Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn chị em chỉ cần ghi nhớ 5 bí quyết sau

Làm sao để kinh nguyệt đều đặn? Muốn mau có thai, trước hết người phụ nữ cần một chu kỳ kinh nguyệt đều đăn. Để tránh tình trạng tháng sớm, tháng trễ thất thường, bạn có thể áp dụng 5 bí quyết đơn giản dưới đây!

Làm sao để kinh nguyệt đều đặn là vấn đề rất quan trọng. Chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu cho thấy các nội tiết trong cơ thể bạn đang hoạt động bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ này tới ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo.

Chu kỳ có thể dao động từ  21-45 ngày ở  trẻ em gái chưa trưởng thành và từ 28-35 ngày ở phụ nữ trưởng thành. Chu kỳ quá dài hay quá ngắn, lượng máu kinh ra quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra như thế nào?

Để biết làm sao để kinh nguyệt đều đặn, bạn cần hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen bắt đầu tăng. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung dày lên. Niêm mạc tử cung là nơi mà sẽ nuôi dưỡng phôi thai nếu có sự thụ thai xảy ra.

Trung bình vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng trưởng thành di chuyển khỏi buồng trứng. Điều này được gọi là sự rụng trứng. Mỗi tháng có một trứng rụng, một vài trường hợp có nhiều hơn một trứng hoặc không có trứng rụng trong chu kỳ.

Sau khi trứng đã rời khỏi buồng trứng, nó bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Nội tiết progesterone tăng lên và giúp chuẩn bị nội mạc tử cung cho thai kỳ.

Thời điểm dễ thụ thai nhất là trong 3 ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng. Nhưng không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có trứng rụng vào ngày 14 mà nó còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh dài hay ngắn.

Nếu trứng không gặp được tinh trùng ở thời điểm rụng trứng thì sự thụ thai không diễn ra, mức độ hormone giảm, niêm mạc tử cung dày lên bị bong tróc ra chảy ra ngoài, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

Những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều, buồng trứng hoạt động tốt, trứng rụng đều thì khả năng thụ thai cũng cao. Ngược lại, người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường hay gặp tình trạng rối loạn phóng noãn, gây khó khăn cho quá trình thụ thai.làm sao để kinh nguyệt đều đặn

Các dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt không bình thường

Nếu có các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên nghĩ ngay đến chuyện làm sao để kinh nguyệt đều đặn:

1. Mất kinh

“Đèn đỏ” biến mất là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến, nhưng thường bị nhiều người bỏ qua. Nếu lỡ 1 kỳ kinh và có quan hệ trước đó, bạn nên kiểm tra xem liệu mình có đang mang thai.

Nếu không mang thai nhưng lại mất đến 2, 3 kỳ kinh, chắc chắn bạn cần phải đến bệnh viện. Với nhiều người, tình trạng này có thể là do hormone thay đổi và cần được trợ giúp.

Có nhiều lý do khác dẫn đến việc mất kinh, bao gồm:

  • Stress
  • Đột ngột sút cân
  • Cường độ tập thể thao quá mức
  • Dùng thuốc tránh thai

Sẽ không có gì bất thường nếu việc này xảy ra ở những phụ nữ tiền mãn kinh. Độ tuổi mãn kinh thường từ 50- 55, nhưng cũng có khi sớm hơn, ở độ tuổi 20 và 30. Những phụ nữ dưới 45 tuổi bị mất kinh và trên 55 tuổi nhưng vẫn còn kinh nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn thêm.

2. Ra máu giữa chu kỳ hoặc sau khi quan hệ

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thể gây tổn thương cổ tử cung hoặc hiếm gặp hơn là ung thư. Thường các trường hợp ra máu sau khi “yêu” thường là do cổ tử cung bị tổn thương hoặc do những triệu chứng như polyp hoặc bệnh chlamydia do nhiễm trùng cổ tử cung. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên đến phòng khám sản phụ khoa để làm các xét nghiệm, chẩn đoán và để bác sĩ tư vấn.

Thỉnh thoảng, khi dùng thuốc tránh thai không đúng cách, bạn có thể sẽ bị ra máu giữa chu kỳ. Triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn đổi thuốc.làm sao để kinh nguyệt đều đặn

3. Ngày hành kinh thay đổi

Nếu ngày hành kinh thay đổi bất thường, nhiều hơn hoặc dài ngày hơn, bạn nên nhờ bác sĩ khám. Việc này đặc biệt quan trọng ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Thay đổi ở phụ nữ trên 40 có thể liên quan đến ung thư nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung hoặc nội mạc cổ tử cung hoặc tình trạng tiền ung thư. Nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa lành sẽ cao hơn rất nhiều.

4. Ra máu sau thời kỳ tiền mãn kinh

Nếu ra máu sau 1 năm tắt kinh, bạn cần đi khám ngay lập tức. Với những người đang theo liệu pháp thay đổi nội tiết tố (HRT), việc xuất hiện tình trạng ra máu hoặc đốm máu rất bình thường. Điều này phụ thuộc vào liệu pháp bạn đang áp dụng.

Nếu là phương pháp chu kỳ hoặc tuần tự, có thể sẽ bị ra máu, gọi là chảy máu thu hồi. Hỏi bác sĩ nếu bạn dấu hiệu ra máu giữa giai đoạn này, hay sau khi quan hệ hoặc bất kì lúc nào. Bạn nên tìm hiểu thêm những phương pháp tự nhiên để đối phó với thời kỳ tiền mãn kinh.

5. Dịch nhờn khi đang hành kinh

Dịch nhờn trắng và trong suốt là hoàn toàn bình thường và chúng thường để lại vệt vàng nhẹ trên đồ lót. Trong chu kỳ trứng rụng, dịch nhờn có thể trông như lòng trắng trứng sống. Bạn nên gặp bác sỹ nếu chất dịch có màu xanh, nhuốm đỏ hoặc có mùi. Đây có thể là những dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Làm sao để kinh nguyệt đều đặn?

Kinh nguyệt đều khi vòng kinh luôn lặp đi lặp lại đúng theo chu kỳ từ 28-35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hay quá ngắn đều ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều do nhiều yếu tố như: stress, chế độ ăn uống, sự mất cân bằng nội tiết tố, và bị bệnh. Cách giúp kinh nguyệt đều đặn là sống lành mạnh và hạn chế các yếu tố trên.

Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt điển hình có 28 ngày

Làm sao để kinh nguyệt đều đặn? Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định, bạn nên:

1. Khám phụ khoa định kỳ

Để loại trừ trường hợp bất thường tử cung, polyp cổ tử cung hoặc u xơ tử cung, hoặc nhiễm trùng tử cung. Đây là những nguyên nhân ít gặp hơn nhưng cần được xem xét. Bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm để đánh giá tử cung, vòi trứng. Siêu âm không hề gây đau đớn.

2. Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng

Bằng một cuốn sổ tay nhỏ, bạn hãy ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ kinh, ghi lại tất cả các dấu hiệu trước khi có kinh. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng theo dõi ngày rụng trứng trên điện thoại có thể trợ giúp đắc lực cho bạn.

Nếu muốn có thai sớm, bạn có thể kết hợp đi khám và siêu âm kiểm tra sự phát triển của nang noãn. Bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lời khuyên về thời điểm giao hợp dễ thụ thai nhất. Có thể bạn sẽ được dùng thuốc để điều chỉnh vòng kinh hoặc ổn định nội tiết tố.

3. Chế độ ăn uống giàu vitamin khoáng chất là cách giúp kinh nguyệt đều đặn

Chế độ ăn uống của bạn cần lành mạnh, đặc biệt là giảm lượng tinh bột, tăng chất xơ, acid folic, omega 3, tăng cường vitamin và khoáng chất.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chế độ ăn uống lành mạnh là đáp án của câu hỏi làm sao để kinh nguyệt đều đặn

Chế độ ăn uống khoa học là một trong những phương pháp đơn giản mà lại đem lại hiệu quả tuyệt vời giúp cải thiện nội tiết tố, giúp bạn có một chu kỳ kinh nguyệt đều, tăng khả năng thụ thai.

4. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Đây luôn là bí kíp vàng để giữ gìn sức khỏe, đặc biệt đối với chị em phụ nữ thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, giúp nội tiết tố hoạt động ổn định làm cho sự rụng trứng và kinh nguyệt đều hơn. Ngoài ra còn giúp giải quyết các rắc rối mà bạn hay gặp phải trong chu kỳ như: đau lưng, đau bụng, đau ngực.

5. Tập thể dục thể thao

Giúp giải phóng năng lượng và giúp điều hoà nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt là điều chị em nên làm và duy trì liên tục là liều thuốc quý hữu ích cho sức khỏe và tinh thần.

[inline_article id=87867]

Làm sao để kinh nguyệt đều đặn?  Hãy giữ chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn rất quan trọng đối với việc thụ thai của phụ nữ, vì vậy bạn nên chăm sóc tốt cho bản thân và đừng quên đi khám phụ sản định kỳ nhé.

An Dỹ Hiên