Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì?

Chậm kinh chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Đối với một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục không an toàn và có dấu hiệu chậm kinh, việc đầu tiên cần nghĩ đến và loại trừ trước khi tìm nguyên nhân khác là mang thai. Tuy nhiên, đôi khi bạn bị chậm kinh nhưng vẫn không có thai. Vậy sự khác nhau của hai trường hợp này ra sao?

Thực ra, việc chỉ dựa vào các triệu chứng để tự nhận biết chậm kinh đơn thuần do rối loạn kinh nguyệt và mang thai thường không đặc hiệu, vì bản chất chậm kinh là một dấu hiệu của mang thai. Điều này chủ yếu dựa vào sự xuất hiện thêm của các dấu hiệu thai nghén khác trên lâm sàng, thử test hCG là điều đơn giản nhất có thể thực hiện tại nhà.

Nếu bạn đang mong có “tin vui” thì sẽ cần phải biết phân được sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai ra sao. Từ đó, chúng ta có thể lên kế hoạch thay đổi lại cuộc sống để kinh nguyệt được đều hơn hoặc quá trình mang thai được tốt hơn.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì?

1. Dấu hiệu mang thai

Trước tiên, bạn cần biết chậm kinh cũng chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết nhất. Nhưng để phân biệt được sự khác nhau giữa chậm kinh không do mang thai (do rối loạn kinh nguyệt hay nguyên nhân khác) và mang thai, bạn cần có thêm các triệu chứng có thai thường gặp khác dưới đây:

1.1 Ngực mềm và đau

Đây là sự khác nhau nhau giữa chậm kinh đơn thuần và mang thai bạn có thể phân biệt. Sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể khiến ngực bạn mềm và đau hơn. Nhưng khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi này thì bạn sẽ giảm dần cảm giác khó chịu. sau vài tuần. Đôi khi, việc lạm dụng các loại nội tiết tố khiến kinh nguyệt bị rối loạn cũng có thể kèm theo triệu chứng ở ngực.

1.2 Ốm nghén

Sự khác nhau giữa chậm kinh đơn thuần do rối loạn kinh nguyệt và mang thai, bạn có thể dễ nhận thấy chính là dấu hiệu ốm nghén. Tình trạng này có thể xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 trong tam cá nguyệt đầu tiên do thay đổi nội tiết tố. Tình trạng này thường cũng sẽ giảm dần và ổn định sau khi kết thúc ba tháng đầu tiên.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề nghén nặng sinh con trai hay gái? Đoán giới tính thai nhi qua các triệu chứng ốm nghén trên MarryBaby nhé.

1.3 Đi tiểu thường xuyên hơn

Sự gia tăng nồng độ hormone trong máu khiến thận lọc nhiều chất lỏng hơn dẫn đến bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai.

1.4 Mệt mỏi

mệt mỏi chính là dấu hiệu mang thai

Sự gia tăng nồng độ progesterone trong cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi mang thai. Điều này khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Những vấn đề này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Và đó cũng chính là sự khác nhau giữa dấu hiệu mang thai và chậm kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn bị rối loạn kinh nguyệt do stress, thì mệt mỏi là điều đương nhiên.

1.5 Đau bụng nhẹ

Dấu hiệu sắp đến tháng và có thai là khi mang thai sẽ đau bụng nhẹ hơn
Dấu hiệu sắp đến tháng và có thai là khi mang thai sẽ đau bụng nhẹ hơn

Bạn cũng có thể bị đau bụng nhẹ trong những ngày đầu khi mới mang thai. Nhưng dấu hiệu này nhưng không phải thai phụ nào cũng gặp phải. Ngoài ra, bạn cũng gặp phải cảm giác nặng nề ở vùng bụng dưới trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, một cài nguyên nhân gây chậm kinh cũng đồng thời khiến bạn cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới.

>> Bạn có thể xem: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

2. Dấu hiệu có kinh trễ

Nếu chậm kinh không phải là dấu hiệu mang thai, thì đây chính là tình trạng kinh nguyệt của bạn không đều. Tuy nhiên, bạn cần biết các dấu hiệu có kinh trễ dưới đây để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trễ kinh thường được hiểu là đã quá ngày có kinh dự kiến từ 5 ngày trở lên so với chu kỳ kinh bình thường mà bạn vẫn chưa có kinh.

[video-embeb title=’Cách phân biệt có thai và có kinh siêu dễ’ description=” url=’https://youtube.com/embed/Uq0_F8kpKhs”>’ ][/video-embeb]

Nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh

Sau khi bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Bạn cần biết thêm các nguyên nhân sau khiến bạn bị chậm kinh và cần điều trị ngay nhé.

  • Ăn kiêng
  • Giảm cân
  • Căng thẳng
  • Rối loạn nội tiết
  • Tập thể dục quá mức
  • Mắc bệnh buồng trứng đa nang
  • Sử dụng các sản phẩm ngừa thai như; thuốc ngừa thai, que cấy, vòng tránh thai…

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh làm sao để có lại và những giải đáp cho chị em

Trường hợp cần đi khám bác sĩ

Dưới đây là một số trường hợp bạn cần đi đến bệnh viện sau khi phân biệt được sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai:

  • Mang thai: Bạn có thể kiểm tra mình đã có thai hay chưa bằng que thử thai. Sau đó, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm và khám sức khoẻ khi đang mang thai.
  • Rối loạn nội tiết tố: Trong trường hợp này, bạn cũng cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám sức khoẻ và chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cho bạn.
  • Bị đa nang buồng trứng: Đây là một căn bệnh liên quan đến sức khoẻ sinh sản phụ nữ. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu có kinh trễ kèm các dấu hiệu cho thấy bạn bị đa nang buồng trứng thì cần đi khám bệnh ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bạn.

[inline_article id=311553]

Tóm lại, sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là những dấu hiệu rất có thể nhầm lẫn. Nếu bạn đang cố gắng để mang thai khi thấy dấu hiệu có kinh trễ và kèm các dấu hiệu mang thai khác thì nên thử thai ngay nhé. Trong trường hợp, bạn bị chậm kinh do bệnh lý thì cần đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ và điều trị ngay nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.