Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Tinh trùng màu trắng sữa là bị gì? Có ảnh hưởng gì không?

Tinh trùng màu trắng sữa, nói đúng hơn là tinh dịch màu trắng sữa có thể là nguy hiểm nếu tinh dịch bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Bạn cần tìm hiểu để xử lý kịp thời!

Phần lớn các trường hợp vô sinh là do tinh trùng không khỏe mạnh hoặc số lượng tinh trùng thấp. Bạn cần quan tâm đến sức khỏe của tinh trùng càng sớm càng tốt để vợ chồng sớm thụ thai. Vậy, tinh trùng màu trắng sữa có sao không?

Tinh trùng màu trắng sữa có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn

Theo các chuyên gia nam học, tinh dịch khỏe mạnh có màu trắng đục, hơi trong với độ đặc giống như trứng sống. Những thay đổi nhỏ về màu sắc (bao gồm tinh dịch màu trắng sữa), kết cấu và thậm chí cả mùi của tinh dịch có thể là bình thường và không đáng lo ngại. 

Tinh dịch có màu trắng sữa có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn nếu tinh trùng sau khi xuất ra vón cục hoặc đặc sánh hơn bình thường, có màu trắng đục kèm theo mùi hôi.

tinh trùng màu trắng sữa
Tinh trùng màu trắng sữa là biểu hiện của bệnh lý nam khoa

Nguyên nhân khiến tinh dịch chuyển sang màu trắng sữa có thể là do đường dẫn tinh gặp vấn đề và bị viêm nhiễm, tạo mủ trắng.

Khi đó, xác vi trùng, những tế bào và lượng tinh trùng đã chết sẽ lẫn vào trong tinh dịch khiến nam giới xuất tinh có màu trắng sữa, vón cục lại và đặc sánh hơn so với bình thường.

Ngoài ra, môi trường tinh dịch thay đổi cũng có khả năng khiến tinh dịch có màu trắng sữa. Bởi trong thời gian này, protein và muối khoáng trong tinh dịch bị tác động dẫn đến kết tủa, đồng thời đóng thành từng cục.

Khi bị vấn đề nhiễm khuẩn, bên cạnh màu trắng sữa thì tinh dịch có thể có màu vàng, xanh, đỏ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tinh trùng vón cục như thạch có con được không? 

Các dạng màu sắc tinh dịch bị nhiễm khuẩn và nguyên nhân

1. Tinh dịch có màu đỏ hoặc hồng

Màu hồng, đỏ hoặc nâu trong tinh dịch có thể đáng lo ngại và thường cho thấy có máu trong tinh dịch. Bác sĩ có thể gọi đây là hematospermia.

Máu trong tinh dịch thường biểu thị một vấn đề cơ bản như sau:

Vỡ mạch máu: Mạch máu bị vỡ có thể cho phép một lượng nhỏ máu trộn lẫn với tinh dịch, gây ra những thay đổi về màu sắc. Màu này có thể từ hồng hoặc hơi đỏ đối với máu tươi, hoặc hơi nâu nếu máu cũ hơn. Các mạch máu có thể bị vỡ do chấn thương, quan hệ tình dục mạnh hoặc thủ dâm

Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến máu trộn lẫn với tinh dịch, làm thay đổi màu sắc tùy thuộc vào độ tươi của máu. 

Các vấn đề về tuyến tiền liệt: Một số vấn đề về tuyến tiền liệt cũng có thể làm thay đổi tính nhất quán hoặc màu sắc của tinh dịch. Các biến chứng tuyến tiền liệt có thể kích hoạt những thay đổi này như viêm tuyến tiền liệt, phẫu thuật tuyến tiền liệt, sau sinh thiết mô tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, huyết áp cao.

2. Tinh dịch có màu nâu hoặc đen

Màu tinh dịch có thể xuất hiện màu nâu hoặc đen là vì:

Chấn thương và chảy máu nặng: Tinh dịch màu nâu sẫm hoặc đen có thể là dấu hiệu của chảy máu nặng hoặc máu đã ở trong cơ thể trong thời gian dài hơn. Điều này có thể xảy ra do chấn thương như chấn thương tủy sống hoặc chấn thương ở bộ phận sinh dục.

Cơ thể nhiễm kim loại nặng: Mức độ cao của kim loại nặng trong cơ thể và máu có thể dẫn đến tinh dịch sẫm màu trong một số trường hợp. Một bài báo năm 2013 cho thấy máu của những người có tinh dịch sẫm màu giàu kim loại nặng như mangan, chì và niken.

Điều này có thể là do tiếp xúc với thực phẩm, nước bị ô nhiễm hoặc các yếu tố môi trường khác.

3. Tinh dịch màu trắng vàng

Đây có thể là phần bạn quan tâm nhất nếu muốn biết tinh dịch màu trắng sữa là bị gì. Dịch tiết màu trắng vàng đôi khi chảy ra từ dương vật, cho thấy bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia hoặc bệnh lậu. Bệnh có thể gây tiết dịch, ngứa, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên và đau.

Leukocytospermia hay còn gọi là pyospermia cũng là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng thậm chí có thể làm hỏng tinh trùng và dẫn đến vô sinh. Bạn nên đến gặp ​​bác sĩ nếu nghĩ mình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục để tránh bị vô sinh do nhiễm trùng tinh dịch nặng.

4. Tinh dịch màu vàng

Tinh dục khỏe mạnh sẽ có màu trắng xám hoặc trắng đục, hơi trong. Nếu vì nguyên nhân nào khiến màu sắc tinh dịch thay đổi thì bạn cũng đừng vội lo lắng. Màu vàng của tinh dịch không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. 

Tinh dịch màu vàng do nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo trộn lẫn với tinh dịch bởi nước tiểu và tinh trùng đều đi ra khỏi cơ thể qua niệu đạo, khiến tinh dịch chuyển sang màu vàng.

Một số trường hợp dưới đây khiến tinh dịch màu vàng là nguy hiểm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt: Trong trường hợp nước tiểu bị đọng lại trong niệu đạo do nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt, trộn lẫn với tinh dịch dẫn đến nhiễm trùng tinh dịch.

Vàng da: Tinh dịch màu vàng có thể cho thấy bạn bị vàng da (mắt và da có màu vàng). Nếu bị vàng da, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi màu sắc của tinh dịch chuyển sang màu vàng.

Tăng bạch cầu trong tinh dịch: Tinh dịch có thể có màu vàng do chứa quá nhiều tế bào bạch cầu. Tình trạng này được gọi là leukocytospermia.

5. Tinh dịch có màu vàng xanh

Một số nguyên nhân khiến tinh dịch có màu vàng xanh bao gồm: 

Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong nước tiểu rò rỉ vào tuyến tiền liệt rồi lây nhiễm vào tinh dịch. Một số triệu chứng nhiễm trùng tuyến tiền liệt là xuất tinh đau, nước tiểu đục, đau ở háng, lưng dưới, dương vật, bụng, đi tiểu đau, tiểu thường xuyên và khó khăn.

Nhiễm trùng: Tinh dịch có màu từ vàng đến xanh lục có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia hoặc lậu. Tinh dịch cũng có thể có mùi hôi.

Thay đổi chế độ ăn uống: Tinh dịch có thể đổi màu vàng hoặc xanh nếu trộn với một số loại vitamin hoặc thuốc. Nếu bạn chỉ nhận thấy duy nhất triệu chứng này và sau đó tinh dịch trở lại bình thường thì không cần lo lắng.

Thực phẩm có chứa thuốc nhuộm cũng có thể làm thay đổi màu sắc tinh dịch trong một số trường hợp. Mùi của tinh dịch cũng có thể thay đổi nếu ăn thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây, măng tây hoặc bông cải xanh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng khỏe mạnh? 19 loại thực phẩm tốt cho nam giới

Tinh dịch màu trắng sữa có con được không?

Tinh dịch màu trắng sữa là bị gì? Có con được không? Như đã nói ở trên, tinh dịch khỏe mạnh sẽ có màu trắng xám hoặc trắng đục, hơi trong. Nếu có sự thay đổi nhỏ hoặc chỉ thay đổi trong giai đoạn ngắn, không có những dấu hiệu của nhiễm trùng thì cũng là bình thường, không cần lo lắng.

Tinh dịch bình thường, khỏe mạnh có thể có sự thay đổi về kết cấu và đặc hơn hoặc loãng hơn một chút do các yếu tố như:

  • Chế độ ăn
  • Sử dụng rượu
  • Sử dụng ma túy
  • Thay đổi trong thói quen tập thể dục

Một sự thay đổi tạm thời trong kết cấu tinh dịch thường không gây lo ngại. Ngay cả những vấn đề đơn giản, như mất nước tạm thời, có thể dẫn đến tinh dịch đặc hơn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, những thay đổi về kết cấu xảy ra cùng với các vấn đề khác về tinh dịch, chẳng hạn như mùi hôi hoặc thay đổi màu sắc, có thể là dấu hiệu đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Nếu tinh dịch bị nhiễm khuẩn như đã đề cập ở trên trong một số trường hợp, có khả năng cao gây vô sinh. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu vô sinh ở nam giới và những điều cân biết

Khi nào tinh dịch màu trắng sữa nên đi khám bệnh?

Tinh trùng màu trắng sữa

Bạn sẽ có câu trả lời khi nào nên đi khám bệnh nếu đã biết tinh trùng màu trắng sữa là bị gì. 

Một số lý do khiến tinh dịch thay đổi màu sắc không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và sẽ không cần gặp bác sĩ. 

Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu gặp các tình trạng dưới đây:

  • Thay đổi về màu sắc tinh trùng đi kèm với các triệu chứng như tinh dịch có mùi hôi hoặc xuất huyết kéo dài
  • Có triệu chứng của bệnh tuyến tiền liệt như khó đi tiểu, sưng ở vùng sinh dục và vùng chậu, cảm thấy áp lực trong ruột kết hoặc liên tục cảm thấy cần đi tiêu.
  • Triệu chứng đau khi xuất tinh, sốt.

Nhìn chung, tinh trùng màu trắng sữa là bình thường nếu chỉ thay đổi về màu sắc trong thời gian ngắn và không đi kèm với triệu chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi chất lượng tinh dịch để phát hiện những bất thường và đi khám kịp thời. 

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.