Vậy có rủi ro gì trong khi thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) không? Mời bạn cùng tìm hiểu 6 tác hại của việc thụ tinh trong ống nghiệm cùng với MarryBaby nhé.
1. Tác dụng phụ với thuốc
Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên có thể là tác dụng phụ của thuốc kích trứng gonadotropin sử dụng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Những loại thuốc này có tác dụng giúp kích thích một số nang trứng phát triển trong buồng trứng. Một số phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ khi tiêm thuốc kích trứng dưới đây khi tiêm thuốc:
- Đau vú
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Thay đổi tâm trạng và mệt mỏi
- Buồn nôn và đôi khi có thể bị nôn mửa
- Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)
- Phản ứng dị ứng tạm thời, như đỏ da hoặc ngứa tại chỗ tiêm
- Vết bầm tím và đau nhức nhẹ tại chỗ tiêm. Vì bác sĩ có thể sử dụng các vị trí khác nhau để tiêm thuốc nên bạn có thể bị bầm tím nhiều chỗ tiêm.
[key-takeaways title=””]
Hầu hết các triệu chứng của quá kích buồng trứng (OHSS) gồm buồn nôn, chướng bụng, khó chịu ở hai bên hố chậu… Các triệu chứng này đều nhẹ và sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài ngày sau khi lấy trứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, OHSS có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong bụng và phổi hay còn gọi là tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng bụng gây biểu hiện khó thở và đau bụng dữ dội. Khoảng 1% phụ nữ khi bị OHSS xuất hiện các cục máu đông và suy thận.
[/key-takeaways]
>> Bạn có thể xem thêm: Tiêm kích trứng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
2. Tác hại của chọc trứng
Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm thứ hai có thể là rủi ro trong quá trình chọc trứng để đem đi thụ tinh. Trong quá trình lấy trứng, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài và mỏng qua cùng đồ sau vào buồng trứng rồi vào từng nang để lấy trứng.
Các rủi ro bạn có thể gặp phải đối với thủ tục này bao gồm:
- Đau vùng chậu và bụng từ nhẹ đến trung bình trong hoặc sau khi thực hiện lấy trứng: Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau biến mất trong vòng 1-2 ngày khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Tổn thương các cơ quan gần buồng trứng: Các cơ quan như bàng quang, ruột hoặc mạch máu có thể bị tổn thương. Một số hiếm phụ nữ có thể gặp chấn thương ruột hoặc mạch máu trong quá trình lấy trứng nên cần phải phẫu thuật khẩn cấp hoặc phải truyền máu.
- Nhiễm trùng vùng chậu từ nhẹ đến nặng: Tình trạng nhiễm trùng vùng chậu sau lấy trứng hoặc chuyển phôi hiện nay không còn phổ biến. Vì bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh thường vào thời điểm lấy trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể phải nhập viện hoặc điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh
3. Biến chứng khi chuyển phôi
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông chứa phôi nhẹ nhàng đặt chúng vào tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ khi ống thông được đưa qua cổ tử cung hoặc sau đó bạn có thể bị ra máu âm đạo nhẹ.
Tuy nhiên, quá trình này rất hiếm khi bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng kháng sinh. Bên cạnh các tác hại của chọc trứng và chuyển phôi, bạn có thể tìm hiểu thêm về sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi trên MarryBaby nhé.
4. Biến chứng khi mang đa thai
Thông thường, thụ tinh trong ống nghiệm dễ khiến bạn mang đa thai. Nếu trong trường hợp này, bạn có thể gặp phải các tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm sau:
- Huyết áp cao
- Xuất huyết nhẹ
- Tiểu đường thai kỳ
- Chuyển dạ hoặc sinh non
- Sinh mổ lấy thai (C-section)
>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày
5. Nguy cơ bị dị tật thai nhi
Nguy cơ bị dị tật thai nhi có thể là tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thống kê dân số nói chung, người bị dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 2-3%. Và điều này có thể gặp nhiều hơn đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn.
Phần lớn nguy cơ này là do chậm thụ thai và nguyên nhân cơ bản gây vô sinh. Việc IVF có liên quan đến dị tật bẩm thai nhi hay không vẫn còn là một đề tài đang được tranh luận và nghiên cứu. Tuy nhiên, khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) trong IVF, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, quá trình IVF có thể tăng nhẹ nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể giới tính (nhiễm sắc thể X hoặc Y) khi sử dụng ICSI. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn những rủi ro này là do chính quy trình ICSI hay do các vấn đề với tinh trùng.
Vì đàn ông bị khiếm khuyết về tinh trùng có nhiều khả năng có bất thường về nhiễm sắc thể, có thể truyền sang con cái của họ nhưng cực kỳ hiếm. Các hội chứng di truyền hiếm gặp được gọi là rối loạn dấu ấn di truyền cũng có thể mắc phải khi bạn thực hiện IVF.
[key-takeaways title=””]
Tuy nhiên nguy cơ bị dị tật bẩm sinh khi làm IVF hiện nay rất hiếm, vì đã có các phương pháp sàng lọc tiền làm tổ để lựa chọn những phôi khỏe mạnh, từ đó cấy vào trong buồng tử cung của mẹ. Do đó bạn không nên quá lo lắng về nguy cơ này nhé.
[/key-takeaways]
6. Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung
Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm cuối cùng bạn có thể gặp phải là sảy thai (miscarriage) hoặc mang thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Thông thường, tỷ lệ sảy thai sau IVF tương tự như tỷ lệ thụ thai tự nhiên và nguy cơ tăng dần theo tuổi của người mẹ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mang thai ngoài tử cung khi thực hiện IVF nhưng chiếm khoảng 1% tỷ lệ phụ nữ thực hiện phương pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng tương tự ở những phụ nữ mang thai tự nhiên bị thai ngoài tử cung. Nếu trường hợp này xảy ra, người phụ nữ có thể được dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ hoặc phẫu thuật để loại bỏ.
Nếu sau khi cấy phôi mang thai và bạn đang mang thai nhưng bị đau nhói ở bụng, chảy máu âm đạo nhẹ, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đau lưng dưới, huyết áp thấp (do mất máu)… thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ. Vì những dấu hiệu trên có thể là bạn đang mang thai ngoài tử cung.
[inline_article id=315570]
Như vậy bạn đã biết 6 tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm rồi. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trên trong quá trình thực hiện IVF thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Bạn hãy lựa chọn bệnh viện, phòng khám và bác sĩ có kinh nghiệm trong việc thực hiện IVF để nghe sự tư vấn và tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ phương pháp này.