Những biểu hiện có thai sớm nhất sẽ phần nào giúp mẹ đoán được xác xuất thụ thai của bản thân. Trước khi sử dụng công cụ cuối cùng tại nhà giúp mẹ xác định chính xác việc mang thai hay không là que thử thai, hãy tham khảo những biểu hiện dưới đây nhé!
Khi có thai cơ thể phụ nữ thường có sự thay đổi rõ ràng từ thể chất đến tâm sinh lý. Những biểu hiện có thai này sẽ rõ nét hơn theo từng ngày. Mang song thai cũng không có khác biệt nhiều so với các trường hợp đơn thai.
Tuy nhiên thời gian nhận biết các dấu hiệu mang thai của mẹ đang mang song thai thường sớm và các biểu hiện thường mạnh hơn. Cụ thể là 6 dấu hiệu mà MarryBaby chia sẻ trong bài viết này.
Những biểu hiện có thai sớm nhất mẹ cần biết
Dưới đây là những biểu hiện có thai sớm nhất để mẹ tham khảo trước khi sử dụng que thử thai
1. Dịch nhầy cổ tử cung
Thay đổi dễ nhận biết nhất khi có thai là sự thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung. Lúc đó cổ tử sẽ có hiện tượng ra máu và chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại.
Chất nhầy cô đặc lại sẽ tạo thành nút nhầy giúp bít chặt cổ tử cung, nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy bạn sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn. Trong thai kì chất dich trắng suốt và đục như màu trắng sữa này hoàn toàn vô hại và xuất hiện thường xuyên.
2. Thay đổi kích thước vòng một
Sự thay đổi kích thước vòng 1 cũng là biểu hiện dễ nhận thấy giúp xác định tin vui. Bởi trong những tuần đầu mang thai mẹ sẽ cảm nhận được bầu ngực to ra và có phần đau tức hơn bình thường, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch…
Trong trường hợp ngực căng lớn và thường xuyên gặp nhiều cơn co bóp tử cung cũng cho thấy có khả năng bà mẹ mang thai song sinh. Đồng thời nếu đang mang thai đôi thì tim của mẹ bầu lại càng đập nhanh và mạnh hơn so với việc mang thai đơn rất nhiều.
3. Thường xuyên mắc tiểu là một trong những biểu hiện có thai sớm nhất
Hiện tượng muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường cũng là một triệu chứng sớm nhận biết mang thai sớm và dấu hiệu này sẽ càng rõ ràng hơn đối với các bà bầu mang song thai.
4. Thay đổi tâm sinh lý
Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của chị em trở nên thay đổi thất thường, mẹ sẽ rất dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
Đồng thời mẹ cũng rất khó tập trung, trí nhớ bị giảm sút khiến mẹ hay quên và thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ li bì. Trong trường hợp mang thai song sinh mẹ sẽ có xu hướng nặng nề hơn. Ngoài ra, nhiều chị em cảm giác được việc đang mang song nhi ngay trước khi có sự xác nhận của bác sĩ, họ có thể mơ, suy nghĩ hoặc giữ niềm tin vững chắc về điều này.
5. Nhạy cảm với mùi và vị
Cảm giác buồn nôn là triệu chứng phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ sẽ vô cùng nhạy cảm với mùi và không có khă năng hấp thụ tốt một số loại thức ăn bình thường vẫn ưa thích. Tuy nhiên khi mang song thai hiện tượng này sẽ xuất hiện rất sớm và đôi lúc lại dữ dội hơn bình thường.
[inline_article id=174304]
6. Đau lưng
Khi thụ thai tử cung của bạn sẽ phát triển mỗi ngày, vì thế cơ bụng sẽ trở nên lỏng lẻo để thích nghi, còn các cơ lưng lại phải hoạt động nặng nề hơn. Do đó mẹ sẽ thường xuyên bị đau lưng. Và nếu tử cung của mẹ phát triển lớn hơn độ tuổi thai bình thường thì chắc chắn là đang mang song thai.
Những dấu hiệu trên sẽ báo hiệu cho mẹ tin vui sớm nhất, tuy nhiên vấn đề đó chỉ được xác nhận chắc chắn 100% khi siêu âm xác định được phôi thai một cách rõ ràng. Đối với trường hợp song thai thì sẽ thấy 2 phôi thai và nghe được 2 nhịp tim đập riêng biệt trên một Doppler. Cũng có trường hợp, khả năng mang thai song sinh có thể không được rõ ràng cho đến khi hai bé được sinh ra.
Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai sớm?
Bên cạnh quan tâm những biểu hiện có thai sớm nhất, các mẹ đừng quên trang bị những kiến thức cơ bản khi mang thai để hành trình “9 tháng 10 ngày” được suôn sẻ và an toàn nhé.
1. Khám thai
Sau khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu sau quan hệ, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ siêu âm để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…
2. Xét nghiệm máu
Song song với khám tổng quát, bạn cần thực hiện một loạt xét nghiệm như xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu, xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu…
Việc làm này giúp phát hiện các bệnh lây nhiễm như rubella, viêm gan siêu vi B, STD (bệnh lây truyền qua đường tình dục)… từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu
Mang thai đồng nghĩa với bạn phải nạp nhiều dưỡng chất hơn để thai nhi phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ. Do đó, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình gồm đầy đủ chất dinh dưỡng (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt, một số vi chất cần tăng cường trong suốt thai kỳ là axit folic, canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
4. Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Mẹ bầu cần cố gắng ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, và giấc ngủ phải thật chất lượng. Để có một đêm ngon giấc, bạn hãy tránh xa cà phê, trà trước khi ngủ 4 giờ, không uống nhiều nước sau 20h, vận động vừa sức vào ban ngày để giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa ngắn cũng rất cần thiết, giúp mẹ bầu mau hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Muốn trải qua hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai, sau đó sinh nở và nuôi dạy con cái một cách suôn sẻ, bạn cần có đầy đủ kiến thức về bầu bí, sinh con, chăm sóc bé yêu sau khi chào đời. Bạn có thể củng cố những kiến thức này từ báo chí, các diễn đàn hoặc tham gia lớp học tiền sản. Nếu có điều kiện, hãy đi cùng chồng để anh ấy dễ dàng chăm sóc bạn lúc mang thai cũng như phụ bạn chăm bé yêu sau này.
Hy vọng với thông tin những biểu hiện có thai sớm nhất cùng các kiến thức cập nhật kể trên, bạn đã đỡ bỡ ngỡ cho thai kỳ sắp tới của mình. Chúc bạn có 1 thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc
Nguyễn Mận