Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Trứng lép là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán

Trứng lép là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở phụ nữ, khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thụ thai.

Vậy tình trạng trứng lép là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng trứng lép là gì?

Trong mỗi buồng trứng đều có chứa rất nhiều nang trứng tồn tại ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Hàng tháng, sẽ có khoảng 20 nang noãn được chiêu mộ vào trong chu kỳ buồng trứng, dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh sản có một nang noãn được chọn lọc và phát triển vượt trội trở thành nang trứng trội, các nang còn lại sẽ bị tiêu biến đi. Nang trứng trội này khi có đỉnh của hormone LH tác động sẽ vỡ ra giải phóng tế bào trứng vào ngày rụng trứng để gặp tinh trùng tiếp tục quá trình thụ tinh. Vậy hiện tượng trứng lép là gì?

Trứng lép là một thuật ngữ không có trong y khoa. Từ ngữ này dùng để chỉ những phụ nữ có buồng trứng đa nang nhưng lại không phát triển thành nang trứng trội được. Những nang trứng này có đường kính nhỏ khoảng 2-9mm chỉ nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm.

Nang trứng bị lép không phát triển thành nang trứng trội, không vỡ ra và giải phóng trứng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Do đó, dù bạn quan hệ không sử các biện pháp tránh thai thường xuyên nhưng tinh trùng không thể gặp trứng được thì cũng khó có khả năng thụ thai xảy ra. 

>> Bạn có thể xem thêm: Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

Biểu hiện của chất lượng trứng kém 

rứng lép là gì? Là hiện tượng buồng trứng đa nang khiến các nang trứng không trưởng thành
Trứng lép là gì? Là hiện tượng buồng trứng đa nang khiến các nang trứng không trưởng thành

Thông thường, để nhận biết các biểu hiện của chất lượng trứng kém thì cần phải đi siêu âm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Kinh nguyệt không đều: Mỗi lần hành kinh, bạn có thể ra máu kinh ít. Hoặc có lúc bạn không có kinh nguyệt trong khoảng thời gian dài ngày
  • Đau bụng dưới: Bạn có thể cảm thấy đau ê ẩm vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt, song bạn nên cẩn thận vì đây có thể là biểu hiện của chất lượng trứng kém.
  • Dịch âm đạo bất thường: Âm đạo có thể tiết ra dịch có màu sắc lạ như vàng, xanh, nâu là do sự thiếu hụt hormone estrogen. Đây là hormone ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trứng đối với nữ giới.
  • Mọc lông nhiều trên mặt và cơ thể: Nồng độ hormone androgen cao có thể dẫn đến tình trạng mọc nhiều lông trên mặt và cơ thể. Đôi khi, bạn cũng có thể xuất hiện nhiều nốt mụn trứng cá trên mặt nữa.
  • Vô kinh: Khi nang trứng bị lép sẽ không giải phóng tế bào trứng nên có thể dẫn đến tình trạng vô kinh (không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên). Chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nếu bị mất kinh thì nên đi khám nhé.

Nếu bạn đang mong tin vui, có thể sử dụng thêm công cụ tính ngày rụng trứng của MarryBaby. Công cụ này sẽ giúp bạn dự đoán được “ngày vàng” để thụ thai dễ dàng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trứng lép ở phụ nữ

Nguyên nhân khiến trứng lép là gì bạn biết chưa? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trứng lép. Nếu bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì sẽ đưa ra cách điều trị trứng lép hợp lý nhất. Dưới đây là các nguyên nhân bạn có thể mắc phải:

  • Chế độ ăn uống: Khi bạn ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trứng lép, nhỏ và kém phát triển.
  • Tâm lý thiếu ổn định: Nếu bạn thường xuyên bị áp lực trong công việc và cuộc sống có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng cũng như chất lượng của trứng.
  • Dậy thì: Các bé gái đang ở độ tuổi dậy thì có cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, lượng hormone sinh dục mà cơ thể tiết ra chưa nhiều nên có thể dẫn đến trứng lép. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được khắc phục khi đến tuổi trưởng thành.
  • Tiền mãn kinh: Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ đã có các dấu hiệu lão hóa, nên số lượng và chất lượng trứng giảm đáng kể. Hơn nữa, cơ thể của phụ nữ đã có sự suy giảm của hormone estrogen và progesterone gây ảnh hưởng tới hoạt động buồng trứng cũng như sự phát triển của trứng.
  • Rối loạn nội tiết: Hormone estrogen có vai trò điều tiết các hoạt động các cơ quan sinh dục nữ như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung,… Khi hormone này bị thiếu hụt sẽ cản trở sự phát triển và phá vỡ lớp vỏ ngoài của nang noãn, có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy buồng trứng sớm.
  • Buồng trứng đa nang: Buồng trứng của bạn có thể chứa nhiều nang chứa trứng chưa trưởng thành phát triển xung quanh rìa buồng trứng. Do đó, buồng trứng của bạn có thể không hoạt động như những phụ nữ bình thường khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

Chẩn đoán và điều trị tình trạng trứng lép là gì?

Trứng lép là gì? Siêu âm có biết được trứng lép không? 
Trứng lép là gì? Siêu âm có biết được trứng lép không? 

1. Chẩn đoán

Nếu bạn đã hiểu tình trạng trứng lép là gì và nghi ngờ bản thân rơi vào tình trạng này thì bạn nên đi khám phụ khoa. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ và chẩn đoán nguyên nhân thông qua các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám để kiểm tra bạn có bị trứng lép không qua các bước như khám vùng bụng, vùng xương chậu, khám các đặc tính sinh dục phụ thứ phát …
  • Xét nghiệm: Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
  • Siêu âm: Siêu âm có biết được trứng lép không? Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò qua âm đạo có thể xem được số lượng, kích thước các nang noãn của buồng trứng.

2. Điều trị trứng lép ở phụ nữ

Sau khi bác sĩ đã chẩn đoán nguyên nhân khiến trứng lép là gì sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp với bạn. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp kích thích nang noãn để thúc đẩy quá trình trứng rụng diễn ra. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ chồng bạn nên quan hệ vào thời gian nào.

[key-takeaways title=””]

Sau khi vợ chồng bạn đã áp dụng phương pháp trên mà không đạt hiệu quả; bác sĩ có thể sẽ tư vấn thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc bơm tinh trùng vào buồng trứng (IUI). Thậm chí, trong trường hợp không may, bác sĩ có thể tư vấn cho vợ chồng bạn đi xin noãn của người khác để thực hiện IVF.

[/key-takeaways]

Phụ nữ bị trứng lép có thai được không?

Trứng lép là gì? Bị trứng lép có thai được không?
Trứng lép là gì? Bị trứng lép có thai được không?

Nếu bạn bị trứng lép thì cơ hội thụ thai thành công rất khó xảy ra. Vì nang trứng không phát triển để giải phóng tế bào trứng và tiếp tục diễn ra quá trình thụ tinh khi tinh trùng gặp trứng. Nếu trứng lép và nhỏ được thụ tinh thì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao do có bất thường về nhiễm sắc thể.

Kích thước nang trứng trội có thể thụ thai được trung bình khoảng 18–20mm. Do đó, nếu bạn muốn thụ thai thì phải cải thiện được chất lượng trứng giúp nang trứng có thể phát triển tốt hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Chuyện không đáng lo như bạn nghĩ đâu!

Biện pháp giúp hỗ trợ điều trị tình trạng trứng lép là gì?

Để hỗ trợ điều trị bệnh, chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc phụ nữ bị trứng lép nên ăn gì, uống gì và làm gì phải không? Dưới đây là những điều giúp hỗ trợ cho việc điều bệnh thêm hiệu quả. 

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bị trứng lép nên ăn gì? Bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng có đầy đủ các nhóm chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo,…
  • Xây dựng cuộc sống lành mạnh: Bạn hãy luôn duy trì những hoạt động thể chất để có sức khỏe tốt như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, tập gym,… Hãy thực hiện bất kì hoạt động thể chất nào miễn bản cảm thấy thoải mái và có sức khoẻ tốt nhé.
  • Cân bằng cuộc sống: Thường xuyên stress cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Do đó, bạn cần phải cân bằng cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian để tinh thần được thư giãn và cơ thể được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi nhé.

[inline_article id=278555]

Như vậy, bạn vừa tìm hiểu rất chi tiết về tình trạng phụ nữ bị trứng lép là gì. Đây là tình trạng phụ nữ có buồng trứng đa nang khiến các nang trứng không thể phát triển thành nang trội để rụng và giải phóng tế bào trứng được. Nếu không may nhận thấy có các biểu hiện của chất lượng trứng kém phát triển thì bạn nên sắp xếp đi khám phụ khoa ngay nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.