Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Hút Pod có bị vô sinh không? Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi hút Pod

Vậy hút Pod có bị vô sinh không? Điều này có nghiên cứu khoa học nào chứng minh không? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm hiểu câu trả lời về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Pod là gì?  

Trước khi tìm hiểu hút Pod có bị vô sinh không; chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về khái niệm pod là gì. Pod chính là một cách gọi khác của thuốc lá điện tử hay vape. Hình dáng của thuốc lá điện tử rất đa dạng có thể giống với thuốc lá truyền thống, xì gà, ống điếu, cây bút, hoặc USB,…

Tuỳ vào mỗi loại, Pod hay thuốc lá điện tử sẽ có sử dụng ống chứa dung dịch dùng một lần hoặc bơm dung dịch vào để sử dụng tiếp. Các dung dịch trong Pod thường chứa nicotine, chất tạo hương liệu, propylene glycol và glycerin thực vật.

[key-takeaways title=””]

Độ nặng của Pod dựa trên lượng nicotine có trong dung dịch của thuốc, được biểu thị bằng mg/ml hoặc tính theo phần trăm. Chẳng hạn như, một vỏ thuốc chứa 5% muối nicotine tức là lượng nicotine trong dung dịch khoảng 30-50mg; tương đương với lượng nicotine trong 1-3 gói thuốc lá.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Tử cung lạnh: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm ngăn ngừa nguy cơ vô sinh cho chị em phụ nữ

Hút Pod có bị vô sinh không?

Pod là gì và hút Pod có bị vô sinh không?
Pod là gì và hút Pod có bị vô sinh không?

Hút Pod có bị vô sinh không? Cả nam giới và phụ nữ khi hút pod đều có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hút Pod có thể dẫn đến giảm số lượng tinh trùng ở nam giới và giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ.

Đối với phụ nữ, các thành phần trong Pod có thể gây viêm niêm mạc tử cung khiến cho phôi thai khó làm tổ trong tử cung. Do đó, dù bạn muốn thụ thai tự nhiên hay thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản đều sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phôi thai làm tổ.

Còn với nam giới, một số thành phần trong Pod có thể làm hỏng DNA (vật liệu di truyền trong tế bào), khả năng vận động, hình thái và số lượng tinh trùng dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ngoài vấn đề hút Pod có bị vô sinh không; bạn có thể tìm hiểu thêm về thói quen uống bia có ảnh hưởng đến thụ thai không nữa nhé.

Những tác hại của Pod đối với sức khỏe

Chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về những tác hại của Pod trong phần dưới đây: 

  • Nam giới có thể bị rối loạn chức năng tình dục: Có một số nghiên cứu cho thấy, Pod có thể gây rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.
  • Dẫn đến nghiện thuốc lá: Những người sử dụng Pod có nhiều khả năng sẽ chuyển sang việc nghiện hút thuốc lá trong tương lai.
  • Gây nghiện: Trong thành phần của Pod có chứa nicotine là một loại thuốc gây nghiện mạnh. Nếu bạn hút Pod mỗi ngày thì có thể dẫn đến nghiện hút Pod trong tương lai.
  • Lo lắng và trầm cảm: Nicotine trong Pod có thể khiến cho tình trạng lo lắng và trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, Pod cũng có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung, khả năng tự chủ và sự phát triển trí não của người dùng.

Ngoài ra, việc hút Pod còn dẫn đến những tác hại khác như gặp các vấn đề về giấc ngủ, một số thành phần trong Pod có thể gây ung thư, tổn thương phổi và viêm phổi dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn lựu có vô sinh không? Bạn sẽ bất ngờ khi biết câu trả lời

Hút pod có hại không và có bị vô sinh không?
Hút pod có hại không và có bị vô sinh không?

Những cách cai hút pod để thụ thai dễ dàng hơn

Như vậy, bạn đã hiểu hơn về vấn đề hút Pod có bị vô sinh không; để dễ thụ thai hơn bạn phải bỏ thói quen hút Pod ngay từ bây giờ. Bạn có thể áp dụng các cách sau để việc cai nghiện có kết quả tốt hơn nhé.

  • Hiểu những thói quen khiến bạn muốn hút Pod: Bạn hãy dành thời gian để quan sát những thói quen hoặc thời điểm trong một ngày khiến bạn muốn hút Pod. Sau đó, bạn ghi lại những điều này vào cuốn sổ tay hoặc trong phần ghi chú của điện thoại di động.
  • Nhận định được lý do và động lực muốn cai nghiện hút Pod: Bạn phải thật sự tìm được động lực khiến bản thân phải cai nghiện thuốc. Chẳng hạn như, bạn không muốn thuốc làm hại đến sức khỏe của bản thân; Hoặc bạn muốn tăng khả năng thụ thai, cải thiện sức khỏe tinh trùng hoặc sức khỏe của buồng trứng.
  • Thay thế thói quen hút Pod với một thói quen khác: Sau khi bạn nhận thấy những thói quen, động lực hay thời điểm trong ngày khiến bạn dễ hút Pod hơn, bạn hãy thay thế việc hút Pod bằng những hoạt động khác để khiến bản thân quên đi cơn thèm Pod. Chẳng hạn như, tập thể dục, xem phim, nhai kẹo cao su, hẹn hò, gặp gỡ bạn bè, chơi với những người không hút thuốc lá hay nghiện vape…
  • Liên hệ đến trung tâm tư vấn cai nghiện thuốc lá: Đây là trung tâm do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai thành lập. Bạn có thể liên hệ trung tâm từ thứ 2 – thứ 6 qua hotline 1800 – 6606 để được hướng dẫn cách cai thuốc có hiệu quả nhất.

[inline_article id=281853]

Như vậy MarryBaby và bạn đã hiểu được vấn đề “hút Pod có bị vô sinh không?” rồi. Các thành phần độc hại trong dung dịch của Pod có thể gây hại đến khả năng thụ thai của nam giới và phụ nữ. Do đó, nếu bạn muốn thụ thai dễ dàng hơn thì cần phải từ bỏ hút Pod ngay nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không? Thực hư ra sao?

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp là gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không? Câu trả lời sẽ được MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này.

Tìm hiểu về thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp không giống như thuốc tránh thai thông thường mà bạn có thể sử dụng hàng ngày hoặc các hình thức ngừa thai khác. Đây là loại thuốc có thể được sử dụng làm biện pháp tránh thai cấp tốc khi bạn quan hệ mà không dùng hoặc gặp sự cố khi dùng các biện pháp ngừa thai khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không và câu trả lời từ bác sĩ

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không?

Phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thì sẽ không bị vô sinh. nguyên tắc hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp là trì hoãn quá trình rụng trứng diễn ra.

Sự rụng trứng là giai đoạn buồng trứng giải phóng một quả trứng để được thụ tinh bởi tinh trùng và bắt đầu quá trình mang thai. Bên cạnh đó, thuốc còn can thiệp vào quá trình thụ tinh hoặc làm mỏng niêm mạc tử cung để ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Do đó, bạn hãy yên tâm nếu chọn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ tình dục không an toàn nhé.

>> Xem thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau bao lâu thì có kinh?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không?

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp 

Mặc dù, bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp không gây vô sinh, nhưng có thể gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

Hầu hết phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi dùng thuốc, hãy đi khám sức khỏe ngay nhé.

Ngoài ra, thuốc tránh thai khẩn cấp được cho là kém hiệu quả đối với phụ nữ béo phì (có chỉ số khối cơ thể trên 30 kg/m2), nhưng không gây hại cho sức khoẻ. Do đó, nếu bạn rơi vào trường hợp này thì hãy xin sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

>> Bạn có thể xem thêm:  Uống thuốc tránh thai sau 5 ngày quan hệ có tác dụng không?

Nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi nào?

Sau khi bạn đã biết uống thuốc tránh thai khẩn cấp không bị vô sinh thì đã yên tâm hơn nhiều rồi phải không? Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên uống thuốc này trong các trường hợp sau:

  • Bị cưỡng hiếp 
  • Quan hệ tình dục khi không có sử dụng bất kỳ hình thức ngừa thai nào
  • Gặp sự cố khi quan hệ có dùng biện pháp tránh thai như bao cao su bị rách, quên uống thuốc tránh thai hàng ngày

Ngoài vấn đề uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không; bạn có thể tìm hiểu thêm về “quan hệ 2 lần mới uống thuốc tránh thai thì có tránh thai được không?” nữa nhé.

Hướng dẫn cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp 

Cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp để không bị vô sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh không; bạn cũng cần lưu ý cách uống thuốc tránh thai nữa. Tốt nhất, sau khi quan hệ bạn nên uống thuốc trước 72 giờ để hiệu quả tránh thai được phát huy hết công dụng nhé.  

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu năm bị ảnh hưởng gì và những điều bạn cần biết

Các hình thức ngừa thai an toàn khác bạn nên biết!

Ngoài việc ngừa thai bằng thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác như:

  • Bao cao su: Sản phẩm có 2 loại dành cho nam và nữ là những vỏ rào cản làm từ nhựa giúp ngăn cản không cho tinh trùng vào gặp trứng.
  • Mũ chụp cổ tử cung: Đây là một sản phẩm làm từ silicon mềm và nhỏ được đặt bên trong âm đạo để ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
  • Tiêm thuốc tránh thai: Tiêm thuốc tránh thai là tiêm hormone progesterone vào mông hoặc bắp tay. Mỗi mũi tiêm sẽ có tác dụng tránh thai trong 12 tuần.
  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Đây là phương pháp tránh thai nội tiết phổ biến hiện nay. Bạn chỉ cần uống thuốc vào một giờ nhất định mỗi ngày để phát huy hiệu quả.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC): Dụng cụ này có hình dạng chữ T còn được gọi là đặt vòng tránh thai. Sản phẩm này có 2 loại gồm 1 loại chứa đồng và 1 loại chứa hormone progesterone.
  • Vòng tránh thai âm đạo NuvaRing: Là một loại vòng nhựa dẻo mềm và trong suốt được đặt dưới âm đạo để ức chế hormone progesterone và estrogen để ức chế sự rụng trứng.
  • Miếng dán tránh thai: Đây là một loại miếng dán có chứa hormone progesterone và estrogen giúp giải phóng hormone từ từ mỗi ngày. Sản phẩm có tác dụng trong 7 ngày.
  • Que cấy tránh thai: Đây là một que nhỏ, mềm dẻo được đặt dưới cánh tay của phụ nữ để giúp giải phóng hormone progesterone nhằm ngăn chặn sự rụng trứng khiến tinh trùng khó đi vào tử cung.

[inline_article id=262612]

Như vậy, bạn đã biết uống thuốc tránh thai khẩn cấp không bị vô sinh rồi. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống thuốc tránh thai thì hãy nhanh chóng đi đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Con gái với con gái có thể có thai không và mang thai bằng cách nào?

Có nhiều người thắc mắc con gái với con gái có thể có thai không khi đang trong mối quan hệ đồng tính nữ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cặp đôi nữ với nữ quan hệ có thai không?

Câu trả lời cho vấn đề này là, nữ với nữ quan hệ không thể có thai theo cách tự nhiên được.quá trình thụ thai hay thụ tinh tự nhiên diễn ra khi tinh trùng của người nam và trứng của người nữ gặp nhau sau quá trình quan hệ xuất tinh.

Đối với các cặp đôi đồng tính nữ khi quan hệ sẽ không diễn ra quá trình thụ tinh. Vì cơ thể của họ không thể sản xuất ra tinh trùng là một trong những yếu tố cần thiết để quá trình thụ thai tự nhiên được diễn ra.

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

Con gái với con gái có thể có thai không?

Con gái với con gái có thể có thai không? Họ không thể có con theo cách thụ thai tự nhiên được
Con gái với con gái có thể có thai không? Họ không thể có con theo cách thụ thai tự nhiên được

Cặp đôi đồng tính con gái với con gái có thể có thai không? Câu trả lời là con gái với con gái vẫn có thể có thai, nhưng không thể thụ thai theo cách tự nhiên được. Bạn vẫn có thể mang thai theo các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Mặc dù theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Nhà nước không công nhận hôn nhân đồng giới. Nói cách khác, những người đồng tính nữ sống chung với nhau thì trên pháp luật họ vẫn là phụ nữ độc thân.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì phụ nữ độc thân vẫn có thể mang thai bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để làm mẹ đơn thân. Vậy các cách có con của lesbian là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong phần dưới đây nhé. 

>> Bạn có thể xem thêm: Người chuyển giới có sinh con được không? Phẫu thuật chuyển giới sinh con thế nào?

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản giúp cặp đôi đồng tính nữ có con

Con gái với con gái có thể có thai không? Họ có thể có con nhờ vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Con gái với con gái có thể có thai không? Họ có thể có con nhờ vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Như vậy bạn đã biết, con gái với con gái không thể có thai theo cách tự nhiên được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có thai nhờ vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Dưới đây là các cách có con của các cặp đôi đồng nữ:

Để thực hiện được phương pháp IUI hay IVF, cặp đôi đồng tính nữ cần xin tinh trùng hiến tặng tự nguyện từ người thân hoặc liên hệ với ngân hàng tinh trùng để xin mẫu chuẩn bị cho việc mang thai.

  • Nhận nuôi phôi: Thực tế, có các cặp vợ chồng một nam một nữ thực hiện phương pháp IVF nhưng còn dư phôi không sử dụng. Họ có thể cho một bên thứ ba “nhận nuôi” các phôi không sử dụng này. Sau khi hoàn thành các thủ tục “nhận nuôi”, bác sĩ sẽ cấy phôi vào tử cung của người muốn mang thai.

Ngoài ra, cũng có một số cặp đôi đồng tính nữ còn chọn cách cùng nhau chăm sóc đứa con của một trong hai người mẹ đã mang thai cùng với người chồng trước đó. Họ cũng có thể đến các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi để xin con nuôi cũng là một trong những cách có con của lesbian.

[inline_article id=275865]

Như vậy, bạn đã biết con gái với con có thể có thai không rồi. Con gái với con gái không thể có thai theo cách thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, bạn có thể có con nhờ vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc xin con nuôi.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Đàn ông không có tinh trùng có chữa được không?

Tình trạng tinh dịch không có tinh trùng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào ở nam giới. Vô tinh có thể là do bẩm sinh hoặc khi bạn đang ở tuổi thiếu niên mà mắc phải một vấn đề nào đó gây ảnh hưởng đến vấn đề xuất tinh. Thậm chí cũng có khi bạn đã trưởng thành vẫn bị rơi vào tình trạng này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nam giới không có tinh trùng có chữa được không? 

Đàn ông không có tinh trùng có chữa được không?

Khi bị vô tinh, có lẽ bạn sẽ rất hoang mang và thắc mắc không có tinh trùng có chữa được không? Trong một số trường hợp, nam giới có tinh dịch nhưng không có tinh trùng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Do đó, bạn vẫn có thể có con sau khi đã điều trị bệnh thành công.

1. Chẩn đoán bệnh

Nếu vợ chồng bạn đã cố gắng để thụ thai tự nhiên nhưng vẫn thất bại, thì hãy sắp xếp thời gian để đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ sinh sản. Nếu người chồng bị nghi là vô tinh, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mẫu tinh dịch và phân tích trong 2 lần khác nhau. Mục đích là để kiểm tra nếu trong cặn lắng của tinh dịch hoàn toàn không tìm thấy dấu hiệu có tồn tại tinh trùng thì sẽ được chẩn đoán là vô tinh. 

Để tìm ra nguyên nhân gây ra vô tinh, bác sĩ có thể sẽ xem xét lịch sử bệnh lý và đặt các câu hỏi như:

  • Bạn đã từng sinh con chưa?
  • Các loại thuốc hiện tại và trước đó bạn đã từng uống là gì?
  • Bạn có thường xuyên uống rượu hay dùng cần sa hoặc ma túy không?
  • Gia đình bạn có ai bị vô sinh không?
  • Bạn đã từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật ở vùng xương chậu chưa?
  • Bạn có thường xuyên đi tắm hơi hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao không?
  • Bạn có từng bị nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc bị nhiễm trùng có thể lây truyền qua quan hệ tình dục (STIs) không?

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, nhất là ở vùng bìu và trực tràng một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra nguyên nhân gây vô tinh cuối cùng cho bạn.

Cần lấy tinh dịch xét nghiệm để đưa ra kết luận không có tinh trùng có chữa được không
Cần lấy tinh dịch xét nghiệm để đưa ra kết luận không có tinh trùng có chữa được không

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Chia sẻ cách hiểu đúng từ bác sĩ

2. Xét nghiệm có thể thực hiện

Để biết trường hợp không có tinh trùng có chữa được không; bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau để đưa ra nguyên nhân chính xác:

  • Xét nghiệm di truyền.
  • Chụp X-quang hoặc siêu âm bìu.
  • Xét nghiệm máu để đo bộ nội tiết hormone nam bao gồm FSH, LH, TESTOSTERONE, ESTROGEN, PROLACTIN.
  • Chụp MRI não (chụp cộng hưởng từ) nếu bác sĩ nghi ngờ vùng dưới đồi hoặc tuyến yên của bạn đang có vấn đề.

Liên quan đến vấn đề không có tinh trùng có chữa được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về cách lấy tinh trùng bằng tay khi đi khám sức khoẻ sinh sản.

3. Không có tinh trùng phải làm sao?

Sau khi có kết quả chẩn đoán nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng không tinh trùng có chữa được không. Nếu có thể chữa vô sinh không tinh trùng, bác sĩ có thể thực hiện một số các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc nội tiết theo chỉ định từ bác sĩ: Nếu cơ thể của bạn rơi vào trường hợp thiếu hụt hormone thì có thể được bác sĩ bổ sung hormone.
  • Phẫu thuật: Để thông các ống dẫn tinh và hàn gắn lại chúng khi bị tắc nghẽn, bác sĩ cần phẫu thuật để tinh trùng có thể đi qua các ống dẫn tinh khi xuất tinh.

Không có tinh trùng sẽ không thể thụ thai được. Nếu bạn muốn có con, bác sĩ có thể phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn, với hi vọng có khả năng có tinh trùng từ cách này. Sau khi có tinh trùng, bác sĩ có thể sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản để người vợ mang thai như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

>> Bạn có thể xem thêm: Tinh dịch là gì? Tinh trùng là gì? Khác nhau ra sau? Đánh giá chất lượng tinh dịch và tinh trùng như thế nào?

[key-takeaways title=””]

Trên đây chỉ là những thông tin về cách chữa vô sinh không tinh trùng được MarryBaby gợi ý. Tuỳ vào từng trường hợp và cơ sở y tế, bác sĩ có thể lựa chọn cách điều trị bệnh thích hợp nhất với bạn. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ theo chỉ định khám bệnh từ bác sĩ. 

[/key-takeaways]

Nguyên nhân dẫn đến tinh dịch không có tinh trùng 

Thực tế, có một số trường hợp không có tinh trùng nhưng không chữa được. Dù vậy, bạn cũng cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh dịch không có tinh trùng có thể là do tắc nghẽn, di truyền hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể từng nguyên nhân như sau:

1. Vô tinh do tắc nghẽn (obstructive azoospermia)

Tinh hoàn chấn thương dẫn đến không có tinh trùng thì có chữa được không?
Tinh hoàn chấn thương dẫn đến không có tinh trùng thì có chữa được không?

Sự tắc nghẽn dẫn đến vô tinh xảy ra phổ biến nhất ở mào tinh hoàn (ống hình xoắn ốc nơi tinh trùng trưởng thành); ống dẫn tinh và ống phóng tinh. Điều này có thể do các vấn đề sau:

  • Viêm
  • U nang 
  • Thắt ống dẫn tinh
  • Chấn thương tinh hoàn 
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm mào tinh hoàn
  • Ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật trước đây ở vùng xương chậu 
  • Đột biến gen xơ nang khiến ống dẫn tinh không hình thành hoặc gây ra sự tích tụ dịch tiết dày trong ống dẫn tinh dẫn đến chặn tinh trùng

Bên cạnh tìm hiểu không có tinh trùng có chữa được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề cực khoái khô là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới.

2. Vô tinh không tắc nghẽn (nonobstructive azoospermia)

Các nguyên nhân gây ra vấn đề vô tinh không tắc nghẽn có thể do sự di truyền hoặc rối loạn nội tiết tố. Những nguyên nhân của trường hợp này có thể do:

  • Viêm tinh hoàn
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)
  • Không có tinh hoàn hoặc bị tinh hoàn ẩn
  • Phản ứng với một số loại thuốc có thể gây hại cho việc sản xuất tinh trùng
  • Mất cân bằng nội tiết tố và rối loạn nội tiết như testosterone thấp, tăng prolactin máu và androgen
  • Một số tình trạng di truyền như hội chứng Kallmann, hội chứng Klinefelter hoặc xóa nhiễm sắc thể Y
  • Ảnh hưởng do điều trị bệnh theo phương pháp bức xạ, hóa trị hoặc tiếp xúc với kim loại nặng hay chất độc hại.
  • Có lối sống không lành mạnh như lạm dụng ma túy, rượu, thường xuyên tắm hơi hoặc tắm bồn với nước nóng.

>> Bạn có thể xem thêm: Vô sinh có di truyền không? Vợ chồng nào mong con vào xem ngay nhé!

Cách phòng tránh tinh dịch không có tinh trùng

Nếu bạn không có gen di truyền vô tinh thì có thể ngăn ngừa bằng các cách sau:

  • Tránh tiếp xúc với bức xạ 
  • Tránh để tinh hoàn tiếp xúc lâu với nơi có nhiệt độ cao 
  • Tránh các hoạt động có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản 
  • Cần tìm hiểu những rủi ro và lợi ích của các loại thuốc có thể gây hại cho việc sản xuất tinh trùng trước khi dùng

[inline_article id=302370]

Như vậy bạn đã biết vấn đề không có tinh trùng có chữa được không rồi. Không phải trường hợp vô tinh nào cũng có thể điều trị được. Nhưng cũng có một số trường hợp, bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật để giúp bạn điều trị thành công bệnh vô sinh này. Bạn vẫn có thể có con sau khi điều trị bệnh thành công nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Trung tâm sức khỏe Nam Giới Men’s Health. Trung tâm Men’s Health cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý Nam khoa với quy trình chuyên nghiệp, hiệu quả, luôn đề cao trải nghiệm khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, hỗ trợ, thăm khám và điều trị tại đây.
[/key-takeaways]
Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Phụ nữ hiếm muộn tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng?

Khi thực hiện phương pháp điều trị vô sinh này chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc. Trong đó, có lẽ vấn đề tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng được quan tâm nhiều nhất. MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu tiêm thuốc rụng trứng thì bao lâu trứng rụng trong phần dưới đây nhé.

Phụ nữ tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng?

Tiêm thuốc IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng? Theo thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì, sau khi tiêm IVF-C 5000 thời gian rụng trứng là từ 3-4 ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Do đó, ngày rụng trứng có thể đến sớm hoặc trễ hơn thời gian trên.

Thuốc IVF-C 5000 có chứa hormone chứa Human Chorionic Gonadotropin (HCG). Do đó, khi bạn tiêm mũi thuốc này sẽ giúp trứng phát triển bình thường trong buồng trứng rồi bắt đầu quá trình rụng trứng. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tuyến yên ở bé trai, vấn đề chưa phát triển sinh dục ở bé gái và tăng số lượng tinh trùng ở nam giới.

Nếu bạn muốn điều trị vô sinh bằng loại thuốc này thì không nên tự điều trị. Bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ để có hướng dẫn và cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

Tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000 có làm chậm kinh?

Tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng?
Tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng?

Hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu hay nghiên cứu khoa học nào cho thấy việc tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000 có làm chậm kinh, nhưng nếu chậm kinh trước tiên bạn hãy cứ thử que thử thai nhé vì có thể chu kì này bạn đã đậu thai thành công. Nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường sau tiêm thuốc thì cần đi khám sức khoẻ ngay nhé.

Bên cạnh vấn đề tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng, bạn cũng có thể quan tâm đến siêu âm thấy nang trống âm buồng trứng (Khối echo) là gì?

Cách tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000

Sau khi bạn đã biết bao lâu thì rụng trứng sau tiêm IVF-C 5000 rồi, bạn cũng nên biết, liều lượng tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000 còn tuỳ thuộc vào tính chất bệnh, tuổi, thể trạng, chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.

Cách tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000 như sau:

  • Bước 1: Khử trùng, làm sạch chỗ tiêm và các dụng cụ y tế.
  • Bước 2: Thực hiện tiêm thuốc IVF-C 5000 tại bắp theo khuyến cáo.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

[key-takeaways title=””]

Để an toàn cho sức khoẻ, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn tuyệt đối không tự điều chỉnh liều lượng thuốc nhé.

[/key-takeaways]

Tác dụng phụ khi tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000

thuốc ivf c 5000
Tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng và có tác dụng phụ không?

Khi tiêm thuốc rụng trứng IVF-C 5000 bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:

  • Đầy hơi
  • Cáu gắt
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đau ở chỗ tiêm
  • Phản ứng dị ứng da
  • Tăng kích thước ngực
  • Đau vùng xương chậu
  • Tăng cân nhanh chóng

Liên quan đến vấn đề tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng; bạn có thể tìm hiểu thêm về thuốc kích rụng trứng có giúp mang thai không? 

Chống chỉ định khi dùng thuốc IVF-C 5000

Bên cạnh vấn đề tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng; bạn cũng cần lưu ý các thông tin về đối tượng không nên sử dụng thuốc gồm:

  • Trẻ em bị dậy thì sớm
  • Carcinoma tuyến tiền liệt
  • Người dị ứng với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có buồng trứng bị kích thích do FSH
  • Bệnh nhân có các khối u phụ thuộc Androgen

[inline_article id=177455]

Như vậy bạn đã biết, tiêm IVF-C 5000 sau bao lâu thì rụng trứng rồi. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất; tình trạng rụng trứng thông thường sẽ diễn ra từ 3-4 ngày sau tiêm. Tuy nhiên, tuỳ vào thể trạng và từng trường hợp thì ngày rụng trứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn thông tin được cung cấp.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm và những thông tin cần biết

Vậy có rủi ro gì trong khi thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) không? Mời bạn cùng tìm hiểu 6 tác hại của việc thụ tinh trong ống nghiệm cùng với MarryBaby nhé.

1. Tác dụng phụ với thuốc

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên có thể là tác dụng phụ của thuốc kích trứng gonadotropin sử dụng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Những loại thuốc này có tác dụng giúp kích thích một số nang trứng phát triển trong buồng trứng. Một số phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ khi tiêm thuốc kích trứng dưới đây khi tiêm thuốc:

  • Đau vú
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Thay đổi tâm trạng và mệt mỏi
  • Buồn nôn và đôi khi có thể bị nôn mửa
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)
  • Phản ứng dị ứng tạm thời, như đỏ da hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Vết bầm tím và đau nhức nhẹ tại chỗ tiêm. Vì bác sĩ có thể sử dụng các vị trí khác nhau để tiêm thuốc nên bạn có thể bị bầm tím nhiều chỗ tiêm.

[key-takeaways title=””]

Hầu hết các triệu chứng của quá kích buồng trứng (OHSS) gồm buồn nôn, chướng bụng, khó chịu ở hai bên hố chậu… Các triệu chứng này đều nhẹ và sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài ngày sau khi lấy trứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, OHSS có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong bụng và phổi hay còn gọi là tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng bụng gây biểu hiện khó thở và đau bụng dữ dội. Khoảng 1% phụ nữ khi bị OHSS xuất hiện các cục máu đông và suy thận.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Tiêm kích trứng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

2. Tác hại của chọc trứng

Tác hại của việc chọc trứng và lấy trứng

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm thứ hai có thể là rủi ro trong quá trình chọc trứng để đem đi thụ tinh. Trong quá trình lấy trứng, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu âm đạo bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài và mỏng qua cùng đồ sau vào buồng trứng rồi vào từng nang để lấy trứng.

Các rủi ro bạn có thể gặp phải đối với thủ tục này bao gồm:

  • Đau vùng chậu và bụng từ nhẹ đến trung bình trong hoặc sau khi thực hiện lấy trứng: Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau biến mất trong vòng 1-2 ngày khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Tổn thương các cơ quan gần buồng trứng: Các cơ quan như bàng quang, ruột hoặc mạch máu có thể bị tổn thương. Một số hiếm phụ nữ có thể gặp chấn thương ruột hoặc mạch máu trong quá trình lấy trứng nên cần phải phẫu thuật khẩn cấp hoặc phải truyền máu.
  • Nhiễm trùng vùng chậu từ nhẹ đến nặng: Tình trạng nhiễm trùng vùng chậu sau lấy trứng hoặc chuyển phôi hiện nay không còn phổ biến. Vì bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh thường vào thời điểm lấy trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể phải nhập viện hoặc điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

3. Biến chứng khi chuyển phôi

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông chứa phôi nhẹ nhàng đặt chúng vào tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ khi ống thông được đưa qua cổ tử cung hoặc sau đó bạn có thể bị ra máu âm đạo nhẹ.

Tuy nhiên, quá trình này rất hiếm khi bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng kháng sinh. Bên cạnh các tác hại của chọc trứng và chuyển phôi, bạn có thể tìm hiểu thêm về sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi trên MarryBaby nhé.

4. Biến chứng khi mang đa thai

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm: Biến chứng khi mang đa thai

Thông thường, thụ tinh trong ống nghiệm dễ khiến bạn mang đa thai. Nếu trong trường hợp này, bạn có thể gặp phải các tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm sau:

  • Huyết áp cao
  • Xuất huyết nhẹ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Chuyển dạ hoặc sinh non
  • Sinh mổ lấy thai (C-section)

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày

5. Nguy cơ bị dị tật thai nhi

Nguy cơ bị dị tật thai nhi có thể là tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thống kê dân số nói chung, người bị dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 2-3%. Và điều này có thể gặp nhiều hơn đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn.

Phần lớn nguy cơ này là do chậm thụ thai và nguyên nhân cơ bản gây vô sinh. Việc IVF có liên quan đến dị tật bẩm thai nhi hay không vẫn còn là một đề tài đang được tranh luận và nghiên cứu. Tuy nhiên, khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) trong IVF, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, quá trình IVF có thể tăng nhẹ nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể giới tính (nhiễm sắc thể X hoặc Y) khi sử dụng ICSI. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn những rủi ro này là do chính quy trình ICSI hay do các vấn đề với tinh trùng.

Vì đàn ông bị khiếm khuyết về tinh trùng có nhiều khả năng có bất thường về nhiễm sắc thể, có thể truyền sang con cái của họ nhưng cực kỳ hiếm. Các hội chứng di truyền hiếm gặp được gọi là rối loạn dấu ấn di truyền cũng có thể mắc phải khi bạn thực hiện IVF.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên nguy cơ bị dị tật bẩm sinh khi làm IVF hiện nay rất hiếm, vì đã có các phương pháp sàng lọc tiền làm tổ để lựa chọn những phôi khỏe mạnh, từ đó cấy vào trong buồng tử cung của mẹ. Do đó bạn không nên quá lo lắng về nguy cơ này nhé. 

[/key-takeaways]

IVF có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

6. Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm cuối cùng bạn có thể gặp phải là sảy thai (miscarriage) hoặc mang thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Thông thường, tỷ lệ sảy thai sau IVF tương tự như tỷ lệ thụ thai tự nhiên và nguy cơ tăng dần theo tuổi của người mẹ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang thai ngoài tử cung khi thực hiện IVF nhưng chiếm khoảng 1% tỷ lệ phụ nữ thực hiện phương pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng tương tự ở những phụ nữ mang thai tự nhiên bị thai ngoài tử cung. Nếu trường hợp này xảy ra, người phụ nữ có thể được dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ hoặc phẫu thuật để loại bỏ.

Nếu sau khi cấy phôi mang thai và bạn đang mang thai nhưng bị đau nhói ở bụng, chảy máu âm đạo nhẹ, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đau lưng dưới, huyết áp thấp (do mất máu)… thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ. Vì những dấu hiệu trên có thể là bạn đang mang thai ngoài tử cung.

[inline_article id=315570]

Như vậy bạn đã biết 6 tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm rồi. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trên trong quá trình thực hiện IVF thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Bạn hãy lựa chọn bệnh viện, phòng khám và bác sĩ có kinh nghiệm trong việc thực hiện IVF để nghe sự tư vấn và tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ phương pháp này.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Phá thai 2 lần có con được nữa không? Vô sinh có phải do đây?

Nếu bạn đã phá thai 2 lần có con nữa được không? Có lẽ, đây là vấn đề được nhiều chị em rất quan tâm vì không ít thông tin cho rằng, việc phá thai có thể gây vô sinh cho người phụ nữ. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Phá thai 2 lần có con được nữa không?

Phá thai có lẽ là một quyết định rất khó khăn với người phụ nữ. Nhưng nếu bạn đã phá thai 2 lần thì có con nữa được không? Thông thường, việc phá thai không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong những lần tiếp theo. Điều này đúng khi bạn thực hiện phá thai an toàn và có sự theo dõi của chuyên gia y tế.

Tuy nhiên, việc phá thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non trong lần mang thai tiếp theo. Thậm chí, tệ hơn, việc phá thai dẫn đến biến chứng nhiễm trùng tử cung mà bạn không được điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Bởi vì, khi bạn bị nhiễm trùng tử cung có thể gây lây lan đến ống dẫn trứng và buồng trứng dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease – PID). Bệnh lý PID có thể gây vô sinh hoặc có nguy cơ khiến bạn mang thai ngoài tử cung. Nhưng nếu bạn được điều trị nhiễm trùng tử cung bằng thuốc kháng sinh trước khi dẫn đến PID thì thường sẽ không gây ảnh hưởng đến việc mang thai tiếp theo nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Những điều cần nhớ sau khi phá thai

Sau khi phá thai khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội sau khi phá thai thì cần đến bệnh viện ngay!
Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội sau khi phá thai thì cần đến bệnh viện ngay!

Để tránh dẫn đến không có con được nữa sau phá thai 2 lần, nếu bạn thấy các dấu hiệu sau thì cần đến bệnh viện ngay nhé:

  • Sốt cao
  • Đau dữ dội ở bụng, xương chậu hoặc lưng dưới
  • Xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường hoặc có mùi
  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục

Bên cạnh vấn đề phá thai 2 lần có con được nữa không; bạn có thể tìm hiểu thêm về “tại sao quan hệ nhiều lần vẫn không có thai?” trên MarryBaby nhé.

Các yếu tố gây vô sinh sau khi phá thai

Như bạn đã biết việc phá thai không phải là nguyên nhân chính gây vô sinh. Nhưng nếu bạn đã phá thai 2 lần mà không có con được nữa thì có thể nên xem xét các yếu tố sau:

  • Lối sống không lành mạnh: Những người phụ nữ có lối sống thiếu lành mạnh cũng có khả năng mang thai thấp. Chẳng hạn như, hút thuốc, dùng chất kích thích, tập thể dục với cường độ cao, cơ thể bị thừa cân hoặc thiếu cân…
  • Phụ nữ lớn tuổi: Phụ nữ trên 35 tuổi có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về khả năng mang thai. Điều này là do phụ nữ lớn tuổi có tổng số trứng thấp hơn, nhiều trứng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác…
  • Có tiền sử mắc bệnh: Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều này cũng đúng đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch và rối loạn nội tiết tố.
  • Khả năng sinh sản của người chồng: Chất lượng tinh dịch có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Ngay cả khi bạn đã từng mang thai với chồng trước đây. Nếu chồng bạn có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc đã lớn tuổi thì cũng có thể khiến bạn không có con được nữa sau phá thai lần 2.

>> Bạn có thể xem thêm: Hút thai 1 lần có bị vô sinh không? Kiến thức sản khoa bạn cần biết

Phá thai 2 lần có sao không? Phá thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình cảm vợ chồng
Phá thai 2 lần có sao không? Phá thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình cảm vợ chồng

Phá thai 2 lần có nguy hiểm không?

Sau khi bạn đã hiểu phá thai 2 lần có con được nữa không rồi, bạn cũng cần biết việc phá thai 2 lần có nguy hiểm không và có làm sao không? Nếu bạn phải phá thai 2 lần hay nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của bản thân.

Hơn nữa, việc phá thai nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Thậm chí, việc phá thai nhiều lần còn gây ảnh hưởng xấu đến tình cảm của vợ chồng và tâm lý của chính bạn nữa đấy.

[key-takeaways title=””]

Do đó, để tốt cho sức khoẻ của bạn, tình cảm vợ chồng và tâm lý của bản thân, bạn không nên phá thai nhiều lần nhé!

[/key-takeaways]

Như vậy bạn đã biết việc phá thai 2 lần có con nữa được không rồi. Thông thường, sau khi bạn phá thai an toàn thì vẫn có thể có con được. Nhưng nếu sau khi bạn phá thai 2 lần mà không có con được nữa thì có thể do tuổi tác quá lớn, lối sống thiếu lành mạnh, bệnh lý, người chồng có vấn đề về khả năng sinh sản… Tốt nhất, bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ sản khoa khám và tư vấn nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tại sao phải nhịn tiểu trước khi IUI? Cẩm nang làm IUI nên biết

Có rất nhiều thắc mắc được đặt ra trước khi làm IUI bởi phương pháp này còn khá xa lạ với nhiều người, một trong số đó là vấn đề “tại sao phải nhịn tiểu trước khi làm IUI?”.

Tại sao phải nhịn tiểu trước khi IUI?

Trước khi làm IUI, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn nhịn tiểu từ 30-60 phút. Vì khi đưa tinh trùng vào cổ tử cung, bác sĩ sẽ cần đưa một ống thông vào lỗ cổ tử cung và buồng tử cung.

Mặc dù việc thực hiện IUI rất an toàn, nhưng thủ thuật trên có thể gây ra gây nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng ở mức độ thấp. Do đó, để giảm tình trạng này và giúp tạo điều kiện cho ống thông đi qua cổ tử cung dễ dàng, bác sĩ có thể khuyên bạn cần nhịn tiểu.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu bơm IUI thành công chính xác sau 7 ngày thực hiện

[key-takeaways title=”Phương pháp IUI là gì?”]

Phương pháp IUI là kỹ thuật bơm tinh trùng của người chồng đã được lọc sạch và cô đặc vào trực tiếp buồng tử cung của người vợ trong khoảng thời gian rụng trứng. Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản có khả năng đậu thai cao.

[/key-takeaways]

Quy trình thực hiện phương pháp IUI

Khi đã hiểu lý do tại sao phải nhịn tiểu trước khi làm IUI. Bạn cần biết thêm quy trình thực hiện IUI dưới đây:

1. Trước khi làm IUI

  • Chuẩn bị mẫu tinh dịch: Tinh trùng của người chồng được lấy bằng cách thủ dâm, sau đó bác sĩ đem lọc rửa và cô đặc. Quá trình này giúp chọn lọc những tinh trùng di động tốt để tăng khả năng thụ tinh với trứng.
  • Theo dõi sự rụng trứng: Việc theo dõi các dấu hiệu rụng trứng sắp xảy ra là rất quan trọng. Bạn có thể theo dõi ngày rụng trứng bằng cách dùng que thử rụng trứng hoặc bác sĩ có thể theo dõi bằng việc siêu âm qua âm đạo. Người vợ cũng có thể được tiêm hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) hoặc dùng thuốc để kích thích rụng trứng vào đúng thời điểm.
  • Xác định thời gian thực hiện IUI: Hầu hết các ca IUI được thực hiện một hoặc hai ngày sau khi phát hiện rụng trứng. Bác sĩ sẽ có một kế hoạch rõ ràng về thời gian thực hiện thủ thuật và quy trình thực hiện IUI.

quy trình thực hiện IUI

2. Các bước thực hiện IUI

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nằm tư thế sản khoa, bác sĩ đặt dụng cụ mỏ vịt nhẹ nhàng vào âm đạo để quan sát rõ cổ tử cung (tương tự lúc khám phụ khoa).
  • Bước 2: Sau đó, tinh trùng của chồng bạn được hút vào bơm tiêm với một đầu gắn vào ống bơm mềm, mỏng, dẻo, đầu tù. Bác sĩ sẽ đưa ống bơm qua lỗ cổ tử cung, vào buồng tử cung và bơm toàn bộ tinh trùng vào buồng tử cung. Rồi bác sĩ tháo ống bơm mềm và mỏ vịt ra khỏi âm đạo.
  • Bước 3: Bạn nằm nghỉ tại chỗ sau thủ thuật IUI khoảng 15 đến 20 phút với phần mông kê cao để tinh trùng ổn định trong lòng tử cung.

3. Sau khi làm IUI

Sau khi thực hiện IUI, bạn cần nằm ngửa trong một khoảng thời gian ngắn. Khi thủ tục kết thúc, bạn có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày thông thường của mình. Bạn cũng có thể nhận thấy máu báo thai trong một hoặc hai ngày sau khi làm thủ thuật.

>> Bạn có thể xem thêm: ‘Bật mí’ cho bạn kinh nghiệm làm IUI thành công ngay lần đầu

Những lưu ý khi thực hiện IUI

Nếu bạn đã biết tại sao cần phải nhịn tiểu trước khi IUI; bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Tỉ lệ thành công: Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà tỉ lệ này có thể thay đổi. Thông thường, tỉ lệ có thai của các cặp vợ chồng thành công từ 10-15%.
  • Nếu thực hiện IUI thất bại: Nếu chẳng may, việc thực hiện IUI bị thất bại, vợ chồng bạn có thể được bác sĩ tư vấn nên chuyển sang phương pháp thụ tinh ống nghiệm để xác suất thành công cao hơn.
  • Người vợ có thể gặp một số biến chứng khi làm IUI: Dù thực hiện IUI an toàn và nguy cơ gặp biến chứng thấp, nhưng bạn có thể gặp một số tình trạng như nhiễm trùng, xuất huyết, hoặc người vợ có thể mang đa thai.

[inline_article id=303323]

Như vậy bạn đã biết tại sao phải nhịn tiểu trước khi IUI rồi. Việc nhịn tiểu trước khi làm IUI sẽ giúp giảm tình trạng bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng chuẩn bị làm IUI nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Trước khi làm IVF cần chuẩn bị gì? 10 lưu ý giúp tăng tỷ lệ đậu thai

Vậy trước khi làm IVF cần chuẩn bị gì? Bạn tham khảo bài viết dưới đây để tăng cơ hội thụ thai thành công nhé.

Trước khi làm IVF vợ chồng cần chuẩn bị gì?

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Dưới đây là những lưu ý về chế độ ăn uống lành mạnh trước khi thực hiện phương pháp IVF:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.
  • Chuyển sang các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Chọn thực phẩm có protein nạc như cá và thịt gia cầm.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt như hạt diêm mạch (quinoa), lúa mì nguyên hạt…
  • Thêm các loại đậu vào khẩu phần ăn như ngũ cốc, đậu xanh và đậu lăng.
  • Tránh thịt đỏ, đường, ngũ cốc tinh chế và các thực phẩm chế biến sẵn khác.
  • Ăn thực phẩm có chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu nguyên chất và các loại hạt.
  • Không ăn những món ăn quá mặn. Thay vào đó, hãy nêm nếm món ăn với các loại thảo mộc và gia vị nhẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn uống gì để nhanh có thai? Những kinh nghiệm dân gian cực hay giúp vợ chồng sớm có em bé

2. Thường xuyên tập thể dục

trước khi làm ivf nên tập thể dục để duy trì cân nặng

Cần chuẩn bị gì trước khi làm IVF? Tập thể dục là một trong những việc cần làm trước khi thực hiện IVF. Việc tập thể dục sẽ giúp chỉ số BMI của người phụ nữ ở mức cân đối hay nói cách khác là duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh. Từ đó, tử cung của người vợ sẽ khỏe mạnh hơn cho việc mang thai.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh các môn thể thao hay chế độ luyện tập quá nặng nhọc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước nhé.

3. Cần tránh tiếp xúc với hóa chất

Trước khi làm IVF, bạn cần loại bỏ những món đồ cá nhân hay đồ gia dụng có thành từ hóa chất độc hại EDC. EDC thường có mặt trong chai nhựa, hộp kim loại đựng thực phẩm, chất tẩy rửa, chất chống cháy, đồ chơi trẻ em và mỹ phẩm. Tiếp xúc với hóa chất độc hại EDC có thể gây ảnh hưởng đến:

  • Nội tiết tố
  • Sức khỏe sinh sản
  • Sự phát triển của thai nhi
  • Chưa kể, chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách dễ thụ thai tự nhiên nhanh, hiệu quả cho các cặp vợ chồng

Bên cạnh đó, trước khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, bạn cũng cần tránh:

  • Làm móng: Bạn cần ngưng việc làm móng để tránh tiếp xúc với chất formaldehyde.
  • Các sản phẩm chứa phthalate: đồ nhựa, lớp phủ thuốc, mỹ phẩm có hương thơm…
  • Hóa mỹ phẩm: Những sản phẩm có chất paraben, triclosan và benzophenone đều không tốt cho sức khỏe
  • Các đồ cá nhân và đô gia dụng có chứa BPA và các phenol.

5. Ngưng các loại thuốc ảnh hưởng đến việc thụ thai

trước khi làm IVF nên tránh các loại thuốc ảnh hưởng đến việc thụ thai

Bạn nên thông báo với bác sĩ về bất kỳ các loại thuốc nào bạn đang sử dụng trước khi làm IVF. Bởi vì, những loại thuốc bạn đang dùng có thể gây mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến việc thụ thai hoặc làm cho IVF bất thành.

Dưới đây là một trong những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm như:

  • Thuốc hóa trị
  • Thuốc tuyến giáp.
  • Thuốc chống động kinh.
  • Các sản phẩm điều trị bệnh da liễu có chứa estrogen hoặc progesterone, isotretinonin
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh lupus.
  • Thuốc điều trị trầm cảm, lo lắng và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như thuốc chống trầm cảm.

>> Bạn có thể xem thêm: Suy giáp có nên mang thai không? Nếu may mắn “đậu” thì có “giữ” được không?

6. Bổ sung vitamin theo chỉ định từ bác sĩ

Bác sĩ có thể chỉ định bạn bổ sung một số dưỡng chất qua việc dùng thực phẩm chức năng hoặc chế độ ăn uống tự nhiên. Các chất bạn có thể cần phải bổ sung gồm:

7. Trước khi làm IVF cần chuẩn bị gì? Ngủ đủ giấc

Vợ chồng trước khi làm IVF cần chuẩn bị những gì?
Vợ chồng trước khi làm IVF cần chuẩn bị những gì?

Ngủ đủ giấc giúp hỗ trợ chu kỳ IVF của vợ chồng bạn có tỷ lệ thành công cao hơn. Dưới đây là một số cách giúp vợ chồng bạn có một thói quen ngủ lành mạnh:

  • Phòng ngủ nên thoáng mát
  • Không ăn trước khi ngủ từ 2-3 giờ.
  • Tránh dùng thực phẩm có caffein từ 4-6 giờ trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng để cơ thể thoải mãi trước khi đi ngủ.
  • Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Khuếch tán tinh dầu hoa oải hương trong phòng ngủ (hoặc sử dụng trong phòng tắm).
  • Không nên làm việc trước khi đi ngủ vì sẽ gây stress, khiến bạn khó ngủ hơn
  • Không xem các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Tốt nhất bạn không nên để tivi, điện thoại, máy tính trong phòng ngủ của mình.

>> Bạn có thể xem thêm: 24 điều bạn nên làm trước khi mang thai để sớm đón tin vui

8. Những lưu ý khi quan hệ tình dục

Trong 3 đến 4 ngày trước khi lấy tinh trùng, người chồng nên tránh xuất tinh bằng việc quan hệ tình dục hay thủ dâm.

Vợ chồng gần gũi vẫn được chấp nhận; miễn người chồng đừng xuất tinh trong khoảng thời gian gần đến ngày lấy tinh trùng.  Việc quan hệ vợ chồng sau khi chuyển phôi có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hổ trợ sinh sản cho bạn.

9. Không uống rượu bia trước khi làm IVF

Không uống rượu bia trước khi làm IVF

Vợ chồng trước khi làm IVF cần chuẩn bị gì? Người chồng nên tránh sử dụng rượu bia một khoảng thời gian trước khi làm IVF.  Rượu bia, thuốc lá,…đều là những tác nhận gây hại cho kết cục của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: “Điểm mặt” 6 thực phẩm gây vô sinh ở nam giới cần biết!

10. Chuẩn bị tài chính

Tùy thuộc vào bệnh viện vợ chồng bạn thực hiện thụ tinh ống nghiệm thì mức chi phí có thể dao động khác nhau. Tuy nhiên, IVF thường tốn kém và cũng chưa chắc vợ chồng bạn đã thành công trong lần thực hiện đầu tiên. 

Mẹo giúp thực hiện IVF có tỷ lệ thành công cao

Bên cạnh việc vợ chồng cần chuẩn bị làm trước khi IVF là gì; bạn cũng cần nắm một số mẹo sau để giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất được tốt hơn:

  • Đi xem phim.
  • Tắm nước ấm.
  • Đọc sách mình yêu thích.
  • Uống nhiều nước.
  • Giao lưu với bạn bè.
  • Nghỉ ngơi một vài ngày.
  • Mua hoa tặng vợ
  • Vợ chồng có thể đi massage.
  • Dự trữ đồ ăn nhẹ bản thân cảm thấy yêu thích.
  • Vợ chồng nên có những buổi hẹn hò lãng mạn.
  • Tập yoga hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng khác.
  • Viết nhật ký để lưu lại cảm xúc mỗi ngày của bản thân.
  • Hãy lên lịch chụp ảnh để ghi nhớ khoảng thời gian này.
  • Ngủ đủ giấc và tự thưởng cho mình những giấc ngủ ngắn.

[inline_article id=313738]

Như vậy bạn đã biết trước khi làm IVF cần chuẩn bị những gì rồi. Điều bạn cần làm là xây dựng một chế độ ăn uống và thói quen lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết cho việc thụ thai nhé.

 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ, nam và người chuyển giới

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ, nam và người chuyển giới được thực hiện ra sao? Nếu bạn đang tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ sinh sản cho cặp đôi thuộc cộng đồng LGBT thì hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Vấn đề pháp lý đối với thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới

Pháp luật đã có Nghị định 10/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/01/2015 về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo đó, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi); theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thụ tinh trong ống nghiệm: Sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi;

2. Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai;

3. Noãn là giao tử của nữ;

4. Tinh trùng là giao tử của nam;

5. Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng;

6. Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật;

7. Người có thể mang thai hộ: Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.

Ngoài ra, theo khoản 2 điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nhà nước không (chưa) thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Với sự tiến bộ của xã hội và việc nhiều nước trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới, hi vọng Pháp luật Việt Nam sẽ sớm có những thay đổi để phù hợp hơn.

Do vậy, cặp đôi đồng giới nữ có thể sinh con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm cho mẹ đơn thân (xin tinh trùng để kết hợp với noãn của người mẹ, tạo thành phôi rồi chuyển lại vào tử cung của người mẹ).

Với người đồng tính nam thì lại chịu thiệt thòi hơn người nữ vì 2 lý do:

– Pháp luật không công nhận hôn nhân giữa người đồng tính

– Việc mang thai hộ chỉ được đặt ra đối với trường hợp là cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân muốn làm mẹ đơn thân, chưa áp dụng cho nam giới.

Do vậy, người đồng tính nam không thuộc đối tượng cặp vợ chồng được nhờ người mang thai hộ. Tuy nhiên, người nam có thể dựa vào các quy định Pháp luật nhiều nơi trên thế giới để có thể sinh con nhờ biện pháp mang thai hộ.

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ

Việc thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ được thực hiện theo các phương pháp gồm: xin tinh trùng; trữ đông trứng; thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

1. Xin tinh trùng

Với các cặp đồng tính nữ có thể xin tinh trùng với tư cách là mẹ đơn thân. Họ có thể xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, người thân hoặc bạn bè quen biết.

Còn với người hiến tinh trùng thì phải đảm bảo các điều kiện sau theo quy định của Pháp luật:

Sau khi người đồng giới nữ đã tìm được mẫu tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, người thân hoặc bạn bè. Bác sĩ sẽ tư vấn cho họ thực hiện thụ tinh theo kỹ thuật bơm trứng vào tử cung hoặc thụ tinh ống nghiệm.

2. Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ với IUI

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ có thể bằng phương pháp IUI
Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ có thể bằng phương pháp IUI 

Bơm tinh trùng vào tử cung (Intrauterine insemination – IUI) là một phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ trong ngày rụng trứng bằng một ống thông mỏng.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn có thể tìm hiểu điều này trong bài Bơm tinh trùng vào tử cung giúp thụ thai hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Chi phí làm IUI (thụ tinh nhân tạo) là bao nhiêu? Không quá mắc nhưng hiệu quả lại cao

3. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là phương pháp giúp tinh trùng và trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể con người. IVF lấy trứng từ buồng trứng và cho tinh trùng thụ tinh thủ công trong phòng thí nghiệm.

Vài ngày sau khi thụ tinh, trứng đã thụ tinh (hay còn gọi là phôi thai) sẽ được bác sĩ đặt vào bên trong tử cung của người phụ nữ. Sau đó, quá trình mang thai sẽ diễn ra khi phôi này tự cấy vào thành tử cung.

Bạn có thể tìm hiểu rõ và chi tiết hơn về phương pháp này trong bài IVF là viết tắt của từ gì? Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF từ A – Z nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai IVF có sinh thường được không? Cách tính ngày dự sinh và khả năng sinh mổ cho chị em

4. Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ với đông lạnh trứng 

Đông lạnh trứng (Egg freezing) là phương pháp đông lạnh, lưu trữ và bảo quản lạnh tế bào trứng của người phụ nữ. Đây là một cách để đảm bảo chất lượng trứng cho khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này.

Phương pháp này không giống như đông lạnh trứng đã thụ tinh (trữ lạnh phôi – embryo cryopreservation) vì trứng không được thụ tinh trước khi đông lạnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản để kích trứng rụng trứng nhằm tạo ra nhiều trứng để lấy ra như cách trữ đông phôi.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai? 14 thực phẩm lành mạnh bạn phải dùng ngay

[key-takeaways title=””]

Đồng tính nữ (lesbian) là gì? Là một người phụ nữ bị thu hút về mặt tình cảm và tình dục với một người phụ nữ khác. Cũng như bao người phụ nữ dị tính khác, thì đồng giới nữ cũng muốn được yêu thương và sinh con với người họ thương.

[/key-takeaways]

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nam

Các cặp đôi đồng tính nam đều không thể tự có con được. Họ phải thực hiện các phương pháp thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nam như mang thai hộ và trữ đông tinh trùng.

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện; không vì mục đích thương mại và phải được chấp hành theo đúng quy định pháp luật như đã đề cập ở trên. Điều này giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con; ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Phương pháp này được thực hiện bằng việc lấy tinh trùng và noãn được hiến tặng để thụ tinh trong ống nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, bác sĩ sẽ chuyển phôi này vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con giúp.

Tuy nhiên, với việc mang thai hộ giúp cho cặp đôi đồng tính nam tại Việt Nam vẫn chưa được Pháp luật cho phép. Vì thế, nhiều cặp đôi có thể tìm đến việc mang thai hộ tại các đất nước khác trên thế giới chấp nhận hôn nhân đồng giới cũng như cho phép thực hiện điều này.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách dễ thụ thai tự nhiên nhanh, hiệu quả cho các cặp vợ chồng

2. Trữ tinh trùng (sperm freezing)

trữ đông tinh trùng

Nam giới có thể đông lạnh tinh trùng của mình để sử dụng cho việc sinh sản trong tương lai hoặc hiến tặng cho việc hỗ trợ sinh sản của người khác. Với tinh trùng hiến tặng thường phải được cách ly trong 3 hoặc 6 tháng và sàng lọc các bệnh nhiễm trùng trước khi có người nhận sử dụng. Thời gian cách ly sẽ phụ thuộc vào loại xét nghiệm sàng lọc tinh trùng mà mỗi cơ sở y tế thực hiện.

Cách trữ tinh trùng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người đàn ông cần được kiểm tra xem có bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào như HIV và viêm gan không.
  • Bước 2: Người đàn ông sẽ cần đưa ra sự đồng ý bằng văn bản về việc lưu trữ tinh trùng và chỉ định thời gian muốn lưu trữ.
  • Bước 3: Người đàn ông được yêu cầu lấy một mẫu tinh trùng mới (nếu có thể). Mẫu này sẽ được trộn với một chất lỏng đặc biệt (chất bảo vệ lạnh) để bảo vệ tinh trùng khỏi bị hư hại trong quá trình đông lạnh.
  • Bước 4: Trước khi đông lạnh, mẫu tinh trùng được chia vào một số vật chứa gọi là ống hút. Điều này có nghĩa là mẫu tinh trùng được chia nhỏ và được sử dụng nhiều lần cho việc điều trị sinh sản. Các mẫu tinh trùng sau đó được làm lạnh từ từ và ngâm trong nitơ lỏng.

>> Bạn có thể xem thêm: Tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai với 18+ “tuyệt chiêu” đơn giản!

[key-takeaways title=””]

Đồng tính nam (gay) là gì? Là một người đàn ông bị thu hút về mặt tình cảm và tình dục với một người đàn ông khác.

[/key-takeaways]

Lưu ý cho người chuyển giới 

Sau khi bạn đã tìm hiểu về các phương pháp thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ và nam. Nếu bạn là người chuyển giới thì cần lưu ý các điều sau:

  • Nên thực hiện trữ đông trứng hoặc tinh trùng: Trước khi thực hiện phương pháp phẫu thuật chuyển giới hay liệu pháp hormone bạn nên trữ đông trứng hoặc tinh trùng.
  • Nếu người chuyển giới nam muốn giữ gìn khả năng sinh sản: Bác sĩ sẽ áp dụng cách tiêm hormone nữ để kích thích buồng trứng và chọc hút trứng tương tự như IVF rồi trữ đông.
  • Nếu người chuyển giới nam đã tiêm hormone sinh dục trong thời gian dài: Điều này đã khiến buồng trứng và nhiều bộ phận sinh dục của nữ đã teo lại thì không thể sinh con được nữa.
  • Nếu người chuyển giới nam chỉ mới tiêm hormone sinh dục trong thời gian ngắn: Khi ngừng tiêm hormone sẽ vẫn có thể có kinh nguyệt trở lại và mang thai như bình thường.

[inline_article id=320910]

Như vậy, bạn đã biết tất cả thông tin về việc thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ, nam và chuyển giới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho cặp đôi thuộc cộng đồng LGBTQ nhé.