Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Góc giải đáp thắc mắc: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì tốt nhất?

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? Thực tế có nhiều loại thuốc giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Tùy nguyên nhân mà mình sẽ chọn các loại thuốc khác nhau.

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? Kinh nguyệt không đều có thể do nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em, thậm chí dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.

Do đó, chị em phụ nữ rất lo lắng khi gặp phải tình trạng này và không biết kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì tốt nhất. Trước khi tìm ra câu trả lời uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt, chị em cần hiểu rõ về hiện tượng kinh nguyệt không đều là như thế nào.

Những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn

Kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt xuất hiện mà không theo bất cứ một chu kỳ nào. Kinh nguyệt có thể tới muộn, sớm hơn bình thường hay 2-3 tháng mới có một lần.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới kéo dài từ 28-35 ngày. Bên cạnh đó, tùy theo thể trạng của mỗi chị em mà chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hay ngắn hơn một vài ngày.

Thời gian có kinh kéo dài từ 2-7 ngày và lượng máu ra ngoài khoảng 40-80ml với màu đỏ sẫm. Trong đó, ngày đầu và ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt thì lượng máu thường ra ít hơn.

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thường gặp ở rất nhiều chị em

Khi chu kỳ kinh nguyệt của chị em ngắn hơn 21 ngày và dài hơn 35 ngày với lượng máu chảy ra quá nhiều hay quá ít, màu sắc máu có sự thay đổi thì đây là biểu hiện của kinh nguyệt không đều. 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những bạn gái mới có kinh nguyệt hay chị em phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Một số dạng kinh nguyệt không đều chị em thường gặp như chậm kinh, kinh nguyệt tới sớm, rong kinh, kinh nguyệt bất định, vô kinh, thống kinh.

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì là tốt nhất?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều hòa kinh nguyệt. Vậy uống thuốc gì để điều hoà kinh nguyệt? Thuốc điều hòa kinh nguyệt nào tốt?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều. Do đó, tùy vào từng trường hợp mà lựa chọn uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt.

Nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt do tâm lý hay tác động ngoại cảnh thì nên thay đổi thói quen sinh hoạt để lấy lại sự cân bằng. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em cũng dần ổn định trở lại.

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì
Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì ?

Còn chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều do nguyên nhân tuổi tác thì có thể uống thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y, Tây y hay thực phẩm chức năng.

Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa, chị em cần đến thăm khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Chị em tuyệt đối không được mua thuốc tự điều trị tại nhà vì có thể gây nên tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.

Những loại thuốc điều hòa kinh nguyệt nên tham khảo

Tổng kết lại, chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều do tuổi tác hay yếu tố tâm sinh lý mà liên quan đến rối loạn hormone nội tiết thì có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

1. Thuốc nội tiết

Là loại thuốc chứa estrogen, progestatif hay kết hợp estrogen và progestatif. Công dụng của thuốc nội tiết tố là giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định như bình thường.

2. Thuốc tránh thai

Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt? Thuốc tránh thai cũng là biện pháp điều hòa kinh nguyệt đang được nhiều chị em sử dụng. Bởi trong thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin vừa có tác dụng giảm hiện tượng rong kinh, đau bụng kinh vừa giúp điều hòa kinh nguyệt.

3. Thuốc sắt

Nhiều chị em ra kinh nguyệt với lượng máu nhiều bất thường trên 80ml/1 chu kỳ thì khả năng thiếu máu rất cao. Do đó, chị em cần uống thêm viên sắt để tái tạo máu tốt hơn và cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt dần ổn định trở lại.

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì
Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? Thuốc sắt là 1 lựa chọn tốt

4. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm có tác dụng hạ nồng độ prostaglandin trong cơ thể xuống thấp. Từ đó, tình trạng rong kinh hay các cơn đau bụng kinh được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm khoảng 20-50% lượng máu ra trong những ngày đèn đỏ.

5. Thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? Ngoài những loại thuốc Tây y ở trên, chị em có thể uống các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt từ Đông y.

Những bài thuốc này là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược tự nhiên lành tính với liều lượng phù hợp có tác dụng thanh lọc giải độc, điều hòa khí huyết và giúp bổ máu, điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới.

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt chị em cần biết

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? Chị em sử dụng bất cứ loại thuốc điều hòa kinh nguyệt nào cũng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số chị em ra hiệu thuốc và kể các triệu chứng rồi nhờ dược sĩ kê đơn. Nhưng bạn cần nhớ rằng, dược sĩ chỉ là người bán thuốc và không rõ nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều.

Vì vậy, bạn uống thuốc sẽ không mang lại hiệu quả điều hòa kinh nguyệt cao. Thậm chí, chúng có thể gây nên một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Còn có nhiều chị em lại tin tưởng đặt thuốc quảng cáo trên mạng hay tin tưởng vào bài thuốc của các “thầy lang” không rõ nguồn gốc. Lúc đó, hiệu quả điều hòa kinh nguyệt đâu chẳng thấy mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh con sau này. 

Làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại?

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? Ngoài việc uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần cải thiện lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn, tập thể dục thường xuyên, khám phụ khoa định kỳ… thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định.

1. Khám phụ khoa định kỳ

Đi khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện bệnh liên quan đến tử cung, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung hay nhiễm trùng tử cung. Đây là những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều nhưng rất hiếm gặp. 

2. Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng

Chị em nên ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc kinh nguyệt vào cuốn sổ tay nhỏ hay theo dõi ngay trên các ứng dụng điện thoại. Từ đó, nếu phát hiện dấu hiệu kinh nguyệt không đều thì đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời. 

[inline_article id=148087]

3. Giữ tinh thần thoải mái

Tâm trạng lo lắng, stress, bồn chồn… là nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Do đó, chị em cần giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ và hạn chế những căng thẳng, lo âu. 

4. Xây dựng lối sống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất… Tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và hạn chế thực phẩm gây rối loạn kinh nguyệt như bánh kẹo, đường, thực phẩm cay nóng… Chị em cũng đừng quên ngủ đúng giờ, đủ giấc, uống 2 lít nước/1 ngày và tập thể dục đều đặn.

5. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều là bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Vì vậy, chị em phụ nữ cần phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, vệ sinh đúng cách trong kỳ kinh nguyệt và thời gian mang thai.

Với những thông tin chi tiết ở trên, chị em đã biết câu trả lời “kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì, làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại”… rồi đúng không nào.

Dù lựa chọn loại thuốc điều hòa kinh nguyệt nào cũng phải cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em sau này. 

AN HY

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.