Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm cơm rượu nếp cẩm tốt cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường học cách làm cơm rượu nếp cẩm để làm đẹp, phục hồi và tăng tiết sữa. Mặt khác, cơm rượu nếp cẩm còn tốt cho người bị suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon miệng…

Cách làm cơm rượu nếp cẩm để làm đẹp, bồi bổ, ngăn ngừa bệnh tật…

Từ lâu, những thầy thuốc Đông y đã sử dụng nếp cẩm như một trong những vị thuốc giúp bồi bổ cho cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ nói chung và phụ nữ sau sinh nói riêng. Cách làm cơm rượu nếp cẩm sẽ cho mùi hương nồng nàn đặc trưng, vô cùng hấp dẫn.

Bạn hãy cùng tìm hiểu cơm rượu nếp cẩm có tác dụng gì và cách làm cơm rượu nếp cẩm ngon để thưởng thức nhé.

Cơm rượu nếp cẩm có tác dụng gì?

Nếp cẩm là loại gạo có hương vị thơm ngon, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó, cơm và rượu làm từ nếp cẩm được ưa chuộng bởi công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo Đông y, nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ trung ích khí, tác dụng chữa tiêu khát, hay ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng… Đặc biệt, gạo nếp cẩm còn giúp bổ máu huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể và bảo vệ tim mạch.

Theo Tây y, trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E và một số các vi chất khác như canxi, phốt pho, kali, magie, sắt, kẽm… Hơn hết là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene tốt cho sức khỏe thường không có trong các loại nếp khác.

Trước khi tìm hiểu cách làm cơm rượu nếp cẩm, bạn có thể sẽ muốn biết công dụng của loại cơm rượu này với sức khỏe.

1. Cơm rượu nếp cẩm giúp bổ máu

công dụng của rượu nếp cẩm giúp bổ máu

Hàm lượng protein cao, chất béo, carbohydrate, chất xơ và selen là những chất đặc biệt tốt cho máu và giúp bồi bổ cơ thể. Do đó, rượu làm từ nếp cẩm rất tốt cho phụ nữ vừa mới hành kinh xong hoặc phụ nữ sau khi sinh bị mất máu nhiều.

2. Giải độc cơ thể

Các chất từ cơm rượu nếp giúp làm sạch gan, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể. Đồng thời, chất chống oxy hóa có trong nếp cẩm sẽ hỗ trợ quá trình giải độc, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm.

3. Cách làm cơm rượu nếp cẩm giúp bảo vệ tim mạch 

Các chất phytochemical trong gạo nếp cẩm giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn chặn các cơn đau tim, đột quỵ. 

Theo một nghiên cứu gần đây, trong rượu nếp cẩm còn có chứa lovastatin và ergosterol giúp tái tạo thành mạch máu cho bệnh nhân sau phẫu thuật về tai biến mạch máu não.

4. Thúc đẩy tiêu hóa 

Chất xơ trong nếp cẩm giúp ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và các bệnh về đường ruột. Uống 1-2 ly rượu nếp cẩm trước mỗi bữa ăn sẽ mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

[inline_article id=273495]

5. Giúp làm đẹp 

Rượu nếp cẩm lên men chứa nhóm vitamin B và các vi chất cần thiết có tác dụng chống oxy hóa, dưỡng ẩm, làm trắng và phục hồi làn da hiệu quả. 

6. Tốt cho phụ nữ sau sinh 

Cơm rượu nếp cẩm sẽ giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và làm lợi sữa, tăng chất lượng sữa. Do đó, mẹ sau sinh hãy học cách làm cơm rượu nếp cẩm và sử dụng đúng để có được những lợi ích.

Cách làm cơm rượu nếp cẩm 

cách làm cơm rượu nếp cẩm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Men rượu: 4 bánh 
  • Nếp cẩm: 4kg 
  • Dụng cụ: Mâm lớn, hũ thủy tinh

Cách thực hiện

– Ngâm nếp cẩm qua đêm từ 8-10 tiếng. Sau đó đổ nếp ra và vo thật sạch, nhặt thật kỹ các loại hạt thóc, sạn còn lẫn. 

– Tiếp theo nấu nếp trong nồi cơm điện cho đến khi nếp chín thành cơm thì dải ra mâm lớn để nhanh nguội.

– Men ngâm rượu cần bóc lớp vỏ trấu bọc bên ngoài và đem giã thật nhuyễn.

– Khi cơm còn ấm, rải men rượu lên bề mặt cơm rồi đảo đều tay.

– Để toàn bộ nếp vào trong hũ để ủ. Đậy nắp thật kín và để ở nơi thoáng mát. 

– Sau khoảng 3-4 ngày cơm lên men sẽ ra nước cốt, mặt cơm hơi bóng ướt là đã có thể dùng được rồi.

– Cách làm cơm rượu nếp cẩm thành công là cơm rượu tự dậy nước, tỏa ra hương thơm rất đặc trưng. 

cơm rượu nếp ngon

Một số lưu ý khác

– Nếu thích vị chua, bạn có thể ủ thêm 1-2 ngày nhưng không nên ủ quá 5 ngày thì cách làm cơm rượu nếp cẩm mới đạt và ngon. 

– Nhớ giữ lại phần nước chảy xuống dưới khi ủ cơm để rưới lên cơm rượu nếp cẩm khi ăn để tăng hương vị.

– Để bảo quản cơm được lâu, nên cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách ngâm rượu nếp cẩm để uống

Bên cạnh thực hiện cách làm cơm rượu nếp cẩm, bạn cũng có thể ngâm rượu nếp cẩm để uống cho thay đổi khẩu vị.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Men ngâm rượu: 200g
  • Rượu trắng ngon 40 độ: Khoảng 2 lít
  • Gạo nếp cẩm: Khoảng 4kg
  • Dụng cụ: Bình thủy tinh, mâm

Cách thực hiện

cách ngâm rượu nếp cẩm để uống

– Tương tự như cách làm cơm rượu nếp cẩm, bạn lấy nếp cẩm ngâm qua đêm cho gạo nở dần. Hôm sau đem gạo vo sạch và nấu bằng nồi cơm điện.

– Cơm gạo nếp cẩm chín, xới cơm ra mâm cho cơm nguội hẳn.

– Men rượu bỏ phần vỏ trấu và đem giã nhuyễn. Sau đó cho một nửa phần men rượu đã chuẩn bị trộn lẫn với cơm rồi bỏ vào bình thủy tinh. 

– Cứ một lớp cơm nếp cẩm lại rắc thêm một lớp men rượu còn lại vào. Thực hiện cho đến khi đầy bình rồi ngâm khoảng 3-4 ngày.

– Sau đó, mở nắp bình và đổ 1 lít rượu trắng vào ngâm thêm khoảng 20 ngày nữa là có thể uống được. 

– Lưu ý khi ngâm cần để vào chỗ tối không có ánh sáng chiếu vào, nhiệt độ khoảng 20-25ºC để bảo đảm chất lượng cho rượu.

Một số lưu ý khác

– Cần chọn men mới, có mùi thơm đặc trưng và không có hiện tượng ẩm mốc.

– Gạo nếp cẩm nên chọn loại gạo mới, có màu tím thẫm đặc trưng.

– Rượu càng ngâm lâu càng ngon. Thành phẩm là rượu có màu đỏ tím, khi uống vào có vị cay ở đầu lưỡi, dần ngọt ở cổ họng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm rượu nếp than cho bà đẻ lợi sữa, nhanh phục hồi sau sinh

Cách làm cơm rượu nếp cẩm rất đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà. Sử dụng cơm và rượu ủ từ gạo nếp cẩm thường xuyên sẽ vô cùng tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn hãy bắt tay thực hiện công thức này cho gia đình của mình nhé!

Đào Phương Anh

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby