Kinh nghiệm cho bé tắm biển là lưa thời điểm đừng quá lạnh và cũng đừng quá nóng. Hạn chế tắm từ 10h sáng đển 15h chiều, khi tắm nên thoa kem chống nắng bảo vệ da cho bé.
Khi nào trẻ có thể đi tắm biển?
Bạn có thể cho trẻ sơ sinh đi du lịch biển cùng gia đình từ khi còn nhỏ, tuy nhiên theo các chuyên gia da liễu, trẻ dưới 1 tuổi không nên để phơi nắng trực tiếp vì da còn non dễ bị tia tử ngoại lẫn hồng ngoại “tấn công” dẫn đến say nắng.
Thời gian cho trẻ tắm hoặc cho trẻ ra ngoài bãi biển dạo chơi cần tránh tầm trưa, khi nhiệt độ quá nóng. Trẻ nhỏ chưa có hệ thống điều hòa thân nhiệt hiệu quả nên không thích nghi kịp với những thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Không nên mặc quá kín hoặc quần áo tối màu vì dễ hấp thụ ánh nắng hơn.
Trẻ tắm bao lâu là đủ?
Dù là em bé sơ sinh hay con đang lớn, cũng không nên để trẻ phơi mình trước gió biển quá lấu. Với trẻ, không nên tắm biển quá 2 tiếng liên tiếp. Tại sao vậy?
Dễ bị nhiễm lạnh: Thời gian tắm quá dài sẽ gây hại cho trẻ. Nguyên tắc tắm biển an toàn là tắm tập trung và lau khô người. Tuy nhiên, trẻ em thường tắm – chơi – tắm, không làm khô cơ thể ngay. Không gian trên biển rất thoáng nên kèm theo gió rất to chính là yếu tố khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp khi ở trên bờ. Nặng hơn, trẻ có thể bị viêm phổi. Còn hiện tượng sổ mũi, ho sau tắm biển là khá phổ biến ở trẻ.
Say nắng, say nóng: Khí hậu nóng oi ả mùa hè rất thích hợp để tắm biển. Tuy nhiên, ánh nắng chói chang với nhiều tia cực tím có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư da hoặc gây say nắng, say nóng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Để phòng chống say nắng, trước khi biển, mẹ nên cho bé bổ sung một đợt vitamin A, vitamin E tùy theo tuổi và theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ tắm biển từ 11h trưa đến 3h chiều. Đặc biệt, cần lưu ý cho con uống đủ nước, uống nước liên tục, từng ít một ngay cả khi không thấy khát.
Dễ bị đuối nước: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đuối nước như trẻ không biết bơi, bơi ở những khu vực nguy hiểm, xa bờ, tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, bị co rút cơ chân khi đang bơi…Tắm 2 tiếng liên tiếp sẽ dễ dẫn đến tình trạng này hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý: Chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi gần bờ, luôn có phao bơi và có người bên cạnh. có cha mẹ bên cạnh giữ phao bơi để tránh trẻ bị cuốn ra xa, bị sóng đánh úp…dẫn đến những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
[inline_article id=170946]
Sơ cứu khẩn cấp khi gặp tai nạn biển
Nếu phát hiện trẻ bị rơi ngã xuống nước hoặc bị đuối nước, say nắng, cần kêu gọi mọi người đến cứu, vớt, sơ cứu và cấp cứu cho trẻ kịp thời.
Đuối nước: Nếu trẻ bị đuối nước, việc sơ cứu phải được tiến ngay lập tức và đúng kỹ thuật. Lập tức kiểm tra đường thở. Nếu trong miệng, mũi của trẻ có dị vật, cần móc dị vật ra ngay rồi nghiêng người để lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu trẻ ngừng thở, ngừng tim, cần hô hấp nhân tạo, hồi sức tim, phổi bằng cách đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức, hô hấp nhân tạo cho đến khi tỉnh lại.
Chuột rút: Khi trẻ hoạt động quá nhiều ngoài trời, rất có thể bị chuột rút. Nhanh chóng khắc phục tình trạng này cho trẻ bằng cách dừng vận động, thả lỏng chi bị chuột rút, nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, vùng da của bắp thịt đang bị co rút. Nếu chuột rút ở cẳng chân, nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngượ, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về đầu gối.
Say nắng: Cần đưa trẻ vào nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, lau người bằng nước mát thông thường, khi trẻ tỉnh thì cho uống oresol pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn. Nếu trẻ có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Cho bé tắm biển mùa hè cần hết sức lưu ý về thời điểm ra bãi biển, thời gian tắm biển cũng như cha mẹ cần biết cách sơ cứu một số tai nạn biển phổ biến để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.