Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là gì? Sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng bạn cũng đợi đến ngày trứng thụ tinh. Thế nhưng, mẹ không rõ dấu hiệu tinh trùng gặp trứng như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc chung của mẹ bầu về cách nhận biết trứng đã thụ tinh. Đừng bỏ lỡ nhé!
Sự rụng trứng diễn ra như thế nào?
Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt khi buồng trứng giải phóng một quả trứng (noãn). Sau khi một quả trứng rời khỏi buồng trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng. Ở nơi này, trứng chờ đợi để được thụ tinh bởi tinh trùng. Trung bình, nó xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai
Cách tinh trùng di chuyển đến gặp trứng
Có thể chia nhỏ các giai đoạn để dễ tìm hiểu về dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng kể từ lúc trứng bắt đầu rụng:
1. Trứng rụng, chuẩn bị cho cuộc gặp đầu tiên
Thông thường mỗi tháng, buồng trứng người phụ nữ chỉ giải phóng 1 đến 2 trứng trưởng thành. Cách tính ngày rụng trứng vô cùng đơn giản. Dựa vào cột mốc khoảng 2 tuần (tức 14 ngày) sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ
2. Trứng di chuyển đến điểm hẹn – ống dẫn trứng
Sau khi được phóng ra khỏi buồng trứng, trứng sẽ di chuyển vào bên trong ống dẫn trứng. Nó đứng yên đợi chàng tinh binh khỏe khoắn nhất, mạnh mẽ nhất tìm đến để thụ tinh.
3. Tinh trùng vượt ngàn khó khăn để đến điểm hẹn
Một người đàn ông bình thường có thể xuất từ 40 triệu đến 150 triệu tinh trùng khi xuất tinh. Khi được phóng vào trong âm đạo, tinh trùng sẽ bắt đầu bơi ngược về phía ống dẫn trứng – điểm hẹn đã giao ước từ trước.
Đây không phải là một cuộc dạo chơi mà là một trận đấu sinh tử. Chúng bất chấp tính mạng để thực hiện sứ mệnh: thụ tinh với trứng.
Theo bạn, bao lâu tinh trùng mới gặp được trứng? Cô nàng có kiên nhẫn chờ đợi không? Tinh trùng bơi nhanh nhất và mạnh mẽ nhất sẽ gặp trứng trong vòng 30 phút.
Trong khi những con tinh trùng khác phải mất vài giờ, thậm chí vài ngày mới đến được nơi trứng đợi. Trứng chỉ sống được 12 đến 24 tiếng sau khi rụng nhưng tinh trùng thì có thể sống tới 48 đến 17 tiếng (tức khoảng 2 – 3 ngày).
Tinh trùng phải vượt qua muôn vàn thử thách, chướng ngại vật mới được đến gần trứng. Đó là môi trường tự nhiên bên trong âm đạo. Từ hàng chục triệu tinh trùng, chỉ còn lại khoảng vài trăm con mạnh mẽ nhất. Đấy là những chiến binh rất dũng cảm và nhanh nhẹn!
>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng
4. Tinh trùng và trứng gặp nhau, mầm sống bắt đầu
Tinh trùng chỉ có 12 đến 24 giờ để thụ tinh với trứng. Khi con tinh trùng đầu tiên xâm nhập vào trứng, bề mặt của trứng sẽ cứng lại hoàn toàn, không con tinh trùng nào khác có thể xâm nhập được. Rất kỳ diệu đúng không?
Khi bắt đầu thụ tinh, đặc điểm gen di truyền của thai nhi đã hoàn tất theo các cặp nhiễm sắc thể. Trong đó có cả việc xác định giới tính thai nhi.
5. Các tế bào bắt đầu phân chia và hình thành phôi thai
Trứng đã thụ tinh bắt đầu phát triển và phân chia nhanh chóng thành nhiều tế bào. Do đó, trứng tự động rời khỏi ống dẫn trứng và di chuyển vào tử cung. Quá trình này diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày.
6. Trứng tìm nơi an toàn và bắt đầu làm tổ
Sau khi đến tử cung, trứng sẽ bám thật chặt vào lớp niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung). Trứng làm tổ mất khoảng 3 đến 4 ngày nữa và các tế bào vẫn tiếp tục phân chia một cách nhanh chóng. Đến đây, các dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng bắt đầu xuất hiện. Mẹ hoàn toàn biết cách nhận biết trứng đã thụ tinh qua dấu hiệu xuất hiện máu báo thai hay đau bụng do thai làm tổ…
7. Hormone khi mang thai
Trong khoảng 1 tuần sau khi thụ thai, cơ thể sẽ xuất hiện một loại hormone có tên là “human chorionic gonadotropin” (hCG) có thể được tìm thấy trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Hormone hCG được tạo ra bởi các tế bào sẽ trở thành nhau thai sau này.
Do đó, chúng ta cũng có thể tìm hormone này khi dùng que thử thai hay tiến hành xét nghiệm máu tại bệnh viện. Thông thường cơ thể phải mất từ 3-4 tuần sau khi trứng thụ tinh thì mới có mức hCG đủ cao để có thể thử thai bằng que ngay tại nhà.
>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!
Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng có đặc biệt không?
Sau khi trứng đã được thụ tinh sẽ trở thành phôi thai. Phôi thai sẽ di chuyển từ dần từ vòi tử cung vào làm tổ trong buồng tử cung. Quá trình di chuyển thông thường sẽ mất 2-3 ngày. Khi quá trình làm tổ hoàn tất, hormone thai kì được tiết ra, mẹ hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu trứng gặp tinh trùng sau đây:
1. Bầu ngực bỗng dưng căng tức
Một dấu hiệu trứng gặp tinh trùng là bầu ngực sẽ căng tức và gia tăng kích thước khi mang thai. Kèm theo đó, núm vú nhô cao hơn, quầng thâm của nhũ hoa cũng lan rộng hơn bình thường, có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng thâm do tuyến bã phát triển gọi là hạt Mongomary.
2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Đi tiểu thường xuyên hơn là một trong những dấu hiệu nhận biết trứng đã gặp tinh trùng. Trứng thụ tinh khiến thận của bà bầu hoạt động liên tục để bài tiết cặn bã ra ngoài.
3. Cảm thấy hay mệt mỏi
Hormone thai kỳ tăng vọt làm người mẹ trở nên uể oải, hay đau đầu, thường xuyên mệt mỏi và chóng mặt ngay cả khi ngồi yên một chỗ, đây có thể là một dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng.
4. Khẩu vị trở nên bất thường
Một dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng đó là khi mang bầu, khẩu bị của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. Bạn sẽ thích ăn món mình ghét hoặc lại ghét các món ăn mình cực kỳ thích trước đó.
5. Buồn nôn
Một dấu hiệu tinh trùng gặp trứng nếu bạn thường buồn nôn vào sáng sớm hoặc nhạy cảm với mùi khi tiếp xúc với đồ ăn, rất có thể bạn đang mang thai. Điều này là dễ hiểu do ảnh hưởng của hormone thai nghén gây kích thích dạ dày, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì triệu chứng này hầu hết sẽ hết dần sau 3 tháng đầu.
>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch phải chăng không có thai?
6. Khó thở, cảm thấy hụt hơi
Do cơ thể chưa thích nghi kịp với hormone khi mang thai, bà bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở hoặc hụt hơi. Khi các dấu hiệu này xuất hiện, đừng hoang mang mà hãy nghỉ ngơi, uống nước, tập trung vào hơi thở sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
7. Thèm ngủ, ngủ nhiều
Buồn ngủ ở bất cứ đâu, bất kể ngày đêm cũng là dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng. Khi đột nhiên xuất hiện các triệu chứng này, các mẹ bầu không nên tìm đến các loại trà, cà phê để kích thích sự tỉnh táo thay vào đó hãy nhẩm tính lại xem chu kì của mình như thế nào, liệu có phải mình đang mang thai không nhé.
8. Nhạy cảm với mùi đồ ăn
Mẹ bầu thường nhạy cảm với tất cả các loại mùi tồn tại xung quanh mình, đây là một dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng, đặc biệt là mùi các loại đồ ăn, mùi dầu mỡ, mùi thịt cá tanh,.. thậm chí cả mùi cơm, nước lọc.
9. Nhiệt độ cơ thể tăng
Người đang mang thai luôn có thân nhiệt cao hơn người bình thường. Bạn đừng nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm hoặc sốt nhé.
10. Trễ kinh
Chậm kinh cũng là biểu hiện trứng đã gặp tinh trùng và là biểu hiện về mặt sinh lý cho thấy trứng của chu kì trước đã được thụ tinh, niêm mạc tử cung đã được trứng làm tổ thay vì bong tróc gây ra kinh nguyệt như các chu kì bình thường. C
Cách nhận biết trứng đã thụ tinh này có thể giúp dự đoán 70% khả năng bạn đã mang thai. Ngoài ra bất thường về chu kì kinh còn là dấu hiệu của các bệnh lý sản phụ khoa khác. Vì vậy đừng quên theo dõi chu kì kinh nguyệt của mình nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì?
11. Que thử hiện lên 2 vạch – Dấu hiệu trứng đã thụ tinh
Ngoài ra, dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng cuối cùng là thử que thử thai. Nếu hiện lên 2 vạch rõ nét thì đây có thể là dấu hiệu trứng đã thụ tinh.
Tuy nhiên, que thử thai chưa chính xác hoàn toàn, bạn nên xét nghiệm Beta HCG và siêu âm để chắc chắn có thai và xem vị trí làm tổ của thai. Trong trường hợp thử que quá sớm khi nồng độ beta HCG chưa đủ trong nước tiểu thì que thử thai cũng sẽ chưa lên 2 vạch. Bạn có thể thử lại sau vài ngày.
>> Bạn có thể xem thêm: Dùng que thử thai khi nào mới chính xác mẹ biết chưa?
Cách tính tuổi thai cho con đơn giản
Với những dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng ở trên thì bạn sẽ phần nào đoán được việc mang thai của bản thân. Nếu có dấu hiệu thụ thai, bạn nên thu xếp đi khám thai đồng thời tìm hiểu cách tính tuổi thai để chuẩn bị một thai kỳ thật tốt.
Nhiều người cho rằng tuổi thai bắt đầu từ lúc thụ tinh, nghĩa là “tuần 1” sẽ được tính từ lúc bạn quan hệ hay rụng trứng. Tuy nhiên, tuần 1 thực sự được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất (với chu kì kinh 28 ngày). Vì trứng thường rụng vào khoảng 14 ngày sau ngày đầu tiên có kinh nguyệt của bạn, nên quá trình thụ tinh thường diễn ra vào tuần thứ 3 của thai kỳ.
>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ? 4 cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác!
Khi biết chắc mình đã mang thai, bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để kiểm tra tình trạng cũng như sức khỏe thai nhi để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
[inline_article id=183726]