Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?

Hiện tượng có thai nhưng không có dấu hiệu gì rõ ràng là hoàn toàn bình thường. Trong một số trường hợp, nó lại là sự nguy hiểm của bệnh lý.

Có thai nhưng không có dấu hiệu gì là vấn đề các mẹ bầu rất lo lắng. Nhờ vào sự nhạy cảm, nhiều chị em có thể nhận ra dấu hiệu mang thai ngay từ tuần đầu tiên. Nhưng không phải ai cũng có cảm giác đó. Bài viết của MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ thêm lý do tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai.

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Điều này có thể là bình thường

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai thường khiến cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như buồn nôn, ốm nghén, đi tiểu thường xuyên… Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại chẳng trải qua những dấu hiệu gì. Vậy, tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?

1. Mẹ bầu vừa mới thụ thai

Nhiều chị em phụ nữ sau khi thử thai và nhận kết quả dương tính 2 vạch nhưng lại không cảm nhận được những dấu hiệu mang thai, dẫn đến hoang mang và lo lắng. Song, điều này hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi thai kỳ mới bắt đầu.

Lý do:

  • Thời gian thai kỳ còn ngắn: Trong giai đoạn đầu (khoảng 1-2 tuần sau khi chậm kinh), sự phát triển của thai nhi còn rất sơ khai, chưa đủ để tạo ra những thay đổi nội tiết tố đáng kể trong cơ thể người phụ nữ. Do đó, các dấu hiệu mang thai đặc trưng như buồn nôn, ốm nghén, mệt mỏi,… có thể chưa xuất hiện hoặc chỉ biểu hiện mờ nhạt.
  • Cơ địa mỗi người khác nhau: Mỗi phụ nữ có cơ địa và sức khỏe riêng biệt, dẫn đến sự khác biệt trong việc biểu hiện các triệu chứng mang thai. Một số người có thể nhạy cảm với thay đổi nội tiết tố hơn và xuất hiện dấu hiệu sớm, trong khi số khác lại không cảm nhận rõ ràng hoặc thậm chí không có dấu hiệu nào trong suốt thai kỳ.

[key-takeaways title=””]

Bạn nên kiên nhẫn chờ đợi để thai nhi lớn hơn và có sự thay đổi nội tiết tố rõ rệt hơn khi đó các dấu hiệu mang thai sẽ xuất hiện. Đồng thời, bạn cần đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để biết thai vẫn khỏe mạnh. Đặc biệt, bạn hãy ghi chú lại những dấu hiệu xuất hiện dù là nhỏ nhất của cơ thể để báo với bác sĩ trong lần khám tiếp theo.

[/key-takeaways]

2. Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Các yếu tố bên ngoài khiến dấu hiệu mang thai đến muộn

Khói bụi, ô nhiễm môi trường có thể khiến bạn có thai nhưng không có dấu hiệu
Khói bụi, ô nhiễm môi trường có thể khiến bạn mang thai nhưng không có dấu hiệu gì

Bên cạnh yếu tố khách quan như đã đề cập ở trên, cũng có một số một số yếu tố từ bên ngoài khiến các dấu hiệu mang thai xuất hiện muộn hơn bình thường, điển hình nhất là khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường.

Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và lý giải tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai. Các chuyên gia đã nhận định việc phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động có thể khiến triệu chứng thai kỳ đến muộn hoặc xảy ra rất mờ nhạt.

3. Dấu hiệu mang thai mờ nhạt

Nhiều mẹ dù đã có thai vài tuần mà vẫn không cảm nhận được những dấu hiệu mang thai giống với các mẹ bầu khác chia sẻ, nên bởi vậy trên các diễn đàn mẹ bỉm thường thấy xuất hiện câu hỏi như: “Có mẹ nào có thai mà không có dấu hiệu gì không?” hay “Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?”.

Nguyên nhân là vì một số dấu hiệu mang thai khá mờ nhạt, khó nhận biết như cảm giác mệt mỏi – triệu chứng phổ biến khi mang thai – thường bị nhiều mẹ bầu bỏ qua. Chỉ cho đến khi siêu âm thấy hình ảnh của con thì mẹ mới yên tâm.

Ngoài ra, khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, một số dấu hiệu mang thai như nôn, ói hay đau ngực có thể biến mất. Nếu thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh trong các lần khám thai định kỳ thì đây là điều bình thường, cho thấy sức khỏe mẹ bầu ổn định và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Có thai nhưng không đau ngực: Khi nào bình thường? Khi nào bất thường?

4. Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Sức khỏe thai phụ tốt

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Sức khỏe thai phụ tốt
Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Sức khỏe thai phụ tốt

Thai phụ có sức khỏe tốt, cơ địa khỏe mạnh có thể không trải qua các triệu chứng ốm nghén, táo bón,… trong 3 tháng đầu thai kỳ, thậm chí không cảm thấy mệt mỏi. Đây là trường hợp hoàn toàn bình thường và đáng mừng. Điều bạn cần làm là giữ tinh thần thoải mái, ăn uống dinh dưỡng và nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để bé yêu khỏe mạnh nhé.

[key-takeaways title=””]

Mang thai không dấu hiệu là điều hoàn toàn bình thường trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, thai phụ cũng cần lưu ý theo dõi sức khỏe và khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn sự lớn dần của thai nhi.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Ốm nghén đoán giới tinh thai nhi & Triệu chứng nghén khi mang thai

Mang thai nhưng không có dấu hiệu gì – có thể cảnh báo của bệnh lý

Bên cạnh những lý giải bình thường tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai, mang thai không có dấu hiệu gì đôi khi cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe bất thường của mẹ bầu.

1. Nguy cơ sảy thai

Trong những tuần đầu tiên, bạn đang mang thai nhưng đột ngột mất đi các dấu hiệu thai kỳ thì cần thận trọng trước nguy cơ sảy thai sớm.

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là xuất hiện cơn đau bụng dữ dội; chảy máu âm đạo, nhưng cũng có người sảy thai mà không có dấu hiệu gì.

Khi có các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, mẹ nên nhanh chóng đến thăm khám tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán và tư vấn giải pháp cho mẹ kịp thời để bảo vệ mẹ và thai nhi. Đừng chần chừ và chủ quan khi thấy những dấu hiệu bất thường nhé mẹ ơi!

[inline_article id=1069]

2. Hội chứng đa nang buồng trứng

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Có thể do bệnh lý

Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn lý giải tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai là do hội chứng đa nang buồng trứng. Khi ấy, phụ nữ mang thai sẽ không thể cảm nhận rõ ràng các dấu hiệu mang thai.

Hội chứng đa nang buồng trứng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm; thậm chí có thể ảnh hường đến tính mạng. Vì thế, những phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng trong thai kỳ cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

Khi nào thai phụ cần đến bệnh viện? Những dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ

Đau ốm trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà thai phụ cần lưu ý và đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

  • Sốt cao kéo dài trên 1 ngày kèm theo kèm chóng mặt, mắt mờ, đau đầu, đau bụng từng cơn, cơ thể suy nhược nghiêm trọng…
  • Đau bụng đột ngột, quặn thắt: Không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, kèm theo buồn nôn, nôn thốc tháo, ra máu âm đạo, đi ngoài có máu, tiêu chảy…

>> Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng

Khi đã xác định việc mang thai, mẹ không nên chú ý quá nhiều tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai mà hãy nghỉ ngơi thoải mái và thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo sự phát triển của thai nhi là đủ.