Categories
Chuẩn bị mang thai

Khối echo là gì trong y khoa? Bị khối echo có làm sao không?

Khối echo là gì? Đây là thắc mắc của nhiều chị em sau khi nhận kết quả siêu âm bụng. Vậy tử cung xuất hiện echo hay khối echo có nguy hiểm hay không? Đừng bỏ lỡ các thông tin sau để chăm sóc cơ quan sinh sản đúng cách nhé.

Khi khám phụ khoa bằng phương pháp siêu âm, chị em thường nhận được kết quả về thông tin nang trống âm buồng trứng, echo, khối echo. Vậy khối echo là gì? Khối echo hỗn hợp là gì? Echo trống trong lòng tử cung là gì? Khối echo kém là gì? MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu các khái niệm về khối echo cũng như cách phòng tránh các bệnh liên quan đến khối echo trong tử cung nhé.

Nang trống âm buồng trứng (khối echo) là gì?

Nang echo trống buồng trứng là thuật ngữ chỉ một vùng hoặc một khối nào đó phản hồi lại sóng siêu âm. Đây cũng là lý do khiến cho nó có tên gọi là echo (âm thanh).
Hay nói cách khác, khối echo trong tử cung được hiểu là trong tử cung có khối phản xạ bất thường với sóng siêu âm, có thể là khối dịch hoặc khối u như cục máu, nhau, nhân xơ, polyp…

Cấu trúc của khối echo phản ánh mức độ phản âm như tăng âm, giảm âm, hỗn hợp âm, cản âm hoặc trống âm. Vì vậy, các khối này sẽ định nghĩa được các dạng tiếng vang khác nhau, thể hiện qua các thuật ngữ siêu âm thường thấy như echo kém, echo hỗn hợp hay echo trống. Chị em cùng khám phá các từ ngữ chuyên môn này nhé.

1. Khối echo kém trong tử cung là gì?

Khối echo là gì? Cấu trúc echo kém nghĩa là gì

Echo kém là gì? Echo kém có nghĩa là giảm âm hay không có nhiều hồi âm. Khối echo này có cấu trúc phản âm kém, tia siêu âm đi qua môi trường có độ hồi âm thấp và có ít âm vang echo. Vùng này cho mảng màu tối xám hơn những vùng xung quanh trên kết quả siêu âm.

[key-takeaways title=””]

Khối echo kém có nguy hiểm không? Việc phát hiện một khối echo kém không nhất thiết là nguy hiểm, nhưng cần được theo dõi và kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố khác như vị trí, kích thước và đặc điểm của khối, các triệu chứng lâm sàng của bạn để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Bạn nên tuân thủ các chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

[/key-takeaways]

2. Khối echo hỗn hợp là gì?

Nếu kết quả siêu âm là echo hỗn hợp thì sao? Chắc chắn bạn cũng sẽ muốn biết thêm về thông tin này khi tìm hiểu khối echo là gì.

Echo hỗn hợp lòng tử cung là hỗn hợp âm phản hồi trong quá trình siêu âm. Những âm thanh này thường do các thành phần trong cùng một vùng không đồng nhất, đó có thể là dịch, giảm âm, tăng âm lẫn lộn nên có độ hồi âm khác nhau. Hình ảnh của khối echo hỗn hợp trong lòng tử cung trên kết quả siêu âm thường liên quan đến việc máu cục, nội mạc tử cung bong tróc, mô nhau, sót thai, sót nhau thai. Trong một số trường hợp echo hỗn hợp có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Nếu hình ảnh siêu âm lòng tử cung có cấu trúc echo hỗn hợp hoặc echo kém cũng có khả năng là u xơ tử cung, nhân xơ tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung.

[inline_article id=274759]

3. Khối echo trống trong lòng tử cung là gì?

Khối echo trống trong lòng tử cung là như thế nào? Echo trống có nghĩa là không dội âm. Tử cung có những vùng tối bất thường, kết cấu trống chỉ chứa đầy dịch lỏng, tạo ra vùng đen trên kết quả siêu âm. Như vậy, khi tử cung không tạo ra sóng hồi âm thì đó chính là khối echo trống trong tử cung hay còn gọi là túi rỗng âm.

Trong một số trường hợp, khối echo trống có thể là túi thai sớm trong lòng tử cung, cần kết hợp với xét nghiệm định lượng beta hCG trong máu để có kết quả chính xác. Thường echo trống không biểu hiện gì, chỉ được phát hiện thông qua siêu âm ổ bụng.

>> Xem thêm: Kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không?

Nguyên nhân xuất hiện các khối echo trong lòng tử cung

Nguyên nhân xuất hiện các khối echo trong lòng tử cung

Tìm hiểu khối echo là gì mà không biết nguyên nhân gây ra khối echo thì quả là thiếu sót lớn. Đến nay vẫn chưa có kết luận khoa học về nguyên nhân chính xác dẫn đến sự xuất hiện của các khối echo trong lòng tử cung. Một số tác nhân có thể tác động đến việc sản sinh khối echo như:

– Do tăng hoạt động nội tiết của cơ thể, cụ thể là sự gia tăng quá mức của estrogen làm rối loạn nội tiết tố nữ, đặc biệt là nữ giới đang ở độ tuổi sinh sản, đang mang thai hoặc mãn kinh.

– Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hoặc thực phẩm độc hại.

– Ô nhiễm môi trường sống.

[inline_article id=68512]

Khối echo trong lòng tử cung có nguy hiểm không?

Việc biết khối echo là gì vẫn chưa đủ. Quan trọng hơn là phải biết khối echo trong lòng tử cung có nguy hiểm không?

– Việc kết quả siêu âm cho ra thông tin về các khối echo chưa phải là căn cứ để xác định được có bệnh lý gì hay không. Bác sĩ cần có thêm các thông tin khác hoặc những kết quả xét nghiệm y khoa khác để kết luận.

– Thông thường các khối echo đều ở dạng lành tính, vô hại nếu không có dấu hiệu hay gây ra các vấn đề như rong kinh, xuất huyết, đau bụng. Trong nhiều trường hợp, các khối này sẽ nhỏ dần và tự tiêu biến không cần phải mổ. Tuy nhiên, sau một thời gian, nếu khối echo này tăng kích thước thì có khả năng phát triển và gây biến chứng.

– Cần kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi kích thước cũng như tình trạng của khối echo. Nếu khối echo không tiêu biến mà có nhiều dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và có cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bạn.

Đã hiểu khối echo là gì, bạn nên làm gì để phòng tránh?

Đã hiểu khối echo trong tử cung là gì

– Nếu khối echo do nguyên nhân là nội tiết tố thì bạn yên tâm là khối này sẽ biến mất sau 2-3 chu kỳ kinh nguyệt hoặc giảm dần kích thước theo thời gian và tiêu biến. Nếu kích thước tăng do nội tiết tố vẫn tăng, có thể phải dùng thêm thuốc hoặc có sự can thiệp sớm của bác sĩ. Chị em vẫn cần thăm khám thường xuyên định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng khối echo cũng như được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn đầy đủ.

– Khi đã hiểu nguyên nhân gây ra khối echo là gì, bạn càng cần phải cân bằng cuộc sống. Stress là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nên hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài.

– Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ như uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nên hạn chế tối đa các thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Duy trì cân nặng phù hợp.

– Tích cực tập thể dục, thực hiện các bài tập phù hợp để giảm nguy cơ hình thành các khối echo trong tử cung.

[inline_article id=162789]

– Giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hàng ngày và đúng cách. Trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

– Tuyệt đối không được tự ý bổ sung nội tiết tố estrogen để tránh bị rối loạn nội tiết tố.

– Duy trì thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện các dấu hiệu khối echo và có hướng can thiệp kịp thời.

– Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế các loại chất kích thích và nước uống có cồn.

– Ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya.

[inline_article id=279434]

Khối echo là gì? Mặc dù phần lớn tình trạng khối echo trong tử cung sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản nhưng bạn không nên chủ quan. Bạn nên thăm khám phụ khoa định kỳ để theo dõi và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em hiểu hơn về khối echo trong tử cung là gì và cách phòng tránh các bệnh liên quan.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.