Kinh nguyệt không đều có sao không? Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ, gây ra các chứng như đau đầu, thiếu máu và làm chậm khả năng thụ thai.
Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ, chị em cần điều trị để giúp chu kỳ kinh được ổn định. Đặc biệt những ai đang muốn sớm có con càng cần chữa dứt điểm tình trạng kinh nguyệt không đều.
Nếu đang có ý định thụ thai, việc xác định ngày rụng trứng là yếu tố tiên quyết giúp bạn và anh xã “yêu đương” đúng ngày để hiện thực hóa mong muốn có con. Tuy nhiên, làm sao có thể nhận diện được khoảng ngày “màu mỡ” nếu kinh nguyệt không đều? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu thụ thai thành công.
Kinh nguyệt không đều có sao không?
Kinh nguyệt không đều dẫn đến những tác hại cho sức khỏe, sinh lý phái đẹp như:
- Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.
- Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
- Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…
- Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,…
- Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt không đều có sao không, bạn cần chú ý dấu hiệu của tình trạng này. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên ra kinh kế tiếp. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-32 ngày, đôi khi ngắn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa của từng người.
Ngày rụng trứng được xác định vào thời điểm giữa chu kỳ, như vậy trứng sẽ rụng trong giai đoạn từ ngày 11 đến ngày 21. Vì thế, ngày rụng trứng được tính từ ngày 12 đến ngày 16 trước ngày đầu của chu kỳ tiếp theo.
Nếu không thể tính được chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên kiểm tra lại các triệu chứng sản khoa và tìm cách điều hòa kinh nguyệt cho hợp lý.
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị cho là bất thường nếu ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể được xác định theo sự kém đều đặn của ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Cụ thể, tháng này chu kỳ của bạn là 23 ngày, tháng sau là 35, tháng sau nữa là 30, rõ ràng như vậy là không đều.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều có sao không và nguyên nhân do đâu? Nhiều chị em không biết tại sao kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân thường là như sau chị em nhé.
- Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng (không phóng noãn)
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, PCOS. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có ngày rụng trứng song cơ hội mang thai rất mong manh
- Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
- Thừa cân hoặc thiếu cân
- Tập thể dục và ăn kiêng quá khắc nghiệt dẫn đến chu kỳ không rụng noãn
- Căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm
- Mắc bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt không đều phải làm sao?
Nếu đã biết kinh nguyệt không đều có sao không, bạn cần tìm cách xử lý tình trạng này
1. Kiểm tra phụ khoa
Chẳng cần phải đợi đến khi có ý định mang thai, ngay khi phát hiện chu kỳ kinh không bình thường, bạn nên đi khám phụ khoa. Ngoài nguy cơ vô sinh, kinh nguyệt không đều như đã nói ở trên còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Bác sĩ sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra xem bạn có rụng trứng hay không. Nếu kết quả cho thấy trứng vẫn rụng bình thường và bạn dưới 35 tuổi thì có thể yên tâm cố gắng thêm một thời gian nữa nếu đang mong có con.
2. Ổn định cân nặng
Những phụ nữ thừa hoặc thiếu cân đều có khả năng đối mặt với tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều và gặp các vấn đề về rụng trứng.
Một cơ thể khỏe mạnh với chỉ số BMI phù hợp sẽ giúp ổn định chu kỳ và cải thiện khả năng thụ thai, vì vậy bạn nên duy trì mức BMI ở khoảng 18,5-24,9.
3. Ưu tiên thực phẩm lành mạnh
Thực phẩm có nhiều chất béo hoặc hóa chất có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai mà còn bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ.
4. Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục giúp cơ thể giảm lượng chất béo trong buồng trứng và các cơ quan nội tạng, giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó điều hòa chứng kinh nguyệt không đều sau sinh tốt hơn.
5. Bỏ “cữ” cà phê
Những phụ nữ thường xuyên “nạp” quá 200g caffeine mỗi ngày có nguy cơ gặp vấn đề với khả năng thụ thai. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều cà phê để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
6. Tránh xa căng thẳng
Kinh nguyệt không đều có sao không? Căng thẳng và áp lực từ môi trường xung quanh cũng gây ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi những căng thẳng được giảm bớt, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường, ổn định hơn.
7. Chọn đúng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm chu kỳ dài hơn hoặc ngắn đi do sự thay đổi hormone. Một số thuốc tránh thai khác có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn biện pháp ngừa thai an toàn cho mình.
8. Trang bị kiến thức cho bản thân
Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày, điều này không có gì bất thường. Một chu kỳ bất thường là chu kỳ ngắn hơn 21 ngày và dài hơn 36 ngày. Cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường nhưng nếu độ dài giữa ngày bắt đầu và ngày kết thúc không ổn định, chu kỳ của bạn vẫn bị đánh giá là không ổn định.
9. Bổ sung nội tiết tố để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt không đều
Estrogen, progesterone và testosterone là 3 loại hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong một số trường hợp, bổ sung nội tiết tố giúp bạn điều hòa chu kỳ của mình. Tuy nhiên, bạn phải có sự đồng ý của bác sĩ.
10. Hạn chế sự thay đổi
Thay đổi trong công việc, gia đình hoặc môi trường sống cũng có thể khiến kinh nguyệt của bạn không đều. Nguyên nhân là khi thay đổi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn bình thường.
Nếu có sự thay đổi, bạn nên điều chỉnh một chút trong chế độ dinh dưỡng cũng như các bài tập của mình để đảm báo sức khỏe.
11. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, những vi khuẩn có hại nhờ quá trình tiểu tiện.
12. Ăn trái cây
Ăn nhiều trái cây sẽ giúp bổ sung estrogen, cân bằng nội tiết tố.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều bằng các bài thuốc dân gian
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau để chữa kinh nguyệt không đều:
- Dùng 75ml nước ép rau mùi tây mỗi ngày sẽ khắc phục được hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
- Nấu hoa chuối với một ít sữa đông để dùng sẽ làm giảm tình trạng chảy máu kinh nặng nề.
- Hòa tan một nửa thìa cà phê mật ong với 2 viên aspirin cùng nửa bát nước đun sôi để nguội. Uống hỗn hợp này sẽ giúp kinh nguyệt đều đặn hơn, cải thiện tình trạng rối loạn chu kỳ.
- Pha nửa thìa cà phê bột hạt vừng, uống 2 lần/ngày giúp giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt.
- Đun sôi 6g hạt rau mùi với nửa lít nước trong lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn 1 bát nước thì tắt bếp. Dùng nước này để nguội uống 2 lần/ngày. Cách dùng hạt rau mùi này giúp điều hòa kinh nguyệt và chống chảy máu nhiều.
- Đập nhỏ gừng tươi, cho vào nước đun sôi, để nguội. Uống nước gừng 3 lần/ngày sau bữa ăn.
- Uống 60-90ml nước hầm củ cải đường giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?
Kinh nguyệt không đều có sao không và nên uống thuốc gì? Bạn có thể uống các loại thuốc sau để điều trị kinh nguyệt không đều theo chỉ định của bác sĩ như:
- Thuốc tránh thai
- Cao ích mẫu
- Thuốc điều hòa kinh nguyệt
[inline_article id = 68512]
Kinh nguyệt không đều có sao không? Chu kỳ kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, khiến chị em dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, da nổi mụn, lão hóa nhanh mà còn làm giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, muốn nhanh có con, bạn nên luôn để ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé.
MarryBaby