Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Ăn cơm có cảm giác buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Ăn cơm có cảm giác buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, kèm theo các triệu chứng đau đầu, khó tiêu, ợ chua,… Đó là dấu hiệu bệnh lý hay là tin vui đáng mừng?

Ăn cơm có cảm giác buồn nôn làm chị em nghĩ đến ngay đến việc có thể mình mang thai. Thế nhưng, buồn nôn khi ăn cơm hoặc thức ăn khác cũng là dấu hiệu của những bệnh lý khác. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược và ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Buồn nôn là gì?

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Đó là cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên hay trong họng, thường kèm theo nôn ói. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ khi uống thuốc hoặc là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn.

Nói một cách dễ hiểu, buồn nôn không đơn độc, có thể đi kèm các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, chóng mặt, ợ hơi, khô miệng, đau bụng,… Trong một số ít trường hợp thì buồn nôn có thể đi kèm cùng khó thở, đau tức ngực, đổ nhiều mồ hôi,…

Vậy nguyên nhân thực sự khi ăn cơm có cảm giác buồn nôn là gì? Do mang thai hay do bệnh lý tiềm ẩn?

ăn cơm có cảm giác buồn nôn
Buồn nôn khiến chị em mệt mỏi, khó chịu cả ngày

Ăn cơm có cảm giác buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Ăn cơm có cảm giác buồn nôn hoặc ăn vào là nôn không biết lý do khiến chị em nghĩ mình có thai.

Tuy nhiên, có thai chỉ là một trong những nguyên nhân gây nôn khi tiếp xúc với thức ăn. Đằng sau có thể là những bệnh lý nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe cần chú ý.

1. Dấu hiệu mang thai

Thật hạnh phúc khi buồn nôn là dấu hiệu mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong thời gian đầu mới mang thai, do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của hormone nên khiến mẹ bầu buồn nôn (hay ốm nghén).

Giai đoạn ốm nghén có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Trong nhiều thường hợp, mẹ bầu có thể ốm nghén đến tháng thứ 5, thậm chí suốt quá trình mang thai.

Vì thế, khi quan hệ tình dục không an toàn và ăn cơm có cảm giác buồn nôn, mẹ nên thử xác minh bằng que thử thai xem có tin vui chưa nhé.

2. Bệnh viêm dạ dày và loét tá tràng

Buồn nôn còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác liên quan đến cơ quan tiêu hóa.

Viêm dạ dày và loét tá tràng là bệnh lý xuất phát từ tổn thương bên trong hệ tiêu hóa dẫn đến viêm, sưng hay sốt huyết dạ dày. Bệnh có thể gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua và buồn nôn khi tiếp xúc thức ăn. Đó là lý do tại sao người bị viêm dạ dày ăn cơm có cảm giác buồn nôn.

Viêm dạ dày hoặc loét tá tràng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng nên cần phát hiện càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.

ăn cơm có cảm giác buồn nôn
Buồn nôn có thể là dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày

3. Căng thẳng, rối loạn tiền đình

Khi bạn căng thẳng hoặc rối loạn tiền đình thường xuyên, không chỉ mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược mà còn kích thích cảm giác buồn nôn khi ăn thức ăn. Nguyên nhân là do nồng độ adrenaline (epinephrine) tăng lên khi thần kinh căng thẳng. 

Tuyến thượng thận sản sinh hormone adrenaline, xâm nhập vào trong máu và có chức năng truyền tải xung thần kinh.

Khi nồng độ adrenaline trong máu tăng cao, hormone này sẽ làm tim đập nhanh và tăng lượng đường trong máu. Do đó, cơ thể dễ bị mệt mỏi, khó chịu, nôn nao trong người và gây buồn nôn.

Ngoài ra, căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và bài tiết của cơ thể. Theo nghiên cứu, người thường xuyên căng thẳng hoặc rối loạn tiền đình kéo dài có mức độ tăng tiết dịch vị cao. Và đó là nguyên nhân chính gây nên buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi.

[inline_article id=67892]

4. Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu

Khi hệ tiêu hóa bắt buộc tiêu thụ những loại thức ăn bẩn, ôi thiu và nhiễm khuẩn gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Và chất methanol có trong rượu và trong một số đồ uống có cồn khác cũng gây ngộ độc khi sử dụng quá mức.

Triệu chứng điển hình ngộ độc thực phẩm và ngộ độc rượu là buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau bụng, ói mửa và đi ngoài liên tục. Thậm chí, ngộ độc rượu có thể gây tụt đường huyết, tụt huyết áp, rối loạn điện giải,…

5. Đau ruột thừa

Đau ruột thừa hay còn gọi là viêm ruột thừa cấp, là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm cấp tính. Bạn có thể phát hiện bệnh lý này khi có triệu chứng đau bụng, tập trung vùng bụng quanh rốn và vùng bụng dưới bên phải dữ dội, kèm theo buồn nôn và nôn mửa. 

Nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời, ruột thừa bị vỡ có nguy cơ gây nhiễm trùng phúc mạc, nhiễm trùng huyết hoặc ổ bụng.

Marrybaby đã liệt kê một vài bệnh lý nguy hiểm có dấu hiệu là buồn nôn. Do đó, khi ăn cơm có cảm giác buồn nôn, tuyệt đối không chủ quan. Vì không phải bạn nữ nào buồn nôn cũng là mang thai mà có thể là đau ruột thừa hoặc ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, khi cơ thể bị mất nước, vừa trải qua phẫu thuật, làm việc quá sức, tiến hành nội soi đường tiêu hóa cũng có thể gây buồn nôn. Có cách nào để khắc phục tình trạng buồn nôn này không?

Làm thế nào để khắc phục tình trạng ăn cơm có cảm giác buồn nôn?

Ăn cơm có cảm giác buồn nôn, ăn cá hoặc ăn thịt cũng có cảm giác buồn nôn về cơ bản là do cơ thể bị mất nước, chất điện giải, thiếu năng lượng,… Cho nên, việc đầu tiên cần làm là vượt qua cảm giác buồn nôn và thực hiện những cách sau đây:

  • Bổ sung vitamin A, B, E, kẽm để chống lại cảm giác nôn ói
  • Không uống nước trước khi ăn
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
  • Chăm chỉ vận động, luyện tập thể thao
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như cam, táo, chanh, gừng,…
ăn cơm có cảm giác buồn nôn
Cung cấp vitamin từ rau củ giúp giảm triệu chứng buồn nôn cho phụ nữ

Khi ăn cơm có cảm giác buồn nôn, cơn buồn nôn kéo dài kèm theo nôn ra máu, người sốt cao, tụt huyết áp, tiêu chảy, lạnh tứ chi,… nên đi khám bác sĩ ngay. Vì có thể, đây không còn là triệu chứng buồn nôn do mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể.

An Hy

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.