơn 7 năm kinh nghiệm biên tập viên trong lĩnh vực thông tin sức khoẻ, làm đẹp nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents khu vực Việt Nam...

Hiện tại, Nguyễn Thị Huyền đang là cộng tác viên viết tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby. Hy vọng, với kinh nghiệm thực tiễn là bà mẹ bỉm sữa 2 con và những thông tin tổng hợp được trong suốt 7 năm qua sẽ mang đến cho độc giả những kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé khoa học, hữu ích nhất.