Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Giải mã hiện tượng con ranh con lộn và câu chuyện tiền kiếp, hậu kiếp

Bạn đã bao giờ nghe chuyện về con ranh con lộn? Thật ra đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này.

Con ranh con lộn là gì?

Con ranh con lộn là gì? Con ranh con lộn để chỉ những đứa trẻ mệnh yểu trong một gia đình, chào đời chưa được bao lâu đã mất hoặc mất do sảy thai, thai lưu, sinh non. Điều khó lý giải là chúng thường mất ở cùng một độ tuổi hoặc tuổi thai với nguyên nhân giống nhau.

Khi người nhà đánh dấu trên người chúng để kiểm chứng thì đứa trẻ tiếp theo được sinh ra mang vết sẹo hoặc vết bớt tương tự dấu tích này. Thường khi gặp phải tình trạng con ranh con lộn, bà mẹ mang thai lại rất nhanh. Không ít cặp vợ chồng phải 4, 5 lần đau đớn nhìn con lìa bỏ mình mà đi. 

>> Bạn có thể xem thêm: Nhìn cổ tay biết có thai liệu có chính xác không? Dấu hiệu mang thai khiến bạn bất ngờ

Dân gian giải thích hiện tượng con ranh, con lộn

Người xưa tin rằng hiện tượng con ranh con lộn liên quan đến thuyết luân hồi nghiệp báo. Nghĩa là ở kiếp trước, cha mẹ đứa bé đã làm điều ác nên kiếp này phải chịu sự trừng phạt về đường con cái. Chẳng hạn, họ làm hại kẻ khác, hành nghề phá thai hoặc cố ý làm người khác bị sảy thai…

Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cho đến Anh, Pháp, Mỹ… Ở một số quốc gia châu Á, những cặp vợ chồng bị con ranh con lộn thường lên chùa để sám hối hướng thiện. Vì họ cho rằng kiếp trước mình đã tạo nghiệp ác.

Do vấn đề con ranh con lộn có tính phổ biến nên nó đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu phương Tây đã dùng phương pháp thôi miên để giúp nhiều người trở về tiền kiếp của mình nhằm giải mã hiện tượng con ranh con lộn. Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn còn là bí ẩn trong vũ trụ huyền bí này.

Dân gian giải thích hiện tượng con ranh, con lộn
Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Những chuyện lạ được lưu truyền

Những câu chuyện đầu thai kỳ lạ được lưu truyền cho thấy hiện tượng con ranh con lộn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

1. Câu chuyện xảy ra ở Pháp

Cặp vợ chồng người Pháp tên Marius Frères cảm thấy khổ sở khi họ 3 lần sinh con thì những đứa trẻ cứ được 3 tháng tuổi là mất. Đặc biệt, trong nách cả ba đứa trẻ đều có một vết màu xám nâu rất nhỏ bằng đầu chiếc đũa.

Một thời gian sau đó, cảnh sát phát hiện bên dưới lò sưởi trong ngôi nhà của họ có một thi thể người phụ nữ. Trùng hợp là dưới nách của nạn nhân có một vết thâm tím. Người phụ nữ chính là dì ruột của ông Marius. Bà đã bị hai vợ chồng người cháu hãm hại để chiếm đoạt viên kim cương.

2. Câu chuyện xảy ra ở Anh

Gia đình Matthew sống ở Luân Đôn. Suốt bốn năm, người vợ lần lượt sinh bốn người con nhưng những đứa trẻ lần lượt qua đời.

Ở lần mang thai thứ tư, trước khi chuyển dạ, người vợ mơ màng nghe tiếng trẻ con thì thầm bên tai: “Đây là lần cuối cùng!”. Đứa con sinh lần thứ tư cũng mất ngay sau đó không bao lâu. Nhưng đến lần sinh thứ năm thì đứa bé sống khỏe mạnh bình thường, giống với lời bà nghe được năm nào.

>> Bạn có thể xem thêm: Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống là gì?

3. Câu chuyện xảy ra ở Việt Nam

Những năm 1930 ở Quảng Trị có gia đình ông T. và bà H. trú tại làng Vĩnh Lại, chợ Sòng.

Bà H sinh nở nhiều lần nhưng chỉ giữ được đứa con đầu. Những đứa sau cứ sinh ra là mất. Nghe lời dân làng, bà H làm dấu lên cánh tay đứa con thứ ba để xem có phải vợ chồng bà gặp trường hợp con ranh con lộn không. 

Bà H. vô cùng hoảng sợ khi đứa bé kế tiếp sinh ra có dấu trên tay đúng như bà đã từng đánh dấu lên tay đứa bé trước. Đứa bé này cũng yểu mệnh như những đứa trẻ đã mất.

Những chuyện lạ thế giới có thật về con ranh con lộn
Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Cách hóa giải nghiệp tiền kiếp theo dân gian

Theo dân gian, nếu gặp phải trường hợp con ranh con lộn, tốt nhất, hai vợ chồng nên lên chùa để nhờ sư thầy hướng dẫn cách hóa giải. Một trong những cách hóa giải những ân oán của kiếp trước là thường xuyên phóng sinh cũng như năng làm việc tốt, giúp đỡ những người kém may mắn. Nếu vẫn khát con, tốt nhất nên xin con nuôi để vui cửa vui nhà. 

Người ta cũng cho rằng việc làm dấu đứa trẻ chỉ nên thực hiện lên chân, mông, những chỗ ít bị nhìn thấy với dấu rất nhỏ. Tránh đánh dấu lên mặt vì nếu đứa bé chuyển kiếp sống sót, lớn lên con sẽ mặc cảm vì vết bớt trên mặt.

Tuy nhiên, chưa có trường hợp cụ thể nào được nghiên cứu và chứng minh rằng: sau khi chăm đi chùa phóng sinh, làm việc tốt sẽ giúp họ dễ sinh con và không gặp tình trạng như trước. Chính vì thế, bạn cũng không nên quá tin vào việc này. Song làm việc thiện, việc tốt không bao giờ là thừa, nên hãy làm khi có thể nhé bạn.

Trên đây là tin truyền miệng và cách hóa giải theo dân gian, còn khoa học giải thích hiện tượng này thế nào?

>> Bạn có thể xem thêm: Có nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền trước khi mang thai?

Khoa học giải thích nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong

Giới y học cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết cho trẻ sơ sinh. Theo thống kê hàng năm có hơn 3 triệu ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới. Người ta ước tính cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi tử vong thì có 2 trẻ tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh.

Không phải lúc nào y học cũng tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn trẻ tử vong vì sinh non, sinh nhẹ cân hoặc bị dị tật bẩm sinh (như dị tật tim, phổi, khuyết tật ống thần kinh, thai vô sọ).

Trẻ cũng có thể tử vong do biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhau tiền đạo, băng huyết, thiếu hụt nước ối, thuyên tắc ối, chuyển dạ kéo dài

Vòng lặp những đứa trẻ trong gia đình sinh ra và mất ở độ tuổi giống nhau hoặc khi còn là bào thai có thể liên quan đến những bất thường ở nhiễm sắc thể hoặc cấu tạo cơ quan sinh sản của mẹ. Vì vậy bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi sinh để kịp thời phát hiện các nguy cơ đối với cả mẹ và bé trong thai kỳ và sau chào đời. 

Đặc biệt, với những phụ nữ đã từng sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh em bé dị tật hoặc tử vong ở giai đoạn sơ sinh nhất thiết phải được kiểm tra sức khỏe trước sinh. Nhờ đó mới đảm bảo họ có một thai kỳ mới khỏe mạnh, an toàn. 

Ổn định tâm lý cho người mẹ mất con

Mất con dù ở giai đoạn bào thai hay sau chào đời cũng đều là nỗi đau không thể gọi tên. Trong những trường hợp như vậy, người mẹ cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để vượt qua sự mất mát quá lớn trong đời. Hơn ai hết, người thân chính là điểm tựa để họ không bị gục ngã. Nếu tâm lý người mẹ bất ổn, rơi vào hoảng loạn, trầm cảm, họ rất cần nhận được sự tư vấn và trị liệu tâm lý.

Như vậy, nếu gặp hiện tượng con ranh con lộn, bạn không nên quá tin vào quan điểm dân gian cho rằng tiền kiếp đã từng sống ác mà dằn vặt chính mình. Bởi ở cuộc sống hiện đại, mọi thứ cần minh bạch, rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học. Hãy nghĩ đến việc bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, vợ chồng bạn tốt hơn hãy đến gặp bác sĩ để tìm phương hướng giải quyết.

[inline_article id=266522]

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng là do đâu, làm sao khắc phục?

nguyên nhân chậm kinh 1 tháng
Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng vì sao?

Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng và cách khắc phục tình trạng này là điều chị em nào cũng cần biết. Dường như bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều sẽ trải qua ít nhất một lần kinh nguyệt “trễ hẹn”, có thể trễ vài ngày nhưng cũng có khi trễ kinh 1 tháng. Bài viết sẽ lý giải và cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Hiện tượng kinh nguyệt ở người phụ nữ không phải là một yếu tố “bất di bất dịch”. Bởi chỉ cần có các yếu tố hoặc điều kiện tác động từ bên ngoài là chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị thay đổi. 

Tuy nhiên, kỳ kinh nguyệt lại được xem là “tấm gương” giúp phản ánh các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ. Do đó, nếu bạn bỗng dưng mất một chu kỳ kinh, tức là bị chậm kinh một tháng thì có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về tâm lý, bệnh lý nào đó.

nguyên nhân trễ kinh 1 tháng
Kinh nguyệt là yếu tố quan trọng trong sức khỏe sinh lý nữ

Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng do đâu?

Thông thường, một chu kỳ hành kinh của người phụ nữ sẽ được lặp lại sau 28 – 35 ngày. Nếu một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày sẽ được gọi là chậm kinh hoặc trễ kinh. Và nếu bạn bị trễ kinh 1 tháng thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những lý do sau đây:

1. Chậm kinh 1 tháng do mang thai

Mang thai là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn bị chậm kinh 1 tháng. Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh và làm tổ trong buồng tử cung, lớp niêm mạc trong lòng tử cung sẽ không bong ra để tạo thành kỳ nguyệt mà sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, cơ thể bạn sẽ không xuất hiện hiện hiện tượng hành kinh.

[inline_article id=232243]

2. Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng do yếu tố tâm lý

Phụ nữ có thể bị chậm kinh 1 tháng do các tác động của yếu tố từ tâm lý. Vùng dưới đồi được xem như là nơi làm nhiệm vụ tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hormone gây ra bởi stress, chẳng hạn như adrenaline và cortisol.

Khi phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, hay có những bất ổn về tinh thần đều có thế khiến cho kỳ kinh của bạn đến chậm hơn so với bình thường.

3. Trễ kinh 1 tháng do bệnh lý

Nếu bạn đang mắc phải các bệnh về máu hay các bệnh lý có thể khiến lượng tiểu cầu sụt giảm thì nó cũng có thể khiến bạn bị chậm kinh. Ngoài ra, nguyên nhân chậm kinh 1 tháng còn có thể do bạn đang mắc phải các căn bệnh, chẳng hạn như:

  • Buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến trứng khó rụng khi đến kỳ và bạn sẽ bị mất kinh nguyệt trong 1 tháng, hoặc thậm chí là mất kinh hoàn toàn.
  • Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp hoạt động kém cũng có thể làm giảm sự bài tiết hormone tuyến yên và điều đó sẽ gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, điển hình là tình trạng bị trễ kinh 1 tháng.
  • Các bệnh về tử cung, cổ tử cung: Những căn bệnh viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng tử cung… đều có thể gây ra tình trạng chậm kinh bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng của từng loại bệnh.

nguyên nhân chậm kinh 1 tháng

Một số nguyên nhân khác gây chậm kinh 1 tháng

Một số trường hợp, phụ nữ bị chậm kinh 1 tháng không phải do mang thai, do tâm lý hay bệnh lý mà nguyên nhân lại đến từ những thói quen sinh, lối sống không lành mạnh hàng ngày.

  • Giảm cân quá đà: Ăn kiêng không khoa học khiến cơ thể bị thiếu đạm và chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tiết tố và hậu quả là bạn có thể bị chậm kinh hoặc vô kinh.
  • Luyện tập thể thao quá sức: Vận động thể chất quá nhiều, quá sức chịu đựng của cơ thể cũng khả năng gây ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp các hormone nội tiết trong cơ thể, khiến kỳ kinh nguyệt của bạn không diễn ra đều đặn.
  • Uống thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, một trong số đó là làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị chậm lại. 
  • Di chuyển liên tục: Thường xuyên thay đổi địa điểm sinh hoạt như đi du lịch, đi công tác… sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể dễ bị ảnh hưởng và đảo lộn.

Bị chậm kinh 1 tháng phải làm sao?

Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng có thể là dấu hiệu mang thai, các vấn đề tâm lý hoặc bệnh lý. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện ngay những điều sau:

  • Sử dụng que thử thai hoặc đến các các cơ ở y tế chuyên khoa tiến hành xét nghiệm máu, siêu âm để xem xét đến khả năng mang thai khi bị chậm kinh 1 tháng.
  • Nếu chậm kinh không phải do mang thai và hiện tượng này xuất hiện trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây chậm kinh, từ đó có được phương pháp điều trị kịp thời.

nguyên nhân chậm kinh 1 tháng

  • Đồng thời, bạn cần chủ động xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Luôn giữ trạng thái tâm lý ổn định, lạc quan. Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, không thức khuya hay làm việc quá sức.
  • Ăn uống điều độ, không ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị cay nóng, cùng các chất kích thích. Đồng thời, luyện tập thể dục thể thao điều độ để duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Đặc biệt, nên sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên và không thụt rửa âm đạo quá sâu để tránh bị viêm nhiễm vùng kín, gây ra các bệnh lý phụ khoa.

Nhìn chung, việc mất kinh nguyệt trong một khoảng thời gian là vấn đề thường gặp ở phụ nữ và nó thể do nhiều nguyên do gây ra. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân chậm kinh 1 tháng, trễ kinh 1 tháng là do đâu để có hướng điều trị đúng đắn, hợp lý và hiệu quả nhất.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Bệnh cường giáp có thai được không? Điều trị có khó không?

Bệnh cường giáp có thai được không là điều rất nhiều chị em lo lắng. Vì tuyến giáp là bộ phận quan trọng, tiết ra hormone tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể nên chị em lo lắng là điều dễ hiểu. Vậy thì khi đã mắc hoặc đang mắc bệnh cường giáp có thể mang thai được không?

bệnh cường giáp có thai được không
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tăng trưởng cơ thể

Bệnh cường giáp và triệu chứng thường gặp

Để biết bệnh cường giáp có thai được không, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này.

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một hội chứng do nhiều bệnh gây ra. Trong đó Basedow là một trong những nguyên nhân gây bệnh cường giáp nặng nhất.

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh, do tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) gây ra dẫn đến triệu chứng tim mạch tăng chuyển hóa quá mức. Có thể là tim đập nhanh, sụt cân không kiểm soát…

2. Triệu chứng bệnh cường giáp thường gặp

Tương tự những căn bệnh khác, bệnh cường giáp có kèm theo các triệu chứng dễ nhận thấy thông qua sự bất thường của cơ thể như:

  • Hồi hộp đánh trống ngực: người bệnh có cảm giác tim lúc nào cũng đập nhanh, đôi khi còn cảm thấy đau ngực và khó thở.
  • Sợ nóng nực: do mức chuyển hóa cơ bản cao nên thân nhiệt người mắc bệnh cường giáp cao hơn so với người bình thường. Cho nên, người bệnh không thể chịu được thời tiết nóng hoặc nơi có nhiệt độ cao.
  • Tiêu chảy: do nhu động ruột tăng thường xuyên dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài ở người mắc bệnh cường giáp.
  • Run tay: Bệnh nhân thường có biểu hiện run tay, không thể kiểm soát, thường run với tần suất nhanh và biên độ nhỏ.
  • Bướu cổ: xuất hiện ở cùng cổ, nơi chứa tuyến giáp bị phình to, nguyên nhân là do tuyến giáp bị phì đại.
  • Ra mồ hôi nhiều: người bệnh cường giáp có thể ra mồ hôi rất nhiều dù ngồi một chỗ và không vận động.
  • Rối loạn giấc ngủ: đây cũng là một triệu chứng thường gặp. Bệnh nhân thường bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ ngắn…
  • Yếu và mệt người: cảm giác bị mất sức, không muốn đi lại hay vận động nhiều.
  • Sụt cân: người bệnh cường giáp thường sụt nhân nhanh chóng mặc dù chế độ ăn bình thường, không trong chế độ giảm cân.
  • Thay đổi tính nết, dễ cáu giận, lo lắng…
bệnh cường giáp có thai được không
Bướu cổ là biểu hiện nguy hiểm của bệnh cường giáp

Những triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh cường giáp như sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, rối loạn giấc ngủ, sụt cân, yếu người, tim đập nhanh rất giống với những người đang mang thai thời kỳ đầu.

Cho nên, bạn cần theo dõi sức khỏe thật kỹ càng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, lỡ như người mắc bệnh cường giáp có ý định sinh con thì có được không? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể nhé.

Người mắc bệnh cường giáp có thai được không?

Tuy bạn vẫn có thể có con nhưng căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ nên bạn cần chữa trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

1. Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai

Người mắc bệnh cường giáp có thai được không khi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giáp – bộ phận quan trọng tham gia vào quá trình mang thai và nuôi con.

Thực tế cho thấy, bệnh cường giáp ở phụ nữ làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, vô sinh, hiếm muộn… dẫn đến khó mang thai.

Thế nhưng, không có nghĩa là người mắc bệnh tuyến giáp không thể mang thai và sinh con như một người mẹ có sức khỏe bình thường.

[inline_article id=218758]

Theo các chuyên gia y tế cho biết, nếu mẹ bầu điều trị bệnh cường giáp một cách tích cực, đúng liệu trình và hiệu quả thì vẫn có thể mang thai và sinh con. Do đó bạn không còn lo lắng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “bệnh cường giáp có thai được không”.

Tuy nhiên, để đảm bảo thai kỳ an toàn, nữ giới nên điều trị rối loạn cường giáp ổn định trước khi muốn mang thai và sinh nở.

Nếu mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh cường giáp lâu dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc trong thời gian mang bầu hoặc điều trị.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đi khám để theo dõi thai nhi cũng như tình trạng bệnh nếu có gì không may xảy ra.

2. Rủi ro khi người mắc bệnh cường giáp mang thai

Trong trường hợp điều trị bệnh cường giáp chưa khỏi hẳn mà mang thai, bạn sẽ đối diện với nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ như sinh non, thai chết lưu, sảy thai…

Đặc biệt, nếu xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát, tính mạng của cả hai mẹ con có thể bị đe dọa nếu không cấp cứu kịp thời.

bệnh cường giáp có thai được không
Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai như bình thường

Vì thế, nếu nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà mắc bệnh cường giáp sẽ được ưu tiên điều trị bệnh ổn định trước, sau đó mới mang thai.

Nếu trong thời kỳ mang thai, sử dụng thuốc có thể gây hại cho em bé nên việc phẫu thuật sẽ được xem xét.

Thời gian phẫu thuật cường giáp tốt nhất chính là nửa đầu thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định nhưng chưa phát triển triệu chứng hay biến chứng gì quá mức.

Điều trị bệnh cường giáp cho người mang thai thế nào?

Thắc mắc “bệnh cường giáp có thai được không” đã được giải đáp. Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai được. Nhưng còn người mang thai lỡ mắc bệnh cường giáp thì điều trị thế nào?

1. Điều trị cường giáp nhẹ

Nếu thai phụ mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe, kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là được.

bệnh cường giáp có thai được không
Phụ nữ mang thai sẽ hạn chế dùng phương pháp phẫu thuật

2. Điều trị cường giáp nặng

Đối với người mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nặng sẽ áp dụng thuốc kháng liều cao và được theo dõi thường xuyên.

Nếu không kiểm soát tốt, thuốc sẽ ngấm qua máu vào thai. Nếu thuốc không đáp ứng được, bác sĩ sẽ tư vấn và cân nhắc mổ loại bỏ bướu ở tuyến giáp.

Phẫu thuật là phương pháp cần hạn chế vì sử dụng thuốc mê không có lợi cho thai nhi. Trong trường hợp thai phụ bị cường giáp cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng thì cần đình chỉ thai kỳ.

Bệnh cường giáp có thai được không? Được chứ! Nhưng chị em cần theo dõi sức khỏe để nhận biết sớm bệnh cường giáp và có thể điều trị kịp thời.

An Hy

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt cảnh báo bệnh gì?

Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt là vấn đề không hiếm gặp. Khí hư không còn là thuật ngữ xa lạ với chị em phụ nữ. Thế nhưng ít ai biết những thay đổi về màu sắc, tính chất, mùi vị của khí hư cũng là cảnh báo bệnh lý, cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Khí hư là gì?

Khí hư (hay còn gọi là dịch âm đạo, dịch tiết âm đạo hay dâm thủy) là dịch tiết sinh lý phụ nữ khi đã dậy thì. Sau đó, giảm dần khi chị em bước sang độ tuổi mãn kinh. Khí hư bình thường sẽ giúp làm sạch, dưỡng ẩm và chống nhiễm trùng cho âm đạo. 

1. Ở trạng thái bình thường

Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo có màu trong suốt, trắng như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, có số lượng ít và không chảy ra ngoài. Khí hư khỏe mạnh thường có màu trắng hoặc trắng đục, có thể mỏng, ít hoặc dày, và dính.

Mỗi người phụ nữ có khí hư khác nhau về màu sắc, kết cấu lỏng/đặc hoặc số lượng mỗi lần ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như có sự thay đổi chút ít cũng không sao, đó là biểu hiện hoàn toàn bình thường.

khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt
Dịch âm đạo có màu trắng đục, độ kết dính như lòng trắng trứng

2. Ở trạng thái bất thường

Khi âm đạo có hiện tượng tiết dịch nhiều, chảy ra ngoài âm hộ, mùi hôi bất thường, có màu trắng/vàng/xanh làm cho chị em cảm thấy khó chịu. Dịch tiết này là khí hư không bình thường. Đây là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến phụ khoa.

Có 4 dạng khí hư thường gặp ở trạng thái bất thường:

  • Đặc quánh: Đây là biểu hiện của viêm âm đạo do nấm âm đạo, kèm theo ngứa ran âm hộ. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoặc đang mang thai sẽ thường gặp dạng khí hư này.
  • Có máu: Khi khí hư có máu, có thể là do khối u ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… gây ra. 
  • Có mùi và sủi bọt: Nếu khí hư ra nhiều, màu trắng/xanh hoặc vàng, kèm bọt và mùi hôi rất khó chịu thì đã bị viêm âm đạo Trichomonas.
  • Màu vàng: Khí hư có màu vàng là biểu hiện của xói mòn cổ tử cung, viêm nhiễm nhẹ hoặc viêm cổ tử cung mãn tính. Nếu như khí hư từ màu vàng chuyển sang dạng mủ vàng, có nghĩa bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có thể là viêm nội mạc tử cung.

Đây là những dạng khí hư ở những ngày không hành kinh. Nếu khí hư bất thường, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Một trường hợp khác nữa chính là ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em cũng đang mắc phải tình trạng này. Vậy nó có nguy hiểm không? Khí hư màu nâu như thế cảnh báo bệnh lý nào?

Nguyên nhân gây ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt. Đây là những nguyên nhân quen thuộc, chỉ là chị em phụ nữ chưa để ý đến thôi:

  • Do máu kinh còn sót trong buồng tử cung. Khi kỳ kinh kết thúc, chúng sẽ bị đẩy dần ra bên ngoài, kéo dài từ 1 đến 2 ngày và ra số lượng ít.
  • Rối loạn hormone sinh dục do ăn uống không điều độ, mất ngủ, sử dụng chất kích thích…
  • Vệ sinh vùng kín không kỹ và thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Áp lực từ công việc, từ cuộc sống và stress kéo dài.
  • Tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai. Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong tháng đầu tiên dùng thuốc.
khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt
Khí hư màu nâu là hiện tượng bình thường sau kỳ kinh

Khi hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt cảnh báo bệnh lý nào?

Khi vừa kết thúc kỳ kinh, một lượng khí hư màu nâu sẽ bị đẩy ra. Đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như kết thúc kỳ kinh lâu rồi mà đột nhiên ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt, rất có thể đây là cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm như:

1. Viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo làm khí hư chuyển sang màu vàng hoặc xanh, không còn màu trắng đục như bình thường. Khi viêm âm đạo chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ ra khí hư màu nâu kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.

2. Bệnh lý về tử cung

Viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung  là những bệnh lý rất nguy hiểm ở tử cung dẫn đến khí hư ra màu nâu sau kỳ kinh nguyệt.

[inline_article id=88241]

3. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu xảy ra khi âm đạo bị vi khuẩn xâm nhập, có thể lây lan vào tử cung và đường sinh dục. Bệnh viêm vùng chậu có thể nhận biết qua biểu hiện ra huyết trắng màu nâu, đỏ sẫm sau chu kỳ kinh.

4. Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo

Đây là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, nếu âm đạo ra khí hư màu nâu thường xuyên và kéo dài, tốt nhất hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ thăm khám và điều trị.

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có phải mang thai không?

Một trong những thắc mắc khác về khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt đó chính là ra khí hư màu nâu có phải mang thai không. Vậy câu trả lời là gì?

Ra khí hư màu nâu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể là biểu hiện của mang thai nhưng không chắc chắn. Khi mang thai, nội tiết tố sẽ thay đổi làm cơ thể mất cân bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến dịch âm đạo gây ra khí hư màu nâu.

Mặt khác, phôi thai di chuyển trong tử cung khiến bong tróc lớp màng và gây xuất huyết nhẹ nên dịch âm đạo cũng sẽ có màu nâu hoặc đỏ sẫm. 

khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt
Ra khí hư màu nâu có thể đang mang thai

Cho nên muốn biết chính xác có mang thai hay không hãy dùng que thử thai để kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu. Đây là cách nhanh nhất để nhận biết có thai hay không.

Hơn nữa, bên cạnh triệu chứng khí hư ra màu nâu, bạn nên để ý thêm các triệu chứng khác như thèm ăn, thèm ngủ, nhạy mùi vị, đau lưng, căng tức ngực, chậm kinh… Vì đây là những biểu hiện thường gặp khi mang thai thời gian đầu.

Chị em không nên chủ quan nếu âm đạo thường xuyên ra khí hư có màu nâu sau kỳ kinh nguyệt, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.

San San

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Đàn ông ăn gì để có nhiều tinh trùng Y khoẻ mạnh và dễ thụ thai?

Cách hiểu đúng là việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp tinh binh cường tráng và bồi bổ cho sức khỏe, từ đó làm tăng cường số lượng tinh trùng nhằm có cơ hội tăng được số lượng tinh trùng Y. 

Các yếu tố giúp đánh giá tinh trùng khoẻ mạnh

Trước khi tìm hiểu ăn gì để có nhiều tinh trùng Y; chúng ta cần nắm rõ các yếu tố đánh giá tinh trùng Y khoẻ mạnh để dễ thụ thai nhé.

  • Độ di động: Độ di động đánh giá khả năng tinh trùng bơi để tiếp cận và thụ tinh cho trứng.
  • Thể tích tinh dịch: Thể tích tối thiểu tinh dịch cần thiết để đưa tinh trùng vượt qua đường sinh dục nữ.
  • Số lượng tinh trùng: Mật độ tinh trùng trong một mẫu kiểm tra là một yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng tinh trùng.
  • Hình thái tinh trùng: Kích thước và hình dạng trung bình của tinh trùng trong mẫu kiểm tra là một chỉ số đánh giá khả năng sinh sản.

>> Bạn có thể quan tâm: Cảm giác khi tinh trùng bắn vào tử cung như thế nào? Yếu tố giúp vợ chồng dễ thụ thai

Những điều cần biết về tinh trùng Y

1. Cấu tạo tinh trùng Y

Tinh trùng Y có kích thước khoảng 5µm; chỉ có thể nhìn thấy thông qua kính hiển vi; không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tinh trùng Y có cấu tạo gồm 3 phần:

  • Phần đầu: Chứa ADN di truyền
  • Phần giữa: Cung cấp năng lượng cho phần đuôi
  • Phần đuôi: Hình roi, chịu trách nhiệm di chuyển
ăn gì để có nhiều tinh trùng y
Tinh trùng Y có kích cỡ cực nhỏ, chỉ 5µm

>> Bạn có thể quan tâm: Tinh dịch là gì? Tinh trùng là gì? Khác nhau ra sau? Đánh giá chất lượng tinh dịch và tinh trùng như thế nào?

2. Cách di chuyển của tinh trùng Y

Tinh trùng Y di chuyển không khác gì tinh trùng X. Tuy nhiên, ăn gì để có nhiều tinh trùng X khác hoàn toàn ăn những gì để có nhiều tinh trùng Y. Về cách di chuyển, tốc độ bơi của tinh trùng Y là 5mm/phút. Một quãng đường khá xa so với kích cỡ của tinh trùng; tương đương với vận tốc 90.140km/giờ.

Với vận tốc này, tinh trùng Y mất khoảng 40 đến 60 phút mới có thể di chuyển từ âm đạo đến ống dẫn trứng. Chỉ những tinh trùng khỏe mạnh mới có thể tìm được và thụ tinh với trứng tạo thành phôi thai. Vậy thì tinh trùng có thể sống được bao lâu trong môi trường âm đạo phụ nữ?

ăn gì để có nhiều tinh trùng y
Tinh trùng Y mang NST Y, kết hợp với trứng có NST X để sinh con trai

3. Thời gian sống

Thời gian sống của tinh trùng Y phụ thuộc rất nhiều vào môi trường và độ pH trong âm đạo. Với từng mức pH khác nhau, thời gian sống của tinh trùng Y cũng khác nhau. 

Thông thường với cả 2 dòng tinh trùng: thì ph từ 7,2-8,2 là tối ưu cho sự sống và di chuyển của tinh trùng. Khi nồng độ ph giảm xuống thì tinh trùng sẽ giảm dần về kích thước, số lượng và sự di chuyển.

Thường thì độ pH âm đạo duy trì trong khoảng từ 3.8 đến 4.5, có độ axit vừa phải. Mặt khác, tinh trùng Y (quy định giới tính nam) có thể khỏe mạnh và sống lâu trong môi trường kiềm. Nếu độ axit tăng lên, tinh trùng Y dễ chết sớm và không có khả năng thụ thai.

Do đó, muốn sinh con trai, cả vợ và chồng cần nỗ lực bổ sung các nhóm thực phẩm sản sinh tinh trùng Y và tạo môi trường kiềm trong âm đạo. Vậy cách tăng tinh trùng Y là gì? Đàn ông ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Phụ nữ làm gì để tạo môi trường kiềm cho âm đạo?

>> Bạn có thể quan tâm: Sàng lọc tinh trùng giá bao nhiêu? Có đắt không?

Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y?

[key-takeaways title=””]

Bạn cần hiểu đúng là không có thực phẩm nào bổ sung chỉ làm tăng riêng số lượng tinh trùng Y, điều quan trọng là cần bổ sung các nguồn thực phẩm giúp tăng cường số lượng tinh trùng, từ đó có hi vọng làm tăng lượng tinh trùng Y.

[/key-takeaways]

1. Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của con người, đặc biệt là cho đàn ông. Kẽm tạo nên các hormone kiểm soát sự phát triển cơ thể nam giới; ảnh hưởng trực tiếp tới hormone testosterone và sản sinh tinh trùng Y.

Ăn gì để tinh trùng khỏe mạnh sinh con trai? Các thực phẩm tốt cho tinh trùng Y gồm gan; thịt bò; bí đỏ; bí; lúa mì; dưa hấu; bột ca cao… là những thực phẩm chứa nhiều kẽm; hỗ trợ sản sinh tinh trùng tối đa.

ăn gì để có nhiều tinh trùng y
Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E, B12

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Ăn gì tốt cho tinh trùng Y? Các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng oxy hóa và là thực phẩm tốt cho tinh trùng Y. Chính vì thế, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh; súp lơ trắng; cam; kiwi; cà chua; dưa lưới…

3. Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Thực phẩm giàu vitamin B12

Các thực phẩm tăng tinh trùng Y như trứng, cá, thịt, sữa, cải xoong… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 giúp sản sinh tinh trùng Y, từ đó, tăng khả năng sinh con trai.

4. Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E là đáp án cho câu hỏi ăn gì tốt cho tinh trùng Y. Vitamin E không chỉ có công dụng làm đẹp da mà còn giúp nam giới sản sinh hormone testosterone và tinh trùng Y mà ít người biết. Thực phẩm tăng tinh trùng Y giàu vitamin E có trong các loại rau củ quả như bơ; rau cải xanh; hạt dẻ; hạnh nhân; củ cải…

5. Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Nhóm thực phẩm giàu kali

Cách tăng tinh trùng Y là gì? Bạn không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu kali như nấm, chocolate, khoai tây, các loại bí, cá hồi, bơ, chuối… Kali giúp tinh trùng Y khỏe hơn và dẻo dai hơn trong môi trường âm đạo phụ nữ.

6. Thịt đỏ

Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Thịt đỏ là một trong những thực phẩm tăng tinh trùng Y. Các loại thịt đỏ như thịt heo; thịt bò; thịt dê,… chứa nhiều sắt; kẽm; protein rất tốt cho tinh trùng Y và giúp tăng tinh trùng Y được sản sinh ra. Bên cạnh đó, sau khi được cơ thể hấp thu thịt đỏ sẽ sản sinh ra oxit nitric giúp dương vật nam giới cương cứng dễ hơn; kéo dài thời gian quan hệ hơn.

>> Bạn có thể quan tâm: Cách lấy tinh trùng bằng tay, quý ông quan tâm đọc ngay để khỏi bỡ ngỡ!

7. Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Giá đỗ

Giá đỗ là một trong các món ăn bổ tinh trùng bởi có chứa rất nhiều protein; vitamin E; C giúp kích thích khả năng sản sinh Testosterone trong cơ thể nam giới. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn làm tăng tinh trùng Y và chất lượng tinh trùng Y đáng kể.

8. Chocolate đen

Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Trong chocolate đen có chứa hàm lượng lớn acid amin có tên là L – Arginine. Chất này có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu chảy về cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, thực phẩm tốt cho tinh trùng Y này cũng có hợp chất oxit nitric giúp kích thích ham muốn tình dục và tăng sự thỏa mãn khi “lâm trận”.

9. Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Dưa hấu

Trong dưa hấu có chứa rất nhiều Lycopene có tác dụng làm tăng lượng tinh trùng lên tới 70%. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp tăng cường sức khỏe sinh sản của nam giới. Hợp chất Lycopene này còn có khả năng hạn chế những hư hại, tổn thương ADN trong tinh trùng.

10. Chuối

Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Trong danh sách các thực phẩm thực phẩm tăng tinh trùng Y không thể bỏ qua chuối. Trong mỗi trái chuối đều chứa rất nhiều vitamin C; bromelain có tác dụng hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót của các tinh trùng trong mỗi lần “lâm trận”.

>> Bạn có thể quan tâm: Đàn ông ăn gì để dễ thụ thai – 6 dưỡng chất tốt cho tinh trùng

Thói quen và thực phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

Bên cạnh tìm hiểu ăn gì để tăng tinh trùng Y, chúng ta cũng cần phải lưu ý tránh những thói quen và thực phẩm gây ảnh xấu đến tinh trùng dưới đây.

1. Thói quen làm hại đến tinh trùng của nam giới

  • Lười vận động
  • Thường xuyên bị stress
  • Không bổ sung đủ nước và dùng các thực phẩm gây hại cho tinh trùng

2. Tránh các thực phẩm gây hại cho tinh trùng

Bên cạnh lối sống lành mạnh và ăn gì để có nhiều tinh trùng Y; bạn cần tránh các thực phẩm có thể gây hại cho tinh trùng như:

  • Rượu và thuốc lá
  • Tiêu thụ nhiều caffeine
  • Thịt chế biến sẵn và nội tạng
  • Tiêu thụ các thực phẩm từ đậu nành
  • Tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo không no

>> Bạn có thể quan tâm: Tinh trùng dính vào quần lót có thai không?

[key-takeaways title=””]

Để giúp tinh trùng khoẻ mạnh dễ thụ thai bạn nên:

  • Uống đủ nước
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Kiểm soát tình trạng căng thẳng
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, folate, B12, vitamin C, omega 3, các chất chống oxy hóa…

[/key-takeaways]

Bên cạnh băn khoăn ăn gì để có nhiều tinh trùng Y, nam giới nên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao; sinh hoạt tình dục đều đặn; canh ngày rụng trứng để tăng khả năng sản sinh tinh trùng Y và dễ sinh con trai theo ý muốn. Hy vọng các thông tin ăn gì để có nhiều tinh trùng Y sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng đang mong con trai nhé.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới do vi khuẩn gây ra. Căn bệnh này thường gây ra nhiều khó chịu, đau rát ở vùng sinh dục. Vậy đâu là câu trả lời đúng nhất?

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh xảy ra do nhiễm khuẩn đường tiểu, với các triệu chứng thường gặp là: đi tiểu nhiều lần và thường xuyên, tiểu đau hoặc đau ở vùng bụng, lưng dưới, vùng chậu…

Khi đường tiết niệu bị viêm, các cơ quan sẽ rơi vào trạng thái xung huyết. Đặc biệt là ở bộ phận sinh dục. Nó gây kích thích liên tục khiến người bệnh gia tăng cảm giác ham muốn tình dục.

 

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không
Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không là vấn đề bạn cần quan tâm khi lỡ mắc bệnh này

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Nhiều người thắc mắc, người bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không bởi khi mắc bệnh này nhu cầu “làm chuyện ấy” của họ tăng lên đáng kể.

Theo nhiều chuyên gia, dù bị viêm đường tiết niệu thì bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động tình dục. Tuy nhiên, nó không tốt cho sức khỏe của chính bạn và bạn tình.

Có 2 nguyên nhân lớn khiến cho việc quan hệ tình dục không nên xảy ra ở người bị viêm đường tiết niệu chính là:

1. Chất lượng tình dục giảm

Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu là tình trạng đau rát, khô buốt ở khu vực vùng kín. Khi quan hệ, cơn đau rát này không hề giảm đi. Thậm chí là tăng lên khiến cảm xúc của người bệnh lẫn bạn tình điều không đạt được sự thăng hoa.

Viêm đường tiết niệu thường gây ra hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt. Nếu chúng xuất hiện ngay lúc “làm chuyện ấy” thì có thể sẽ khiến cho cuộc vui của cả hai bị gián đoạn.

Với nam giới, khi bị viêm đường tiết niệu thường sẽ xảy ra tình trạng xuất tinh sớm, khó xuất tinh hoặc xuất tinh không kiểm soát…

bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không
Quan hệ khi bị bệnh viêm đường tiết niệu làm tình trạng trầm trọng hơn

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Không chỉ ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục mà sức khỏe của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu có quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.

Đối với người bệnh, việc quan hệ tình dục có thể làm gia tăng áp lực cho hệ tiết niệu và bàng quang. Khi cả 2 cơ quan này bị tác động mạnh và liên tục sẽ khiến các tổn thương càng sâu và nghiêm trọng.

Trong trường hợp người bệnh lẫn bạn tình điều bị viêm đường tiết niệu, nếu có quan hệ tình dục thì tình trạng viêm nhiễm có thể sẽ diễn tiến nặng nề hơn.

3. Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là khả năng sinh sản. Nữ giới viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng…

Nam giới viêm đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt, tinh hoàn… Khi các cơ quan này bị ảnh hưởng đều có thể khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng hiếm muộn, vô sinh.

Đặc biệt, người bị viêm đường tiết niệu khi quan hệ có thể sẽ làm lây bệnh cho chính bạn tình của mình. Triệu chứng nhẹ hay nặng sẽ tùy thuộc vào cơ địa.

Do đó, nếu bạn hỏi “bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” thì câu trả lời chính là được, nhưng bác sĩ không khuyến khích việc này.

Bị viêm đường tiết niệu kiêng quan hệ trong bao lâu?

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và kiêng quan hệ bao lâu? Nếu bạn đang được chẩn đoán và trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, thì bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị.

Uống thuốc đúng liều lượng và giờ giấc, đồng thời thực hiện thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.

Sau lần kiểm tra cuối cùng, nếu bác sĩ chẩn đoán cơ thể bạn đã loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu thì bạn cũng nên đợi quá ít nhất 2 tuần sau khi ngưng dùng thuốc mới thực hiện quan hệ tình dục trở lại.

[inline_article id=78779]

Đối với vấn đề mang thai, người bệnh tạm thời không nên có kế hoạch mang thai ngay sau thời gian bị viêm nhiễm.

Tốt nhất là cả nam và nữ hãy tự điều dưỡng cơ thể và đảm bảo lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Chỉ nên thụ thai sau ít nhất 1 tháng tính từ lúc cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, không còn các triệu chứng viêm nhiễm.

Lưu ý cần nhớ cho người bị viêm đường tiết niệu khi quan hệ tình dục

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Nếu người bệnh viêm đường tiết niệu vẫn muốn thực hiện các hoạt động tình dục trong thời gian điều trị thì nên thực hiện tốt các khuyến cáo sau đây:

  • Sử dụng bao cao su trong suốt quá trình quan hệ.
  • Trong lúc quan hệ nếu đột ngột cảm thấy muốn tiểu, hãy dừng lại các hoạt động tình dục.
  • Không nên nhịn tiểu vì chúng có thể khiến các triệu chứng viêm đường tiết niệu thêm nặng nề.
  • Sau khi quan hệ tình dục, nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để giúp loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên lỗ niệu đạo.
  • Không nên thay đổi các tư thế và cách quan hệ tình dục (từ âm đạo, lên miệng, dùng tay và quan hệ bằng đường hậu môn) vì điều này sẽ khiến cho các vi khuẩn có thể di chuyển tự do và gây viêm nhiễm.
  • Không thực hiện oral sex (quan hệ bằng miệng) để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ cấp.
  • Có thể trao đổi với bác sĩ về việc kê một toa thuốc chống nhiễm trùng khi quan hệ tình dục.
Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không
Viêm đường tiết niệu, tuy khó quan hệ nhưng vẫn có thể

Viêm đường tiết niệu vốn là một bệnh lý mà bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải. Nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng trong chuyện chăn gối cũng như sức khỏe người bệnh.

Vì thế, ngay khi bạn đã tìm được câu trả lời cho mình về việc bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, bạn hãy tuân thủ ngay các phác đồ điều trị từ bác sĩ để cơ thể nhanh phục hồi và mọi thứ sẽ được trở lại như bình thường.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Tinh trùng màu trắng sữa là bị gì? Có ảnh hưởng gì không?

Phần lớn các trường hợp vô sinh là do tinh trùng không khỏe mạnh hoặc số lượng tinh trùng thấp. Bạn cần quan tâm đến sức khỏe của tinh trùng càng sớm càng tốt để vợ chồng sớm thụ thai. Vậy, tinh trùng màu trắng sữa có sao không?

Tinh trùng màu trắng sữa có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn

Theo các chuyên gia nam học, tinh dịch khỏe mạnh có màu trắng đục, hơi trong với độ đặc giống như trứng sống. Những thay đổi nhỏ về màu sắc (bao gồm tinh dịch màu trắng sữa), kết cấu và thậm chí cả mùi của tinh dịch có thể là bình thường và không đáng lo ngại. 

Tinh dịch có màu trắng sữa có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn nếu tinh trùng sau khi xuất ra vón cục hoặc đặc sánh hơn bình thường, có màu trắng đục kèm theo mùi hôi.

tinh trùng màu trắng sữa
Tinh trùng màu trắng sữa là biểu hiện của bệnh lý nam khoa

Nguyên nhân khiến tinh dịch chuyển sang màu trắng sữa có thể là do đường dẫn tinh gặp vấn đề và bị viêm nhiễm, tạo mủ trắng.

Khi đó, xác vi trùng, những tế bào và lượng tinh trùng đã chết sẽ lẫn vào trong tinh dịch khiến nam giới xuất tinh có màu trắng sữa, vón cục lại và đặc sánh hơn so với bình thường.

Ngoài ra, môi trường tinh dịch thay đổi cũng có khả năng khiến tinh dịch có màu trắng sữa. Bởi trong thời gian này, protein và muối khoáng trong tinh dịch bị tác động dẫn đến kết tủa, đồng thời đóng thành từng cục.

Khi bị vấn đề nhiễm khuẩn, bên cạnh màu trắng sữa thì tinh dịch có thể có màu vàng, xanh, đỏ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tinh trùng vón cục như thạch có con được không? 

Các dạng màu sắc tinh dịch bị nhiễm khuẩn và nguyên nhân

1. Tinh dịch có màu đỏ hoặc hồng

Màu hồng, đỏ hoặc nâu trong tinh dịch có thể đáng lo ngại và thường cho thấy có máu trong tinh dịch. Bác sĩ có thể gọi đây là hematospermia.

Máu trong tinh dịch thường biểu thị một vấn đề cơ bản như sau:

Vỡ mạch máu: Mạch máu bị vỡ có thể cho phép một lượng nhỏ máu trộn lẫn với tinh dịch, gây ra những thay đổi về màu sắc. Màu này có thể từ hồng hoặc hơi đỏ đối với máu tươi, hoặc hơi nâu nếu máu cũ hơn. Các mạch máu có thể bị vỡ do chấn thương, quan hệ tình dục mạnh hoặc thủ dâm

Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến máu trộn lẫn với tinh dịch, làm thay đổi màu sắc tùy thuộc vào độ tươi của máu. 

Các vấn đề về tuyến tiền liệt: Một số vấn đề về tuyến tiền liệt cũng có thể làm thay đổi tính nhất quán hoặc màu sắc của tinh dịch. Các biến chứng tuyến tiền liệt có thể kích hoạt những thay đổi này như viêm tuyến tiền liệt, phẫu thuật tuyến tiền liệt, sau sinh thiết mô tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, huyết áp cao.

2. Tinh dịch có màu nâu hoặc đen

Màu tinh dịch có thể xuất hiện màu nâu hoặc đen là vì:

Chấn thương và chảy máu nặng: Tinh dịch màu nâu sẫm hoặc đen có thể là dấu hiệu của chảy máu nặng hoặc máu đã ở trong cơ thể trong thời gian dài hơn. Điều này có thể xảy ra do chấn thương như chấn thương tủy sống hoặc chấn thương ở bộ phận sinh dục.

Cơ thể nhiễm kim loại nặng: Mức độ cao của kim loại nặng trong cơ thể và máu có thể dẫn đến tinh dịch sẫm màu trong một số trường hợp. Một bài báo năm 2013 cho thấy máu của những người có tinh dịch sẫm màu giàu kim loại nặng như mangan, chì và niken.

Điều này có thể là do tiếp xúc với thực phẩm, nước bị ô nhiễm hoặc các yếu tố môi trường khác.

3. Tinh dịch màu trắng vàng

Đây có thể là phần bạn quan tâm nhất nếu muốn biết tinh dịch màu trắng sữa là bị gì. Dịch tiết màu trắng vàng đôi khi chảy ra từ dương vật, cho thấy bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia hoặc bệnh lậu. Bệnh có thể gây tiết dịch, ngứa, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên và đau.

Leukocytospermia hay còn gọi là pyospermia cũng là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng thậm chí có thể làm hỏng tinh trùng và dẫn đến vô sinh. Bạn nên đến gặp ​​bác sĩ nếu nghĩ mình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục để tránh bị vô sinh do nhiễm trùng tinh dịch nặng.

4. Tinh dịch màu vàng

Tinh dục khỏe mạnh sẽ có màu trắng xám hoặc trắng đục, hơi trong. Nếu vì nguyên nhân nào khiến màu sắc tinh dịch thay đổi thì bạn cũng đừng vội lo lắng. Màu vàng của tinh dịch không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. 

Tinh dịch màu vàng do nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo trộn lẫn với tinh dịch bởi nước tiểu và tinh trùng đều đi ra khỏi cơ thể qua niệu đạo, khiến tinh dịch chuyển sang màu vàng.

Một số trường hợp dưới đây khiến tinh dịch màu vàng là nguy hiểm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt: Trong trường hợp nước tiểu bị đọng lại trong niệu đạo do nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt, trộn lẫn với tinh dịch dẫn đến nhiễm trùng tinh dịch.

Vàng da: Tinh dịch màu vàng có thể cho thấy bạn bị vàng da (mắt và da có màu vàng). Nếu bị vàng da, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi màu sắc của tinh dịch chuyển sang màu vàng.

Tăng bạch cầu trong tinh dịch: Tinh dịch có thể có màu vàng do chứa quá nhiều tế bào bạch cầu. Tình trạng này được gọi là leukocytospermia.

5. Tinh dịch có màu vàng xanh

Một số nguyên nhân khiến tinh dịch có màu vàng xanh bao gồm: 

Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong nước tiểu rò rỉ vào tuyến tiền liệt rồi lây nhiễm vào tinh dịch. Một số triệu chứng nhiễm trùng tuyến tiền liệt là xuất tinh đau, nước tiểu đục, đau ở háng, lưng dưới, dương vật, bụng, đi tiểu đau, tiểu thường xuyên và khó khăn.

Nhiễm trùng: Tinh dịch có màu từ vàng đến xanh lục có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia hoặc lậu. Tinh dịch cũng có thể có mùi hôi.

Thay đổi chế độ ăn uống: Tinh dịch có thể đổi màu vàng hoặc xanh nếu trộn với một số loại vitamin hoặc thuốc. Nếu bạn chỉ nhận thấy duy nhất triệu chứng này và sau đó tinh dịch trở lại bình thường thì không cần lo lắng.

Thực phẩm có chứa thuốc nhuộm cũng có thể làm thay đổi màu sắc tinh dịch trong một số trường hợp. Mùi của tinh dịch cũng có thể thay đổi nếu ăn thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây, măng tây hoặc bông cải xanh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng khỏe mạnh? 19 loại thực phẩm tốt cho nam giới

Tinh dịch màu trắng sữa có con được không?

Tinh dịch màu trắng sữa là bị gì? Có con được không? Như đã nói ở trên, tinh dịch khỏe mạnh sẽ có màu trắng xám hoặc trắng đục, hơi trong. Nếu có sự thay đổi nhỏ hoặc chỉ thay đổi trong giai đoạn ngắn, không có những dấu hiệu của nhiễm trùng thì cũng là bình thường, không cần lo lắng.

Tinh dịch bình thường, khỏe mạnh có thể có sự thay đổi về kết cấu và đặc hơn hoặc loãng hơn một chút do các yếu tố như:

  • Chế độ ăn
  • Sử dụng rượu
  • Sử dụng ma túy
  • Thay đổi trong thói quen tập thể dục

Một sự thay đổi tạm thời trong kết cấu tinh dịch thường không gây lo ngại. Ngay cả những vấn đề đơn giản, như mất nước tạm thời, có thể dẫn đến tinh dịch đặc hơn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, những thay đổi về kết cấu xảy ra cùng với các vấn đề khác về tinh dịch, chẳng hạn như mùi hôi hoặc thay đổi màu sắc, có thể là dấu hiệu đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Nếu tinh dịch bị nhiễm khuẩn như đã đề cập ở trên trong một số trường hợp, có khả năng cao gây vô sinh. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu vô sinh ở nam giới và những điều cân biết

Khi nào tinh dịch màu trắng sữa nên đi khám bệnh?

Tinh trùng màu trắng sữa

Bạn sẽ có câu trả lời khi nào nên đi khám bệnh nếu đã biết tinh trùng màu trắng sữa là bị gì. 

Một số lý do khiến tinh dịch thay đổi màu sắc không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và sẽ không cần gặp bác sĩ. 

Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu gặp các tình trạng dưới đây:

  • Thay đổi về màu sắc tinh trùng đi kèm với các triệu chứng như tinh dịch có mùi hôi hoặc xuất huyết kéo dài
  • Có triệu chứng của bệnh tuyến tiền liệt như khó đi tiểu, sưng ở vùng sinh dục và vùng chậu, cảm thấy áp lực trong ruột kết hoặc liên tục cảm thấy cần đi tiêu.
  • Triệu chứng đau khi xuất tinh, sốt.

Nhìn chung, tinh trùng màu trắng sữa là bình thường nếu chỉ thay đổi về màu sắc trong thời gian ngắn và không đi kèm với triệu chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi chất lượng tinh dịch để phát hiện những bất thường và đi khám kịp thời. 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều cực chuẩn

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều rất cần thiết. Kinh nguyệt không đều khiến bạn không biết ngày nào là ngày rụng trứng để quan hệ chuẩn bị có con.

Đừng lo, MarryBaby mách ngay cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều. Cùng tham khảo bài viết này nhé!

Thế nào là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng có kinh sớm hoặc trễ kinh, thậm chí là mất kinh một cách bất thường.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, được tính từ ngày đầu tiên hành kinh tháng ngày đến ngày đầu tiên hành kinh tháng sau. 

Lượng máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt đều khác nhau, trung bình từ 50 đến 80ml, kéo dài từ 3 đến 5 ngày là hết.

Vì thế, chị em có kinh sớm hơn, muộn hơn hoặc mất kinh đến vài tháng và kèm theo tình trạng máu kinh nhiều ít thất thường chứng tỏ đang bị rối loạn kinh nguyệt.

 Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều
Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều giúp bạn thụ thai dễ hơn

Tại sao cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc tính ngày rụng trứng?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc biết cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều rất quan trọng. Đây là cách nhanh nhất để bạn có thể nhận biết cơ thể có điều gì bất thường hay không.

Theo dõi kinh nguyệt hoặc tính ngày rụng trứng giúp bạn chủ động hơn nếu đang có kế hoạch thụ thai hoặc đơn giản chỉ là quan hệ tình dục an toàn để tránh thai hiệu quả.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là làm những gì? Hàng tháng, bạn cần ước tính được độ dài của chu kỳ và đoán được thời điểm rụng trứng.

Nếu muốn mang thai, cần giao hợp vào khoảng đầu thời gian rụng trứng. Còn muốn tránh thai an toàn thì nên kiêng giao hợp trước và sau ngày rụng trứng một vài ngày.

Vậy thì, làm cách nào để đoán được thời điểm rụng trứng? Hay cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều như thế nào?

[inline_article id=179830]

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều cực chuẩn

Dưới đây là những công chức cho các chị em có chu kỳ kinh khác nhau.

1. Dành cho người có chu kỳ 28 ngày

Muốn tính ngày rụng trứng cho người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày rất dễ. Ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 của toàn chu kỳ. Và thời gian dễ thụ thai nhất vào khoảng ngày thứ 13 đến hết ngày thứ 15.

Cho nên, muốn có con cần “làm việc” thật cần mẫn vào 2 ngày này. Kể từ ngày thứ 16 trở đi sẽ là khoảng thời gian vàng để quan hệ an toàn mà không sợ dính bầu.

Vậy với những người có chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 28 ngày thì sao?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần tính theo công thức:  R = X – 14. Trong đó:

  • R: là số ngày rụng trứng
  • X: là số ngày của chu kỳ kinh

Ví dụ: Chu kỳ kinh của bạn là 27 ngày, vậy thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Rất dễ hiểu mà phải không?

2. Dành cho người có chu kỳ 30 ngày

Dựa theo công thức trên, bạn hoàn toàn có thể tính được ngày rụng trứng của bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào.

Ngày rụng trứng của người có chu kỳ kinh 30 ngày là 30 – 14 = 16, tức ngày thứ 16 của chu kỳ. Do đó, giai đoạn có khả năng thụ thai cao nhất là ngày thứ 12 đến ngày thứ 20 của chu kỳ. Và từ ngày 21 trở đi là giai đoạn tránh thai an toàn.

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều

Theo chu kỳ kinh 30 ngày, ngày thứ 16 là thời điểm rụng trứng, rất dễ thụ thai

3. Dành cho người có chu kỳ 32 ngày

Tương tự, áp dụng công thức trên, ta có ngày rụng trứng của người có chu kỳ 32 ngày là ngày thứ 18. Theo thời gian này, khả năng thụ thai cao nhất sẽ rơi vào ngày thứ 14 đến ngày thứ 22, thời gian tránh thai tuyệt vời nhất là từ ngày thứ 23 cho đến hết chu kỳ.

4. Dành cho người có chu kỳ 35 ngày

Công thức tính ngày rụng trứng phía trên có áp dụng cho người có chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày không? Câu trả lời là được nhé. Với chu kỳ 35 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào: 35 – 14 = 21, tức ngày thứ 21.

Đồng nghĩa với việc giao hợp từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 25 của chu kỳ, khả năng mang thai cực kỳ cao. Giai đoạn tránh thai an toàn sẽ rơi vào ngày thứ 26 đến hết chu kỳ kinh.

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều đơn giản mà phải không? Mỗi người sẽ có mỗi chu kỳ kinh nguyệt khác nhau.

Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh của bạn hơn 35 ngày hoặc kéo dài đến vài tháng, rất có thể bạn đang mắc các bệnh phụ khoa hoặc nội tiết tố.

Do đó, nếu trễ kinh hoặc chậm kinh quá lâu, nên đến ngay cơ sở y để kiểm tra và theo dõi.

Những cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều đơn giản hơn

Bên cạnh cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều đã đề cập, còn một vài cách tính ngày rụng trứng khác nữa như sau:

1. Căn cứ vào chất dịch nhầy tiết ra

Nếu để ý, bạn có thể nhận biết ngày rụng trứng thông qua chất dịch nhầy do cổ tử cung tiết ra. Thường thì khi mới sạch kinh, bạn sẽ cảm thấy khô ráo và không tiết dịch nhầy.

Thế nhưng, khi rụng trứng, dịch nhầy có màu trắng đục như lòng trắng trứng gà. Cho nên, đây là thời điểm vàng cho chị em muốn sinh em bé.

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều
Sử dụng phần mềm giúp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt chính xác hơn

2. Sử dụng phần mềm công nghệ để theo dõi

Chỉ cần có một chiếc smart, bạn hoàn toàn có thể cài đặt phần mềm theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng. Chỉ cần nhập chu kỳ kinh, thời gian hành kinh trung bình, ngày hành kinh đầu tiên, phần mềm sẽ tính được ngày rụng trứng cực kỳ chính xác.

3. Sử dụng que thử rụng trứng

Sử dụng que thử rụng trứng để đo nồng độ hormone LH và có thể tính được đâu là thời gian rụng trứng. Nếu đang ở trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ hormone LH trong cơ thể sẽ tăng từ 3 đến 5 lần so với những ngày không rụng trứng.

Vì thế, theo dõi bằng que thử rụng trứng cũng là cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều.

Kinh nguyệt không đều dẫn đến nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ, trong đó có cả yếu tố sinh sản. Cho nên, cần duy trì lối sống lành mạnh, uống nhiều nước và thường xuyên vận động để không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nhé!

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không và cần chuẩn bị những gì?

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc chung về căn bệnh này cũng như những thứ cần chuẩn bị trước khi bước vào ca mổ. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

U nang buồng trứng là gì?

Buồng trứng là 2 cơ quan nhỏ nằm ở 2 bên tử cung, hình dáng trông giống như hạt đậu. Bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ.

U nang buồng trứng là một túi chứa chất dịch lỏng (hoặc chất rắn dạng như bã đậu) phát triển bất thường bên trên hoặc trong buồng trứng của người phụ nữ.

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không
Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không là vấn đề nhiều chị em quan tâm

Đây là một trong những loại khối u thường gặp nhất ở các chị em, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.

Phần lớn các khối u nang buồng trứng là các u lành tính xuất hiện tự nhiên và biến mất sau vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp u nang buồng trứng là u ác tính do sự phát triển bất thường của các tế bào.

Dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng

Trước khi tìm hiểu mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không, bạn cần hiểu thêm về căn bệnh này. Rất khó để nhận biết bệnh u nang buồng trứng vì chúng thường không để lại dấu hiệu gì rõ ràng. Những người bị mắc bệnh u nang buồng trứng thường gặp các triệu chứng như:

  • Kinh nguyệt xuất hiện không đều, đau bụng kinh, đau vùng xương chậu trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt
  • Quan hệ tình dục bị đau vùng chậu hoặc khó chịu ở bụng
  • Đi tiểu liên tục, thường xuyên bị đau đường ruột, đau bụng khi đi vệ sinh
  • Một số bất thường khác về nội tiết như ngực to, nhỏ không rõ nguyên nhân, buồn nôn, bụng sưng, nặng…
Bị đau bụng là dấu hiệu thường thấy của u nang buồng trứng
Bị đau bụng là dấu hiệu thường thấy của u nang buồng trứng

Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ thì chứng tỏ u nang đã bị vỡ hoặc buồng trứng bị xoắn. Những dấu hiệu đó là:

  • Đau nặng vùng chậu
  • Chóng mặt
  • Thở gấp
  • Sốt
  • Ngất xỉu

Lúc này bạn cần khẩn trương tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Khi nào cần mổ u nang buồng trứng?

Với các trường hợp u lành tính có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ để chúng tự tiêu và theo dõi, kiểm tra sát sao bằng hình thức siêu âm. Ngoài ra cũng có trường hợp điều trị bằng thuốc tránh thai để làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Còn với những thường hợp u nang có kích thước lớn (khoảng 80mm trở lên), u nang phát triển với tốc độ quá nhanh, gây ra những triệu chứng nguy hiểm hoặc có nguy cơ phát triển thành ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật mổ nội soi hoặc mổ mở.

[inline_article id=271852]

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

Bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro và mổ u nang buồng trứng cũng vậy. Việc mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào phương pháp mổ cũng như sức khỏe, cơ địa của từng người.

1. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Mổ nội soi thường có thời gian hồi phục nhanh hơn mổ hở và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu quá trình mổ gặp biến chứng thì bạn có thể phải cắt cả 2 bên buồng trứng kèm theo tử cung, khả năng sinh sản từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu bạn vẫn còn một bệnh buồng trứng thì tuy khả năng mang thai có thể kém đi nhưng bạn vẫn còn có thể mang thai được. Còn nếu bạn bị cắt cả 2 bên buồng trứng thì sẽ không còn khả năng mang thai.

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không
Mổ u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật tùy trường hợp

2. Sức khỏe suy giảm

Trường hợp bị cắt cả 2 bên buồng trứng, ngoài việc mất đi khả năng sinh sản, sức khỏe của bệnh nhân cũng bị suy giảm, phụ nữ thường bị mãn kinh sớm…

3. Biến chứng trong quá trình mổ

Quá trình phẫu thuật có sử dụng các biện pháp gây mê, gây tê có thể gây ra những biến chứng như dị ứng, xuất huyết, sốc phản vệ, nhiễm trùng…

4. Biến chứng sau mổ

  • Nếu u nang phát triển do nội tiết thì chúng vẫn có thể tái phát lại sau khi đã loại bỏ
  • Tổn thương ruột hoặc bàng quang
  • Hình thành mô sẹo trên da, trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc trong khung chậu
  • Nhiễm trùng sau mổ
  • Cơn đau kéo dài và khó kiểm soát

Cần chuẩn bị gì trước khi mổ u nang buồng trứng?

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không và cần chuẩn bị gì? Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Naprosyn), clopidogrel (Plavix), warfarin (Coumadin) và các chất làm loãng máu khác.

Đối với một số trường hợp vẫn cần dùng thuốc, bạn nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào sử dụng được, loại thuốc nào không.

Ngoài ra, nếu bạn có những vấn đề sức khỏe đặc biệt thì cũng cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật.

Trước buổi phẫu thuật, bạn sẽ được dặn ngừng ăn uống từ nửa đêm, nếu có uống thuốc thì chỉ được uống với một ngụm nước nhỏ, không hút thuốc…

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không
Bạn cần ngưng 1 số loại thuốc trước khi phẫu thuật

Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục đối với phương pháp mổ nội soi thì nhanh hơn mổ hở. Mổ nội soi mất khoảng 2 – 3 ngày là có thể xuất viện, 2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Còn trường hợp mổ hở thì bệnh nhân cần 5 – 7 ngày để xuất viện và 1 – 2 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Như vậy, mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào phương pháp mổ cũng như cơ địa của từng người. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về căn bệnh u nang buồng trứng cũng như những cách thức điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Nếu phát hiện những dấu hiệu của u nang buồng trứng, hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Uống gì trước khi mang thai? Bổ sung vitamin khi chuẩn bị có thai sao cho đúng?

Uống gì trước khi mang thai? Duy chỉ có một loại viên uống mà bạn chắc chắn cần bổ sung càng sớm càng tốt ngay khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai cho tới khi được 12 tuần thai, đó là axít folic.

Uống gì trước khi mang thai?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé được phát triển tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ, phụ nữ nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ ở thời điểm 3 tháng trước khi mang thai.

1. Uống gì trước khi mang thai? Axit folic là quan trọng nhất!

Axít folic giúp bảo vệ bé chưa chào đời khởi nguy cơ nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.

Hầu hết phụ nữ chuẩn bị có thai cần bổ sung khoảng 400mcg axít folic mỗi ngày. Nếu bạn đang uống viên đa vitamin đã có sẵn 400 mcg axít folic, bạn không cần phải bổ sung thêm axít folic nữa.

Trong trường hợp bạn không chắc chắn về hàm lượng axít folic có trong viên đa vitamin đang dùng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc cho bạn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng liều cao axit folic hàng ngày (5mg) nếu:

  • Bạn đã từng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, ví dụ như tật nứt đốt sống.
  • Bạn hoặc chồng hoặc người thân trong gia đình bị khuyết tật ống thần kinh.
  • Bạn đang sử dụng thuốc chống động kinh.
  • Bạn mắc bệnh celiac, một rối loạn tự miễn, ngăn không cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Bạn bị bệnh tế bào hình liềm
  • Bạn bị bệnh thiếu máu tán huyết
  • Bạn có chỉ số BMI lớn hơn 30
  • Bạn bị bệnh tiểu đường
chuan bi co thai 10
Bạn sẽ cần bổ sung một số vitamin và dưỡng chất cần thiết trước khi dự định có em bé

Khi đi khám sức khỏe tiền sản để chuẩn bị có thai, đừng quên thông tin cho bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để được tư vấn về việc uống axít folic liều cao nhé.

Song song với việc bổ sung axít folic, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa một dạng khác của axít folic gọi là folate. Thực phẩm giàu folate bao gồm các lá cải có màu xanh đậm ví dụ như: rau bina, cải xoăn, các quả họ cam, quả hạch, gạo nâu, bánh mì và các loại ngũ cốc dinh dưỡng khác.

2. Vitamin D

Bạn cũng có thể cần cung cấp 10 mcg vitamin D cho cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng viên đa vitamin cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, vitamin D có thể được kèm theo bên trong, vì vậy nhớ kiểm tra thành phần thuốc thật cẩn thẩn nhé.

Đừng nghĩ rằng vitamin chỉ có lợi không có hại nên uống bao nhiêu cũng được. Một vài loại thuốc bổ sung chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất có thể gây nguy hại đến sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như viên bổ sung có chứa dạng retinol của vitamin A hoặc dầu gan cá. Chỉ nên uống bổ sung vitamin với lượng phù hợp cho phụ nữ đang cố gắng thụ thai thôi mẹ nhé.

Uống gì trước khi mang thai? Bên cạnh vitamin D bạn cần bổ sung các loại vitamin sau:

  • Vitamin A: Có nhiều trong cà chua, cà rốt, bí đỏ, gan cá biển,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi, cho bé có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh;
  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn;
  • Vitamin E: Có nhiều trong mầm ngũ cốc, giá sống, dầu mè, đậu nành, hạt hướng dương,… giúp chống lão hóa, chống ung thư, duy trì cấu tạo và chức năng của cơ tim, cơ xương, hệ thống huyết quản ngoài,…

3. Canxi

Một lượng canxi lớn cần được huy động để hình thành, phát triển hệ xương và răng của bé trong giai đoạn mang thai và sau sinh (kéo dài tới 6 tháng sau sinh nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu).

Nếu chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống bình thường mà không bổ sung thêm canxi theo liều lượng được khuyến cáo thì người mẹ sẽ bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Đồng thời, thiếu canxi thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, dẫn đến nguy cơ loãng xương sau này. Đặc biệt, nếu không bổ sung đầy đủ canxi theo nhu cầu phát triển, thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển và biến dạng cấu tạo xương.

Do vậy, trước và trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần có chế độ ăn giàu canxi, tăng cường ăn hải sản, bơ, sữa, trứng, pho mát,… Đồng thời, cần bổ sung thêm canxi từ các loại dược phẩm tổng hợp (thuốc có chứa calcium) theo chỉ định của bác sĩ.

Uống gì trước khi mang thai
Uống gì trước khi mang thai, sữa và các thực phẩm chứa canxi rất tốt cho mẹ và bé

4. Sắt

Sắt là chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu của thai phụ tăng lên. Vì vậy, cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi.

Sự thiếu hụt chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai, tai biến xuất huyết sau khi sinh,… Vì vậy, cần bổ sung sắt trước và trong giai đoạn mang thai.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc,… Ngoài ra, cần bổ sung thêm sắt từ các chế phẩm được bác sĩ tư vấn sử dụng để phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý khi bổ sung sắt:

  • Các tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và táo bón;
  • Canxi và các thực phẩm giàu canxi có thể ức chế khả năng hấp thu chất sắt. Phụ nữ có thể khắc phục điểm này bằng cách uống sắt và canxi ở các thời điểm khác nhau;
  • Các thuốc kháng axit hoặc thuốc điều trị trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất sắt nên cần lưu ý khi sử dụng;

Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì và những lưu ý

Uống gì trước khi mang thai? Phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai mỗi ngày cần bổ sung 400mcg acid folic, 27mg sắt, 1000mg canxi. Trường hợp cần dùng các chất bổ sung với liều lượng cao hơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Ngoài ra bạn cần chú ý những điều sau:

  • Cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại thuốc gì, đặc biệt là với những phụ nữ có bệnh lý ở gan, thận;
  • Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo, nếu bổ sung vitamin A liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi;
  • Nên thường xuyên tắm nắng lúc sáng sớm để bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn;
  • Chế độ ăn cần tăng cường protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa,…) và Omega-3 (có trong cá thu, cá ngừ, cá mòi, dầu thực vật,…);
  • Không hút thuốc và ngừng sử dụng rượu bia, tập thể dục đều đặn, tránh tiếp xúc với các chất độc hại;
  • Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, hen suyễn, trầm cảm, động kinh,… cần làm theo tư vấn của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Uống gì trước khi mang thai? Nhìn chung để trẻ có thể phát triển toàn diện, phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc, các dưỡng chất và vitamin cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng,…