Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng và tất tần tật dấu hiệu rụng trứng

Chu kỳ kinh nguyệt và cơ chế rụng trứng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Vì đây là hai yếu tố giúp bạn có thể canh thời điểm thụ thai một cách dễ dàng.

Nhiều người thắc mắc rằng, “hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai?” hay “hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?”. Nếu bạn cũng muốn biết vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai, hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng hay hết kinh bao nhiêu ngày thì quan hệ dễ thụ thai là các câu hỏi có ý nghĩa giống nhau. Vì khi bạn rụng trứng thì mới tăng khả năng đậu thai được. 

Thực tế, bạn không biết được chính xác ngày rụng trứng để dễ thụ thai. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ có khả năng thụ thai từ khoảng ngày 10 đến ngày 16 của chu kỳ kinh nguyệt nếu có chu kỳ kinh đều đặn hàng tháng 28 ngày. 

[quotation title=””]

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt đều có 6 ngày dễ thụ thai nhất được gọi là cửa sổ thụ thai (fertile window). Giai đoạn này được tính bao gồm 5 ngày trước khi rụng trứng và ngày rụng trứng.

[/quotation]

Để biết hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, bạn hãy dựa vào cửa sổ thụ thai nếu có chu kỳ kinh hàng tháng đều đặn. Nếu tính từ ngày hết kinh để tính ngày rụng trứng và quan hệ thì rất khó xác định vì mỗi phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn khác nhau và độ dài ngày hành kinh khác nhau (có người chỉ hành kinh 3 ngày, song có người 5 ngày, có người 7 ngày). Cách xác định cửa sổ thụ thai như sau:

Hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai?
  • Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Cửa sổ thụ thai có thể rơi vào khoảng ngày 9-14 của chu kỳ và ngày rụng trứng là ngày 14 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt).
  • Chu kỳ kinh nguyệt 33 ngày: Cửa sổ rụng trứng có thể rơi vào khoảng ngày 14-19 của chu kỳ và ngày rụng trứng là ngày 19 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt).

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tính vòng kinh nguyệt chính xác để thụ thai

Quá trình rụng trứng và mối liên hệ với chu kỳ kinh nguyệt

Quá trình rụng trứng bắt đầu khi vùng dưới đồi ở não (hypothalamus) giải phóng hormone gonadotropin (gonadotropin-releasing hormone – GnRH). Sau đó, hormone này tác động đến tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (follicle-stimulating hormone – FSH) và hormone hoàng thể hóa (luteinizing hormone – LH).

Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày, FSH khiến các nang trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. 

Từ ngày 10 đến ngày 14 của chu kỳ chỉ có một nang trứng trưởng thành hoàn toàn. Vào khoảng ngày thứ 14, khi LH gia tăng, buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành, còn được gọi là kỳ rụng trứng.

Sau khi rụng trứng, hormone progesterone tăng lên khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị cho quá trình thụ thai nếu trứng được thụ tinh. 

>> Xem thêm: Dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai 

Dấu hiệu rụng trứng đơn giản dễ nhận biết

Bên cạnh tìm hiểu hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai; bạn cũng nên nhận biết thêm các dấu hiệu rụng trứng dưới đây để dễ canh thời điểm quan hệ với chồng nhé.

  • Cảm thấy đầy hơi
  • Thay đổi tâm trạng
  • Nhạy cảm với mùi, vị
  • Xuất huyết âm đạo nhẹ
  • Ngực mềm và nhạy cảm
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Ham muốn tình dục tăng lên
  • Đau nhẹ ở vùng chậu hoặc bụng dưới

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng: Hành trình kì diệu của những tinh binh

Dấu hiệu rụng trứng đơn giản dễ nhận biết

Quan hệ sau ngày kinh nguyệt có mang thai được không?

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng quan hệ sau ngày kinh nguyệt thì không có thai, dẫn đến bị “vỡ kế hoạch” phải dở khóc dở cười. Song, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày và thời điểm rụng trứng sớm; bạn vẫn có thể mang thai khi quan hệ sau ngày kinh nguyệt mà không dùng biện pháp tránh thai.

Vấn đề liên quan đến tình trạng rụng trứng

1. Có thể rụng trứng nếu đang dùng biện pháp tránh thai không?

Bạn không thể rụng trứng nếu dùng các biện pháp tránh thai có sử dụng nội tiết như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai nội tiết,… Bởi vì, lượng hormone được sử dụng trong biện pháp tránh thai hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó di chuyển vào tử cung.

2. Nếu không có kinh thì có rụng trứng không?

Bạn vẫn có thể rụng trứng nhưng không có kinh. Ví dụ như phụ nữ sau sinh cho con bú hoàn toàn có thể không thấy chu kỳ kinh nguyệt. Song, vẫn có trường hợp trứng rụng bất ngờ, nếu bạn quan hệ vào thời điểm trứng rụng sẽ thụ thai.

Hoặc trường hợp khác, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, mấy tháng mới có kinh một lần, sẽ khó để canh được ngày rụng trứng và trứng có thể rụng bất ngờ. Khi trứng rụng, bạn sẽ thấy hành kinh vào chu kỳ kinh kế tiếp. 

[inline_article id=175909]

Tóm lại, hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai? Thực tế không thể cho biết được thời gian chính xác bạn có thể thụ thai sau kỳ kinh nguyệt. Song nếu có chu kỳ kinh nguyệt đều, bạn có thể dựa vào cửa sổ thụ thai để quan hệ với chồng. 

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.