Giá tiêm phòng trước khi mang thai có đắt lắm không? Có thể xem bảng giá tiêm phòng trước khi mang thai không?
Đây là vấn đề nhiều chị em quan tâm bởi sức khỏe mẹ bầu là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình thai kỳ. Tiêm phòng trước khi mang thai được xem là sự chuẩn bị chu đáo cho hành trình làm mẹ.
4 lý do phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai
Trước khi tìm hiểu giá tiêm phòng trước khi mang thai, bạn cần biết vì sao mình cần tiêm phòng. Tiêm phòng trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta chỉ biết tiêm phòng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng tốt thế nào thì trong bài viết này MarryBaby sẽ bật mí cho các cặp vợ chồng cùng biết nhé.
Có 4 lý do vì sao phụ nữ nên tiêm phòng trước khi làm mẹ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo:
- Mẹ bầu và thai nhi nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì trong thai kỳ, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu và thai nhi hoạt động kém hơn bình thường.
- Ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi nếu mẹ bầu không may mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ như: bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B. Những bệnh này có thể khiến thai nhi bị sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh,…
- Thai nhi được thừa hưởng miễn dịch từ mẹ nếu mẹ được tiêm phòng đầy đủ giúp bé tăng sức đề kháng ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ.
- Vắc xin tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai là cực kỳ an toàn. Nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn khi tiêm chủng thì bạn không cần lo lắng gì đâu nhé.
Hơn nữa, trước khi tiêm phòng, các mẹ nên kiểm tra sức khỏe và kiểm tra kháng thể trong người. Quy trình này diễn ra tại các hệ thống tiêm chủng đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế nên bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể nếu đi tiêm.
[inline_article id=277451]
Những loại vắc xin nào cần tiêm phòng trước khi mang thai?
Muốn biết giá tiêm phòng trước khi mang thai tầm bao nhiêu, các mẹ nên tìm hiểu cần tiêm phòng các loại bệnh nào để tốt cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là giá tiêm phòng 3 trong 1 trước khi mang thai.
Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai chính là: Sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B. Mục đích là giúp mẹ và bé tránh những rủi ro trong thai kỳ do những virus này gây ra.
- Sởi: Trong thai kỳ, nếu mẹ mắc bệnh sởi, thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, thậm chí sinh non.
- Quai bị: Virus quai bị tác động rất xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu mẹ mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh rất cao, hoặc chết lưu, hoặc sinh non.
- Rubella: Mẹ bầu rất dễ nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu trường hợp bị nhiễm bệnh, 90% thai nhi bị dị tật liên quan đến các cơ quan quan trọng như tim, não, tai, mắt hoặc ngừng phát triển.
- Thủy đậu: Nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Cúm: Cúm là bệnh thường gặp, không nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Viêm gan B: Virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con. Cho nên, trước khi mang thai cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung, tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.
Lưu ý: Hiện đã có vắc xin kết hợp 3 bệnh sởi – quai bị – rubella trong 1 mũi tiêm. Giá tiêm phòng 3 trong 1 trước khi mang thai này nằm trong khoảng 265.000 đồng. (Giá tham khảo tại Hệ thống tiêm chủng VNVC).
Một số lưu ý cho mẹ bầu trước khi tiêm phòng
Trước khi tiêm phòng và tìm hiểu giá tiêm phòng trước khi mang thai, bạn nên ghi nhớ những điều sau đây để trang bị sức khỏe tốt cho hành trình làm mẹ:
- Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn. Xét nghiệm kháng thể trước khi tiêm còn tùy trường hợp. Ví dụ bạn đã có tiêm vắc xin viêm gan B từ bé nhưng không nhớ rõ là tiêm từ khi nào, lúc đó bác sĩ sẽ cho test kháng thể. Nếu còn đủ kháng thể thì không cần tiêm mũi viêm gan B trước mang thai.
- Trong thời gian tiêm ngừa, tuyệt đối không được mang thai. Nếu không may mang thai trong thời gian này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và ngừng tiêm các mũi tiếp theo.
- Không nên tiêm phòng khi cơ thể bị sốt, cảm cúm, mắc các bệnh về thận, xương khớp,…
- Cần theo dõi sức khỏe sau tiêm từ 24 đến 48 giờ để phòng các phản ứng phụ hoặc sốc thuốc gây ra. Nếu có các biểu hiện như co giật, ngất xỉu hoặc choáng váng, cần đến ngay trung tâm y tế để theo dõi.
Bảng giá tiêm phòng trước khi mang thai tại VNVC mới nhất
Những thắc mắc liên quan đến “tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu”, “giá tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai” hoặc “bảng giá tiêm phòng trước khi mang thai” sẽ được giải đáp trong bảng giá sau đây:
Lưu ý: Giá tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai hoặc tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu sẽ khác nhau tại các trung tâm/cơ sở y tế.
Thời hạn miễn dịch của các loại vắc xin tiêm trước khi mang thai
Mẹ bầu cần nắm rõ thời hạn miễn dịch của các loại vắc xin để có kế hoạch tiêm chủng hàng năm, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:
- Vắc xin cúm: thời hạn trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm để phòng bệnh.
- Vắc xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella loại Trimovax): chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Tuy nhiên, cần tiêm nhắc lại nếu bùng phát dịch hoặc bạn thuộc các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như làm việc tại cơ sở y tế, vùng dịch, trường học hoặc quân đội,…
- Vắc xin viêm gan B: thời hạn gần như suốt đời nếu tiêm đủ một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm.
Bạn có thể tham khảo giá tiêm phòng trước khi mang thai tại các website, fanpage, hotline của các trung tâm/hệ thống tiêm chủng uy tín như VNVC, CarePlus, các bệnh viện tuyến đầu,…
Đặc biệt, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ nhắc lịch, hướng dẫn và báo rõ ràng giá cả các mũi tiêm trong toàn bộ quá trình tiêm phòng trước khi mang thai cho bạn.
[video-embeb title=’5 loại vacxin cô dâu nhất định phải tiêm trước khi cưới’ description=” url=’https://youtube.com/embed/sgH9zGw6r-U”>’ ][/video-embeb]