Bên cạnh những tất bật của cuộc sống, bạn nên cho bản thân mình có thời gian nghỉ ngơi để thư giãn. Chuyên mục giải trí sẽ gợi ý cho bạn rất nhiều chủ đề thú vị như phong thủy, du lịch, sách, phim hay, lễ hội….
Halloween không chỉ là dịp vui chơi, tụ tập mà còn là cơ hội để mẹ và bé trổ tài trang trí nhà với nhiều món độc lạ, mang đậm bản sắc. Cùng xem nhé!
1. Cách làm nhện treo tường
– Vật liệu: Đĩa giấy, màu tô hoặc sơn xịt, ống hút (hoặc kẽm kim tuyến), dây treo, mắt nhựa, keo dán. Có thể mua mắt nhựa bán sẵn hoặc tự làm bằng giấy bìa trắng, đen.
– Cách làm:
Bước 1: Sơn màu lên đĩa giấy.
Bước 2: Dùng keo dán cố định ống hút hoặc kẽm kim tuyến làm chân nhện. Lưu ý, mỗi chú nhện sẽ có 8 chân, mẹ nhớ nhắc bé cưng nhé!
Bước 3: Đính mắt nhựa, bấm lỗ trên đĩa giấy, treo dây để cố định nhện lên tường.
2. Cách làm nhện ly giấy
Tương tự như cách làm nhện bằng đĩa giấy, nhưng lần này mẹ sử dụng ly giấy để làm phần thân nhện.
3. Cách làm túi đựng kẹo nhện
Cũng với những chiếc đĩa giấy, nhưng lần này, mẹ và bé có thể cùng nhau sáng tạo túi đựng kẹo trong hình dáng một con nhện.
Cách làm:
– Bước 1: Cắt đôi đĩa giấy, sau đó sơn đen cả 2 mặt.
– Bước 2: Chờ sơn khô, cố định ống hút làm chân nhện, sau đó bấm dính 2 mặt đĩa và chân nhện lại với nhau.
– Bước 3: Trang trí mắt và vẽ miệng cho “chú nhện”.
– Gấp rẻ quạt từng lớp cạnh 3cm đến hết, sau đó gấp đôi lại.
– Đánh dấu phần gáy miếng giấy màu vừa gấp. Dấu 1 cách điểm đầu 2cm, dấu thứ 2 cách dấu 1 tầm 4cm, dấu 3 cách dấu 2 tầm 2cm, dấu 4 cách dấu 3 tầm 4cm, dấu 5 cách dấu 4 tầm 2cm, dấu 6 cách dấu 5 tầm 4cm. Hoặc đến khi chạm đến ranh giời nửa phần gáy giấy thì dừng.
– Dùng kéo cắt hình chữ nhật sâu vào đoạn 4cm như hình. Dùng chỉ cột cố định điểm gấp đôi.
– Làm thêm 4 miếng hình vuông như trên. Dán 4 miếng rẻ quạt vừa cắt vào nhau.
– Dùng kẹp giấy kẹp các điểm gáy để tạo điểm nhấn cho nhện.
Không chỉ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, các hoạt động thể chất như chạy nhảy, leo trèo, ném banh… cũng có thể giúp bé phát triển kỹ năng vận động và khả năng tư duy. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên tờ Sức khỏe học đường, trẻ thường xuyên vận động sẽ có điểm số cao hơn, tự tin hơn và ít gặp phải các vấn đề về hành vi, ứng xử.
Có trẻ cực kỳ thích việc tỉ mẩn lắp ráp, xếp tranh, nhưng bé khác lại cảm thấy rượt đuổi theo bóng mới thú vị. Đừng ép bé vào một khuôn khổ vận động nhất định. Điều tốt nhất mẹ có thể làm là giới thiệu cho con càng nhiều trò chơi cho bé càng tốt. Nhớ để ý đến độ tuổi của con nữa mẹ nhé! Ở mỗi một độ tuổi khác nhau, bé sẽ phát triển kỹ năng khác nhau. Và nếu chọn đúng loại hình vận động, bé cưng sẽ phát triển đúng hướng và toàn diện nhất.
1/ Trò chơi cho bé sơ sinh: Bắt đầu từ cơ bản
Năm đầu đời là giai đoạn bé cưng bắt đầu học hỏi nhiều kỹ năng vận động mới. Từ hoạt động cơ bản như ngẩng đầu, nâng ngực đến phức tạp như bò, lộn vòng và tập đi. Nắm vững và phát triển những kỹ năng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bé trong tương lai.
– Xây dựng mối liên kết
Dựa vào kỹ năng của con, bạn có thể giúp bé tạo nên sự kết nối với sự vật xung quanh. Chẳng hạn rung chuông để bé quay lại, hoặc khi con lộn vòng, ba mẹ có thể hát, nói chuyện để bé có thêm động lực tiến về phía trước.
[inline_article id=6380]
– Cho con tự do
Để phát triển kỹ năng, bé cần không gian thoải mái. Thay vì suốt ngày để con ở trong nôi, mẹ nên cho con một khoảng không riêng. Đặt bé nằm sấp và đặt đồ chơi yêu thích của con bên cạnh để bé tập với tay.
Lưu ý nhỏ dành cho mẹ: Thường xuyên dành thời gian cho bé nằm sấp, ngay cả khi bé không thích. Nằm sấp là bước cơ bản để bé phát triển kỹ năng bò. Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi, tập cho trẻ làm quen với phương pháp nằm sấp từ 1-2 phút/ lần, thực hành 2-3 lần/ngày. Dần dần, bé có thể nằm sấp từ 10-15 phút/ngày.
– Kỹ năng thăng bằng
Một khi bé cưng có thể ngồi, mẹ nên thử di chuyển bé từ bên này qua bên khác hoặc nâng bé lên xuống một cách nhẹ nhàng để tăng cảm giác về sự thăng bằng của bé.
– Chơi với bé
Dựng một chiếc gối mềm và để bé đá vào gối hoặc dụ bé bò bằng cách để món đồ chơi yêu thích ra xa tầm với của con.
2/ Chọn trò chơi cho bé mầm non: Chơi có mục đích
Tại thời điểm này, cục cưng của mẹ đã có thể chạy, nhảy, đá banh và làm rất nhiều trò khác. Tuy nhiên, bé thường dễ mất tập trung nên những trò chơi ngắn sẽ phù hợp hơn với các bé trong độ tuổi mầm non.
– Bong bóng xà phòng
Khi chạy đuổi theo và bắt bóng xà phòng cũng là lúc bé cưng đang luyện tập khả năng phối hợp tay-mắt, kỹ năng chạy và nhảy của mình.
– Chơi banh
Quả bóng chuyển động sẽ thu hút ánh nhìn của hầu hết trẻ em ở độ tuổi này. Không chỉ tạo niềm vui cho bé, chơi với banh cũng giúp bé hiểu cách banh lăn và chuyển động như thế nào.
– Đi bộ trên giường
Bước từng bước nhỏ trên mặt phẳng không ổn định như nệm là cách tốt nhất để phát triển khả năng giữ thăng bằng của bé. Thử cho bé bắt chước kiềng ba chân bằng cách đặt hai tay lên nệm và nâng một chân lên cao.
– Bắt chước động vật
Mẹ và bé lần lượt giả vờ bắt chước cách di chuyển của những con vật xung quanh. Chẳng hạn như bắt chước cách mèo con bò quanh nhà, cách chim non vỗ cánh hoặc cách nhảy như một chú thỏ.
[inline_article id=67534]
3/ Trẻ mẫu giáo: Niềm vui vận động
Bé từ 3 tuổi trở lên đã biết mình thích hay không thích chơi gì. Các kỹ năng vận động cơ bản như đi, đứng, bò… cũng không thể làm khó bé. Lúc này, mẹ có thể giới thiệu cho con một số môn thể thao khác nhau để bé cùng chơi với bạn.
– Vượt chướng ngại vật
Nếu nhà có sân vườn rộng rãi, bạn có thể đặt vài ống dài, thanh gỗ hoặc vòng để bé vượt qua. Trò chơi này sẽ thích hợp với nhóm nhỏ từ 5-6 bé và không thể nào thiếu sự cổ vũ nhiệt tình của ba mẹ.
– Bong bóng bay
Cách tâng bóng và bắt bóng sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động của tay và tăng cường sự phối hợp giữa mắt và tay. Thử xem bé cưng có thể giữ bóng trên tay bao lâu nhé!
– Ném banh
Đặt một rổ lớn trên sàn, cho bé đứng cách xa một vài bước chân. Đưa bé một trái banh và khuyến khích bé ném banh vào rổ. Cứ mỗi lần banh vào rổ, mẹ lại cho bé lùi thêm 1-2 bước và thử lại.
– Nhảy vòng
Chắc chắn bé sẽ không tự nhảy một mình, do đó mẹ cần bày trò chơi để khuyến khích bé làm việc này. Vẽ vòng tròn trong sân hoặc đặt vòng lên sàn. Sau đó mẹ nói bé thử tưởng tượng chiếc vòng là vũng nước và bé cần phải nhảy qua để không chạm vào “vũng nước” giả này.
– Tham gia các lớp học
Cho bé tham gia các lớp học nhảy, đá banh, bóng rổ hoặc tennis, nhưng nhớ đừng tạo áp lực cho con. Ngoài ra, bạn có thể cho bé đi học bơi. Không bao giờ là quá sớm để trẻ làm quen với nước. Rất nhiều bé chỉ mới 4 tuổi thôi nhưng đã có thể tự mình lướt nước như cá rồi đấy!
– Để bé chạy
Các nhóc mẫu giáo cực kỳ thích rượt đuổi. Biết đâu đây lại là cách đơn giản và tuyệt vời nhất để phát triển tiềm năng bóng đá hoặc bóng rổ của con.
Không khó để mẹ có thể mua cho con một chiếc lồng đèn xinh xắn, từ lồng đèn kéo quân kỳ ảo, lồng đèn giấy truyền thống hay những chiếc đèn pin hiện đại… Tuy nhiên, nếu 2 mẹ con cùng nhau ngồi lại, lọ mọ làm nên chiếc đèn lồng “độc nhất” chắc hẳn mùa Trung Thu năm nay sẽ đặc biệt hơn hẳn. MarryBaby gợi ý 5 cách làm lồng đèn đơn giản, độc đáo cho bé yêu. Tham khảo ngay mẹ nhé!
1/ Cách làm lồng đèn với lọ thủy tinh
Bước 1: Chuẩn bị một lọ thủy tinh, giấy, dây kẽm, kéo.
Bước 2: Để bé tự do sáng tạo hình vẽ trên giấy. Cắt hình vẽ, sau đó dán lên lọ thủy tinh.
Bước 3: Sơn hoặc dùng lọ xịt kín bề mặt lọ. Tốt nhất nên dùng sơn có màu tối. Lưu ý: Tránh để bé tiếp xúc với sơn, thuốc xịt.
Bước 4: Lần lượt tháo những miếng giấy dán trên lọ.
Bước 5: Dùng dây kẽm vòng xung quanh miệng lọ thủy tinh làm thành dây treo.
Bước 6: Bỏ nến, hoặc đèn pin vào lọ.
2/ Cách làm lồng đèn trung thu từ túi giấy
Bước 1: Chuẩn bị túi giấy, dao rọc giấy, giấy bìa cứng hoặc miếng gỗ, bút chì, đèn pin, dây thừng, keo dán
Bước 2: Gấp mép giấy miệng túi lại chừng 2,5 cm.
Bước 3: Lót bìa cứng hoặc miếng gỗ vào trong túi. Dùng bút chì vẽ hình ở 2 bên mặt túi, sau đó dùng dao rọc giấy cắt theo hình vẽ có sẵn.
Bước 4: Đục lỗ 2 bên túi giấy. Dùng dây kẽm hoặc dây thường làm thành dây cầm.
Bước 5: Cố định đèn pin ở đáy túi.
3/ Cách làm lồng đèn ông sao
Bước 1: Chuẩn bị sẵn 5 mẫu giấy bằng nhau. Dùng bút chì vẽ lên giấy, sau đó dùng kéo cắt như hình vẽ dưới đây.
Bước 2: Gấp giấy theo những nếp đã vẽ, sau đó dùng keo dán lại để được một hình nón.
Bước 3: Làm tương tự với những mẫu giấy còn lại sao cho có 5 hình chóp nón.
Bước 4: Dùng keo dán 2 hình chóp nón lại với nhau.
Bước 5: Làm tương tự với những hình nón còn lại cho đến khi 5 hình được dán lại với nhau, tạo thành hình sao. Lưu ý: Không dán kín tất cả, chừa một chỗ để bỏ đèn vào.
Bước 6: Bỏ đèn pin loại nhỏ vào phần chừa lại chưa dán kín. Đục lỗ 2 bên cánh sao, thắt dây và dán kín lại lỗ hổng.
Càng ngày càng có nhiều loại bánh trung thu, nhưng bánh nướng vẫn là hương vị được lòng nhiều người nhất. Trái với lo lắng của nhiều mẹ, cách làm bánh trung thu nướng cho bé tuy hơi cầu kỳ nhưng chắc chắn không phải “nhiệm vụ bất khả thi”.
MarryBaby gợi ý mẹ công thức để dễ dàng cho ra đời một mẻ bánh trung thu nướng cho bé có hình thù ngộ nghĩnh và vô cùng đáng yêu.
Cách làm bánh trung thu heo con cho bé thưởng thức:
Bước 1: Trộn nước đường, dầu ăn, nước tro tàu, để nghỉ từ 1-2 giờ. Sau đó cho bột vào nhồi mịn, dẻo đến khi bột không còn dính tay là được. Phủ nilon lên trên thố bột, để bột nghỉ ít nhất 1 giờ.
Bước 2: Chia bột ra thành 20 phần đều nhau, vo thành viên.
Bước 3: Đặt từng viên bột lên miếng nilon. Dùng muỗng nhỏ nhấn làm mí mắt tạo hình bánh trung thu thỏ cho bé.
Bước 4: Ấn 1 đường thẳng ở giữa làm cằm.
Bước 5: Nhấn một đường thẳng bên phải và bên trái để làm 2 chân.
Bước 6: Se một ít bột để làm mũi, tai và đuôi heo con.
Bước 7: Dùng đậu đen gắn dưới mí tạo mắt cho heo con.
Bước 8: Tạo hình mũi, tai và tạo hình đuôi cho heo.
Bước 9: Xếp bánh lên giấy nến, nướng ở 180 độ C trong 5 phút. Sau đó lấy ra xịt 1 lớp nước cho thấm vào bột, để bột bánh nghỉ trong 5 phút. Tiếp đến quết hỗn hợp lòng đỏ trứng gà lên trên lớp vỏ, cho tiếp vào lò nướng ở 140 độ C thêm 10 phút hoặc đến khi bánh chín vàng mặt, lấy ra và cho bé thưởng thức bánh trung thu hình thỏ đáng yêu.
2. Bánh trung thu hình con cá vui nhộn cho bé
Nguyên liệu:
Cho vỏ bánh:
320g bột mì.
180g nước đường bánh nướng.
35g lòng đỏ trứng.
65g dầu ăn.
15g bơ đậu phộng.
Cho nhân bánh:
200g đậu xanh đãi vỏ.
120g đường.
30g dầu dừa.
5g bột nếp.
Cho hỗn hợp quét bánh:
1 lòng đỏ trứng gà và 1 ít lòng trắng.
10ml sữa tươi không đường.
3ml dầu dừa, 3ml mật ong.
Cách làm bánh trung thu hình cá:
Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu
Đầu tiên, mẹ lọc 320g bột mì qua rây và cho vào thau nhôm để trộn hỗn hợp.
Tiếp đến, mẹ cho 180g nước đường, 35g lòng đỏ trứng và 65g dầu ăn và trộn đều với bột mì.
Khi hỗn hợp đã mịn, mẹ dừng trộn vì trộn quá lâu sẽ bị dai. Sau đó, mẹ ủ bột trong màng bọc thực phẩm từ 30 đến 40 phút.
Bước 2: Làm nhân bánh trung thu đậu xanh cho bé
Đậu xanh đãi vỏ, ngâm qua đem cho đậu nở.
Vo sạch rồi cho vào nồi với lượng nước gấp đôi lượng đậu, thêm 1 ít muối rồi nấu nhừ.
Khi đậu sôi lên mẹ nhớ vớt bọt đi nhé. Khi đậu đã nở nhừ rồi thì bạn cho đường vào, nấu thêm đến khi cạn nước thì tắt bếp.
Đậu xanh nấu xong các bạn đợi một lúc cho hơi nguội bớt, cho tất cả đậu vào máy xay, xay nhuyễn.
Chia dầu dừa đã chuẩn bị thành 3 phần, cho đậu xanh đã xay vào chảo không dính cùng 1 phần dầu dừa, xào đều tay.
Khi đậu xanh hơi sệt lại, cho tiếp phần dầu thứ hai, vẫn đảo thật đều tay. Đến khi đậu xanh đã quánh lại, cho vào phần dầu cuối cùng, sên đều đến khi đậu dẻo lại thành 1 khối là xong.
Bước 3: Tạo hình cá bánh trung thu cho bé
Mẹ chia nhân bánh thành từng phần 40g, và bột bánh đã ủ thành từng phần 65g.
Sau đó, mẹ rắc 1 lớp bột áo mỏng lên thớt, cán vỏ bánh vừa đủ, đặt nhân vào giữa và gói kín lại.
Lưu ý, khi gói, mẹ ráng cuộn hỗn hợp có hình thuôn thuôn, cong cong như con cá nhé.
Tiếp đến, mẹ lấy khuôn hình cá, quét một lớp dầu và cho phần bánh đã gói kín vào khuôn.
Tán đều trong khuôn, sau đó, mẹ rắc ít bột và gõ khuôn vào thớt để bánh rơi ra ngoài
Cuối cùng, mẹ xếp bánh lên lớp giấy lót, cho vào lò rồi nướng chín cho bé thưởng thức bánh trung thu hình cá.
3. Bánh trung thu Tiramisu cho bé ăn ngon miệng
Bánh Trung thu tiramisu có hương vị độc đáo, khác biệt nhờ mùi thơm đặc trưng của cà phê, chocolat và vị béo chua dịu nhẹ của creamcheese hứa hẹn sẽ làm hài lòng mẹ và bé cùng cả gia đình.
Nguyên liệu:
Công thức dành cho 5-6 bánh Trung thu 150g, phần vỏ bánh 50g và phần nhân 100g.
Cho vỏ bánh:
150g bột mỳ đa dụng.
10g bột cacao.
100g nước đường làm bánh nướng.
½ muỗng cà-phê nước tro tàu.
25g dầu ăn.
Cho nhân bánh:
Khoảng 580-600g nhân đậu xanh cà-phê. Có thể thêm ít rượu Khalua (cho khoảng 20-30ml) trong lúc sên nhân bánh để bánh có mùi vị thơm đặc trưng của bánh tiramisu.
100g cream cheese.
Cho nước quét mặt bánh:
1 lòng đỏ trứng đánh tan với 1 muỗng cà-phê nước, lọc qua rây.
Cách làm bánh trung thu Tiramisu cho bé:
Bước 1: Vỏ bánh:
Cho các nguyên liệu khô vào thố, trộn đều rồi cho tiếp các nguyên liệu lỏng vào, trộn đều thành 1 khối bột hòa quyện, bóng mịn. Để bột nghỉ khoảng 10-15 phút trước khi nặn bánh. Chuẩn bị thêm ít bột mỳ để áo khi cần thiết.
Bước 2: Nhân bánh:
Chia phần creamcheese thành từng viên nhỏ, nặng 14-15g (bằng trọng lượng của một lòng đỏ trứng muối) vo viên.
Lấy một phần nhân đậu xanh cà phê nặng khoảng 85g, vo tròn, ấn dẹp rồi cho viên creamcheese vào trong, gói kín, cả phần nhân đậu và creamcheese nặng 100g.
Sau khi đã viên nhân bánh xong và bột đã nghỉ đủ thời gian, bắt đầu vo viên và đóng bánh.
Cân mỗi viên bột vỏ nặng 50g, vo tròn, cán dẹp rồi cho viên nhân bánh lên, dùng lòng bàn tay miết cho phần bột vỏ bọc kin phần nhân. Bạn nên miết nhẹ nhàng, không kéo bột vỏ làm bột bị đứt làm hở nhân bánh ra ngoài.
Sau khi hoàn thành, cho phần bánh vào khuôn để đóng bánh (có thể dùng khuôn lò xo, khuôn nhựa hoặc khuôn gỗ…). Đối với khuôn lò xo, cho bánh vào trong khuôn, đặt lên 1 mặt phẳng chắc chắn như bàn bếp, thớt gỗ… ấn mạnh từ trên xuống dưới, sau khi nhấc khuôn lên, bánh sẽ có hoa văn đẹp và rõ nét. Để bánh không bị dính vào khuôn có thể áo một lớp bột mỏng quanh bánh hoặc rắc vào khuôn trước khi đóng bánh.
Sau khi đóng bánh xong, cho bánh Trung thu lên khuôn có lót giấy nến. Cho khay bánh vào lò nướng đã làm nóng sẵn ở nhiệt độ 190-2000C, nướng trong 10 phút.
Lấy khay bánh ra, xịt nước lên mặt bánh, để bánh nguội trong khoảng 10 phút rồi quét hỗn hợp lòng đỏ trứng và nước lên mặt bánh. Lưu ý quét nhẹ nhàng, dứt khoát, không quét nhiều lầsẽ làm bánh bị đục hoặc mất nét hoa văn. Quét xong, cho khay bánh vào lò trở lại, nướng thêm 10 phút nữa.
4. Cách làm bánh trung thu dẻo nhân trái cây
Nguyên liệu:
230gr bột nếp.
15gr bơ lạt.
20gr bột bắp.
90gr đường.
1 cái lòng đỏ trứng.
120ml sữa tươi.
180ml nước cốt dừa.
Kiwi, dâu tây, xoài.
Dừa nạo.
Cách làm bánh trung thu cho bé nhân trái cây:
Bước 1: Gọt vỏ, cắt trái cây thành miếng vuông bằng nhau. Trộn đều bột nếp và bột bắp
Bước 2: Cho nước cốt dừa, sữa tươi, bơ, lòng đỏ trứng, đường vào nồi, khuấy đều. Chia bột thành những phần nhỏ, rây bột vào, trộn đều.
Bước 3: Bật bếp, nấu bột ở lửa vừa trong 5 phút, vừa nấu vừa khuấy đến khi bột nặng tay khoảng 25 – 30 phút.
Bước 4: Cho bột ra tô, để nguội hẳn rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ
Bước 5: Rải bột nếp rang lên thớt, cho khối bột vào nhồi mịn rồi chia bột thành những phần bằng nhau.
Bước 6: Cho từng viên bột vào lòng bàn tay, ấn dẹt rồi cho nhân vào, vo viên tròn kín nhân. Làm lần lượt đến hết.
Bước 7: Lăn từng viên bánh dẻo bọc nhân trái cây qua dừa nạo rồi xếp ra đĩa. Trang trí thêm trái cây tươi lên trên. Cho vào tủ lạnh, khi ăn cắt đôi, dùng lạnh rất ngon.
Đi chơi, đi du lịch là thời gian để cả gia đình thư giãn, vui vẻ bên nhau. Đừng vì những lo lắng quá mức cho bé mà làm mẹ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Trước khi đi chơi vài tuần, mẹ nên dành thời gian lên kế hoạch kèm theo danh sách đồ dùng cho bé cần phải mang theo.
Nhiều khi mẹ chắc chắn rằng đã mang đầy đủ tất cả những vật dụng cần thiết cho bé, nhưng khi đến nơi lại quên một số thứ, đồ cần dùng thì lại mang thiếu, hoặc thứ mang theo lại không cần sử dụng đến. Sau đây là những vật dụng cần thiết cho bé khi đi chơi để mẹ không tốn nhiều thời gian suy nghĩ.
[inline_article id=62304]
1/ Hành trang của con
– Quần áo: Tính thời gian đi chơi của gia đình là bao nhiêu ngày, trong 1 ngày bé cưng cần thay bao nhiêu bộ để thuận tiện cho việc mang theo. Mẹ lưu ý, chỉ nên chọn quần áo rộng rãi có thể là áo ngắn tay, quần đùi để bé cảm thấy thoải mái. Mang theo vài bộ đồ dài, áo khoác đề phòng khi thời tiết thay đổi đột ngột.
– Tã bỉm: Nếu bé còn dùng tã, mẹ nên chuẩn bị nhiều hơn bình thường một chút. Sẽ rất phiền phức cho mẹ nếu lỡ tã không đủ dùng.
– Đồ dùng vệ sinh: Khăn tắm, khăn lau, yếm, sữa tắm, dầu gội, tăm bông, giấy vệ sinh, khăn ướt, dụng cụ vệ sinh bình sữa, túi nilon đựng đồ bẩn và rác thải.
– Vật dụng bảo vệ: Chuẩn bị cho bé một chiếc nón rộng vành, ô dù để bảo vệ làn da, bao tay, bao chân, khẩu trang, kính mát.
– Một đôi giày vừa chân êm ái và thoải mái chắc chắn bé sẽ rất thích.
– Chăn, gối: Dùng để đắp cho bé hoặc có thể lót cho bé nằm nghỉ ngơi trên đường đi.
– Đồ dùng ăn uống: Nhiều mẹ rất kỹ trong vấn đề ăn uống của con nên thường mang theo nồi, chảo, chén bát, muỗng để chế biến. Nếu không mẹ có thể dùng những thực phẩm đóng hộp sẵn có trên thị trường hoặc cho bé ăn ở nơi đi du lịch.
– Chuẩn bị một chiếc khăn mỏng, lớn để tiện cho con bú ở mọi nơi. Nếu bé uống sữa công thức, mẹ nhớ chuẩn bị sữa đầy đủ cho con nhé!
– Bình sữa, núm ty, bình uống nước, bình giữ nhiệt, bình đựng nước sôi, bình nước nguội.
– Đề phòng trẻ bị bệnh, mẹ nên thủ sẵn một số loại thuốc như: hạ sốt, men tiêu hóa, thuốc đau bụng, thuốc điều trị tiêu chảy, nước muối sinh lý. Kèm theo dầu tràm, kem chống nắng, kem chống côn trùng cắn, cặp nhiệt độ, băng keo cá nhân.
– Địu, xe đẩy: Bạn sẽ không phải bồng ẵm bé suốt thời gian đi chơi. Dùng xe đẩy, địu vừa có thể cho bé nghỉ ngơi thoải mái, vừa giúp bố mẹ đỡ mệt hơn và có thể làm những việc khác.
– Đồ chơi cho bé: Bé sẽ đỡ buồn chán hơn khi có những món đồ chơi quen thuộc.
2/ Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng cho bé
– Chuẩn bị đồ cho bé vài ngày trước khi chính thức khởi hành, cập nhật thường xuyên xem có quên gì hay không.
– Sắp xếp đồ của bé trong một vali riêng, phân loại từng nhóm vật dụng khác nhau để tiện lợi cho việc tìm kiếm.
– Mẹ nên mang theo một túi đựng đồ bên người. Trong đó nên có những vật dụng cần thiết như bình sữa, nước, thức ăn, tã, bỉm, khăn…Để tiện dùng trong thời gian di chuyển.
– Chọn bộ quần áo nào thoải mái nhất cho cả mẹ và bé để mặc trong ngày đi chơi.
[inline_article id=38591]
– Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa mẫn cảm và chưa hoàn thiện nên tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ ăn hàng ngày cho bé như sữa, đồ ăn dặm… Bé nên chờ thêm một thời gian trước khi có cơ hội thử những món mới lạ. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn cơm, thịt, trái cây có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng như không đảm bảo vệ sinh.
– Dù đi bất cứ đâu, ánh nắng mặt trời luôn là vấn đề mẹ cần quan tâm. Da trẻ em rất mỏng manh, mẹ nên có biện pháp chống nắng phù hợp cho bé. Chọn kem chống nắng dành cho trẻ em, loại có thành phần phù hợp tuổi và làn da của bé. Nón và áo khoác cũng có thể giúp bảo vệ da bé cưng khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Con gái của mẹ, cứ nằm là vắt vẻo chân. Mỗi lần mẹ đẩy con đi chơi ai nhìn thấy cũng phải ồ lên, “ôi bé nằm nhìn vắt chân hay chưa kìa”. Và rồi mẹ chợt nhớ đến câu đồng dao mà ngày bé mẹ với bác con hay đọc.
Vắt chân chữ ngũ
Đánh củ khoai lang
Bớ cô bán hàng
Rót thầy bát nước
Tiền cậu trả trước
Nước cậu uống sau
Đứa nào không mau
Cậu đá cho một cái.
Cái tướng vắt chân chữ ngũ của con gái mẹ nhìn xa xăm gì không biết nữa.
CHỮ TÂM – CHỮ NHẪN :::
Trần gian là cõi tạm
Có không chẳng bận lòng
Ghét thương đừng vương vấn
Tự tại chiếc thuyền tâm
Tâm nhàn muôn sự thông ba cõi
Một tiếng cười khan ấm đất trời
Chữ tâm độc tự thế mà hay
Thành bại nên hư bởi chữ này
Tuổi trẻ gắng rèn già cố giữ
Cuộc đời gói trọn cả vào đây
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng không xao động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
…….…
Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận
Bình tỉnh sáng suốt lúc gian nan
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao
Có khi nhẫn để bình an
Có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau
Nhịn được cái tức một lúc
Tránh được mối lo trăm ngày
Muốn hòa thuận trên dưới
Nhẫn nhịn đứng hàng đầu
Cái khó của trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Giữ vẹn toàn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Gia đình thường yên ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình cảm chẳng phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn được
Ai ai cũng mến yêu
Lắng lòng nhẫn một chút thôi
Sẽ nghe trời đất mở lời yêu thương
:::::::::
Bác Ty của con là người có tâm.
Trong nhà mình, có bác Ty cùng tuổi khỉ với nhóc. Bác Ty sống tốt, đức hạnh và trên cả là người hiểu chuyện.
Mai này, mẹ muốn con có chữ hiểu chuyện đem đi đối nhân xử thế khắp thế gian.
MẸ TIN, SAM CỦA MẸ SẼ THÀNH CÔNG!!!!!!1 >.
Khi quyết định sinh con, hầu hết mọi người đều chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ mà không biết rằng, tháng con chào đời cũng ảnh hưởng đến vận mệnh của bé. Sinh con năm 2016 tháng nào tốt? Đừng bỏ lỡ thông tin thú vị sau mẹ ơi.
1/ Sinh con năm 2016 tháng nào tốt? Vận mệnh bé như thế nào?
Theo tử vi phương Đông, em bé được sinh đúng mùa đúng tháng sẽ có vận mệnh suôn sẻ và may mắn. Ngược lại, nếu sinh con vào mùa sai, tháng xấu, vận mệnh của bé sẽ có phần kém may mắn hơn.
Bé sinh năm 2016 sẽ “thừa hưởng” những tính cách nổi bật của khỉ con như thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt. Nhưng bên cạnh đó, tháng sinh của bé cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách, khiến vận mệnh của bé luân chuyển khác nhau. Vậy sinh con năm 2016 tháng nào tốt? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!
– Tháng1: Bé khỉ sinh tháng Giêng có tinh thần lạc quan và sức sống mạnh mẽ, thường có cơ hội xuất ngoại và đường tài lộc đến muộn.
– Tháng 2: Có năng lực và tài giỏi hơn người nên những bé khỉ sinh vào tháng 2 thường sẽ nắm trong tay quyền cao, chức trọng nhưng cũng vì vậy mà có nhiều chuyện không vui hơn.
– Tháng 3: Bé khỉ sinh tháng 3 sẽ cực kỳ thông minh, tài giỏi và có xu hướng trở thành người nổi tiếng. Cuộc sống của các bé khỉ tháng 3 cũng an nhàn, tự tại hơn hẳn. Bên cạnh đó, con đường nhân duyên của những bé sinh vào tháng 3 cũng đặc biệt tốt.
– Tháng 4: Tuy sẽ gặp một vài khó khăn vất vả, nhưng hầu hết các bé sinh vào tháng 4 sẽ tận hưởng một cuộc sống vinh hoa, hạnh phúc. Đặc biệt, sinh vào tháng 4, bé thường xuyên nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
– Tháng 5: Đầy năng lực, tự tin nhưng các bé sinh vào tháng 5 cần kiên trì, nhẫn nại hơn rất nhiều nếu muốn thành công.
– Tháng 6: Ôn hòa, vô tư nhưng hay gặp chuyện thị phi là câu chuyện đời của những bé Bính Thân sinh vào tháng 6.
– Tháng 7: Có cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần, các bé sinh vào tháng 7 sẽ trải qua một cuộc đời khá yên lành, không có nhiều sóng gió.
– Tháng 8: Thông minh, nhạy cảm, khỏe mạnh là đặc điểm nổi bật của bé khỉ tháng 8. Con đường công danh sự nghiệp của bé cũng đặc biệt tốt hơn hẳn so với các tháng khác.
– Tháng 9: Sinh vào tháng 9 năm 2016, bé cưng là một người chính trực và có năng khiếu nghệ thuật. Tuy nhiên, cũng vì tính nóng vội, chưa suy nghĩ thấu đáo mọi việc, khỉ con có xu hướng gặp phải nhiều trở ngại.
– Tháng 10: Tài lộc, gia vận bình thường, không quá giàu cũng như quá nghèo, bé khỉ sinh tháng 10 sẽ có cuộc sống an phận, yên ổn.
– Tháng 11: Ương bướng, dễ buồn chán là khuyến điểm dễ thấy của các bé sinh tháng 11. Nếu khắc phục được những điểm này, cuộc đời của bé sẽ an lành, hạnh phúc hơn rất nhiều.
– Tháng 12: Nửa đầu cuộc đời của bé sinh tháng 12 sẽ không được may mắn và suôn sẻ. Tuy nhiên, nếu không ngừng cố gắng vươn lên, cuối cuộc đời bé sẽ được hưởng phúc lộc và bình an.
2/ Sức khỏe bị chi phối bởi tháng sinh của bé
Dựa theo kết quả nghiên cứu trên dự liệu y tế của 1.749.400 người sinh ra giữa năm 1900 và 2000, các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Colombia (Mỹ) nhận thấy rằng nguy cơ phát triển bệnh cũng phụ thuộc nhiều vào tháng sinh.
Sinh con năm 2016 tháng nào tốt cho sức khỏe của bé? Theo đó, những bé chào đời vào tháng 9, 10, 11, mùa thu có nguy cơ mắc bệnh tăng động giảm chú ý, bệnh liên quan hô hấp như hen suyễn, sốt, cảm do vi-rút cao hơn so với các bé sinh vào thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, bé sinh từ tháng 9 – tháng 11 lại ít có nguy cơ bị bệnh tim hơn so với các bé sinh vào tháng 1, 2, 3.
Vượt qua bao khó khăn để được thành hình, dù sinh vào tháng nào, mùa nào, sự chào đời của bé cưng cũng là niềm hạnh phúc quá đỗi của ba mẹ, là kết tinh tình yêu của hai vợ chồng bạn. Thông tin về sinh con năm 2016 tháng nào tốt chỉ mang tính tham khảo, bạn cũng đừng quá đặt nặng vấn đề này, bởi cuộc đời, số phận còn phụ thuộc và bị ảnh hưởng chủ yếu từ tình yêu thương và sự dạy dỗ của ba mẹ.
Trẻ nhỏ thường thích những điều bất ngờ và qua đó, các bé sẽ được học cách dự đoán trước điều sắp xảy ra, biết được bất kỳ hành động nào cũng sẽ mang lại một hậu quả tương ứng. Đặc biệt, với các bé từ 5 tháng -12 tháng tuổi, trò chơi cưỡi ngựa sau đây sẽ giúp bé phát triển khả năng dự đoán của mình.
– Cách chơi với bé:
Mẹ ngồi xuống ghế, khép 2 gối lại, đùi song song với mặt đất. Đặt bé ngồi trên đầu gối trong tư thế mặt đối mặt, hai chân bé dang rộng sang hai bên. Dùng tay ôm hai bên hông bé chắc chắc rồi từ từ nâng bé lên xuống nhẹ nhàng bằng hai gối. Cùng với những chuyển động nhịp nhàng của hai tay, mẹ có thể hát cho bé nghe 1 bàu bát nhẹ nhàng, như “Nhong nhong nhong” chẳng hạn. Khi kết thúc bài hát, mẹ có thể hạ thấp chân để bé nhún một cái, “báo hiệu” bài hát đến đây đã hết. Cố gắng đảm bảo không làm cục cưng té xuống đất, mẹ nhé!
Với lần cưỡi ngựa thứ 2, thứ 3… mẹ sẽ dần dần tăng tốc độ và sức mạnh của mỗi cú phi ngựa lên. Tuy nhiên, trước mỗi hành động, mẹ nên báo cho bé biết “giờ chúng ta sẽ phi nhanh hơn nè” hay “mạnh hơn nè”. Nhẹ nhàng xoay đầu gối từ bên này sang bên kia, và bé bây giờ giống như một người cưỡi ngựa chạy qua các khúc cua “qua trái nào”, “qua phải nào”. Cuối cùng, mẹ nghiêng hẳn 2 đầu gối về một phía, hai cánh tay ôm lấy bé rồi nghiêng theo. Cuộc đua ngựa đến đây là kết thúc được rồi mẹ nhé!
[inline_article id=527]
2/ Trò chơi cho bé: Đuổi hình bắt bóng
Trẻ từ 6 -15 tháng tuổi sẽ dễ bị cuốn hút bởi chuyển động của hình ảnh. Và chỉ với 1 cái đèn pin, mẹ có thể “sáng tạo” ngay một trò chơi hấp dẫn giúp bé phát triển khả năng thị giác của mình. Không chỉ trẻ em, thậm chí nhiều người lớn cũng “mê mệt” với trò chơi này nhé!
– Cách chơi với bé:
Cho bé ngồi vào lòng mẹ rồi đặt đèn pin chiếu thẳng vào bức tường ở phía đối diện. Để tay vào khoảng trống giữa bức tường và ánh sáng của đèn pin tạo hình thành nhiều con vật nhảy múa trên tường.
Khởi động bằng những cử động đơn giản như vẫy tay, giơ ngón tay lên đếm số rồi chuyển sang hình các con vật, như thỏ hoặc chó chẳng hạn. Tiếp theo, mẹ có thể giúp bé tự vẫy tay và tạo ra một số hình ảnh đơn giản. Mẹ cũng có thể dùng những con rối tay để “biểu diễn” cho bé xem.
Bói kinh nguyệt là “cụm từ” không còn xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Với mong muốn giúp chị em biết bói kinh nguyệt là gì, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin cho chị em ngay dưới đây.
1. Bói kinh nguyệt là gì?
Xem bói là hình thức dự đoán tương lai gần phổ biến trên toàn thế giới. Ví dụ như, ở Phương Đông có xem bói tử vi, nhân tướng học,…Phương Tây có bói bài Tarot, chiêm tinh học,.. Nhưng xem bói kinh nguyệt thì có thể bạn ít hoặc chưa từng nghe qua. Cùng khám phá những thông tin thú vị và góc nhìn mới về kinh nguyệt nhé.
1.1 Kinh nguyệt hay đến tháng là gì?
Kinh nguyệt (menstruation) hay còn gọi là “đến tháng” là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới, thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì. Đây là cột mốc đánh dấu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có vòng lặp từ 28 – 32 ngày. Trong mỗi lần hành kinh, lượng máu kinh nguyệt bình thường sẽ bài tiết ra từ 50 – 150ml máu. Màu máu kinh nguyệt bình thường là màu đỏ tươi ở giữa chu kỳ và hơi nâu sẫm nếu ở đầu hoặc cuối chu kỳ.
Trong mỗi chu kỳ hành kinh, chị em sẽ có cảm giác đau ở bụng; thắt lưng trong những ngày đầu. Về mặt y học thì kinh nguyệt của phụ nữ được hiểu tóm tắt như vậy. Tuy nhiên, đối với quan niệm dân gian, kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện của sức khỏe, mà kinh nguyệt cũng có thể dùng để xem bói. Hay còn gọi là xem bói kinh nguyêt.
1.2 Giải thích bói kinh nguyệt
Quay lại vấn đề bói kinh nguyệt. Như chúng ta vẫn biết, bói toán là một tín ngưỡng đã có từ rất lâu, mà thông qua đó bạn có thể đoán trước những vận mệnh trong tương lai của minh. Mặc dù hiện nay, bói toán vẫn thường xuyên nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Vậy bói kinh nguyệt là gì? Xem bói kinh nguyệt là dựa vào ngày, giờ hành kinh để dự đoán về sự nghiệp, cuộc sống trong tương lai của bạn.
Chiếu theo lịch tiêu chuẩn, một tháng có 30 – 31 ngày, mỗi ngày có 24 giờ. Và trong chính mỗi thời điểm này đều sẽ bao hàm các ý nghĩa khác nhau. Dựa vào các ý nghĩa và sự khác nhau giữa mỗi khung giờ, nên việc xem bói kinh nguyệt sẽ dựa vào đây để phân tích.
2. Kết quả bói kinh nguyệt theo giờ, tuần và tháng
Kết quả bói kinh nguyệt sẽ chia theo ngày, giờ và thứ trong tuần. Mỗi mốc thời gian đều có ý nghĩa riêng chị em cùng tìm hiểu nhé!
2.1 Bói kinh nguyệt theo giờ
Xem bói kinh nguyệt theo giờ sẽ dựa trên nguyên tắc mỗi 4 giờ sẽ là một khung giờ. Một ngày chúng ta có 24 giờ, như vậy kết quả bói kinh nguyệt theo giờ sẽ có 6 kết quả khác nhau:
0 giờ – 4 giờ: Ngày hôm nay sẽ là ngày may mắn với bạn.
4 giờ – 8 giờ: Bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công việc. Có thể thăng chức hoặc tăng lương.
8 giờ – 12 giờ: Ngày hôm nay tâm trạng của bạn sẽ không được tốt.
12 giờ -16 giờ: Có một người đang thầm thương trộm nhớ đến bạn.
16 giờ – 20 giờ: Có vài chuyện phiền não sẽ ảnh hưởng tới bạn, khiến tâm trạng bạn không vui và phải đau đầu suy nghĩ.
20 giờ – 24 giờ: Có người đang đơn phương yêu thầm bạn, họ không dám thổ lộ, chỉ âm thầm quan sát và dõi theo bạn phía sau.
2.2 Cách xem bói kinh nguyệt theo tuần
Một tuần có 7 ngày, nên khi xem bói ngày hành kinh chị em sẽ có 7 kết quả để đối chiếu. Cụ thể cách xem ngày hành kinh tính theo tuần như sau:
Thứ 2: Bạn sẽ làm quen và có thêm nhiều người bạn mới.
Thứ 3: Món quà của một người bạn đang được vận chuyển tới bạn trong hôm nay.
Thứ 4: Hôm nay là ngày khá tồi tệ, bạn bị vướng bận nhiều nỗi lo.
Thứ 5: Những chuyện rắc rối sẽ ập tới, bạn sẽ khá bận rộn trong ngày hôm nay đấy.
Thứ 6: Gặp nhiều chuyện bực mình liên tiếp trong ngày.
Thứ 7: Tình cảm của bạn và bạn trai sẽ càng thân mật và hạnh phúc.
Chủ nhật: Bạn và bạn bè sẽ có buổi gặp nhau và tình bạn càng thêm gần gũi, gắn bó hơn.
2.3 Giải mã bí ẩn về cách xem bói 31 ngày kinh nguyệt
Thường kết quả bói ngày kinh nguyệt trong tháng chỉ tương ứng với tương lai gần. Tức là sự việc sẽ chỉ diễn ra trong tháng đó mà không phải là các tháng tiếp theo. Cùng khám phá bí ẩn 31 ngày kinh nguyệt nhé.
Các bạn có thể theo dõi kết quả xem bói 31 ngày kinh nguyệt như dưới đây:
Ngày 1: Hạnh phúc đang ở trong tay bạn.
Ngày 2: Kém may mắn trong tình yêu.
Ngày 3: Coi chừng có cãi vã.
Ngày 4: Niềm vui lớn đang đến.
Ngày 5: Đề phòng những điều không hay.
Ngày 6: Một sự thân thiện bất ngờ.
Ngày 7: Tình yêu của bạn thật đáng quý.
Ngày 8: Ráng giữ niềm vui thật đẹp.
Ngày 9: E rằng có sự đổi dời (công việc làm, nhà cửa)
Ngày 10: Tình yêu của bạn rất ấm cúng.
Ngày 11: Sự tận lực của bạn có khả quan.
Ngày 12: Ước vọng của bạn đến tuyệt đỉnh.
Ngày 13: Điều buồn bực dày vò tâm hồn bạn.
Ngày 14: Nắm vững sự tin tưởng.
Ngày 15: Niềm mong muốn của bạn sẽ thành công.
Ngày 16: Chuẩn bị cuộc chia tay với người thân hoặc người yêu.
Ngày 17: Có điều làm phật ý bạn.
Ngày 18: Người ta đã ngưỡng mộ bạn.
Ngày 19: Những thiện cảm sẽ đến với bạn.
Ngày 20: Suy tư nhiều không tốt.
Ngày 21: Chớ lo nghĩ sẽ có hại.
Ngày 22: Lưu tâm đến tiền bạc.
Ngày 23: Điều đáng tiếc sẽ xảy ra.
Ngày 24: Những cuộc du lịch, giải trí.
Ngày 25: Nên tìm hiểu nhiều hơn.
Ngày 26: Sự chiều chuộng vừa ý bạn.
Ngày 27: Xúc tiến ngay những dự tính.
Ngày 28: Đã đến lúc cần đau khổ.
Ngày 29: Niềm vui không ngờ sẽ đến.
Ngày 30: Gặp gỡ và rắc rối trong đời bạn.
Ngày 31: Đề phòng kẻ tiểu nhân.
3. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt dễ hiểu nhất
Bạn có thể xác định ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo dựa trên chu kỳ kinh nguyệt trước đó. Sau đó, bạn tính ngược lại 14 ngày để xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ hiện tại. Dưới đây là ví dụ về cách tính chu kỳ kinh nguyệt dựa trên nguyên tắc này:
Ví dụ: Giả sử bạn có các chu kỳ kinh nguyệt sau:
Chu kỳ 28 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 14 (28 – 14 = 14).
Chu kỳ 32 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 18 (32 – 14 = 18).
Chu kỳ 20 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 6 (20 – 14 = 6).
Như vậy, bạn có thể áp dụng phương pháp tính ngược lại để xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt hiện tại. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp ước lượng và không phải là một phương pháp chính xác đối với mọi phụ nữ. Một số phụ nữ có thể có sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của họ, do đó việc theo dõi và ghi chép kỹ càng sẽ giúp bạn xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình một cách chính xác hơn.
Bài viết trên, MarryBaby đã chia sẻ thông tin về bói kinh nguyệt. Cũng giống như các hình thức bói toán khác. Bói vui kinh nguyệt là một cách giải trí thú vị. Và để giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn trong kỳ hành kinh, chị em có thể tham khảo qua bài viết “Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? 12 cách hữu hiệu”.