Đau bụng buồn nôn đi ngoài có phải là dấu hiệu mang thai hay biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Chị em cùng tìm hiểu để biết câu trả lời chính xác nhất.
Đau bụng buồn nôn đi ngoài có phải mang thai không?
Thông thường, các triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài đều liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, một số trường hợp lại được xem là dấu hiệu nhận biết thai kỳ. Vậy đau bụng buồn nôn đi ngoài có phải mang thai không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, dấu mang thai của mỗi phụ nữ là khác nhau và còn có sự thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Còn thực tế, phần lớn các mẹ bầu đều trải qua các cơn đau bụng buồn nôn đi ngoài trong một thời điểm nhất định.
Do đó, nếu chị em phụ nữ có biểu hiện đau bụng buồn nôn đi ngoài mà trước đó có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ thì rất có thể thai đã đậu. Chị em muốn xác nhận việc có thai hay không thì mua que thử thai về thử.
Một số dấu hiệu nhận biết mang thai sớm chị em cần biết
Ngoài tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài mà chị em gặp phải, các dấu hiệu bên dưới thì khả năng cao là đã cấn bầu.
1. Cảm giác thèm ăn
Tháng mang thai đầu tiên, chị em bắt đầu có sự thay đổi là cảm giác thèm ăn hơn. Bên cạnh đó, khi mang thai sẽ tiết ra hormone progesterone khiến cơ thể người mẹ nhanh đói hơn.
2. Ốm nghén
Ốm nghén cũng được xem là dấu hiệu mang thai chị em dễ nhận biết. Chỉ sau khoảng thời gian 2 tuần thụ thai là chị em có thể cảm nhận được sự ốm nghén với các biểu hiện như buồn nôn, người khó chịu, nhạy cảm hơn với mùi thức ăn…
3. Đau ngực
Chị em cảm thấy ngực ngứa ran hoặc như có kim châm, nhất là vùng quanh đầu nhũ hoa. Đây được xem là dấu hiệu mang thai sớm mà chị em cũng dễ nhận ra.
Hiện tượng xảy ra là do hormone thai kỳ làm tăng lượng máu đến vùng ngực. Chị em sẽ thấy vùng ngực nhạy cảm hơn với cảm giác hơi đau sau khi thụ thai khoảng 2-4 tuần.
4. Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi
Một dấu hiệu mang thai mà chị em cũng rất dễ nhận ra là âm hộ và âm đạo thay đổi về màu sắc.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở tuần thứ 4 thai kỳ với màu âm hộ và âm đạo từ hồng chuyển sang tím đỏ thẫm. Bởi vì những vùng này được cung cấp nhiều máu hơn trong thời gian mang thai.
5. Máu báo thai
Chị em cảm thấy chuột rút nhẹ và xuất hiện đốm dịch hồng nhạt hay nâu dính ở quần lót. Đây được xem là máu báo thai và nó chỉ xuất hiện khoảng 2 ngày rồi tự hết. Chú ý, máu báo thai ra rất ít chứ không nhiều như máu khi tới chu kỳ kinh.
6. Cơ thể mệt mỏi
Nhiều phụ nữ khi bắt đầu mang thai là cơ thể trở nên rất mệt mỏi. Bên cạnh đó, tâm lý cũng không ổn định buồn vui thất thường. Đôi khi rất dễ xúc động nhưng có lúc lại phấn chấn đến kỳ lạ.
Chị em cần chú ý để tránh nhầm với các tình trạng khác như sắp tới chu kỳ kinh, làm việc quá sức…
[inline_article id=67892]
Đau bụng buồn nôn kèm đi ngoài có thể là bệnh lý nguy hiểm
Nếu chị em phụ nữ đau bụng buồn nôn đi ngoài dữ dội hay kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp thì sao? Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Chị em cần theo dõi để sớm nhận biết chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
1. Viêm dạ dày ruột
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày ruột là do 2 loại virus rotavirus và adenovirus. Chúng sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa và làm cho người bệnh bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ…
2. Bệnh Crohn
Đây là bệnh về đường tiêu hóa bị viêm gây nên tình trạng viêm loét, chảy máu. Biểu hiện của bệnh rõ ràng nhất là mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…
Nếu bệnh nặng tình trạng viêm sẽ lan rộng và ăn vào các mô làm cơ thể suy nhược, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
3. Ung thư trực tràng
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư trực tràng là đau bụng râm ran hay dữ dội, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng hay dính máu, toàn thân mệt mỏi…
Nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng có thể do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học hay bị viêm loét dạ dày mà không điều trị triệt để.
4. Hội chứng ruột kích thích
Chị em gặp phải tình trạng khó tiêu, tiểu nhiều, buồn nôn đau bụng và đi ngoài. Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý hội chứng ruột kích thích.
5. Rối loạn tiêu hóa
Do chế độ ăn uống không hợp lý hay vòng cơ của hệ tiêu hóa gặp vấn đề trong việc co thắt.
Biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa là đau bụng âm ỉ hay dữ dội kèm theo tiêu chảy hay táo bón. Bên cạnh đó, người bệnh có triệu chứng ăn không ngon, đầy hơi khó tiêu và buồn nôn.
6. Viêm đại tràng
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng là do dị ứng thức ăn, căng thẳng kéo dài, ăn uống không đảm bảo vệ sinh… Nếu bệnh này không được điều trị triệt để có thể phát triển thành viêm đại tràng mãn tính.
Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau như đau quặn bụng, phân lỏng mà có máu, giảm cân nhanh và cơ thể mệt mỏi.
7. Ngộ độc thực phẩm
Khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, kém vệ sinh đều có thể gây nên tình trạng ngộ độc. Chỉ sau khi cơ thể dung nạp các thực phẩm này khoảng 1 vài giờ hoặc 1-2 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng theo cơn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, sốt nhẹ, đau đầu…
Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ thì bệnh tự hết sau một vài ngày. Trường hợp người bệnh ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể sốc khuẩn và sau đó là truỵ tim mạch.
Đau bụng buồn nôn đi ngoài là tình trạng mà chị em dễ dàng gặp phải. Nhưng đừng vì thế mà xem nhẹ, hãy kiểm tra ngay với que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ để khám khi có các biểu hiện nặng hơn hay kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp.