Thiên hạ truyền tai nhau rằng khi vợ có thai, người chồng không được làm một số việc như vợ có bầu chồng không được cắt tiết gà, ăn thịt chó vào đầu tháng hoặc trồng cây.
Việc vợ có bầu chồng không được cắt tiết gà rất dễ hiểu, bởi cắt tiết gà là sát sinh. Đây là điều không nên làm với mục đích để tích đức cho con. Vợ có bầu chồng không được ăn thịt chó vì đó cũng là hành động sát sinh.
Thế nhưng, trồng cây khi vợ mang bầu thì sao? Ươm mầm cây xanh là điều tốt, vậy mà vợ có bầu chồng không được trồng cây nghe có vẻ phi lý phải không? Thực hư, đúng sai như thế nào? Cùng MarryBaby giải mã điều đó nhé.
Vì sao vợ có bầu chồng không được trồng cây?
Thông thường, khi trồng một loại cây nào đó, có hai khả năng xảy ra. Đó là cây sống và phát triển sum suê, xanh tốt hoặc nếu ai không mát tay thì cây trồng có thể không tồn tại được và chết.
Do đó, trong khi vợ mang thai, chồng không được trồng cây vì nếu cây mọc tốt thì không sao, nhưng một khi nó còi cọc, không lớn hoặc chết thì đây là một điều kiêng kỵ. Bởi vì ông bà ta quan niệm rằng đây có thể là điềm báo không may mắn, xui xẻo. Điều này có thể ảnh hưởng tới tài lộc và hạnh phúc gia đình, thậm chí báo hiệu xấu về sinh linh trong bụng mẹ. Vì vậy, mới có quan niệm vợ có bầu chồng không được trồng cây.
Hơn nữa, việc trồng cây hoặc cắm hoa trong nhà khi người vợ có bầu cũng có thể không tốt cho mẹ và bé. Mẹ bầu có thể khó chịu với mùi của cây và của hoa đó, một số mẹ còn thấy khó ngủ hoặc bị dị ứng phấn hoa nên ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Có những loài cây còn độc hại, vì vậy để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, các ông chồng cũng cần tránh.
[inline_article id=258598]
Ngoài ra, việc chồng trồng cây khi vợ mang bầu còn được coi là đại kỵ bởi vì nhiều người quan niệm rằng trồng cây sẽ khiến cho mẹ bầu khó khăn trong việc sinh nở.
Thêm nữa, xét về quan niệm phong thủy, có một số mẹ bầu mệnh Thổ, Kim mà cây thì mệnh Mộc. Những mệnh này có thể khắc nhau, vì vậy không tốt hoặc mang lại hiểm họa cho mẹ bầu, vậy nên cần tránh.
Trên thực tế, đây là một quan niệm dân gian xuất hiện từ xa xưa và đến nay vẫn được áp dụng. Việc kiêng kỵ này cũng không ảnh hưởng xấu gì tới mẹ bầu, em bé, hay hạnh phúc gia đình, vậy nên tốt hơn hết khi vợ có bầu chồng nên kiêng trồng cây.
Xét về quan điểm khoa học, các nhà nghiên cứu cho rằng chưa có một nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng hay sai. Tuy nhiên, có thờ có thiêng, có kiêng có lành thế thì sao không chịu khó tránh để em bé sinh ra khỏe mạnh phải không nào!
Vợ mang thai chồng kiêng gì?
Vợ có bầu chồng không được trồng cây hoặc không được cắt tiết gà, ăn thịt chó vào đầu tháng. Ngoài ra, các ông chồng cũng cần lưu ý tránh những việc làm sau nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi:
1. Không hút thuốc
Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ mà còn có thể khiến cho thai nhị gặp bất trắc. Vì vậy, vợ có bầu chồng hút thuốc lá là rất nguy hiểm.
Hít phải khói thuốc lá có thể làm mẹ bầu thấy khó chịu, khó thở, đau lồng ngực. Khí CO cản trở quá trình vận chuyển oxy đến phổi cũng làm cho thai nhi không được cung cấp đủ oxy, dẫn tới bé bị ngạt thở, chết lưu trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, chất nicotin có trong thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bong nhau thai, nhau tiền đạo, xuất huyết hoặc vỡ ối ở mẹ bầu.
Mẹ bầu trong thai kỳ hít phải khói thuốc lá có thể gặp tình trạng thai sảy thai, sinh non. Con sinh ra sẽ có khả năng cao bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc chứng đột tử trẻ sơ sinh.
[inline_article id=217639]
2. Không làm vợ buồn, căng thẳng, xúc động mạnh
Sự thay đổi hormone khiến cho bà bầu trở nên nhạy cảm, tâm lý buồn vui thất thường. Vậy nên trong lời ăn tiếng nói, người chồng cần cẩn trọng hơn, tránh làm cho vợ bầu bị xúc động mạnh hoặc buồn bã, căng thẳng.
Điều này sẽ không tốt cho em bé trong bụng, bé sinh ra có thể có khuôn mặt buồn, thậm chí còn bị dị tật nếu mẹ bầu buồn bã và lo lắng nhiều.
Tốt hơn hết, người chồng nên cố gắng tạo cho vợ tâm lý thoải mái, vui vẻ để mẹ khỏe con phát triển tốt.
3. Không để vợ ôm đồm việc nhà quá nhiều
Phải mang một cái bụng lớn đã khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề, khó chịu; cộng thêm phải làm việc nhà nhiều sẽ khiến các bà bầu bị đau lưng, nhức mỏi người, mệt mỏi. Bên cạnh đó, phải lao động quá sức trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu sảy thai hoặc sinh non.
Do vậy, khi vợ mang thai, người bố hãy chia sẻ việc nhà cùng mẹ, đặc biệt là các công việc nặng nhọc nên làm thay vợ.
4. Không đòi hỏi chuyện ấy thường xuyên
Theo các bác sĩ, trong thai kỳ nếu sức khỏe mẹ và bé đảm bảo thì vợ chồng không phải kiêng chuyện quan hệ tình dục. Thế nhưng, không phải vì thế mà bạn đòi hỏi chuyện ấy quá thường xuyên.
Bởi vì, một số mẹ bầu có thể mệt mỏi khi mang thai, vậy nên việc “gần gũi” bạn đời cũng có thể khiến họ khó chịu. Hơn nữa, mẹ có thể lo lắng cho sự an toàn của bé trong bụng, nên có tâm lý không muốn yêu lúc mang thai.
5. Tuyệt đối không ngoại tình
Đàn ông lúc vợ mang thai thường có xu hướng ngoại tình vì người vợ bầu bí không thể đáp ứng được nhu cầu tình dục của họ. Thế nhưng, việc người chồng ngoại tình để thỏa mãn dục vọng sẽ khiến cho vợ mình bị tổn thương, đau lòng. Điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng.
Vì vậy, dù có cảm thấy khó chịu như thế nào đi chăng nữa thì các chàng nên cố gắng “nhịn” trong thời gian này nhé.
[inline_article id=256142]
6. Vợ có bầu có nên sửa nhà không?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu nặng nề, mệt mỏi do có thêm một sinh linh trong bụng. Bà bầu cần thư giãn, tránh căng thẳng, bụi bặm, tiếng ồn… Trong khi đó khi sửa nhà, nhà cửa lúc nào cũng bụi bặm, ồn ào, sẽ làm cho mẹ bầu căng thẳng và mệt mỏi hơn.
Nếu khi sửa nhà, người chồng cáng đáng hết mọi việc, vợ chỉ đi làm, về nhà, không cần thu dọn bãi chiến trường dơ dáy hàng ngày khi sửa nhà thì không sao. Tuy nhiên, nếu bà bầu đã phải đi làm, chiều tối về còn lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa thì không nên.
Bạn đã biết vì sao vợ có bầu chồng không được trồng cây. Bạn nghĩ gì về điều kiêng kỵ này? Hãy cùng bày tỏ quan niệm với MarryBaby nhé.
Hoa Hà