Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

“Trọn bộ” vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Chuyện gì quan trọng hơn việc thụ thai của vợ chồng bạn? Tất nhiên là việc tiêm phòng trước khi mang thai rồi. Tiêm phòng không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn là “tấm vé” an toàn cho sức khỏe bé cưng.

Chích ngừa trước khi mang thai chắc chắn là việc đáng lưu tâm với những ai chuẩn bị mang bầu. Đây là cách hiệu quả nhất ngăn ngừa khả năng dị tật thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.

Tại sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường.

Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng. Chích ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay từ bây giờ!

>> Bạn có thể xem thêm: Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Trước khi tiêm phòng chị em luôn được yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch với từng loại bệnh. Dựa trên tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần nên tiêm bao nhiêu loại vắc xin và tiêm trước khi mang thai bao lâu.

Có những loại yêu cầu tiêm vacxin trước khi mang thai 1 tháng (như thủy đậu), có những loại 3 tháng (như Rubella) nhưng cũng có những loại có thể tiêm trong thai kỳ (như cúm)…

Chích ngừa vắc xin gì trước khi mang bầu?

1. Tiêm phòng Rubella

90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

>> Bạn có thể xem thêm: Chích ngừa Rubella có 2 tháng là có thai có được không?

2. Tiêm phòng sởi

Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

4. Quai bị

các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh.

Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

5. Thủy đậu

Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa thủy đậu cho bà bầu: Kế sách hoàn hảo ngừa biến chứng

6. Chích ngừa cúm trước khi mang thai

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm.

7. Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.

>> Bạn có thể xem thêm: Hiện tượng ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này

8. Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé!

Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Không tiêm vacxin trước khi mang bầu có sao không?

Do không được tiêm phòng trước khi mang thai, nên chắc chắn cơ thể bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn những phụ nữ có tiêm phòng. Nhưng cũng không cần quá lo lắng vì có rất nhiều trường hợp không tiêm vaccine phòng bệnh trước khi mang thai và vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường.

tiêm phòng trước khi mang thai 2
Nếu chẳng may quên chuyện tiêm phòng cũng đừng lo lắng, khám sức khỏe định kỳ là được

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

  • Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.
  • Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella (Trimovax) chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nếu có dịch tiêm nhắc lại.
  • Vắc xin viêm gan B chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm.

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi có thai

MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên chích ngừa khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.

Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

[video-embeb title=’5 loại vacxin cô dâu nhất định phải tiêm trước khi cưới’ description=” url=’https://youtube.com/embed/sgH9zGw6r-U”>’ ][/video-embeb]

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

1. Ở Hà Nội

– Trung tâm Y tế dự phòng

  • 50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
  • 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
  • Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

Trung tâm tiêm phòng

  • Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512

2. Tại TP. Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Đại học Y Dược

  • Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.

– Viện Pasteur

  • Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352

– Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229

Tiêm phòng trước khi mang bầu là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình. Ngoài những loại vắc-xin kể trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại chủng ngừa khác như viêm gan A, Tdap ( vắc-xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… trong thai kỳ của mình.