Độ tuổi thích hợp nhất để sinh con
Các chuyên gia của Tạp chí Y học Anh Quốc cho rằng độ tuổi lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con là từ 20 đến 35 tuổi. Ngoài độ tuổi đó, phụ nữ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng về sức khỏe và sinh sản.
Trong một bài viết, Tiến sĩ Randy Morris, một chuyên gia về thuốc vô sinh và sinh sản cho rằng phụ nữ trên 36 tuổi vẫn còn đủ điều kiện để sinh con. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ thai vẫn giảm khi tuổi của người phụ nữ tăng lên.
Mang thai ở phụ nữ lớn tuổi và các biến chứng
Một phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng sức khỏe lớn hơn bình thường. Các biến chứng như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp có khả năng xuất hiện rất cao. Nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và sảy thai cũng tăng lên cùng với tuổi. Ở tuổi 38, nguy cơ xảy ra bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/100. Đó là lý do tại sao phụ nữ phụ nữ lớn tuổi nên tiến hành các xét nghiệm trước khi sinh.
Một bạn đọc của MarryBaby cho biết rằng, chị đã cảm thấy cơ thể hầu như vỡ vụn vì cơn đau chuyển dạ khi sinh đứa con thứ ba ở tuổi 34. Hai đứa con đầu chị sinh thường nhưng đứa thứ ba chị phải sinh mổ.
Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi 35 đến 39 và 40 đến 44 sinh con đầu lòng ngày càng tăng. Chuyện một người phụ nữ ở tuổi 50 sinh con nghe có vẻ khó tin nhưng điều đó vẫn còn có thể xảy ra.
Có khá nhiều câu chuyện về những người phụ nữ trên 35 mà vẫn sinh con trên các diễn đàn. Một người đã sinh đứa con đầu lòng ở tuổi 38. Một người khác thụ thai ở tuổi 39 và sinh con ở tuổi 40. Cũng có những phụ nữ đã sinh ra nhiều hơn một đứa con sau độ tuổi 40.
[inline_article id=35223]
Mang thai khi lớn tuổi: Nên chuẩn bị điều gì?
Tuy các nguy cơ vẫn tồn tại nhưng đối với phụ nữ thì chẳng có nguy cơ nào lớn hơn việc không có con. Vậy, những người phụ nữ trên 35 tuổi phải làm gì để thụ thai và sinh con trong độ tuổi “không lý tưởng” của mình?
Điều đầu tiên là bạn phải khoẻ mạnh và cân đối. Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và có một lối sống lành mạnh… Cơ thể của một người phụ nữ có thể chịu đựng những thách thức của quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở khi nó ở trong tình trạng tốt.
Tiếp theo, tham khảo ý kiến bác sĩ sản-phụ khoa để tiến hành kiểm tra y khoa khi bạn muốn có thai. Hãy yêu cầu chồng cùng kiểm tra nếu cả hai đã cố gắng thụ thai trong nhiều năm. Nếu có vấn đề về sinh sản thì hãy theo đúng quá trình điều trị. Quá trình này có thể tốn kém nhưng vẫn luôn đáng để thử.
Trinh – một giáo viên luôn mong muốn có một đứa con từ khi kết hôn đến giờ. Chồng cô làm trong ngành hàng hải và họ có một số vấn đề về sức khỏe và sinh sản nên đã tìm đến một chuyên gia và theo đúng quá trình điều trị. Cô đã có thai đứa con đầu lòng nhưng lại bị sẩy thai. Vì vậy họ đã thử một lần nữa và sau 4 năm, ở tuổi 37, cô ấy cuối cùng đã trở thành mẹ của một bé gái khỏe mạnh.
Nếu quá trình điều trị không có kết quả thì vẫn còn có các biện pháp tiên tiến hơn như thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể thảo luận chi tiết về phương pháp này với bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn lo con mình bị dị tật thì có thể thực hiện chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi (PGD) cùng với thụ tinh trong ống nghiệm vì quá trình chẩn đoán này có thể phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể.
[inline_article id=15952]
Các bước để đảm bảo rằng bạn có một đứa con khỏe mạnh
Nếu điều trị thành công và bạn có thể mang thai thì hãy thực hiện các bước sau đây để bảo đảm rằng bé sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn
• Đi khám thường xuyên
• Gọi điện hay gặp bác sĩ khi cảm thấy hoặc nghi ngờ về bất kỳ vấn đề gì khi mang thai.
• Tránh căng thẳng.
• Không làm việc quá mức.
• Ăn uống lành mạnh và đúng cách.
• Duy trì cân nặng phù hợp với người mang thai.
• Tránh các loại thực phẩm hoặc các chất có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.
Sau cùng, điều trên hết bạn cần là, là phải tận thưởng từng phút giây. Đừng quá lo lắng vì như vậy có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy cứ vui vẻ ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu.
MarryBaby