Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc chung về căn bệnh này cũng như những thứ cần chuẩn bị trước khi bước vào ca mổ. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
U nang buồng trứng là gì?
Buồng trứng là 2 cơ quan nhỏ nằm ở 2 bên tử cung, hình dáng trông giống như hạt đậu. Bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ.
U nang buồng trứng là một túi chứa chất dịch lỏng (hoặc chất rắn dạng như bã đậu) phát triển bất thường bên trên hoặc trong buồng trứng của người phụ nữ.
Đây là một trong những loại khối u thường gặp nhất ở các chị em, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.
Phần lớn các khối u nang buồng trứng là các u lành tính xuất hiện tự nhiên và biến mất sau vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp u nang buồng trứng là u ác tính do sự phát triển bất thường của các tế bào.
Dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng
Trước khi tìm hiểu mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không, bạn cần hiểu thêm về căn bệnh này. Rất khó để nhận biết bệnh u nang buồng trứng vì chúng thường không để lại dấu hiệu gì rõ ràng. Những người bị mắc bệnh u nang buồng trứng thường gặp các triệu chứng như:
- Kinh nguyệt xuất hiện không đều, đau bụng kinh, đau vùng xương chậu trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt
- Quan hệ tình dục bị đau vùng chậu hoặc khó chịu ở bụng
- Đi tiểu liên tục, thường xuyên bị đau đường ruột, đau bụng khi đi vệ sinh
- Một số bất thường khác về nội tiết như ngực to, nhỏ không rõ nguyên nhân, buồn nôn, bụng sưng, nặng…
Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ thì chứng tỏ u nang đã bị vỡ hoặc buồng trứng bị xoắn. Những dấu hiệu đó là:
- Đau nặng vùng chậu
- Chóng mặt
- Thở gấp
- Sốt
- Ngất xỉu
Lúc này bạn cần khẩn trương tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Khi nào cần mổ u nang buồng trứng?
Với các trường hợp u lành tính có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ để chúng tự tiêu và theo dõi, kiểm tra sát sao bằng hình thức siêu âm. Ngoài ra cũng có trường hợp điều trị bằng thuốc tránh thai để làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Còn với những thường hợp u nang có kích thước lớn (khoảng 80mm trở lên), u nang phát triển với tốc độ quá nhanh, gây ra những triệu chứng nguy hiểm hoặc có nguy cơ phát triển thành ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật mổ nội soi hoặc mổ mở.
[inline_article id=271852]
Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
Bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro và mổ u nang buồng trứng cũng vậy. Việc mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào phương pháp mổ cũng như sức khỏe, cơ địa của từng người.
1. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Mổ nội soi thường có thời gian hồi phục nhanh hơn mổ hở và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu quá trình mổ gặp biến chứng thì bạn có thể phải cắt cả 2 bên buồng trứng kèm theo tử cung, khả năng sinh sản từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu bạn vẫn còn một bệnh buồng trứng thì tuy khả năng mang thai có thể kém đi nhưng bạn vẫn còn có thể mang thai được. Còn nếu bạn bị cắt cả 2 bên buồng trứng thì sẽ không còn khả năng mang thai.
2. Sức khỏe suy giảm
Trường hợp bị cắt cả 2 bên buồng trứng, ngoài việc mất đi khả năng sinh sản, sức khỏe của bệnh nhân cũng bị suy giảm, phụ nữ thường bị mãn kinh sớm…
3. Biến chứng trong quá trình mổ
Quá trình phẫu thuật có sử dụng các biện pháp gây mê, gây tê có thể gây ra những biến chứng như dị ứng, xuất huyết, sốc phản vệ, nhiễm trùng…
4. Biến chứng sau mổ
- Nếu u nang phát triển do nội tiết thì chúng vẫn có thể tái phát lại sau khi đã loại bỏ
- Tổn thương ruột hoặc bàng quang
- Hình thành mô sẹo trên da, trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc trong khung chậu
- Nhiễm trùng sau mổ
- Cơn đau kéo dài và khó kiểm soát
Cần chuẩn bị gì trước khi mổ u nang buồng trứng?
Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không và cần chuẩn bị gì? Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Naprosyn), clopidogrel (Plavix), warfarin (Coumadin) và các chất làm loãng máu khác.
Đối với một số trường hợp vẫn cần dùng thuốc, bạn nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào sử dụng được, loại thuốc nào không.
Ngoài ra, nếu bạn có những vấn đề sức khỏe đặc biệt thì cũng cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật.
Trước buổi phẫu thuật, bạn sẽ được dặn ngừng ăn uống từ nửa đêm, nếu có uống thuốc thì chỉ được uống với một ngụm nước nhỏ, không hút thuốc…
Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành?
Thời gian hồi phục đối với phương pháp mổ nội soi thì nhanh hơn mổ hở. Mổ nội soi mất khoảng 2 – 3 ngày là có thể xuất viện, 2 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Còn trường hợp mổ hở thì bệnh nhân cần 5 – 7 ngày để xuất viện và 1 – 2 tháng để hồi phục hoàn toàn.
Như vậy, mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào phương pháp mổ cũng như cơ địa của từng người. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về căn bệnh u nang buồng trứng cũng như những cách thức điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Nếu phát hiện những dấu hiệu của u nang buồng trứng, hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.