Categories
Gia đình Giải trí

Bé 3 tháng 10 ngày làm gì để bé khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi?

Làm gì khi bé được 3 tháng 10 ngày? Để con khỏe mạnh, nuôi bé nhàn tênh, mẹ cập nhật ngay những phương pháp dân gian này để áp dụng cho bé.

3 tháng 10 ngày là mốc thời gian phát triển cực kỳ quan trọng của trẻ. Từ xưa đến nay, cứ đến thời điểm này là ông bà chúng ta lại làm một số việc đặc biệt cho trẻ. Đây được coi là “làm phép” để bé ít đau ốm, lớn nhanh. Cụ thể khi bé được 3 tháng 10 ngày thì mẹ nên làm gì? Mời bạn cùng MarryBaby khám phá nhé.

Một số mẹ thắc mắc liệu những phương pháp dân gian này có gây hại gì cho trẻ; và có phù hợp với xã hội hiện đại nữa hay không? Mặc dù những cách làm này chưa được khoa học chứng minh đúng hay sai; nhưng chúng cũng không gây hại gì.

Bé 3 tháng 10 ngày mẹ nên làm gì cho bé?

Làm gì khi khi trẻ được 100 ngày?

Bé 3 tháng 10 ngày mẹ nên làm gì cho bé?

5 việc sau đây được người xưa truyền lại là cần thiết khi trẻ được 100 ngày, bao gồm:

1. Cúng mụ khi trẻ được 100 ngày

Khi trẻ tròn 100 ngày; việc đầu tiên mẹ cần làm cho con là cúng mụ. Mẹo dân gian này được nhiều mẹ áp dụng với mong muốn bà mụ sẽ phù hộ để bé khỏe mạnh, lớn nhanh, bình an, may mắn và hạnh phúc suốt cả cuộc đời.

Về cơ bản, lễ cúng mụ cho bé 3 tháng 10 ngày được tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị phần lễ mặn gồm có một số món như xôi, thịt lợn quay (có thể thay bằng heo sữa quay cả con, vịt quay, gà quay), rượu trắng.
  • Ngũ quả, hương hoa, trầu cau, bánh kẹo, chè.
  • Đồ vàng mã, phẩm oản, đồ cúng mụ (tất cả mua ở cửa hàng vàng mã).
  • Động vật như tôm, cua, ốc.

Tùy vào từng nơi mà đồ cúng có thay đổi, tuy nhiên về cơ bản thì cúng mụ 3 tháng 10 ngày mẹ chuẩn bị như trên và bày biện hài hòa, đẹp mắt. Mẹ tham khảo bài cúng cho bé traibé gái nhé.

2. Mẹo rơ lợi cho bé 100 ngày bằng nước lá hẹ hoặc nước giá đỗ

Rơ lợi cho trẻ bằng nước lá hẹ hoặc nước giá đỗ

Theo nhiều nghiên cứu, lá hẹ hoặc giá đỗ đều là những thứ có tính mát, sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm. Vậy nên, mẹo để trẻ mọc răng không quấy khóc, không đau và không sốt là lúc bé được đúng 100 ngày tuổi; mẹ lấy lá hẹ hoặc giá đỗ để rơ lưỡi cho bé. Nếu là bé trai 3 tháng 10 ngày, mẹ chuẩn bị 7 cọng; bé gái 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy 9 cọng.

Khi bé được 3 tháng 10 ngày; mẹ nên rơ lợi cho con bằng cách sau:

  • Lá hẹ giã nát, thêm một ít nước sôi, mấy hạt muối nhỏ (thật ít muối) rồi đem hấp chín.
  • Sau đó mẹ dùng khăn xô sạch nhúng nước lá hẹ và rơ lợi cho con hết cả phần lợi trên và lợi dưới.

Nếu dùng giá đỗ thì mẹ nên tự làm để rơ lợi cho bé vì giá đỗ mua ở ngoài hàng thường nhiều hóa chất không tốt cho con. Mẹ lấy giá đỗ đem ép nước và cũng chấm nước rơ lợi như làm với lá hẹ. Vừa rơ mẹ vừa đọc “thần chú”: “Mọc răng như giá, không đau không sốt”.

3. Khi trẻ 3 tháng 10 ngày cho trẻ ăn mắt cá diếc

Mẹ nên làm gì khi trẻ được 3 tháng 10 ngày? Theo quan niệm dân gian, cho ăn mắt cá diếc khi con 3 tháng 10 ngày thì lúc trẻ ăn dặm sẽ không bị nôn trớ, ăn ngoan và được nhiều. Bên cạnh đó, ông bà ta còn quan niệm rằng ăn mắt cá diếc giúp mắt con sáng khỏe hơn. Vì ăn mắt bổ mắt.

Nhiều người giải thích mắt cá diếc có tác dụng như vậy vì nó có vị tanh và chứa nhiều dưỡng chất. Việc cho bé nếm thử vị này mà trẻ ăn được; lớn lên con sẽ ăn được mọi thứ mà không bị ói.

Người lớn cho trẻ tròn 100 ngày tuổi ăn mắt cá diếc bằng cách:

  • Bà hoặc mẹ sẽ đi chợ chọn lấy một con cá diếc còn sống, ngon nhất, đẹp nhất.
  • Sau đó, hấp chín cá diếc và gỡ lấy mắt cá, bỏ đi cục tròn cứng màu trắng bên trong mắt.
  • Chỉ lấy phần mắt mềm mềm còn lại để cho trẻ ăn.

Lúc này trẻ chưa đến giai đoạn ăn dặm nên mẹ chỉ cần cho con nếm một chút xíu phần mắt, tuyệt đối không cho ăn phần thịt.

4. Mẹo lựa người nuôi cho bé 100 ngày mát tay để đút con ăn lần đầu tiên

Lựa người nuôi trẻ mát tay nhờ họ đút con ăn lần đầu tiên

Khi trẻ 3 tháng 10 ngày cho trẻ ăn mắt cá diếc

Một số mẹ quan niệm rằng người đút cho con ăn lần đầu tiên rất quan trọng, việc ăn uống sau này của bé như thế nào là phụ thuộc vào lần ăn đầu tiên này. Bé được 3 tháng 10 ngày mặc dù lúc này con chưa sẵn sàng ăn dặm, thế nhưng, mẹ có thể “làm phép” bằng cách nhờ người mát tay, nuôi trẻ chóng lớn đến để đút cho trẻ ăn cữ bột đầu tiên.

Mẹ lưu ý chỉ cần pha một chút bột thật loãng (đặc hơn sữa một chút) và cho bé mút mát chút xíu chứ không nhất thiết phải ăn như bình thường. Nếu trẻ hào hứng với đồ ăn lần này, thì với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” sau này con sẽ ăn giỏi và ngược lại. Tuyệt đối không cho con ăn nhiều mẹ nhé.

[inline_article id=4279]

5. Dùng con tằm chết trị trẻ khóc dạ đề

Nhiều bé hay khóc dạ đề (khóc đêm), vậy nên ông bà truyền tay nhau cách dùng con tằm chết trị trẻ khóc dạ đề.

Cách này được thực hiện như sau: mẹ lấy con tằm đã chết cong queo, có màu trắng lốm đốm (gọi là tằm vôi, bạch cương tàm…) sau đó đem sấy khô, cất vào lọ kín có nắp đậy.

Khi con được 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy con tằm này giã nát ra; hòa một chút rượu, sau đó hơ ấm rồi đắp vào lòng bàn chân cho con, dùng khăn xô băng cố định lại.

Mẹo 3 tháng 10 ngày, những lưu ý dành cho mẹ

Làm gì khi trẻ 3 tháng 10 ngày? Những lưu ý dành cho mẹ

Mẹo 3 tháng 10 ngày, những lưu ý dành cho mẹ

Khi áp dụng các phương pháp dân gian, mẹo 100 ngày cho bé nêu trên, mẹ cần lưu ý:

  • Đây là những phương pháp dân gian vô hại, nhưng mẹ cũng cần cẩn thận trong quá trình áp dụng cho bé.
  • Những nguyên liệu sử dụng cho trẻ cần phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh, ví dụ như lá hẹ sạch, giá đỗ không nhiễm hóa chất…
  • Nếu trẻ thấy khó chịu, không hợp tác, thì cũng đừng vì thế mà bắt ép con. Nên nhớ những cách này chỉ là “làm phép”, vậy nên mẹ cần tùy vào từng bé để áp dụng.
  • Trẻ 3 tháng 10 ngày mẹ nên làm gì cho hệ tiêu hóa còn yếu của con? Lúc cho con nếm mắt cá diếc hoặc ăn bột; mẹ chú ý chỉ cho bé nhấm nháp một chút lấy lệ, chứ không cho ăn nhiều.
  • Sau khi đã thực hiện những cách này, trẻ có thể không được như những gì mẹ mong muốn, chẳng hạn như lúc mọc răng con có thể sốt, ăn dặm có thể kén ăn… Vậy nên, không phải vì thế mà mẹ quá kỳ vọng vào những việc làm này để rồi phải thất vọng.

Làm gì khi bé được 3 tháng 10 ngày? Mẹ làm những việc nêu trên nhưng cần áp dụng một cách linh hoạt tùy vào điều kiện của mẹ và bé. Trong lúc thực hiện, chú ý cẩn thận để không gây nguy hiểm tới bé. Chúc các mẹ áp dụng thành công để nuôi con nhàn tênh nhé.

Hương Hoa

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.