Vậy nhạt miệng, buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai? Hãy xem bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Nhạt miệng, buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai?
Nhạt miệng, buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường có các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá như thay đổi vị giác, nôn nghén…. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là sự thay đổi của một số hormone trong thai kỳ như estrogen và progesterone khiến mẹ thay đổi cảm xúc, từ đó có thể trở nên quá nhạy cảm với một số thức ăn hay không thấy ngon miệng, mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng những nguyên nhân hay bệnh lý tiềm ẩn khác, việc lạm dụng thuốc hay chất kích thích cũng gây ra sự mất ngon miệng
Ngoài nhạt miệng, một số phụ nữ mang thai thậm chí còn có sở thích ăn uống khác thường đối với những thứ không phải thực phẩm như đất hoặc giấy. Nguyên nhân là do cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi có dấu hiệu này, bạn cần đi khám để nhận được sự tư vấn hợp lý từ bác sĩ.
>> Bạn có thể tham khảo: Vạch nâu ở bụng có phải có thai? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết!
Các dấu hiệu mang thai khác
Ngoài nhạt miệng, buồn nôn, bạn cũng có thể đang mang thai nếu mắc phải các dấu hiệu dưới đây:
1. Trễ kinh
Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục và có dấu hiệu trễ kinh nguyệt trên 1 tuần thì có thể bạn đang mang thai. Tuy nhiên, nếu các chu kỳ trước bạn đều trễ kinh nguyệt thì có thể không phải do mang thai. Hãy đi thử thai để chắc chắn bạn nhé!
>> Bạn có thể tham khảo: Trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch phải chăng không có thai?
2. Ngực mềm, sưng
Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến ngực của bạn nhạy cảm và đau nhức. Cảm giác đau nhức có thể sẽ giảm sau một vài tuần khi cơ thể bạn thích nghi với những thay đổi nội tiết tố.
3. Lừ đừ
Mệt mỏi, lừ đừ cũng là trong số các triệu chứng phổ biến khi mới mang thai. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ hormone progesterone trong thời kỳ đầu mang thai là nguyên nhân gây ra mệt mỏi.
4. Thèm ăn
Thèm ăn một số loại thực phẩm nhất định rất phổ biến trong thai kỳ. Bạn cũng có thể nhận thấy sự chán ghét đột ngột đối với những món ăn mà bạn thích trước đây.
5. Đi tiểu nhiều lần
Bạn có thể thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên khi mang thai, khiến thận của bạn phải xử lý thêm chất lỏng dẫn đến bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, khi mang thai bạn cũng có một số dấu hiệu khác như:
- Táo bón.
- Khó thở.
- Ngứa da.
- Đau lưng.
- Nhức đầu.
- Chuột rút chân.
- Chảy máu âm đạo.
- Giãn tĩnh mạch và phù chân.
>> Bạn có thể tham khảo: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất
Cách làm giảm tình trạng buồn nôn nhạt miệng trong thai kỳ
Vậy nếu bị nhạt miệng phải làm sao để ăn uống ngon miệng hơn? Nếu bị tình trạng nhạt miệng, buồn nôn do mang thai, để việc ăn uống ngon miệng hơn, mẹ bầu có thể thử:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn bữa phụ vào sáng, chiều.
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin, canxi, sắt: Sữa chua, trái cây, các loại hạt, hải sản, trứng, sữa…
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bao gồm cả nước, đồ uống, canh rau củ,…Uống nước từng ngụm đúng cách.
- Tránh món ăn cay, mặn, có tính nóng, chứa nhiều caffein…Hoặc các món mà khi mang thai khiến mẹ bầu nhạt miệng, buồn nôn.
- Giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn ốm nghén bằng cách sử dụng gừng, hương chanh, hương thảo, bạc hà giúp cải thiện nhanh.
Nếu thai phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do tình trạng mất cảm giác ngon miệng, ốm nghén có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung dinh dưỡng ở liều cao để khôi phục các chỉ số ở ngưỡng khỏe mạnh. Vì vậy, bầu cần lắng nghe cơ thể và đến bệnh viện thăm khám và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ là rất quan trọng.
[inline_article id=320910]
Như vậy, bạn đã có xâu trả lời cho câu hỏi Nhạt miệng, buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không. Đắng miệng, nhạt miệng buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai. Việc nhận biết và xác định có thai càng sớm càng tốt để các thai phụ được chăm sóc trước sinh một cách tốt nhất.