Categories
Gia đình Giải trí

Top những trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền phổ biến và vui nhộn

Trò chơi dân gian ngày Tết là điều không thể thiếu trong những cuộc hội ngộ đầu năm. Dưới đây chính là những trò chơi được nhiều người vô cùng yêu thích.

Mỗi một trò chơi dân gian ngày Tết đều mang một câu chuyện ý nghĩa, bản sắc vùng miền của từng địa phương và có hàm ý riêng. Nó không chỉ giúp mọi người nhớ về những ký ức vui vẻ, mà còn mang đến không khí sôi động, náo nhiệt để những cuộc gặp gỡ thêm phần thú vị.

Cùng điểm danh qua những trò chơi dân gian ngày Tết đặc sắc đó nhé!

1. Giá trị văn hóa của những trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền

Những trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là những trò chơi tiêu khiển mà nó còn giúp duy trì và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt hơn nữa; khi được chơi vào trong những dịp Tết cổ truyền sẽ góp phần làm cho bầu không khí thêm sôi động; đem đến những giờ phút giải trí thoải mái và đầy ắp tiếng cười.

2. Trò chơi dân gian ngày Tết thú vị

2.1 Ô ăn quan

Ô ăn quan (ô quan hay ô làng) là trò chơi dân gian quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của hầu hết chúng ta. Trò chơi ô ăn quan mang đến cho người chơi nhiều ích lợi: rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích.

Luật chơi cơ bản, cách chiến thắng:

  • Người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô bất kỳ trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình. Sau đó, người chơi lần lượt rải quân vào các ô (mỗi ô 1 quân) bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
  • Khi rải hết quân cuối cùng, nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó.
  • Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Người thắng cuộc là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

 trò chơi dân gian ngày tết

[key-takeaways title=”Minigame “Ăn Tết đậm đà – Nhận lì xì khủng””]

[/key-takeaways]

2.2 Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam, luôn là trò được yêu thích trong các dịp vui như Hội đầu xuân. Ngoài ra, đây cũng là trò chơi phổ biến của trẻ em Việt vì sự đơn giản và vui nhộn.

Cách chơi trò chơi dân gian ngày Tết này như sau:

Tất cả người chơi cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, còn những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì dừng. Người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.

bịt mắt bắt dê

2.3 Đập niêu đất

Tết đến xuân về là cũng là thời khắc tưng bừng mùa lễ hội, không khí nhộn nhịp để đón chào một năm mới. Thêm vào đó, tết Nguyên đán cũng là dịp mà mọi người có thể cùng nhau hội ngộ sau một năm xa cách và cùng tham gia các trò chơi dân gian để tình cảm thêm khăng khít. 

Đập niêu đất là trò chơi dân gian đã được hình thành từ rất lâu đời và xưa kia khởi nguồn từ các làng quê miền Bắc. Để chuẩn bị chơi đập niêu đất người ta dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. 

Người chơi sẽ bịt mắt và cầm một chiếc gậy dài đứng vào vạch mốc rồi tìm đập những chiếc niêu treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ.

trò chơi dân gian ngày Tết
Trò chơi dân gian ngày Tết đập niêu đất, tuy dễ nhưng vô cùng thú vị

Thông thường trò chơi này sẽ được tổ chức vào những dịp lễ hội và đặc biệt là trong ngày Tết cổ truyền. Trò chơi dân gian này cũng không quá khó nên mỗi lần tổ chức, đập niêu đất luôn đón nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đông đảo mọi người từ cụ già đến các bạn trẻ.

>> Bạn có thể tham khảo: Món ngon ngày Tết dễ làm cho bữa cơm thêm tròn vị, an vui

2.4 Đánh đu giao duyên mùa xuân

Cây đu của trò chơi này được cấu tạo từ 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, được gọi là bàn đu và thượng đu. Tay đu là 2 cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó. Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi. 

Thêm vào đó, đu đơn nữ sẽ có phần dịu dàng, nhẹ nhàng và uyển chuyển của người chơi. Thay vào đó, đu đơn nam lại thể hiện sự mạnh mẽ, nhịp điệu nhanh và bay lên cao hơn. Tuy nhiên, hấp dẫn nhất vẫn là đu đôi nam nữ khi những đôi trai gái ở độ tuổi thanh xuân nhã ý muốn kết duyên, tìm bạn.

trò chơi dân gian ngày Tết
Đánh đu đôi nam nữ luôn được xem là nét hấp dẫn của trò chơi dân gian này

Ngày nay, đánh đu là trò chơi có tính phổ biến và gần gũi ở nhiều vùng miền khác nhau. Người chơi có thể đến từ mọi lứa tuổi, giai cấp và giới tính. Song, điều đáng lưu ý khi đây lại là một trò chơi được xếp vào loại mạo hiểm, người chơi cần phải giữ bình tĩnh, gan dạ khi tham gia trò chơi đầy thử thách như thế này.

2.5 Đi cà kheo thử thách khả năng thăng bằng

Phần nào giống với đánh đu, cà kheo được làm từ cây tre to vừa tay cầm, nhưng phải chọn cây tre già, tre lấy về tùy theo người cao thấp mà cắt phù hợp với tay, chân. Trước đây mọi người thường làm cà kheo rất cao, bằng sàn nhà khoảng 2 mét vì thanh niên trai bản thường đi chọc sàn hoặc hò hẹn bạn gái và đi bằng cà kheo.

trò chơi dân gian ngày Tết
Đi cà kheo thường rất dễ bắt gặp ở các lễ hội nhộn nhịp và ngày Tết

Mặc dù là một bộ môn rất khó chơi, đòi hỏi nhiều kỹ năng từ sức dẻo dai, sự khéo léo phối hợp nhịp nhàng vừa tay vừa chân cho đến tính kiên nhẫn, nhưng đi cà kheo đã và đang rất được ưa chuộng.

Người tham gia trò chơi dân gian ngày Tết này nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả đứng xem xung quanh. Và các cuộc thi cà kheo vào dịp đầu xuân luôn mang lại tràng tiếng cười sảng khoái.

>> Bạn có thể tham khảo: Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

2.6 Kéo co thi tài sức mạnh đầu năm

Ngày nay, kéo co đã trở nên vô cùng phổ biến, đây không chỉ là trò chơi dân gian ngày Tết mang nét truyền thống dân tộc mà hiện còn là hoạt động thường xuyên được các em học sinh giải trí tại trường học hoặc chuyến đi dã ngoại của các bạn trẻ.

Thời xưa, kéo co thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa, thể hiện mong ước của cư dân nông nghiệp, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc.

Không chỉ dừng lại ở trò chơi dân gian, kéo co đã trở thành môn thể thao phổ biến

Trong các lễ hội cổ truyền, trò chơi kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Vì vậy, cùng bạn bè trải qua màn đấu kéo co vào dịp tết  âm lịch thì không khí sẽ đặc biệt và sôi động hơn đúng không nào?

>> Bạn có thể tham khảo: Bảng giá làm nail “chuẩn” để chị em sơn móng đón Tết 2023

2.7 Đấu vật khuấy động ngày xuân

Trong số các bộ môn phải dùng sức lực, đấu vật cũng là một trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo người Việt từ thời xa xưa hưởng ứng từ trước đến nay. Theo truyền thống trước khi bước vào trận đấu thực thụ, hai đô vật phải làm động tác biểu diễn màn chào hỏi. 

Đây không chỉ biểu diễn những động tác đẹp mắt, mà còn là nghi thức tâm linh của các đô vật hướng về Tổ tiên hướng về các vị anh hùng của dân tộc. Do đó các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã.

Đấu vật là bộ môn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng

Quy định chung của trò chơi là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua ngã ngửa ra đất hay nhấc bổng được đối phương lên. Do đó trong môn vật này sức khỏe chưa đủ để bạn giành được thắng lợi mà còn cần cả sự mưu trí và nhanh nhẹn. Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết truyền thống.

[inline_article id=287662]

2.8 Chơi cờ người

Trong các lễ hội cổ truyền dịp Tết, người ta thường tổ chức chơi cờ người. Cờ người được xây dựng dựa trên luật chơi cờ tướng, điều khác biệt là cờ người sử dụng người thật để thay thế cho các quân cờ. Bàn cờ thường là một khu đất rộng bằng phẳng trên đó có vẽ các ô cờ tướng tiêu chuẩn.

Luật chơi cơ bản, cách chiến thắng:

  • Sau khi các quân cờ đã vào vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để giới thiệu danh tính. Mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Theo quy định, đấu thủ cầm quân đỏ được đi trước, sau đó đến quân đen và luân phiên theo thứ tự cho đến hết.
  • Nghệ thuật thi đấu cờ người thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa vùng miền. Cờ người ở miền Bắc mang đậm dấu ấn diễn xướng dân gian thông qua các điệu múa kèm theo những bài vè đặc trưng. Còn hội cờ người ở miền Trung và miền Nam, phần biểu diễn của các quân cờ có phần sống động hơn, phải xuất tiến tới, tấn công quân cờ đối phương bằng các thế võ, dùng binh khí vô hiệu hoá, đánh ngã đối phương,…

chơi cờ người

Hy vọng rằng những gợi ý về các trò chơi dân gian ngày Tết này sẽ giúp cho ngày đầu năm của bạn thêm phần rộn ràng, vui vẻ.

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.