Chuẩn bị trước khi mang thai cực kỳ quan trọng. Bạn cần phải chú ý những gì? Hãy đọc kỹ thông tin sau nhé!
Chuẩn bị trước khi mang thai: chú ý sức khỏe – dinh dưỡng
Sức khỏe và dinh dưỡng là 2 vấn đề quan trọng nhất chuẩn bị trước khi mang thai. Để có được thể trạng tốt nhất cho thai kỳ, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
1. Kiểm tra sức khỏe khi mang thai
Điều quan trọng đầu tiên chuẩn bị trước khi mang thai là 2 bạn cần gặp bác sĩ để khám tiền sản. Bác sĩ có thể hỏi hoặc yêu cầu bạn làm một số điều dưới đây:
- Hỏi các loại thuốc bạn đang dùng có làm ảnh hưởng khả năng thụ thai không để tư vấn cách điều trị khác phù hợp.
- Yêu cầu bạn chủng ngừa bệnh để không làm ảnh hưởng đến em bé.
- Hướng dẫn bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị đái tháo đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Những bệnh này cần được kiểm soát trước khi mang thai.
- Đề nghị xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Kiểm tra di truyền
Chuẩn bị trước khi mang thai cần làm gì? Đó là kiểm tra di truyền. Đây là vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai. Con yêu dễ bị mắc bệnh di truyền từ bố hoặc mẹ bị rối loạn di truyền. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra di truyền trong lúc khám tiền sản.
Bài kiểm tra được thực hiện bằng cách xét nghiệm thông qua nước bọt hoặc mẫu máu để đảm bảo một trong hai bạn không mắc bệnh về rối loạn di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
3. Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm vắc xin trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân thai phụ và em bé khi không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này.
Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp dự phòng chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Chị em phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng.
Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.
Một số vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai được bác sĩ khuyến cáo là:
- Vắc xin phòng bệnh cúm
- Vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà
- Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella
- Vắc xin phòng bệnh thủy đậu
- Vắc xin phòng phòng bệnh ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B
- Trong khi mang thai, mẹ có thể sẽ được bác sĩ cho tiêm thêm vắc xin VAT (ngừa uốn ván rốn sơ sinh)
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có biết cần tiêm phòng trước khi mang thai?
4. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Chu kỳ và ngày rụng trứng là vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị trước khi mang thai. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bạn sẽ biết cách tính ngày rụng trứng, dấu hiệu rụng trứng và những ngày dễ đậu thai để quan hệ nhằm tăng khả năng thụ thai.
5. Chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng
Chế độ ăn uống của hai vợ chồng sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo những yếu tố dưới đây để chuẩn bị trước khi mang thai.
- Chế độ ăn cho người vợ: Trái cây, các loại đậu, các loại hạt, rau xanh, cá hồi, thịt đỏ, hàu, sò, đậu, lòng đỏ trứng, sữa…
- Chế độ ăn cho người chồng: Thực phẩm giàu kẽm như hàu. Ngoài ra, cũng cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, tỏi, quả óc chó, cà rốt…
Đồng thời, vợ chồng bạn cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm làm giảm khả năng thụ thai như thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ…
Tìm hiểu quá trình thụ thai
Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng của đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng của phụ nữ để “hòa làm một”.
Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu?
Đây là vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị trước khi mang thai. Để quá trình thụ thai diễn ra, cần có đầy đủ hai yếu tố quan trọng là trứng và tinh trùng.
1. Tinh trùng
Trái ngược với phụ nữ chỉ rụng từ 1 – 3 quả trứng/chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người đàn ông lại liên tục sản xuất tinh trùng.
Phải mất 2 – 3 tháng để hình thành các tế bào tinh trùng mới. Sau đó, các tế bào tinh trùng này có thể sống vài tuần trong cơ thể nam giới.
2. Tế bào trứng
Trứng được sản xuất bởi buồng trứng của phụ nữ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ rụng 1 – 3 quả trứng. Sau khi rụng, trứng phải đi qua ống dẫn trứng (dài khoảng 10cm) để đến tử cung.
Trứng chỉ có thể sống được 24 giờ sau khi rụng nên trứng phải được thụ tinh trong khoảng thời gian này thì bạn mới có thể mang thai.
Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết và được đưa ra ngoài theo kinh nguyệt của kỳ kinh ngay sau đó.
3. Thời gian trứng thụ tinh
Tinh trùng sau khi gặp trứng sẽ mất khoảng 24 giờ để thụ tinh. Nhân của tinh trùng và trứng sẽ kết hợp với nhau để tạo ra vật chất di truyền.
Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, bé sẽ là trai, nếu là nhiễm sắc thể X, bạn sẽ chào đón một bé gái. Sau khi thụ tinh khoảng từ 3-4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để đi vào tử cung, tìm nơi làm tổ.
Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Đây là vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị trước khi mang thai. Trong chuyến đi kéo dài ba, bốn ngày từ ống dẫn trứng đến tử cung, trứng đã thụ tinh (bây giờ gọi là hợp tử) sẽ phân chia thành 16 tế bào đồng nhất. Khi đã xâm nhập vào tử cung, hợp tử được gọi là phôi.
4. Thời gian làm tổ của hợp tử
Một hoặc hai ngày sau đó, phôi sẽ bắt đầu làm tổ ở lớp niêm mạc êm ái của tử cung, tiếp tục quá trình tăng trưởng và chuyển đổi tuyệt vời của mình.
Như vậy tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Thời gian có thể kéo dài vài ngày, song có một số trường hợp có thể kéo dài hơn 1 tuần.
Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Quá trình làm tổ mất từ 7 – 10 ngày.
Để quá trình thụ thai diễn ra thành công, các chiến binh phải trải qua một trận đua quyết liệt cả về tốc độ lẫn sức mạnh, anh dũng trở thành người chiến thắng.
Tìm hiểu các dấu hiệu thụ thai
Dưới đây là một số dấu hiệu có thai thông báo rằng quá trình thụ thai đã thành công và bạn sắp được làm mẹ. Nếu chưa chắc chắn, bạn có thể dùng que thử thai để chắc chắn kết quả của mình.
- Chậm kinh: Đây là dấu hiệu mà rất nhiều chị em tin tưởng và khá hiệu quả để nhận biết mình đã mang thai hay chưa. Thường thì sau sinh, tùy thuộc vào từng trường hợp mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn.
- Tiểu nhiều lần: Sau khi quan hệ 1 tuần, chị em sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung của chị em phát triển chèn ép vào bàng quang gây tình trạng tiểu nhiều lần, buồn tiểu.
- Âm đạo ra máu bất thường: Vùng kín của chị em sẽ có một chút dịch màu hồng hoặc nâu kèm biểu hiện khó chịu, đau nhẹ tại vùng bụng dưới do việc cấy phôi thai vào tử cung thành công.
- Mệt mỏi: Đây cũng có thể là dấu hiệu thụ thai thành công mà nhiều chị em gặp phải. Quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
- Âm đạo đổi màu sẫm: Do sự thay đổi về nội tiết tố da của phụ nữ khi mang thai. Cô bé của bạn sẽ có màu sậm và tối hơn, bạn có thể sử dụng một chiếc gương soi để nhận biết sự thay đổi này.
- Ngực thay đổi: Dấu hiệu này khá thường gặp nên có rất nhiều chị em sau khi mang bầu nhận ra. Cảm giác cứng, sưng, đau tại ngực do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng.
- Chuột rút: Chuột rút là một dấu hiệu rất bình thường khi chị em mang thai do sự điều chỉnh của tử cung khi có một bào thai đang dần phát triển ở khu vực này.
- Nóng bất chợt: Những cơn nóng bất chợt sau khi thụ thai thành công thường khiến các mẹ bầu ra nhiều mồ hôi, nóng bừng mặt, đỏ mặt. Biểu hiện này có thể kéo dài đến 50 phút và kèm theo một số dấu hiệu khác như chuột rút, ngực căng.
[inline_article id=217347]
Hiếm muộn, vô sinh và các kiến thức cần biết
Hiếm muộn – vô sinh là vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị trước khi mang thai. Đây là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, sống chung với nhau và không áp dụng một biện pháp ngừa thai nào, mà vẫn không có thai sau thời gian một năm.
Tuy tình trạng hiếm muộn không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của các cặp vợ chồng nhưng lại là yếu tố liên quan đến tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
1. Hiếm muộn, tuy khó nhưng vẫn có hy vọng
Chuẩn bị trước khi mang thai cần quan tâm đến vấn đề về hiếm muộn vô sinh. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay.
♦ Hiếm muộn là gì?
Hiếm muộn được xác định khi hai vợ chồng giao hợp đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.
Khả năng có thai của một cặp vợ chồng khỏe mạnh, tuổi dưới 30, quan hệ tình dục thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần/tuần), không sử dụng biện pháp tránh thai là 20 – 25% mỗi tháng, do đó đa số các cặp vợ chồng sẽ có thai trong một năm đầu.
Hiếm muộn là một tình trạng bệnh lý của cặp vợ chồng, gồm hai loại là hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát:
- Hiếm muộn nguyên phát được sử dụng đối với một cặp vợ chồng chưa từng có thai lần nào.
- Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn tiếp tục sinh đẻ nhưng không thể có thai được.
♦ Hiếm muộn điều trị như thế nào?
Hiếm muộn gây ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc hôn nhân của các cặp vợ chồng. Sự phát triển của y học và khoa học kỹ thuật với những bước tiến lớn đã tạo ra những phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể giúp khắc phục tình trạng hiếm muộn để chuẩn bị trước khi mang thai, như:
- Bơm tinh trùng vào buồng tử cung Intrauterine insemination – IUI).
- Thụ tinh nhân tạo: thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (In vitro fertilization – IVF), thụ tinh trong ống nghiệm theo phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic sperm injection – ICSI), chuyển phôi giai đoạn phôi nang – phôi ngày 5, hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching – AH).
- Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (Intra-cytoplasmic sperm injection – IVM).
- Lấy tinh trùng bằng thủ thuật.
- Trữ lạnh tinh trùng, noãn, phôi; cho – nhận noãn, tinh trùng, phôi.
- Điều trị rối loạn nội tiết, phẫu thuật điều trị vô sinh…
2. Vô sinh, cơn ác mộng cần phải giải quyết
Bên cạnh hiếm muộn thì vô sinh cũng là vấn đế cần tìm hiểu để chuẩn bị trước khi mang thai. Vô sinh xảy ra khi một cặp vợ chồng chung sống với nhau một năm không áp dụng một phương pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai.
Đây là tình trạng khá phổ biến khi có đến 10 – 15% các cặp vợ chồng không thể có thai một cách tự nhiên. Tuy vậy, với sự phát triển của y học hiện đại, vấn đề này không còn là nỗi ám ảnh nếu cả hai người đều đồng thuận thăm khám và cùng nhau điều trị.
Các cách điều trị vô sinh chuyên sâu chuẩn bị trước khi mang thai sẽ được trình bày sau đây. Nhìn chung, việc điều trị sẽ chia thành hai nhóm lớn gồm điều trị vô sinh không rõ nguyên nhân và điều trị vô sinh có nguyên nhân.
♦ Điều chỉnh chất nhầy cổ tử cung
Việc điều chỉnh chất nhầy cổ tử cung nhằm tăng điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của tinh trùng.
Nếu việc xét nghiệm huyết trắng, dịch phết âm đạo trước đó có thấy viêm nhiễm, người phụ nữ cần phải được điều trị dứt điểm trước khi điều trị điều chỉnh chất nhầy cổ tử cung.
♦ Vi phẫu thuật tạo hình ống dẫn trứng
Vi phẫu trên phần phụ nhằm mở ra lối thoát cho những tắc nghẽn đơn ổ, nằm ở vị trí đoạn xa ống dẫn trứng tạo điều kiện cho tinh trùng bơi đến gặp trứng, tăng khả năng có thai tự nhiên.
♦ Các phẫu thuật tạo hình đường tinh, tinh hoàn
Nếu nguyên nhân vô sinh được xác định là do những tắc nghẽn trên đường bài xuất, ống dẫn tinh ở nam giới thì các can thiệp vi phẫu sẽ cho kết quả rất khích lệ.
Đối với trường hợp tinh hoàn lạc chỗ, cần được phẫu thuật đưa tinh hoàn về vị trí bình thường càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ lúc trẻ vừa chào đời.
Điều này nhằm giúp bảo tồn khả năng sinh tinh khi trưởng thành cũng như phòng ngừa ung thư tinh hoàn về sau và chuẩn bị trước khi mang thai dễ dàng hơn.
♦ Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
Phương pháp này áp dụng tương tự như điều trị hiếm muộn. Nó phù hợp đối với các trường hợp vô sinh có nguyên nhân từ phía nữ như do bất thường chất nhầy cổ tử cung hay về phía nam như thiểu sản, dị dạng tinh trùng nhưng vẫn còn khả năng di động khá tốt.
>>> Mách bạn: Dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng
♦ Kích thích phóng noãn
Điều trị phóng noãn có thể tiến hành nội khoa với các hormone tổng hợp kích thích buồng trứng nuôi trứng và rụng trứng.
Kích thích phóng đơn noãn có thể áp dụng với phương pháp giao hợp tự nhiên nếu tinh trùng đồ bình thường hoặc kết hợp với bơm tinh trùng vào buồng tử cung bằng chính tinh trùng của người chồng đã được lọc rửa.
♦ Thụ tinh trong ống nghiệm
Đây là phương pháp có mức độ can thiệp xâm lấn cao nhất trên khả năng sinh sản ở con người. Tuy nhiên, tỷ lệ có thai khi thụ tinh trong ống nghiệm vẫn sẽ bị hạn chế khi tuổi người vợ tăng, đặc biệt sau 35 tuổi hay người chồng hoặc người vợ có tiếp xúc với khói thuốc lá.
Nói tóm lại, điều trị vô sinh là một chuyên khoa sâu và cao cấp. Các cặp vợ chồng cần có hiểu biết về vấn đề này, xây dựng tâm lý, sự chuẩn bị vững vàng cùng với sự lựa chọn trung tâm hiếm muộn tin cậy, chất lượng để được khám và điều trị hỗ trợ sinh sản đúng cách, mau chóng đạt được ước nguyện mang thai và có con.
Trên đây là những vấn đề dành cho các cặp vợ chồng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Bạn cần xem xét đầy đủ, thận trọng để có một thai kỳ hoàn hảo và khỏe mạnh. Chúc bạn mau có tin vui.
Hiếu Trung