Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Suy giáp có nên mang thai không? Nếu may mắn “đậu” thì có “giữ” được không?

Bệnh suy giáp xuất hiện âm thầm nhưng lại mang theo nhiều rủi ro về sức khỏe, kể cả sức khỏe sinh sản. Vậy suy giáp có nên mang thai không?

Nếu mang thai được thì có giữ được không? Cách điều trị suy giáp trước và trong khi mang thai là gì? Bạn hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây để tìm hiểu suy giáp có nên mang thai không nhé.

Bệnh suy giáp là gì?

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) là khi tuyến giáp sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn bình thường. Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm phiếu trước cổ và bao bọc một phần quanh khí quản phía trên (khí quản).

Vai trò của tuyến giáp:

Tuyến giáp sản xuất hai hormone: triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Những hormone này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất (biến đổi thức ăn thành năng lượng). Tuyến giáp được kiểm soát bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất bởi tuyến yên, tuyến nội tiết chủ đạo của rất nhiều tuyến khác, nó nằm ở nền của sọ não.

suy giáp là gì? Suy giáp có nên mang thai không?

Triệu chứng suy giáp

Đâu là những triệu chứng của bệnh suy giáp? Khi tuyến giáp sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn bình thường (suy giáp), quá trình trao đổi chất chậm lại và gây ra nhiều triệu chứng. Lúc đầu, các triệu chứng của suy giáp có thể khó nhận ra, nhưng về lâu dài, các triệu chứng này có thể trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn, cụ thể là:

Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp

Hiẻu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm hiểu suy giáp có nên mang thai không. Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là rối loạn tự miễn dịch gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Hệ thống miễn dịch của cơ thể gửi nhầm kháng thể tiêu diệt các tế bào trong tuyến giáp,có thể làm cho tuyến giáp to ra, được gọi là bướu cổ.

Suy giáp và bướu cổ cũng có thể là kết quả của việc không cung cấp đủ i-ốt trong chế độ ăn uống của bạn. Suy giáp cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ để điều trị cường giáp. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân cụ thể của suy giáp không thể xác định được.

>>Xem thêm: Bệnh bướu cổ có gây vô sinh không? Câu trả lời nằm ở đây!

Suy giáp có nên mang thai không?

Suy giáp có nên mang thai không?
Suy giáp có nên mang thai không?

Đây là phần giải đáp mà bạn mong chờ nhất, suy giáp có nguy hiểm không? Suy giáp có nên mang thai không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng. Thông thường, đối với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, một quả trứng sẽ được giải phóng khỏi buồng trứng mỗi tháng. Nhưng những phụ nữ bị suy giáp có thể rụng trứng ít hơn hoặc hoàn toàn không rụng trứng.

Suy giáp cũng có thể cản trở sự phát triển của phôi thai (trứng được thụ tinh). Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai. 

Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai và chứng suy giáp chưa được điều trị, em bé của có thể sinh non (trước ngày dự sinh), cân nặng thấp hơn bình thường và trí lực kém.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc suy giáp có nên mang thai rồi. Bàn về ảnh hưởng của suy giáp đối với khả năng sinh sản, nó có một số ảnh hưởng tiêu cực. Thứ nhất, phụ nữ bị suy giáp có khả năng mang thai thấp. Thứ hai, nếu đậu được thai thì khả năng sảy thai cũng cao. Thứ ba, may mắn hơn nữa, giữ được thai cho đến khi sinh, bạn có thể sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân và chậm phát triển hơn bình thường.  

[/key-takeaways]

Vì thế, chuyện có con đều là một mong muốn thiêng liêng của bất kỳ bậc làm cha, làm mẹ nào; để có một thai kỳ khoẻ mạnh, một trong những điều rất quan trọng là bệnh nhân phải thăm khám, kiểm tra hormone tuyến giáp và được điều trị thích hợp nếu bạn muốn có con hoặc đang mang thai mà nghi ngờ bị suy giáp.

>>Xem thêm: Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

Suy giáp được điều trị như thế nào?

Sau khi đã nắm được suy giáp có nên mang thai không, có lẽ bạn cần nhiều thời gian để cân nhắc thêm về kế hoạch điều trị bệnh lý trước khi có con. 

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng suy giáp được gọi là levothyroxine. Levothyroxine là một viên thuốc thường được dùng mỗi ngày một lần. Sau khi bắt đầu dùng levothyroxine, bạn nên kiểm tra nồng độ hormone giáp trong máu theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng bạn đang dùng đúng liều lượng.

Suy giáp thường là một bệnh kéo dài suốt đời và tiến triển. Liều thay thế hormone tuyến giáp có thể cần điều chỉnh. Do đó, việc giám sát thường xuyên là rất quan trọng. Bởi nếu liều hormone thay thế tuyến giáp quá cao, phụ nữ có thể bị cường giáp do điều trị, làm tăng nguy cơ khiến tim đập nhanh, hồi hộp và loãng xương. 

Đối với phụ nữ, điều trị suy giáp là một phần quan trọng để khắc phục tình trạng vô sinh (do suy giáp). Nếu tình trạng vô sinh vẫn còn sau khi điều trị, có thể cần đến các biện pháp can thiệp khác tuỳ vào nguyên nhân tìm được thông qua thăm khám của bác sĩ. 

Trường hợp bạn đã nắm được suy giáp có nên mang thai không nhưng vẫn muốn có thai. Lúc đó, bác sĩ sẽ cần theo dõi nồng độ hormone giáp trong máu dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa vì nhu cầu liều levothyroxine của bạn có thể thay đổi do mang thai.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn “suy giáp có nên mang thai”. Hy vọng bạn đã nắm rõ và cân nhắc kỹ về dự định mang thai cho mình nhé.