Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

5 nguyên nhân khiến bạn chậm có thai và 7 vấn đề sức khỏe sinh sản không thể bỏ qua

♦5 nguyên nhân phổ biến khiến bạn chậm có thai

chậm có thai

1. Tuổi tác

Theo các chuyên gia sinh sản, độ tuổi thích hợp nhất để có em bé của phụ nữ là từ 20-24 tuổi. Càng lớn tuổi, chất lượng trứng của bạn càng giảm dần và khả năng thụ thai của bạn cũng giảm, gây ra tình trạng chậm có thai. Chưa kể đến việc tình trạng sức khỏe của bạn cũng giảm dần theo thời gian và những nguy cơ khi mang thai cũng tăng lên. Bạn dễ gặp những biến chứng như sảy thai, tiểu đường, trẻ sinh ra còn dễ gặp hội chứng down và tự kỉ.

2. Chất nhầy cổ tử cung

Cổ tử cung tạo ra chất nhầy để bảo vệ cơ thể khỏi tinh trùng, vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Sự ổn định của các chất nhầy thay đổi trong nhiều ngày của mỗi tháng để cho phép tinh trùng xâm nhập. Chất lượng và số lượng của chất nhầy cổ tử cung có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của bạn.

3. Trọng lượng cơ thể

Tình trạng quá mập hoặc quá gầy cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm có thai. Thậm chí, nếu bạn có mức BMI dưới 16 và đang có vấn đề với việc thụ thai thì cơ hội thụ tinh ống nghiệm cũng không dành cho bạn. Chỉ khi chỉ số BMI vào khoảng 19-20, bạn mới có đủ sức khỏe để thực hiện việc này. Hơn thế nữa, đối với những bạn gầy gò, thiếu cân, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất nhiều. Các bà mẹ thiếu cân cũng dễ sinh con thiếu ký.

cham co thai 1
Những người quá gầy thường có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt

3. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Tình trạng ăn quá nhiều, quá ít hay quá thất thường sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và hệ quả tất yếu là làm giảm khả năng có em bé, chậm có thai. Đặc biệt, việc thường xuyên uống nước ngọt và các loại nước có chứa caffeine sẽ làm giảm đến 50% khả năng sinh sản của nam giới. Tốt nhất, bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng có sự cân bằng giữa calorie, carbonhydrate, chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng nhớ bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày nhé! Em bé như một “hạt giống” trong cơ thể, rất cần nước để phát triển.

4. Các bệnh phụ khoa

Nếu bạn đang bị đau ở quanh vùng bụng, cảm thấy chướng bụng và mệt mỏi thì hãy siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng và u xơ tử cung. Đây là hai căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của bạn.

5. Stress nghề nghiệp

Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn chậm có thai. Những công việc “liên miên bất tận” có thể cuốn bạn ra xa khỏi mục đích “cao cả” của mình. Quá mất thời gian vào công việc cũng làm giảm thời gian bạn chăm sóc cho cơ thể. Nếu đang làm các công việc có liên quan nhiều đến các loại hóa chất độc hại, bạn nên đi khám thường xuyên để bảo đảm bản thân đủ điều kiện sức khỏe mang thai. Đặc biệt, những người đàn ông làm nghề đầu bếp thường có lượng tinh trùng thấp hơn so với bình thường do phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao.

Ngoài những lý do trên, sức khỏe sinh sản của bạn hoặc anh ấy có vấn đề cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm có thai.

♦10 vấn đề sức khỏe sinh sản kéo dài thời gian mong “tin vui”

1. Khi nguyên nhân là do anh xã

Nguyên nhân có thể do mật độ tinh trùng thấp hoặc khả năng di chuyển kém của tinh trùng, hoặc những bất thường về mặt cấu trúc có thể ngăn chặn dòng chảy của tinh trùng. Khoảng 30-40% các vấn đề vô sinh thường liên quan đến nam giới.

Điều trị:

Đầu tiên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán vấn đề. Tùy thuộc vào kết quả, vấn đề có thể được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Một giải pháp cho vấn đề mật độ tinh trùng thấp và di chuyển kém là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), hoặc tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI). Khi giao hợp, cứ bốn tinh trùng thì chỉ có một đến được tử cung. Vì vậy, tiêm tinh trùng bằng phương pháp ICSI có thể là tất cả những gì bạn cần.

2. Bệnh lạc nội mạc tử cung

Tổ chức RESOLVE, thuộc Hiệp hội Vô sinh Quốc gia, ước tính có từ 3 đến 5 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh mãn tính ở hệ sinh sản khiến các tế bào từ nội mạc (niêm mạc) tử cung phát triển ở vị trí mà chúng không nên có mặt, cụ thể là bên ngoài tử cung, làm nghẽn các ống khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau hoặc ngăn trứng được thụ tinh đi xuống các ống dẫn trứng như bình thường, khiến bạn chậm có thai. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung là kinh nguyệt ra nhiều và đau đớn, đau trong lúc giao hợp, chuột rút từ vừa đến nặng trong khi hành kinh.

Điều trị:

Cách duy nhất để biết bạn có bị bệnh lạc nội mạc tử cung là qua nội soi ổ bụng. Đây là một quy trình phẫu thuật sử dụng một ống có đèn để kiểm tra các nang trong bụng. Khoảng 6-8 tháng sau khi phẫu thuật, bạn có thể thụ thai bình thường.

3. Rối loạn rụng trứng

Ngày rụng trứng
Tính ngày rụng trứng sai thì khó thụ thai

Khoảng 20-40% trường hợp phụ nữ vô sinh bắt nguồn từ sự rụng trứng không đều đặn, thậm chí một số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể không bao giờ rụng trứng. Một số khác có thể ba tháng mới rụng trứng một lần. Sự mất cân bằng hormone, hoạt động thể chất quá độ, tăng hoặc giảm cân quá nhiều và căng thẳng quá mức đều nằm trong số những nguyên nhân chính khiến cho chu kỳ rụng trứng bị ảnh hưởng.

Điều trị:

Rối loạn rụng trứng có thể được điều chỉnh bằng các loại thuốc uống như clomid, thường kết hợp với việc cấy tinh trùng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân lớn tuổi, nên tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ngay khi họ được chẩn đoán rối loạn rụng trứng.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là tình trạng rối loạn chức năng rụng trứng bắt nguồn từ trong buồng trứng… Nhiều bệnh nhân mắc PCOS thậm chí còn không biết đến nó vì có nhiều các triệu chứng và dường như không liên quan đến nhau như không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân quá nhiều, mụn trứng cá, lông mặt bất thường và vô sinh.

Điều trị:

Phương pháp điều trị PCOS hàng đầu là ăn kiêng và thể dục. Một số chuyên gia cảnh báo rằng, nhiều phụ nữ không thích ứng với metformin, một loại thuốc giúp bình thường hóa việc sử dụng insulin của cơ thể và đưa các hormone trở lại trạng thái cân bằng.

chậm có thai

5. Bệnh ở đường ống 

Cứ cho rằng cô nàng có những quả trứng đẹp và anh chàng có những con tinh trùng khỏe mạnh… nhưng chúng phải có một môi trường gặp gỡ để tiến hành thụ tinh.” Một phần của quá trình kiểm tra là đánh giá các hình chụp X quang để đảm bảo các ống vẫn thông và tử cung là vẫn ổn.

Điều trị:

Trong những năm trước, bệnh về đường ống là khi một phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị sẹo do nhiễm trùng hoặc bệnh chlamydia, hoặc do lạc nội mạc tử cung gây ra các vấn đề về cấu trúc. Ngày nay, các bác sĩ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm khi gặp bệnh về ống dẫn trứng.

6. Hút thuốc

Hút thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh con, chủ yếu là kéo dài thời gian thụ thai. Hút thuốc lá và cần sa có thể làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Phụ nữ dùng nicotine trong thời gian dài cũng có thể gặp các vấn đề về sinh sản, như việc rối loạn rụng trứng, có thể dẫn tới chậm có thai.

Hút thuốc làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt của bạn, dễ dẫn tới chậm có thai

Điều trị:

Bạn nên bỏ thuốc vài tháng trước khi muốn thụ thai để hai cơ thể sẵn sàng với những điều sắp tới. Càng khỏe mạnh, bạn càng được trang bị tốt hơn để thụ thai và duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=88171]

7. Progesterone thấp

Sau khi rụng trứng, nang trứng có nhiệm vụ mới là sản xuất progesterone để hỗ trợ sự cấy phôi và giai đoạn đầu của thai kỳ. Thiếu progesterone trong giai đoạn này của chu kỳ kinh nguyệt được gọi là khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể hóa (hay LPD), và có thể dẫn đến rối loạn trong sự phát triển của niêm mạc tử cung hoặc thiếu khả năng duy trì niêm mạc để hỗ trợ thai kỳ.

Điều trị:

Nhiều chuyên gia nội tiết sẽ kê toa progesterone bổ sung ở dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc đặt âm đạo nhằm giúp làm dày niêm mạc tử cung để phôi có thể bám vào.

Hiện nay, vô sinh, chậm có thai không còn là một chủ đề cấm kỵ, thậm chí, mọi người còn đặc biệt tìm hiểu những nguyên nhân chính và các biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này của hệ sinh sản này. Nó gây ảnh hưởng đến cả phụ nữ lẫn nam giới và đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi. Đối với những cặp đôi dưới 35 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong 12 tháng mà không thành công, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia về vấn đề sinh sản ngay khi phát hiện ra vấn đề. Chẩn đoán càng sớm, kết quả mang lại càng khả quan.

MarryBaby

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn chậm có con

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Sau 2-3 năm hành kinh, buồng trứng đã hoàn thiện các chức năng và đi vào hoạt động trơn tru, khi đó việc hành kinh sẽ trở nên đều đặn theo một trình tự thời gian nhất định, gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Để xác định chu kỳ của mình, bạn chỉ cần tính từ ngày đầu của lần hành kinh trước cho tới ngày đầu của lần hành kinh tiếp theo. Phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 – 30 ngày và có thể nhanh hơn hoặc chậm đi một vài ngày sau mỗi tháng. Mỗi lần hành kinh thường kéo dài 3-5 ngày.

Như vậy, nếu kinh nguyệt của bạn không theo chu kỳ nhất định, các lần hành kinh kéo dài quá 10 ngày với máu kinh có màu đen sẫm hoặc đỏ nhạt và ra khi nhiều khi ít, bạn có thể đã gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt thất thường là dấu hiệu cần lưu ý ở phụ nữ tuổi sinh đẻ vì nó cho thấy có khả năng hoạt động của các cơ quan sinh sản đang gặp trục trặc ở một khâu nào đó.

roi loan kinh nguyet 1
Rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bạn

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt tới khả năng thụ thai
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em. Trước hết, đây là dấu hiệu của nhiều bệnh cản trở quá trình thụ thai như tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng hoặc rối loạn hormone sinh dục,… Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến bạn rất khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng để quan hệ tình dục.

Các cách giúp chị em phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, chất đạm và vitamin E, C và A để cân bằng các hoạt động nội tiết sinh dục..
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, thực phẩm chua, cay vì chúng có thể tác động nhất thời tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Giữ tinh thần thoải mái bằng việc suy nghĩ tích cực và tập thể dục có tính thư giãn như yoga, thiền vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ức chế và trì hoãn quá trình rụng trứng.
  • Vệ sinh phụ khoa đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm, sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục nhằm tránh mắc phải các bệnh tình dục có thể dẫn tới hiếm muộn, vô sinh sau này.
  • Cuối cùng, bạn cần khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đường sinh dục. Các bệnh phụ khoa hoặc bệnh về sinh sản ở nữ giới thường chỉ bộc lộ các triệu chứng cảnh báo khi đã phát triển tới mức nghiêm trọng, do đó, việc phòng bệnh và thường xuyên thăm khám là thật sự cần thiết để chị em có thể tự bảo vệ mình.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Nguy cơ vô sinh trong sinh hoạt thường ngày

nguy co vo sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc vô sinh mà bạn không ngờ tới

Một số gợi ý sau đây sẽ giúp các cặp vợ chồng cảnh giác hơn cho sức khỏe sinh sản của mình:

Sở thích dùng đồ cũ

Quần áo cũ với tên gọi là “hàng thùng” ở miền Bắc hoặc “đồ sida” ở miền Nam. Theo TS. Vũ Mạnh Hùng, Viện Da liễu Hà Nội, hàng thùng là những đồ đã qua sử dụng, khả năng có chất lạ bám vào trong quá trình vận chuyển, nguy cơ mắc một số bệnh ngoài da như: ghẻ, nấm và một số bệnh viêm da tiếp xúc. Những chị em là tín đồ của quần áo hàng thùng, khi mua về nhất định phải khử trùng cẩn thận để đảm bảo không có nấm, vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, chỉ nên mặc quần áo bên ngoài, tuyệt đối không nên mặc đồ lót, áo tắm hàng thùng. Bởi những ký sinh có trong quần áo lót, áo tắm hàng thùng có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho chị em như viêm loét da, viêm vùng kín, vô sinh…

Điện giật ở nam giới

Nếu nam giới bị điện giật gần hết người, tinh hoàn bị ảnh hưởng thì có thể chức năng sinh tinh, chất lượng, số lượng tinh trùng cũng bị tổn thương.

Ngoài ra, tinh hoàn của nam giới phải ở nhiệt độ tương đối thấp mới có thể bảo đảm hoạt lực của tinh trùng. Nhiệt độ đó thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2, 3 độ. Chính vì thế, các chuyên gia về tình dục thường khuyến cáo đàn ông nên tránh xa mọi nguy cơ làm tăng nhiệt độ ở vùng nhạy cảm ví dụ như ngâm nước nóng quá lâu, mặc quần jean quá chật, mặc quần sịp không đúng cách, ngồi yên xe máy… Thêm vào đó các loại sóng, từ trường nhất là sóng điện thoại cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản.

Chất bảo quản thực phẩm

Các loại hóa chất Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm, vẫn được dùng làm chất bảo quản các loại rau củ quả có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc mà bạn có thể tìm mua dễ dàng ngoài thị trường.

Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan.

Ngoài ra, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.

Đồ chơi chứa chất độc hại

Theo nghiên cứu của tổ chức Hòa bình xanh, nhiều đồ chơi do Trung Quốc sản xuất chứa hàm lượng hóa chất cao có khả năng gây ra các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em. Xét nghiệm 19/21 sản phẩm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong các sản phẩm này, đặc biệt một sản phẩm chứa hơn 43% chất phthalate.

Phthalate can thiệp vào hormon của con người và ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản và các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em. Hơn nữa, phụ gia phthalates được bổ sung vào nhựa để làm mềm hơn và tăng khả năng chịu nhiệt. Các nhà khoa học đã chỉ ra việc tiếp xúc với hóa chất này có thể dẫn đến trục trặc nội tiết, gây ra những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục, thậm chí gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tác dụng này thể hiện rõ rệt nhất ở bé trai.

MarryBaby

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm

Nhiều người cho rằng chỉ cần một lần “gần gũi” là có thể mang thai nhưng thực tế thì hoàn toàn khác. Một số người có thể thành công ngay trong lần đầu nhưng số khác lại không được may mắn như vậy. Có người cố gắng nhiều năm nhưng vẫn không có em bé. Một số thì không thể mang thai còn số khác lại luôn sảy thai.

Bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về hiện tượng sảy thai và xác suất sảy thai khi áp dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm để bạn có hiểu rõ hơn về quá trình này trước khi bắt đầu hành trình làm mẹ.

Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm
Sảy thai là nguy cơ lớn luôn rình rập những phụ nữ thực hiện biện pháp thụ tinh nhân tạo

Sảy thai
Thật đáng buồn vì sảy thai là hiện tượng phổ biến và ảnh hưởng đến 30% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Sảy thai là hiện tượng thai hư trước khi được 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị sảy thai rất sớm, thậm chí trước khi họ biết mình đã mang thai. Trái ngược với quan niệm thông thường, quan hệ tình dục, tập thể thao hoặc làm việc không dẫn đến sảy thai. Té ngã hoặc va đập cũng không gây sảy thai nếu lực tác động không quá mạnh. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai khác nhau tùy theo từng người. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Thai nhi không được hình thành một cách bình thường nên không thể sống sót
  • Tử cung của người mẹ bị biến dạng hoặc dị dạng nên thai nhi không thể phát triển
  • Người mẹ mắc các bệnh như sởi, lupus hoặc tiểu đường khi đang mang thai

Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, hậu quả của sảy thai để lại luôn rất thương tâm và khủng khiếp đối với những người trong cuộc.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Khoa học kĩ thuật hiện đại có thể tạo điều kiện cho phụ nữ mang thai và đảm bảo mẹ tròn con vuông. Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho phép trứng được thụ tinh ở bên ngoài cơ thể. Các bước của thụ tinh trong ống nghiệm được tóm gọn như sau:

1. Trứng của người mẹ được kích thích và phát triển bên trong tử cung bằng thuốc hoặc các biện pháp khác.
2. Khi trứng đã sẵn sàng, chúng sẽ được lấy ra khỏi cơ thể
3. Trứng được thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng hoặc người hiến tặng
4. Sau khi thụ tinh, các tế bào trứng được quan sát và tạo điều kiện để phát triển
5. Khi trứng đã phát triển thành phôi, phôi sẽ được đặt vào tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi.

Toàn bộ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không hề dễ dàng và đòi hỏi sự chuẩn bị về tâm lý và tài chính. Ngoài mức chi phí cao ngất ngưởng thì các cặp vợ chồng cũng nên nhớ rằng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm chỉ đạt 20-30% mà thôi. 70-80% còn lại thất bại vì chất lượng của phôi thai kém, buồng trứng không phản ứng hoặc các vấn đề về cấy ghép. Nhưng bạn có biết rằng sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thụ tinh trong ống nghiệm thất bại?

Sảy thai và thụ tinh trong ống nghiệm
Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn so với mang thai bình thường. Lí do không phải vì thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình nhạy cảm mà là vì người phụ nữ vốn đã có nguy cơ sảy thai cao. Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là giải pháp cuối cùng cho các cặp vợ chồng chung sống nhiều năm nhưng không có con. Tuy nhiên, sảy thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm không có nghĩa là hoàn toàn hết hi vọng có con. Nếu có nhu cầu và tài chính cho phép, các cặp vợ chồng có thể thử lại quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, trừ trường hợp bác sĩ không cho phép.

MarryBaby