Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm mứt Tết dai giòn sần sật, vuông tròn vị ngon!

Cách làm mứt Tết không quá khó. Ngoài các loại mứt truyền thống như mứt dừa, mứt thơm, mứt đạt đậu, mứt hạt sen,… bài viết này MarryBaby sẽ hướng dẫn các bạn làm bốn loại mứt mới vừa thơm ngon vừa mang lại dinh dưỡng cho cả gia đình.

Mứt tắc vàng – Gieo lộc vàng đón Tết

Mứt tắc vàng không chỉ là món mứt nhiều người yêu thích mà nó còn có công dụng trị bệnh nữa đấy. Chính vì thế, năm mới 2022 bạn hãy trở tài làm món mứt vừa thơm ngon vừa lạ miệng này nhé. Nguyên liệu và công thức sẽ được MarryBaby chia sẻ ngày sau đây:

Nguyên liệu cần có:

  • Trái tắc: 1.4kg
  • Nước vôi trong: 2 lít
  • Đường trắng: 800g
  • Muối: 1 thìa cafe

Cách làm mứt Tết tắc vàng như sau:

  • Tắc sau khi rửa sạch thì cắt đôi, vắt hết nước và rửa lại lần nữa với nước lạnh. Nước tắc lượt lấy hạt sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Tắc rửa xong thì ngâm với nước vôi trong khoảng 18 tiếng. Sau đó, vớt tắc ra và xả lại với nước lạnh vài lần đến khi nước trong thì thôi. Vắt nhẹ tắc cho khô nước.
  • Cho tắc và 800g đường đã chuẩn bị vào chảo lớn, trộn đều và để yên trong khoảng 8 giờ đồng hồ cho đường tan hết và tắc ngấm đều đường.
  • Bắt chảo lên bếp và đun với lửa. Đun đến khi nước tắc rút hết và cho muối vào chảo, nhẹ nhàng đảo đều, 10 phút lại đảo một lần.
  • Sau 30 phút, vớt tắc ra khỏi chảo và tiếp tục để lửa lớn cho đường trong chảo sánh lại.
  • Khi đường đã sánh lại, cho tắc vào trở lại, hạ lửa nhỏ và trộn đều nhẹ nhàng cho đến khi nước đường khô hết
  • Tắt bếp, để chảo mứt qua đêm cho nguội.
  • Cho mứt vào hũ và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
cách làm mứt tết
Mứt tắc vàng lên màu rất nịnh mắt

Mứt cà rốt – Không lo “dính phốt”

Không cần tìm đâu xa, cách làm mứt Tết – mứt cà rốt trong bài viết này đảm bảo ăn là ghiền. Cà rốt có thể cắt lát hoặc tỉa hoa được sên khô và áo lớp đường bên ngoài nhìn vô cùng bắt mắt.

Màu cam đặc trưng, vị ngọt nhẹ, bên trong dẻo dai bên ngoài giòn rụm, mứt cà rốt chắc chắn là món mứt “đắt khách” nhất trong mâm mứt ngày Tết đấy nhá.

Nguyên liệu cần có:

  • Cà rốt: 1kg
  • Đường trắng: 500g 
  • Vôi bột: 2 muỗng canh 
  • Phèn chua: 1 muỗng canh 

Cách làm mứt Tết cà rốt như sau:

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng vuông hoặc tỉa hoa tùy ý. Hào vôi bột cùng 1.5 lít nước rồi ngâm với cà rốt khoảng 30 phút. Sau đó, vớt cà rốt ra và rửa sạch với nước cho hết mùi vôi.
  • Đặt nồi nước phèn chua lên bếp đun sôi. Tiếp đến, cho cà rốt vào chần khoảng 2 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Trộn cà rốt đã ráo với đường, để yên trong khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ cho đường tan. Khi đường tan hết, cho cà rốt vào chảo và bắt đầu sên trên lửa vừa.
  • Để mứt sôi khoảng 4 phút, nước đường bắt đầu sánh lại thì vặn lửa xuống mức nhỏ nhất. Nhanh tay đảo mứt liên tục đến khi thấy đường kết tinh và bám vào miếng cà rốt. Đảo đế khi cà rốt khô hẳn thì tắt bếp.
  • Đợi mứt thật nguội thì cho mứt cà rốt vào hũ thủy tinh hoặc túi zip bảo quản.
cách làm mứt tết
Mứt cà rốt thành phẩm có màu cam bắt mắt

Cách làm mứt Tết với bí đao – Mừng năm mới không “buồn đao” (buồn đau)

Một trong những loại mứt Tết nhà làm được nhiều người yêu thích nữa chính là mứt bí đao. Ngoài tác dụng làm đẹp, mứt bí đao mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cho nên, bạn hãy bổ sung thêm loại mứt tự nhiên này vào mâm mứt Tết nhé. Cách làm cũng khá đơn giản, bắt đầu ngay thôi.

Nguyên liệu cần có:

  • Bí đao: 1.5kg
  • Đường trắng: 400g 
  • Vôi bột: 1 muỗng canh 
  • Nước hoa bưởi: 1 muỗng cà phê 

Cách làm mứt Tết bí đao như sau:

  • Hòa tan vôi bột đã chuẩn bị với 1.5 lít nước lạnh, lọc lấy nước vôi trong.
  • Bí đao gọt vỏ và cắt bỏ phần ruột có hạt. Thái miếng vừa ăn dài cỡ ngón tay hoặc miếng vuông tùy ý.
  • Rửa bí qua nước lạnh rồi ngâm với nước vôi ít nhất 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
  • Vớt bí đao ra rổ và xả lại với nước cho thật sạch. Trải bí ra khay và hong gió cho khô. Hoặc có thể phơi nắng nóng trong vòng 4 – 5 tiếng (công đoạn này rất quan trọng tuyệt đối không nên bỏ qua).
  • Đổ ít nước vào đường và hòa tan. Bắt nồi lên bếp đun sôi với lửa vừa. Nước đường sôi, cho bí vào luộc với lửa nhỏ cho bí chín. Khi bí chín là vớt bí xếp ra khay ngay và phơi chỗ thoáng gió 4 tiếng.
  • Cho phần đường còn lại vào nồi cùng với nước lạnh, bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ. Khi nước đường sôi tầm 2 phút thì cho bí đã phơi nắng vào, tiếp tục sên đến khi đường hơi sánh là cho nước hoa bưởi vào. Tiếp tục sên cho đến khi đường khô, kết tinh và bám xung quanh bí. Tắt bếp.
  • Trải mứt bí ra khay và để nơi có gió trong vài tiếng cho mứt khô ráo hơn.
  • Cuối cùng, cho bí vào hũ thủy tinh hoặc túi zip bảo quản cẩn thận.

Mứt gừng thơm dẻo – Tạm biệt xui xẻo

Món mứt gừng này mang tên “Mứt gừng thơm dẻo – Tạm biệt xui xẻo”. Năm mới, ăn món mứt gừng này, gia đình bạn sẽ luôn gặp may mắn, phú quý và sung túc cả năm. Vị cay cay, the the đầu lưỡi cộng thêm màu vàng của mứt gừng góp phần làm cho mâm cỗ ngày Tết thêm ấm cúng. 

Nguyên liệu cần có:

  • Gừng: 400g 
  • Thơm: 1/4 trái 
  • Đường trắng: 300g 
  • Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê 

Cách làm mứt Tết mứt gừng như sau:

  • Gừng gọt sạch vỏ rồi thái lát mỏng, ngâm nước muối loãng 5 phút cho nhả bớt vị cay rồi rửa lại với nước cho sạch. Dứa cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy ý.
  • Đun 1 nồi nước sôi cùng nước cốt chanh rỏi cho gừng vào luộc từ 3 – 4 phút. Sau đó vớt ra, thay nước mới và luộc lần nữa cho gừng bớt cay. Thả gừng vào chậu nước lạnh và ngâm gừng trong khoảng 10 phút cho nguội, vớt ra để ráo.
  • Cho gừng, thơm và đường vào chảo to trộn đều và ướp trong khoảng 2 tiếng. Thi thoảng đảo đều cho gừng thấm nước đường.
  • Bắt chảo lên bếp, bật lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu, cứ 5 phút thì đảo một lần. Đảo đến khi nước đường rút bớt, sánh lại và kết tinh thì tắt bếp.
  • Mứt gừng thành phẩm có màu vàng tươi tắn, đường ngấm đều và vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
Mứt gừng chuẩn phải lên màu vàng tươi, vị cay nhẹ và không bị đắng

MarryBaby đã chia sẻ công thức mà mứt tắc, mứt cà rốt, mứt bí đao, mứt gừng vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe. Thử ngay nhé, chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Thực đơn ngày Tết giúp mẹ có những mâm cơm ngon miệng, nhàn tênh

Vào dịp lễ Tết, mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần ăn những bữa cơm ngon, trò chuyện về một năm đã qua. Đây cũng là dịp mà bà con họ hàng, bạn bè, hàng xóm đến chúc Tết, thăm hỏi và có thể dùng bữa cùng gia chủ để chia sẻ không khí hân hoan. Mẹ đã bỏ túi vài món tủ nào để trổ tài trong dịp này chưa? Cùng tham khảo thực đơn ngày Tết dưới đây để mâm cơm gia đình thêm trọn vẹn và ngất ngây, mẹ nhé.

Thực đơn ngày Tết – mùng 1

Mâm cơm cho ngày mở đầu năm mới được kỳ vọng sẽ đem đến ý nghĩa đoàn viên, sung túc, nhiều tài lộc. Thực đơn cho ngày mùng 1 gồm có giò xào ngũ sắc, canh chân giò hầm măng, nộm rau muống thịt bò.

1. Giò xào ngũ sắc:

Cái tên món ăn đã nói lên nhiều sắc màu rực rỡ. Một dĩa giò xào với nhiều nguyên liệu đan xen sẽ hứa hẹn một năm tươi mới, sáng sủa.

Cần chuẩn bị

– Thịt nạc vai đã xay nhuyễn: 300 gam

– Thịt ba rọi: 200 gam

– Tai lợn: 1 cái

– Trứng gà hoặc trứng vịt: 5 – 6 quả

– Nấm mèo: 3 – 4 tai

– Cà rốt: 1 củ

– Gia vị: Đường, nước mắm, hành khô, tiêu, hành lá, hạt nêm.

– Lá chuối

Thực đơn ngày Tết

Cách thực hiện

– Tai heo rửa sạch, luộc chín và thái miếng nhỏ.

– Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch rồi cắt hoặc băm nhỏ.

– Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi.

– Hành tím băm nhỏ.

– Trứng đập ra chén, cho hành lá, tiêu, ít hạt nêm, đánh tan rồi đem chiên trên dầu nóng.

– Trộn hỗn hợp gồm cà rốt, nấm mèo, tai heo, thịt ba rọi, thịt xay, nêm tiêu, nước mắm, muối, hạt nêm, đường và trộn đều, ướp 30 phút.

– Trải lá chuối sạch ra, cho lớp trứng chiên lên rồi múc hỗn hợp thịt cho vào. Lấy tay cuộn chặt lá chuối rồi cột dây bên ngoài để giữ cố định.

– Cho giò đã buộc kỹ vào nước sôi và luộc tầm 40 – 50 phút để giò chín, sau đó vớt ra để ráo nước.

– Giò xào ngũ sắc có thể ăn ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Mẹ nên làm món giò xào này vào những ngày giáp Tết để đến ngày mùng 1, mẹ chỉ việc lấy giò ra, cắt dây và lột bỏ lớp lá chuối là có thể thưởng thức.

[key-takeaways title=”Minigame “Ăn Tết đậm đà – Nhận lì xì khủng””]

[/key-takeaways]

2. Canh chân giò hầm măng

Cần chuẩn bị

– Chân giò: 1 kí

– Măng khô: 200 gam

– Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, tiêu, hành lá, dầu ăn.

Cách thực hiện

– Măng khô ngâm mềm, luộc nhiều lần với nước sôi để măng ra hết chất độc.

– Giò heo rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi đem ninh cho mềm.

– Xào sơ măng với dầu ăn và một ít hạt nêm, tiêu để măng ngấm gia vị.

– Khi giò hơi mềm, cho măng đã xào vào ninh chung cho tới khi giò và măng đều chín.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành lá và để nguội, thưởng thức.

3. Nộm rau muống thịt bò

Ông bà xưa quan niệm, ăn rau muống trong ngày đầu năm để muốn gì được nấy. Mẹ còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay món ăn ngon miệng này.

Cần chuẩn bị

– Cọng rau muống đã chẻ:  1 bó

– Thịt bò mềm thái mỏng: 400 gam.

– Gia vị: mắm, muối, đường, chanh, tỏi, ớt, lạc rang

Cách thực hiện

– Rau muống rửa sạch, để ráo.

– Thịt bò ướp cùng tỏi băm, chút muối, chút tiêu.

– Xào thịt bò trên lửa lớn, đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.

– Pha nước trộn gỏi gồm: 2 muỗng mắm, 2 muỗng nước lọc, 1 muỗng đường, nửa quả chanh, tỏi ớt băm nhỏ rồi khuấy đều.

– Cho thịt bò vào trộn với rau muống, tiếp tục rưới phần mắm gỏi vào và trộn đều.

– Cuối cùng, rắc lạc rang để món gỏi dậy mùi thơm.

Thực đơn ngày Tết

Thực đơn ngày Tết – mùng 2

Nhiều người kiêng đi chúc Tết, xông nhà vào ngày đầu năm nên thường đợi đến mùng 2 mới khởi hành du xuân. Việc di chuyển nhiều cũng như tiếp đón nhiều khách dễ khiến mẹ không có thời gian để chuẩn bị nhiều món ăn cầu kỳ.

Thực đơn ngày Tết đơn giản, gọn nhẹ cho ngày mùng 2 dưới đây sẽ giúp mẹ nấu thật nhanh mà vẫn đủ chất và ngon miệng.

1. Bánh chưng bánh tét ăn cùng dưa hành củ kiệu

Đây gần như là món ăn truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về. Hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một hoặc vài đòn bánh chưng, bánh tét, hũ dưa hành củ kiệu để thưởng thức trong ngày Tết cổ truyền.

Món ăn này được chuẩn bị hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần lột lớp vỏ lá chuối, sau đó dùng dao hoặc dây chỉ để cắt bánh ra những miếng vừa ăn. Món này có thể ăn trực tiếp hoặc chiên lên đều ngon. Vị ngọt ngọt chua chua của dưa hành củ kiệu sẽ là sự kết hợp hoàn hảo cho bộ đôi món ăn truyền thống này.

2. Gà luộc

Gà cũng là một trong những món ăn có mặt trong rất nhiều gia đình vào dịp Tết. Gà luộc là cách chế biến đơn giản, nhanh gọn mà vẫn đủ sức gây thương nhớ. Một dĩa gà vàng ươm, óng ánh, thơm nức, chấm cùng chén muối tiêu chanh sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn ngày Tết của mẹ.

3. Canh rau nấu thịt

Một bát canh rau sẽ bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, rất phù hợp trong những ngày Tết với quá nhiều món ăn “có thịt”. Mẹ có thể nấu canh với rau lang, rau muống, rau tiến vua, rau mồng tơi với chất đạm như tôm, thịt bò, thịt lợn băm, thịt viên. 

Thực đơn ngày Tết – mùng 3

Mâm cơm hết Tết sẽ ưu tiên những món nhẹ nhàng, thanh đạm nhưng vẫn đảm bảo đủ chất và ngon lành. 

1. Nộm chay

Cần chuẩn bị

– 1 quả khế chua

– 1 quả dưa leo

– 1 củ cà rốt nhỏ

– Mộc nhĩ, dấm, đường, muối, lạc rang được giã nhỏ

– 1 bìa đậu phụ rán vàng

– Sợi mì chay

Cách thực hiện

– Các nguyên liệu được làm sạch, thái sợi với kích thước tương đương nhau để khi trộn nhìn đẹp mắt và dễ ăn hơn.

– Pha nước trộn chay gồm 3 muỗng xì dầu, 2 muỗng đường, nửa quả chanh, tỏi ớt băm nhỏ.

– Trộn đều các nguyên liệu với nhau, sau đó rưới nước sốt vào vào tiếp tục trộn cho nộm được ngấm gia vị.

– Sau cùng, mẹ rắc lạc rang lên để hoàn thành món nộm thanh đạm.

2. Nem rán

Nem cũng là một trong những món ăn có mặt trong rất nhiều mâm cơm gia đình vào dịp Tết. Thông thường, nem sẽ được cuốn vào những ngày giáp Tết và được cấp đông để dùng trong nhiều ngày.

Khi nào ăn, mẹ chỉ cần lấy từ tủ đông ra và chiên trên chảo dầu (hoặc nồi chiên không dầu) là đã có ngay dĩa nem rán nóng hổi, vừa thổi vừa ăn.

3. Cá sốt cà chua

Nếu đã cảm thấy hơi ngán với những món ăn từ thịt, mẹ có thể đổi bữa với món ăn từ cá. Có thể kể đến các loại cá sốt cà chua ngon như cá chim, cá thu, cá chẽm, cá nục, cá khế, cá bớp. 

Cách làm khá đơn giản. Trước tiên, mẹ rán cá cho chín vàng đều. 

Thực đơn ngày Tết

Sốt cà chua được làm như sau:

  • Phi dầu với hành tỏi cho thơm rồi cho cà chua đã được xay nhuyễn vào đảo đều.
  • Nêm nếm gia vị gồm hạt nêm, tiêu, nước mắm, chút nước lọc sao cho vừa miệng là được. Đun hỗn hợp cà chua với lửa liu riu để cà chua chín mềm.
  • Khi thấy nước sốt bắt đầu sánh lại thì cho cá đã chiên vàng vào.
  • Để nước sốt bám đều vào cá, mẹ hãy dùng muỗng rưới sốt lên bề mặt trên của cá trong quá trình nấu.
  • Cuối cùng, mẹ rắc ít hành lá và tắt bếp, chờ nguội là có thể thưởng thức món cá sốt cà chua thơm ngon.

Để có thực đơn ngày Tết đa dạng, đảm bảo đủ chất, ngon miệng nhưng không mất quá nhiều thời gian, mẹ nên tận dụng những món có sẵn. Những món như bánh chưng, bánh, tét, chả giò, giò xào, nem rán nếu đã có sẵn thì khi cần, chỉ cần vài thao tác đơn giản là đã có thể thưởng thức được.

Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị một vài món vào những ngày giáp Tết để công việc nội trợ trong 3 ngày Tết được nhanh gọn, nhàn tênh nhé.

Dịp lễ Tết với rất nhiều hoạt động vui chơi dễ khiến các thành viên trong gia đình xao nhãng việc ăn uống, ăn qua loa hoặc bỏ bữa. Mẹ hãy bỏ túi một vài món tủ cùng một thực đơn ngày Tết phong phú, ngon miệng, nịnh mắt để mọi người không quên cơm nhà nhé. 

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Món ngon ngày Tết dễ làm cho bữa cơm thêm tròn vị, an vui

Ngoài những món ăn cổ truyền ngày Tết, bạn hoàn toàn có thể bổ sung những món ăn ngày Tết dễ làm sau đây cho bữa cơm gia đình thêm tròn vị ngon, giàu an vui và sung túc. Công thức nấu ăn “độc quyền” của MarryBaby sắp được bật mí, đảm bảo ăn là ghiền.

Nộm bò mầm cải: Món khai vị thanh mát

Nếu bạn là “fan ruột” của mù tạt thì không nên bỏ qua món ăn vừa ngon vừa dễ làm này. Vị cay nồng tê rần cánh mũi của mù tạt kết hợp thịt bắp bò, chút cay the của mầm cải được nâng tầng vị ngon nhờ nước trộn gỏi chua – mặn – ngọt. Nộm bò mầm cải là món ăn lý tưởng cho bữa cơm ngày Tết thêm trọn vẹn, sum vầy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt bắp bò: 500g
  • Mầm cải: 500g
  • Bắp cải tím: 300g
  • Giấm, nước mắm, chanh, tỏi, ớt

Sơ chế nguyên liệu: 

  • Thịt bò rửa sạch và thái miếng mỏng vừa ăn.
  • Bắp cải tím thái chỉ.

Cách pha nước gỏi:

  • 2 thìa nước mắm
  • 2 thìa đường
  • 1 thìa giấm
  • 2 thìa nước cốt chanh
  • 1 thìa tỏi, ớt băm
  • 2 thìa nước lọc

Cách làm món nộm bò mầm cải như sau:

  • Chần sơ thịt bò với nước sôi.
  • Trộn bắp cải với mầm cải và bày ra đĩa.
  • Rưới 2 – 3 thìa nước gỏi đã pha.
  • Sau đó, cho thịt bò đã chần vào trộn đều với chỗ nước gỏi còn lại.
  • Cuối cùng, bày thịt bò lên trên rau và trang trí tùy thích.
món ngon ngày tết dễ làm
Nộm bò mầm cải thơm thơm vị bò, nồng vị mầm cải, kích thích vị giác vô cùng

Gỏi gà lá lúa: Món ăn đậm đà vị quê hương

Món ngon ngày Tết dễ làm tiếp theo chính là gỏi gà lá lúa. Với vị chua, mặn, ngọt hài hòa, món gỏi này đã “gây thương nhớ” với biết bao nhiêu khẩu vị người Việt. Món ăn ngày đặc biệt phù hợp với những ngày Tết, lúc mà ai cũng có cảm giác “thiếu rau thừa thịt”. Hơn nữa, món ăn này cực kỳ dễ làm và có thể giải quyết phần thịt gà màu trắng khó ăn.

Nguyên liệu (cho 4 người ăn):

  • Thịt ức gà: 150g
  • Củ đậu (củ sắn): 300g
  • Dưa chuột: 1/2 củ
  • Cà rốt: 1/3 củ
  • Nước mắm, tương ớt
  • Đường siro
  • Nước cốt chanh, tỏi, ớt tươi

Sơ chế nguyên liệu: 

  • Củ đậu, dưa chuột, cà rốt thái chỉ. Lưu ý dưa chuột chỉ lấy phần thịt bên ngoài, không dùng phần ruột bên trong.
  • Thịt gà luộc chín xé nhỏ.

Cách pha nước gỏi:

  • Tỏi, ớt tươi băm nhỏ
  • 1 thìa tương ớt
  • 2 thìa nước mắm
  • 2 thìa đường siro
  • 1 thìa nước cốt chanh

Cách làm món gỏi gà lá lúa như sau:

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc bát lớn rồi trộn đều cùng nước gỏi vừa pha.
  • Trang trí món ăn bằng dừa nạo và ớt thái chỉ để thêm phần bắt mắt.
  • Rắc thêm một ít vừng rang cho dậy mùi thơm.
món ngon ngày tết dễ làm
Cách làm gỏi gà lá lúa cực kỳ đơn giản

Súp rong biển hải sản: Ấm lòng ngày xuân

Nhắc đến món ngon ngày Tết dễ làm sao có thể thiếu súp rong biển hải sản. Súp là món ăn dễ ăn và phù hợp với mọi gia đình Việt, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.

Từ các loại hải sản dễ tìm như tôm, mực, rong biển,… bạn có thể trổ tài nấu nướng với món súp rong biển hải sản sóng sánh, thanh mát. Thêm một ít tiêu, vài giọt nước tương, một bát súp nhỏ cũng khiến cả gia đình ấm lòng ngày xuân.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Rong biển ngâm nước: 100g
  • Bột năng: 50g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Dầu mè, nước mắm, nước tương
  • Muối, đường, tiêu, hạt nêm
  • Nước dùng gà: 1.5L
  • Mực cắt hạt lựu chần chín: 100g
  • Tôm cắt hạt lưu chần chín: 100g
  • Thanh cua xé sợi: 50g
  • Sò điệp cắt hạt lựu chần chín: 50g

1.5L nước dùng gà nêm nếm thêm:

  • 2 thìa hạt nêm
  • 2 thìa đường
  • 1 thìa bột ngọt
  • 1 thìa muối
  • 2 thìa nước mắm

Cách làm món súp rong biển hải sản như sau:

  • Cho hải sản và rong biển vào nước dùng gà đã chuẩn bị và đun khoảng 1 phút.
  • Hòa 50g bột năng với 100ml nước, vừa rót từ từ vừa khuấy nhẹ. Lưu ý, chỉ khuấy theo một chiều, không khuấy nhiều.
  • Trứng gà đánh đều, đổ từ từ vào nồi và khuấy nhẹ.
  • Tắt bếp, cho thêm 1 thìa dầu ăn + dầu mè cho dậy hương vị.
  • Cho ra bát, thêm rau mùi, hạt tiêu cho thơm và thưởng thức.
Súp rong biển hải sản rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Cua sốt ớt Singapore: Cua đỏ, năm mới cũng đỏ

Nghe tên món ăn có vẻ cầu kỳ nhưng cua sốt ớt Singapore lại là một trong những món ngon ngày Tết dễ làm. Chỉ mất hơn 20 phút, bạn đã có món cua sốt ớt ăn kèm bánh bao chiên chuẩn vị Singapore. Sắc đỏ của cua và sốt tương ớt làm cho bữa cơm Tết thêm nổi bật. Đây cũng là lời chúc vận son may mắn theo gia đình bạn quanh năm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cua bể: 1 con to
  • Trứng gà: 1 quả
  • Tương ớt: 50ml
  • Tương cà: 100ml
  • Nước tương: 50ml
  • Gừng, tỏi, hành tím

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cua rửa sạch và gỡ bỏ mai. Sau đó, cắt đôi thân cua và tách càng. Dùng sống dao dập nhẹ cho vỡ vỏ càng.
  • Băm nhỏ 4 nhánh tỏi, 2 củ hành tím và 1 nhánh gừng.

Cách nấu món cua sốt ớt Singapore như sau:

  • Làm nóng chảo với 1 thìa dầu ăn.
  • Cho cua vào rán đến khi chín vừa.
  • Phi thơm hành, gừng, tỏi.
  • Cho cua vào và đào đều.
  • Cho thêm 2 thìa nước tương, 6 thìa tương cà và 2 thìa tương ớt (tương đương với số lượng ban đầu đã chuẩn bị).
  • Đậy nắp và đun với lửa vừa khoảng 3 phút.
  • Trứng gà đánh đều, rót từ từ vào chảo và đảo đều.
  • Cuối cùng, xếp cua ra đĩa và trang trí cùng rau thơm.
món ngon ngày tết dễ làm
nh 4: Đẹp mắt, lạ vị là hai từ dùng để miêu tả món cua sốt ớt Singapore

Hy vọng, những món ngon ngày Tết dễ làm MarryBaby bật mí sẽ giúp cho bữa cơm gia đình thêm tròn vị, cho không khí Tết thêm tưng bừng và hạnh phúc. Trổ tài ngay cho gia đình cũng thử nhé!

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Bật mí các món rau xào với thịt bò mẹ nên biết để bữa cơm thêm phong phú và bổ dưỡng

Việc lên thực đơn cho bữa ăn hàng ngày để không bị ngán mà lại đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhiều lúc khiến mẹ đau đầu. Thịt bò là một trong số các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. MarryBaby sẽ gợi ý đến mẹ các món rau xào với thịt bò dưới đây để mẹ có thể đa dạng dinh dưỡng và khẩu vị trong bữa ăn gia đình nhé.

Cách ướp thịt bò xào chuẩn vị

Các món rau xào với thịt bò tương đối phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Tùy theo nguyên liệu xào với thịt bò mà mẹ có cách tẩm ướp sao cho vừa miệng và hợp vị. Để món ăn thêm phần đậm đà, mẹ nên lưu ý cách ướp thịt bò xào để thịt mềm và dậy mùi thơm.

Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu ướp thịt như tỏi, tiêu, dầu ăn, gừng, nước tương, hạt nêm. Các nguyên liệu này không chỉ làm dậy lên mùi thơm của món ăn mà còn giúp thịt bò mềm hơn, vị ngon ngọt hơn. Riêng đối với các món bò xào sả ớt thì mẹ cần cho thêm sả vào khi ướp thịt nhé.

các món rau xào với thịt bò
Ướp thịt bò chuẩn vị cho ra món bò xào ngon miệng

Cách ướp thịt bò xào tương đối đơn giản. Mẹ xay hoặc băm nhỏ các nguyên liệu chuẩn bị, sau đó mẹ ướp vào phần thịt bò đã rửa sạch, để trong khoảng 15 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để thịt ngấm gia vị. Mẹ không nên ướp lâu hơn vì khi xào thịt bò sẽ bị sẫm màu. 

Các món rau xào với thịt bò tuy đơn giản nhưng ngon không tưởng

Dưới đây là các món với thịt bò vừa thơm ngon mà đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả gia đình. Mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Rau muống xào thịt bò

Trong rau muống chứa nhiều vitamin và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Rau muống kết hợp với thịt bò là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình.

Cách thực hiện: 

  • Mẹ ướp thịt bò với một ít tiêu, tỏi băm nhuyễn, dầu ăn, nước tương và một ít hạt nêm để trong tầm 15 phút. 
  • Trong thời gian đó, mẹ chần sơ rau muống với nước sôi rồi ngâm qua nước đá để rau được xanh hơn. 
  • Mẹ phi thơm hành tỏi rồi cho thịt vào xào đến khi chín tới, múc ra đĩa. 
  • Mẹ tiếp tục cho rau vào xào đến khi chín rồi cho phần thịt bò lúc nãy vào đảo đều.
  • Khi rau và thịt đã chín, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp là đã có một đĩa rau muống xào thịt bò thơm ngon, nóng hổi.

2. Rau cần xào thịt bò

Rau cần nước có vị ngọt, tính mát, giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hoá. Rau cần không chỉ cung cấp vitamin mà còn giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

Cách làm món này khá đơn giản, mẹ thực hiện tương tự như xào rau muống. Mẹ cần chú ý không xào thịt bò quá lâu vì thịt sẽ bị dai và mất chất dinh dưỡng.

các món rau xào với thịt bò
Rau cần là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn chế biến các món rau xào với thịt bò

3. Rau má xào thịt bò

Rau má xào cùng thịt bò có tác dụng giải nhiệt cực hiệu quả. Không chỉ vậy, món ăn này còn tốt cho da và hoạt động của hệ thần kinh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

4. Rau lang xào thịt bò

Rau lang không chỉ dùng nấu canh mà có thể đem xào cùng thịt bò để có một món ăn hấp dẫn. Tương tự như các món rau xào với thịt bò khác, mẹ xào thịt trước, rồi xào rau với lửa to để rau chín mà không mất đi độ xanh ngon. Nêm nếm thêm một ít gia vị là đã hoàn thành món ăn rồi.

Một số món ngon từ thịt bò

Bên cạnh các món rau xào với thịt bò, mẹ cũng có thể biến tấu với một số nguyên liệu khác để đa dạng hương vị.

1. Thịt bò xào lăn

Thịt bò xào lăn là món ăn nổi tiếng, thường được bán tại các nhà hàng. Mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện món này tại nhà, chỉ với 30 phút thực hiện, mẹ đã có ngay dĩa bò xào lăn nóng hổi, ngon xịn mịn.

Cách thực hiện

  • Thịt bò mẹ mua về, rửa sạch và thái lát mỏng, bản to. 
  • Mẹ ướp thịt bò với dầu ăn, tỏi, một ít bột cà ri, đường, tiêu, nước tương và một chút dầu hào. Riêng món này mẹ ướp thịt trong vòng 50 – 60 phút cho bò ngấm đều gia vị nhé. 
  • Sau đó, mẹ đem thịt bò xào tỏi trên lửa lớn và đảo đều tay để thịt bò không bị quá chín. Kế tiếp, mẹ cho thêm nước cốt dừa vào nấu cùng, hạ lửa vừa. 
  • Cuối cùng, mẹ cho một ít hành lá, ngò gai và hành tây vào xào chung khoảng 5 -10 phút là có thể múc ra thưởng thức món thịt bò xào lăn rồi nhé. 

2. Bò xào 6 món:

  • Thịt bò xào giá: Giá đỗ xào cùng với thịt bò không chỉ ngon mà còn dễ thực hiện. Thịt bò sau khi ướp mẹ đem đi xào trên lửa lớn. Khi thịt vừa chín tới thì cho giá đã rửa sạch vào xào cùng, nêm nếm gia vị là có thể múc ra thưởng thức được ngay.
  • Thịt bò xào cà chua: Thịt bò kết hợp với vị chua chua ngọt ngọt của cà chua sẽ đem đến một món ăn lạ miệng. Mẹ cho cà chua vào xào trước cho mềm, sau đó cho thịt bò đã ướp vào đảo đều. Mẹ lưu ý không nên xào quá chín vì cả cà chua và thịt bò nếu nấu quá kỹ sẽ mất ngon.
  • Thịt bò xào chua ngọt: Với món thịt bò xào chua ngọt, mẹ có thể kết hợp thịt bò với các loại rau củ như: hành tây, cà chua, thơm, rau cần tây. Thịt bò sau khi đã ướp trong 15 phút, mẹ cho vào chảo xào qua với lửa lớn, sau đó múc ra đĩa. Phi thơm hành tỏi rồi mẹ cho cà chua, hành tây và thơm vào xào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Kế tiếp, cho phần thịt bò đã xào trước đó vào, đảo đều. Được khoảng 1 – 2 phút thì mẹ cho cần tây vào rồi nấu thêm một chút là có thể tắt bếp và múc ra đĩa để thưởng thức.
  • Thịt bò xào sa tế: Đây là món ăn mẹ không thể bỏ qua nếu muốn thực đơn bữa ăn hằng ngày của gia đình thêm phong phú. Thịt bò mềm thơm xào cùng với hành tây và nước sốt sa tế không chỉ ngon miệng mà còn giúp kích thích vị giác. Bên cạnh đó, món này có thể ăn kèm cùng với bánh mì, mẹ thử ngay nhé.
  • Thịt bò xào ớt chuông: Vị cay nhẹ của ớt chuông hòa quyện với thịt bò mềm thơm là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Mẹ xào thịt bò vừa chín tới rồi cho ớt chuông vào nêm nếm thêm chút gia vị, rắc một ít hành lá lên trên là có thể thưởng thức ngay rồi. Thật đơn giản phải không nào.
  • Thịt bò xào tỏi ớt: Thịt bò xào tỏi ớt là món ăn khá nguyên bản, bởi mẹ sẽ không kết hợp với quá nhiều nguyên liệu khác. Những gì mẹ cần chuẩn bị cho món ăn này chỉ là thịt bò, tỏi, chút ớt và gia vị quen thuộc. Sau đó, mẹ xào tất cả nguyên liệu với nhau trên lửa lớn, tới khi thịt bò chín. Mùi thơm của tỏi hòa quyện cùng vị ngọt của thịt bò, vị cay của ớt sẽ tạo nên một món ăn cực kỳ thơm ngon. Mẹ tham khảo và thực hiện cho cả nhà nhé.
các món rau xào với thịt bò
Bò xào là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và dễ chế biến

Lưu ý khi chọn thịt bò

Để có được các món rau xào với thịt bò ngon, khâu chọn mua thịt bò rất quan trọng.

  • Mẹ chọn những miếng thịt bò màu đỏ tươi, mỡ bò phải cứng và có màu vàng nhẹ.
  • Nên lấy mua những thớ thịt bò nhỏ, khi ấn vào thấy không dính nhớt vào tay thì miếng thịt bò sẽ rất ngon.
  • Nhớ tránh những miếng thịt bò có màu sậm, mỡ vàng đậm.
  • Nếu ấn tay vào miếng thịt mà thấy thịt nhão và nhơn nhớt thì không nên mua mẹ nhé.

Thịt bò là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, khi được kết hợp với các loại rau sẽ càng tăng thêm hương vị cho món ăn. Trên đây là các món rau xào với thịt bò vừa thơm ngon và dễ thực hiện mà MarryBaby muốn gợi ý đến mẹ. Mẹ tham khảo để chế biến cho gia đình mình nhé.

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách luộc chân gà dai giòn, thơm ngon cùng “nước chấm thần thánh”

Cách luộc chân gà trắng giòn? Cách làm nước chấm chân gà luộc? là điều nhiều chị em quan tâm. Chân gà luộc là món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người. Chúng ta có thể ăn riêng hoặc từ nó chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như gỏi trộn, chân gà sả tắc,…

Tưởng chừng rất đơn giản, tuy nhiên nếu bạn không cẩn thận sẽ làm nát chân gà, nứt da, rã nát,… Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu như thế nào là cách luộc chân gà ngon? 

Chân gà và lợi ích cho sức khỏe

Cấu tạo của phần chân gà có sụn, xương, gân, da, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng vẫn rất cao. Việc ăn chân gà có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

  • Cung cấp collagen hỗ trợ chăm sóc và làm đẹp da.
  • Bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng canxi, collagen, protein để xương luôn chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương cũng như cải thiện mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết.
  • Các chất dinh dưỡng như collagen, protein, glucosamine, chondroitin sẽ tiết ra và hòa tan vào nước, giúp ruột khỏe và tăng hiệu quả tiêu hóa.
  • Giúp móng tay, chân luôn chắc và khỏe, đẹp.
  • Hàm lượng vitamin cao, thêm đó là axit amin, collagen, chất tạo gelatin giúp tăng cường sức khỏe nướu, bảo vệ răng miệng sạch sẽ, thơm tho và ngăn ngừa các bệnh nha chu.
  • Cải thiện hệ miễn dịch cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ,…
cách luộc chân gà ngon
Tuy là món ăn vặt nhưng chân gà có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn

Bí quyết luộc chân gà trắng giòn, ngon

Tùy theo từng nhu cầu cụ thể, thời gian mà mức độ chín khi luộc chân gà sẽ không giống nhau. Để có được cách luộc chân gà ngon, cách luộc chân gà trắng giòn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Với khẩu phần ăn cho khoảng 4 người, chúng ta có thể chuẩn bị khoảng 1kg chân gà. Cụ thể:

  • 1 kg chân gà.
  • 4 củ sả tươi.
  • 1 củ gừng tươi.
  • 1 nắm rau răm.
  • 10 lá chanh.
  • Các loại gia vị: muối tinh, muối tiêu, bột nghệ, ớt tươi, bột canh, chanh tươi,…

2. Mẹo chọn chân gà ngon

Sau đây là một số chia sẻ về cách lựa chọn chân gà cho món luộc giòn ngon, trắng da:

  • Chọn phần chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không xuất hiện các chấm đốm hay khô da, mất đi độ nhớt.
  • Không nên mua loại quá mềm, quá căng phòng. Nó có thể là chân gà đã bị bơm nước.
  • Lựa chọn nơi mua uy tín, đảm bảo chất lượng như siêu thị, cửa hàng thực phẩm,…

Hướng dẫn cách luộc chân gà ngon

Để có được món chân gà luộc ngon nhất, bạn có thể thực hiện theo 2 bước như sau:

1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

Cần rửa sạch chân gà với nước và nước muối pha loãng. Chú ý loại bỏ hết phần mảng bám lên ở phần chân, bàn chân và chặt móng.

  • Nếu là gà đông lạnh, cần rã đông chân gà bằng ngăn mát tủ lạnh, để ngoài môi trường vệ sinh,…
  • Sả, gừng đập dập rồi cắt thành tức lát. Cho vào tô và cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ, thêm ít bột canh rồi trộn đều.
  • Ướp chân gà với hôn hợp trên từ 25 phút. Nhớ trộn đều để chân gà dễ ngấm hơn.

2. Bước 2: Luộc chân gà

Cách luộc chân gà giòn, bạn cần lưu ý thả chân gà vào nước khi vừa đặt lên bếp. Đun lửa nhỏ đến khi nào lửa đã sôi. Tuyệt đối không bật lửa mạnh để sôi  bùng lên.

  • Luộc chân gà từ khoảng 5 – 6 phút.
  • Tiến hành tắt bếp, ngâm chân gà thêm từ khoảng 2 phút. Để chân gà giòn, bạn nên sử dụng 1 bát nước lạnh. Ngoài ra, mùi thơm từ gừng, lá chanh sẽ làm được cách luộc chân gà giòn, ngon nhất.
  • Lưu ý: Để chân gà giòn nhất, bạn nên thả ngay cá vào nước lạnh. Kết hoặc việc ngâm nước lạnh., nước đá sẽ giúp chân gà bề nước và hòa thành ạ.

Trong những trường hợp luộc chân gà để trộn gỏi, ngâm chân gà sả tắc,… bạn có thể rút ngắn thời gian luộc để tránh bị mềm, nhão,…

Cách làm muối chấm chân gà

Cùng với cách luộc chân gà ngon, công thức cách làm muối chấm chân gà cũng là điều rất nhiều người quan tâm. Sau đây là công thức pha muối tiêu chanh đúng chuẩn ăn kèm.

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 2 thìa cà phê muối tinh, 1 thìa cà phê tiêu xay nhuyễn, 1/2 thìa cà phê bột ngọt đã đâm nhuyễn, thêm nước cốt 1/4 trái chanh tươi.
  • Tiến hành bắc chảo, rang khô muối, cho tiêu vào và đảo đều tay khoảng 30s nữa -> Hỗn hợp chế biến sạch sẽ.
Muối tiêu chanh là món muối chấm chân gà được được nhiều người yêu thích

Cách pha nước chấm chân gà luộc

Đối với công thức cách làm nước chấm chân gà, bạn cần chuẩn bị: 4 thìa đường, 2 thìa bột canh, 2 thìa thuốc bắc nấu loãng,  5 thìa sữa tươi có đường, 5 trái tắc và khoảng 5 trái ớt xắt nhỏ.

Cho toàn bộ nguyên liệu vào máy xay sạch, hòa tan hoàn toàn.Nêm nếm thêm những loại gia vị theo khẩu phần riêng.

Hỗn hợp thu được đặc sệt, mùi thơm hấp dẫn.

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào chén sạch, đánh hòa tan hoàn toàn.
  • Đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt lại là xong.

Đối với những loại nước chấm hay muối tiêu ăn cùng chân gà luộc, bạn cũng có thể chủ động gia vị thêm, sao cho phù hợp khẩu vị nhất.

cách luộc chân gà ngon
Chuẩn bị nước chấm đi kèm chân gà luộc

Như vậy, MarryBaby vừa giới thiệu đến khách hàng công thức cách luộc chân gà ngon, cách làm nước chấm chân gà luộc hay muối tiêu đúng chuẩn. Đừng quên bổ sung món ăn hấp dẫn này trong bữa cơm gia đình nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm 1 số món:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Canh rong biển thịt bằm thanh mát cho bữa cơm cuối năm

Việc sử dụng canh rong biển trong bữa ăn cuối năm không chỉ mang đến hương vị mới mẻ, thanh mát mà còn giàu dưỡng chất. Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nấu canh rong biển thịt bằm, canh rong biển đậu hũ thịt bằm, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây!

Giá trị dinh dưỡng của rong biển

Loại rong biển được sử dụng phổ biến trong nấu canh chính là rong biển khô, được bán tại các cửa hàng hay siêu thị. Đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.

Rong biển là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều loại khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Chúng ta có thể kể tới: chất xơ, axit béo omega 3, protein, vitamin A, B, C, D, E, axit folic, axit pantothenic, riboflavin, niacin, iốt, kẽm, đồng, selen, mangan, magie, sắt, kali, natri, phốt pho và canxi.

canh rong biển thịt bằm
Rong biển khô rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Những lợi ích của rong biển đối với sức khỏe cơ thể như:

  • Hỗ trợ cơ thể chống lại tác động gây hại của các gốc tự do nhờ chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật carotenoid và flavonoid.
  • Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng sự phát triển của các lợi khuẩn, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
  • Làm giảm lượng đường có trong máu nhờ fucoxanthin có trong rong biển.
  • Tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn, phù hợp cho đối tượng đang cần giảm cân.
  • Giảm các nguy cơ về bệnh tim, giảm mức cholesterol trong cơ thể.
  • Cung cấp i-ốt hỗ trợ sản xuất hormone tuyến giáp, sửa chữa các tế bào bị tổn thương, điều chỉnh khả năng trao đổi chất.
  • Hỗ trợ kiểm soát ung thư nhờ hợp chất gọi là fucoidan.

Canh rong biển thịt bằm

Người Hàn Quốc thường có thói quen ăn canh rong biển vào ngày sinh nhật bởi nó có ý nghĩa mang lại sự may mắn, hạnh phúc. Bạn cũng có thể chuẩn bị món ăn này cho gia đình nhân những dịp đặc biệt hay bữa cơm sum vầy ngày Tết.

Ngay bây giờ, MarryBaby sẽ chỉ bạn cách nấu canh rong biển thịt bằm đơn giản nhất.

1. Nguyên liệu làm canh rong biển thịt băm

Sau đây là phần nguyên liệu chuẩn bị cho bữa cơm gia đình 4 người. Bao gồm:

  • 100gr:  Rong biển khô
  • 300gr: Thịt heo băm
  • 2 củ hành tím
  • Hành lá/ ngò rí
  • Những loại gia vị cần thiết như dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm…
canh rong biển thịt bằm
Canh rong biển kết hợp thịt bằm phù hợp với khẩu vị người Việt

2. Cách nấu canh rong biển khô với thịt bằm

Đối với cách nấu canh rong biển khô với thịt bằm, bạn chỉ cần nắm và thực hiện theo 4 bước đơn giản sau đây.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

  • Bạn lấy rong biển khô đã chuẩn bị và ngâm trong nước lạnh từ 20-30 phút để chúng nở ra.
  • Thái mỏng hành tím để tí dễ phim thơm.Rửa sạch hành lá và ngò rí rồi thái nhỏ.

Bước 2: Xào thịt băm

Bạn cho hành tím đã thái mỏng và phi với một ít dầu cho tới khi thơm vàng. Cho tiếp thịt băm vào xào từ 3-5 phút cho tới khi săn lại.

Bước 3: Nấu canh.

  • Sau khi thịt đã được xào săn lại, bạn nêm nếm sao cho vừa ăn, thêm một lít nước sôi.
  • Tiếp tục đun canh từ 3-5 phút thì cho rong biển vào, đun tiếp 3-5 phút nữa rồi tắt bếp và bày ra tô. Lưu ý: Trong quá trình nấu canh, nhớ vớt phần bọt để nước dùng trong hơn.

Bước 4: Thành phẩm

  • Sau khi vớt canh ra bếp, bạn nên đặt một ít hành lá và ngò rí thái nhỏ để tăng hương vị. Ăn canh rong biển thịt bằm cùng cơm trắng để trọn vị hơn.
  • Ngoài nguyên liệu thịt heo, bạn cũng có thể thay thế bằng thịt bò để món ăn dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị.

Lưu ý khi chọn thịt nấu canh rong biển:

  • Lựa chọn thịt sạch, bề mặt hơi se lại, từng thớ thịt mềm mại, đàn hồi.
  • Nên mua những phần thịt có cả nạc và mỡ tuy nhiên không bị quá mỡ.
  • Đảm bảo thịt tươi, không có mùi lạ.

Canh rong biển đậu hũ thịt bằm

Ngoài việc chỉ nấu 2 nguyên liệu rong biển và thịt bằm, bạn cũng có thể làm canh rong biển đậu hũ thịt băm ngon hơn, mới lạ hơn cho gia đình. Sự kết hợp này sẽ giúp bớt mùi tanh của rong biển, giúp bạn dễ ăn hơn.

1. Nguyên liệu canh rong biển đậu hũ thịt bằm

Sau đây là phần nguyên liệu chuẩn bị cho bữa ăn gia đình có 3-4 thành viên.

  • Rong biển nấu canh: 50g
  • Thịt nạc heo: 100g
  • Đậu hủ non: 80g
  • Hành lá, hành củ băm nhỏ
  • Các loại gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu
Rong biển kết hợp đậu hũ và thịt băm giúp loại bỏ mùi tanh

2. Cách nấu canh rong biển đậu hũ thịt băm

Chi tiết cách nấu canh rong biển thịt băm với các bước vô cùng đơn giản như sau.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm rong biển vào nước lạnh khoảng 20-30 phút đến khi nở ra hoàn toàn.
  • Với phần thịt nạc đã chuẩn bị, bạn rửa sạch với một ít muối, sau đó băm nhuyễn. Ướp cùng ½ muỗng cà phê muối, nước mắm trong vòng 10 phút.
  • Phần đậu hũ cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.
  • Hành lá rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 2: Nấu canh

  • Đầu tiên, bạn cần phi thơm hành băm, sau đó xào cùng với thịt băm đến khi thịt chín và săn lại.
  • Thêm khoảng 1 lít nước vào, nấu đến khi sôi thì cho rong biển vào. Chờ canh sôi khoảng 3 phút thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Cuối cùng, thêm phần đậu hũ non, chờ nước sôi lại rồi tắt bếp.

Bước 3: Thành phẩm

Canh rong biển đậu hũ thịt băm đã chuẩn bị xong, bạn múc ra tô và thêm phần hành lá và tiêu để tăng hương vị.

Như vậy, MarryBaby vừa giới thiệu đến bạn món canh rong biển thịt bằm thanh mát, giàu dinh dưỡng, thể hiện mong muốn hạnh phúc, niềm vui của gia đình những dịp đoàn viên. Tết này, bạn hãy thử nấu món ngon này cho bố mẹ cùng thưởng thức nhé!

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

3 cách làm nước ép lựu cực ngon, đơn giản, giúp đẹp da

Cách làm nước ép lựu rất đơn giản, chỉ vài thao tác nhanh gọn là bạn đã được thưởng thức món nước được mệnh danh là “thần dược của nhan sắc”.

Một ly nước ép lựu sóng sánh với màu đỏ ngọt ngào và hương vị thơm mát ngây ngất sẽ tô điểm cho bữa tiệc cuối năm của bạn thêm trọn vẹn. Đặc biệt, làm nước ép lựu đúng cách còn mang đến rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em.

Những lợi ích không ngờ từ nước ép lựu

Quả lựu cung cấp nguồn vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Một số lợi ích thần kỳ mà nước ép lựu đem đến cho sức khoẻ như:

  • Ngăn ngừa ung thư: Hoạt chất chống oxy hóa flavonoid có trong nước ép lựu có khả năng chống lại các gốc ung thư khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất chống oxy hoá từ quả lựu có thể hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tốt cho tim mạch: Nước ép lựu có thể hạn chế cholesterol xấu và cải thiện cholesterol tốt, nhờ vậy mà thức uống này rất tốt cho những người bị bệnh liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, nước lựu còn hỗ trợ hoạt động lưu thông máu, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong động mạch. 
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu được cho là có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
  • Tốt cho tiêu hoá: Nước lựu có thể làm giảm nguy cơ viêm nhiễm đường ruột và cải thiện hệ tiêu hoá. Điều này đặc biệt có lợi cho những người bị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và các bệnh về đường ruột khác.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Chất chống oxy hoá từ lựu có thể giúp làm lành nhanh các vết thương, hạn chế nhiễm trùng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E, folate, kali, vitamin K có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng.
 cách làm nước ép lựu
Nước ép lưu là thức uống vừa bổ dưỡng vừa có màu sắc đẹp

Cách làm nước ép lựu

Cùng tham khảo ba cách làm nước ép lựu phổ biến nhất dưới đây để bổ sung thức uống này vào thực đơn đón năm mới, bạn nhé.

1. Cách làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố

Chuẩn bị

  • Máy xay sinh tố.
  • Lựu: 2 quả.
  • Nước đường: 20ml.
  • Nước cốt chanh: 10ml.

Cách làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố

  • Bước 1: Lựu rửa sạch, dùng dao cắt khoanh tròn và tách phần vỏ trên đầu quả lựu ra.
  • Bước 2: Tiếp tục dùng dao cắt các đường dọc thân quả lựu. Bạn lưu ý chỉ đưa dao cắt vừa qua phần vỏ, không cắt lậm vào thịt để tránh làm hạt lựu vỡ và chảy nước.
  • Bước 3: Dùng tay nhẹ nhàng tách các miếng lựu rời ra, sau đó gõ nhẹ lên phần vỏ để các hạt lựu rơi vào chén.
  • Bước 4: Cho phần hạt lựu cùng nước đường, nước cốt chanh vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. 
  • Bước 5: Sau khi xay xong, bạn dùng rây lọc hỗn hợp lựu vừa xay để thu về phần nước, bỏ bã. Nếu dùng máy ép trái cây để ép hạt lựu, bạn sẽ có ngay phần nước ép mà không cần qua bước rây này.
  • Bước 6: Bạn cho phần nước ép đã lọc ra ly, thêm ít đá vào và thưởng thức.
Cách làm nước ép lựu đơn giản, nhanh gọn, không mất quá nhiều thời gian và công sức.

2. Cách làm nước ép lựu không cần máy

Nếu không có máy ép trái cây hay máy xay sinh tố, bạn vẫn có thể làm món nước ép lựu rất nhanh gọn. 

Chuẩn bị

  • Lựu: 1 -2 quả.
  • Đường.
  • Các dụng cụ: túi zip, kép, ly, chén.

Cách làm nước ép lựu không cần máy

  • Bước 1: Ở bước sơ chế, cách làm nước ép lựu không cần máy cũng tương tự như cách làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố. Bạn cắt 1 khoanh tròn ở phần đầu quả lựu và tách vỏ ra, sau đó cắt tiếp 6-8 đường dọc thân lựu và tách các miếng lựu rời ra.
  • Bước 2: Sau khi lấy được hết phần hạt lựu, bạn cho các hạt này vào túi zip và kéo khoá lại. Lưu ý, bạn phải đẩy hết không khí trong túi ra ngoài trước khi khoá, vì nếu còn không khí trong túi, bạn không thể thực hiện được thao tác ép lựu lấy nước.
  • Bước 3: Sau khi kéo khoá túi zip, bạn dùng tay ấn mạnh vào túi để các hạt lựu vỡ ra. Bạn có thể đặt túi lên một tấm thớt và dùng chày gõ nhẹ nhàng lên các hạt lựu để thu được nước ép.
  • Bước 4: Sau khi các hạt lựu đã vỡ hết, bạn dùng kéo cắt một góc của túi zip rồi đổ nước ép lựu ra ly. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể thêm đường và đá tuỳ thích để thưởng thức nước ép lựu.

3. Cách làm nước ép lựu mix táo

Chuẩn bị

  • Lựu 1 quả.
  • Táo đỏ 1 quả.
  • Đường trắng 1 muỗng canh.

Cách làm nước ép lựu mix táo

  • Bước 1: Lựu rửa sạch, bỏ vỏ, tách hạt lựu ra để riêng.
  • Bước 2: Rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa.
  • Bước 3: Ép lựu táo qua máy ép hoa quả. Cho lần lượt lựu và táo vào máy ép trái cây, ép lấy nước rồi cho đường trắng vào, khuấy đều là hoàn tất.
  • Bước 4: Đừng quên cho vài viên đá vào ly nước ép lựu táo càng ngon hơn khi thưởng thức hoặc bạn có thể để vào ngăn mát tủ lạnh cho mát tầm 1 – 2 tiếng rồi bắt đầu thưởng thức nhé!

Ngoài nước ép lựu ra, bạn có thể thử một số loại nước ép tốt cho sức khỏe khác như nước mix trái cây rau củ, nước ép nho, nước lá dứa và cả trà táo đỏ hạt chia,…

Mách bạn cách chọn lựu ngon cho món nước ép thêm hoàn chỉnh

Để có món nước ép lựu ngon lành, đúng cách làm, chuẩn vị, bạn không nên bỏ qua phần lựa chọn nguyên liệu. Một quả lựu tươi ngon, chín đúng độ, hạt mọng nước sẽ cho ra ly nước ép siêu chất lượng.

  • Bạn nên mua lựu ở các siêu thị, cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn, nhất là khi mua lựu nhập khẩu.
  • Chọn quả lựu có kích thước to, vỏ màu vàng cam, hơi sẫm. Trên vỏ có mảng màu đỏ hoặc nâu là quả lựu đã chín đúng độ, rất ngon.
  • Phần đài hoa của lựu phải còn nguyên vẹn, không bị úng thối.
  • Trên thân lựu có những đường vân nổi lên chứng tỏ những hạt lựu bên trong rất mọng nước.
 cách làm nước ép lựu
Chọn lựu ngon là yếu tố quyết định cho ly nước ép bạn thưởng thức

Cách làm nước ép lựu thật đơn giản đúng không nào? Nước ép lựu với màu đỏ sóng sánh, vị ngọt mát và nhiều giá trị dinh dưỡng, sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho thức uống trong buổi tiệc cuối năm của bạn. 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm tôm rim mặn ngọt ngon khó cưỡng đón mừng năm mới 2022

Cách làm tôm rim mặn ngọt bao gồm các món như: tôm rim nước dừa, tôm rim tỏi và nước mắm, cách làm tôm rim thịt… như thế nào chuẩn vị, thơm ngon đậm đà sẽ được chia sẻ từ các đầu bếp nổi tiếng nhất hiện nay. Với nhiều công thức chế biến đa dạng sẽ mang lại màu sắc hấp dẫn, hương vị đậm đà khiến mọi người tham gia bữa tiệc xuân của bạn chỉ ăn một lần là nhớ mãi.

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Trước khi tìm hiểu cách làm tôm rim mặn ngọt, bạn cần biết giá trị dinh dưỡng của tôm. Tôm là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại hải sản này chủ yếu được tạo thành từ protein và nước. Trung bình, dinh dưỡng 100g tôm nấu chín có:

  • Cholesterol: 189 miligam
  • Natri: 111 miligam
  • Protein: 24 gram
  • Năng lượng: 99 calo
  • Chất béo: 0,3 gram
  • Carbs: 0,2 gram

Ngoài ra, tôm còn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, nổi bật trong đó bao gồm:

  • Magiê
  • Canxi
  • Kali
  • Sắt
  • Mangan
  • I-ốt
  • Vitamin B12
  • Photpho
  • Đồng
  • Kẽm
Cách làm tôm rim mặn ngọt
Tôm là món ăn bổ dưỡng và phổ biến của nhiều gia đình Việt

Cách làm tôm rim mặn ngọt chuẩn bị hao cơm

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300g tôm tươi
  • 1 muỗng hành tỏi băm
  • 1 muỗng nước mắm
  • 2 muỗng đường
  • 1 muỗng cà phê bột ngọt
  • Một ít hành lá

2. Cách chế biến món tôm rim mặn ngọt:

Tôm tươi mua về rửa sạch rồi thực hiện cắt râu và phía đầu nhọn đi. Cho một ít vào tôm xóc nhẹ rồi để khoảng 15 phút cho ngấm.

Bạn tiếp tục bắc chảo lên bếp cho muỗng đường vào chảo đun cho đường chảy ra. Dùng đũa khuấy đều cho đến khi đường đổi sang màu cánh gián thì cho thêm 2 muỗng nước nóng đun sôi và tắt bếp. Bước này là để món tôm rim mặn ngọt có màu sắc đẹp và hương vị thật ngon đó các bạn.

Hành tỏi bóc vỏ, băm nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn. Cho tôm vào chảo đảo đều cho đến khi săn lại rồi cho 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường và nước sốt vừa chế  biến vào. Cứ như vậy đảo đều để tôm được ngấm đều gia vị.

Bạn  chờ cho nước sốt cạn thì cho ít hành lá cắt nhỏ và bột ngọt vừa ăn rồi bắc ra. Các bạn nhớ ăn nóng với cơm, nhất là ngày đầu năm mới thì phải nói hao cơm phải biết.

Cách làm tôm rim mặn ngọt
Cách làm tôm rim mặn ngọt khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian

Cách làm các món tôm rim thơm ngon khác

1. Cách làm tôm rim mặn ngọt với nước dừa

Nguyên liệu cần có:

  • Tôm đất: 500 gram. Khi chọn tôm nên mua những con còn sống để khi nấu lên có  màu đỏ tươi, thịt dai và thơm ngon.
  • Dừa xiêm: 1 trái.
  • Gia vị gồm có đường, dầu ăn, bột nêm, nước mắm, tỏi bằm.

Cách làm vô cùng đơn giản:

Tôm rửa sạch, cắt bỏ đầu, lấy đi phần chỉ đen trên lưng và trên đầu tôm. Dừa xiêm chặt lấy nước. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào chảo phi vàng thơm với ít dầu ăn. Cho tôm đã sơ chế vào xào đến khi thịt tôm chuyển sang màu đỏ.

Nêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm ngon và 1 muỗng canh bột nêm. Đun cho đến khi tôm sôi lên thì trút nước dừa xiêm vào. Cứ như vậy nấu với lửa riu riu cho gia vị thấm dần vào thịt tôm. Nước cạn dần và tôm có mùi thơm thơm thì có thể tắt bếp.

Chỉ đơn giản như vậy là có ngay món tôm rim nước dừa cho cả gia đình có bữa cơm ngon mừng năm mới đúng không nào.

2. Cách làm tôm rim thịt chuẩn vị như đầu bếp

Cách làm tôm rim mặn ngọt với thịt ba chỉ khá đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g thịt ba chỉ
  • 200g tôm
  • 1 củ hành tím
  • Vài tép tỏi
  • Hành lá
  • Gia vị gồm nước mắm, đường, nước màu, muối, tiêu xay

Sơ chế nguyên liệu:

Tôm tươi mua về cần sơ chế với các bước cơ bản như cắt râu, rút bỏ phần chỉ đen, rửa sạch và để ráo nước. Ướp tôm với hạt nêm và tiêu xay khoảng 15 phút.

Thịt bả chỉ chọn miếng tươi ngon rồi sơ chế là chà xát với muối, rửa sạch và cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn. Còn hành, tỏi bóc hết vỏ và tiến hành băm nhỏ.

Cách nấu món tôm rim thịt ba chỉ:

Đầu tiên, các bạn cần đun nóng chảo với một ít dầu và phi tỏi cho thơm vàng. Tiếp tục, cho thịt vào đảo đều tới khi thịt ra bớt mỡ và hơi cháy xém cạnh là được. Cho tôm đã ướp vào đảo đều cho đến khi săn lại có màu đỏ thì cho thêm 2 muỗng nước mắm, ½ muỗng đường và ½ muỗng cà phê nước màu.

Cứ như vậy đảo đều cho đến khi nước sền sệt sánh lại với tôm, thịt có màu vàng nâu thì cho thêm ít hành nhuyễn vào và tắt bếp.

Trình bày và thưởng thức:

Các bạn cho món tôm rim thịt ba chỉ ra tô rồi rắc ít tiêu xay theo khẩu vị ăn tuỳ thích. Món này ăn cùng cơm nóng đảm bảo ngon bá cháy.

3. Hướng dẫn cách nấu món tôm rim tỏi và nước mắm 

Chuẩn bị nguyên liệu làm món tôm rang mặn cho 4 người:

  • 300g tôm tươi
  • 2 củ hành tím
  • 3 nhánh tỏi
  • Gia vị gồm có nước mắm, bột ngọt, đường
  • 100g hành lá

Cách làm món tôm rang mặn:

Cách làm tôm cũng tương tự như những món ăn khác là rửa sạch, cắt râu và đuôi của tôm. Không quên xóc tôm với một chút muối để ngấm trong 15 phút rồi rửa sạch với nước. Tỏi, hành bóc vỏ và băm nhỏ. Còn hành lá nhặt sạch, rửa với nước sau đó thái khúc nhỏ.

Bắt đầu chế biến với việc đầu tiên là đặt chảo lên bếp và cho một thìa canh đường vào đun nóng chảy. Tay dùng đũa khuấy đều cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián và cho thêm 2 thìa canh nước nóng vào đun sôi rồi tắt bếp.

Lấy chảo thứ 2 cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun nóng và cho hành tỏi vào phi thơm. Cho tôm vào chảo đảo đều tay đến khi tôm săn lại và cho 1 thìa canh nước mắm rồi đổ nước hàng vừa trưng vào đảo đều.

Đảo đều khoảng 1 phút để tôm ngấm gia vị rồi đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước. Bước cuối cùng là  cho hành lá cắt nhỏ và 1 thìa cà phê bột ngọt vào đảo đều. Món ăn này với cơm nóng là đúng khẩu vị.

Món tôm rim rất thích hợp ăn với cơm nóng trong những ngày mát lạnh cuối năm

Những lưu ý khi chế biến tôm

1. Cách chế biến tôm đúng cách

Tôm là một loại thực phẩm đa năng mà bạn có thể nấu theo nhiều cách. Các phương pháp nấu tôm lành mạnh như: hấp, nướng, xào,… Thông thường, bạn cần phải mua tôm đông lạnh ở các cửa hàng. Theo các chuyên gia, bạn có thể mua tôm đã rã đông nếu có kế hoạch chế biến ngay. Chỉ cần bạn không đông lạnh lại chúng lần nữa sẽ khiến chất lượng món ăn đi xuống.

Khi sơ chế, hãy ngâm tôm trong nước lạnh trước khi làm sạch hoặc nước muối. Để tách vỏ, hãy kéo phần chân và dùng ngón tay cái để tách vỏ ra khỏi thân.

Tiếp theo, để loại bỏ phần đuôi, bạn nên loại bỏ phần ống tiêu hóa màu đen chạy dọc theo lưng tôm. Đơn giản bạn chỉ cần sử dụng dao gọt để tách thịt theo một đường và loại bỏ nó.

Bạn nên hạn chế chế biến tôm trong một nồi chiên ngập dầu hoặc thêm nó vào nước sốt kem.

2. Cách chọn tôm chất lượng cao

Để có thể chế biến được các món ăn chất lượng, bổ dưỡng từ tôm, bạn nên lựa chọn những con tôm tươi sống, không bị mùi, hư hỏng,…

  • Khi mua tôm nguyên liệu, hãy đảm bảo tôm phải chắc thịt.
  • Vỏ phải có màu trong mờ và xanh xám, hơi hồng hoặc màu hồng nhạt.
  • Các cạnh bị thâm đen hoặc các đốm đen trên vỏ có thể là dấu hiệu của tôm kém chất lượng.

Hơn nữa, điều quan trọng là bạn nên mua tôm từ một nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp hải sản tươi sống.

Tóm lại, tôm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và là một nguồn giàu protein. Ăn tôm cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của tim và não do hàm lượng axit béo omega-3, chất chống oxy hóa astaxanthin. Mặc dù tôm có hàm lượng cholesterol cao nhưng không gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, ăn tôm không đúng cách hoặc dị ứng thực phẩm có thể tiềm ẩn một số rủi ro.

Cách làm tôm rim mặn ngọt, tôm rim nước dừa hay tôm rim thịt ba chỉ… kể trên đơn giản, dễ nấu mà hương vị rất chi đậm đà. Ai đã ăn một lần là còn nhớ mãi và chắc chắn phải tự tay nấu cho lần thưởng thức tiếp theo. Nhất là thời điểm năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến; các bạn tập nấu ngay từ bây giờ là vừa. Chúc các bạn sẽ trở thành đầu bếp đúng chuẩn trong ngày đầu năm mới sắp tới.

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

5 món ngon từ cá trê mẹ hãy thực hiện cho bữa cơm dịp Tết

Món ngon từ cá trê tưởng khó nhưng lại rất dễ thực hiện. Cùng khám phá và bỏ túi những món ngon từ cá trê vừa ngon vừa bổ sau để hôm nào vào bếp trổ tài cho cả nhà nào!

Cá trê, món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe gia đình

Cá trê thuộc giống cá nước ngọt và sinh sống trong các ao hồ hay ruộng với nhiều bùn lầy. Loài cá này có ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Syria, châu Phi… riêng tại Đông Nam Á thì Việt Nam chính là nơi có trữ lượng cá trê lớn nhất.

Đồng thời, trong cá trê có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protid, canxi, lipid, sắt, vitamin B1, B2… nên ăn thịt cá trê đặc biệt tốt cho cơ thể. Không đơn thuần chỉ là thực phẩm để chế biến món ăn mà cá trê còn có công dụng trị bệnh rất hiệu quả mà nhiều người không ngờ tới.

Do đó, có thể nói, ăn cá trê lợi đủ đường. Còn dưới đây sẽ là 5 cách chế biến cá trê siêu ngon, siêu hấp dẫn khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen ngon.

5 món ngon từ cá trê dành cho gia đình

Cá trê nhìn chung là nguyên liệu đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời nên được chế biến thành nhiều món ăn ngon hằng ngày và hương vị thì cực kỳ thơm ngon làm cho ai ăn cũng đều tấm tắc khen không ngớt.

1. Cá trê kho trần bì và nước sốt tôm

Đây là món ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt như giải cảm, thông kinh, dưỡng huyết, chữa trị chảy máu cam…

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1kg cá trê
  • Nước xốt tôm
  • Gừng
  • Thảo dược trần bì thái sợi (vỏ quả quýt chín để khô)
  • 1 củ tỏi
  • 2.5g tinh bột gà
  • 1 thìa bột năng
  • 3 thìa rượu kê
  • 1 thìa dầu mè
  • ½ thìa tiêu xay
món ngon từ cá trê
Có rất nhiều món ngon từ cá trê mẹ có thể chế biến cho cả gia đình

Cách nấu cá trê kho trần bì và nước sốt tôm:

  • Bước 1: Cá trê đã sơ chế đem lọc lấy thịt, bỏ phần xương. Thái thịt cá thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Gừng bóc vỏ, rửa sạch, thái thành những sợi vừa. Tỏi bóc vỏ, thái lát thành từng miếng.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun sôi, cho tiếp gừng thái sợi, trần bì thái sợi vào đảo đều, vặn lửa to rồi bỏ tiếp thịt cá trê thái miếng vào kho. Bạn nên cho ½ bát nước sêm sêm cá để không bị cháy.
  • Bước 4: Khi thịt cá mềm và chín thì cho các gia vị: rượu kê tinh bột gà, tiêu xay, dầu mè, bột năng pha nước, nước xốt tôm, ớt thái miếng vào nồi cá trê. Đậy vung, kho lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt lại thì tắt bếp.

Khi thưởng thức, bạn rắc lên trên mặt một chút tiêu xay, rau răm để tăng tính thẩm mỹ cho món ăn.

2. Cá trê chiên mắm gừng 

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500gr cá trê
  • Rau sống ăn kèm
  • Gừng, tỏi, ớt, chanh
  • Đường phèn
  • Gia vị: nước mắm, dầu ăn, muối, tiêu

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế cá trê, loại bỏ phần đầu cá. Dùng dao khứa thành nhiều khía trên thân để thịt bên trong cũng chín vàng đều.
  • Bước 2: Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu sôi thì cho cá vào chiên. Đợi đến khi cá trê đã vàng đều 2 mặt thì vớt ra, đặt trên giấy thấm dầu cho bớt mỡ.
  •  Bước 3: Pha mắm gừng:Gừng gọt sạch vỏ, thái thành từng miếng nhỏ. Tỏi cũng tiến hành thương tự. Cho cả gừng, tỏi, ớt vào giã nhỏ, cho thêm 1 thìa đường phèn vào giã mịn đều. Tiếp theo, múc hỗn hợp ra bát con, cho 1 chút nước sôi, chanh, mắm vào khuấy cho tan hết.

Khi ăn thì xắt miếng cá chấm với nước mắm gừng vừa thơm, giòn lại có chút cay cay.

món ngon từ cá trê
Cá trê chiên là món ăn ngon và đơn giản

3. Cá trê kho tiêu

Cá trê kho tiêu ăn với cơm nóng vào bữa tối hoặc khi thời tiết se se lạnh dịp cuối năm thì ngon tuyệt chẳng có gì bằng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con cá trê (300 – 400gr)
  • 2 quả ớt chín đỏ
  • 1 củ tỏi
  • 2 củ hành tím khô
  • Hành lá
  • Gia vị: hạt tiêu xay, muối, đường, dầu ăn, nước mắm ngon…

Cách chế biến cá trê kho tiêu:

  • Bước 1: Cá trê đã sơ chế để ráo nước, đem cắt thành từng khúc (từ 2 – 3 khúc vừa ăn).
  • Bước 2: Ướp thịt cá trê với: 1 thìa bột tiêu xay + 1 thìa đường + 1 thìa tỏi băm + 1 thìa hành tím băm nhỏ + ½ thìa muối + ½ thìa nước mắm + ớt thái miếng nhỏ. trộng đều tất cả các nguyên liệu trên, bóp nhẹ nhàng cho thịt cá ngấm gia vị, để khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Kho cá: Có thể dùng chảo dày hoặc nồi đất để kho cá trê lai. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn và 2 thìa đường vào, đun sôi, cho tiếp tỏi và hành khô băm nhỏ vào phi cho thơm. Cho cá trê đã ướp ào, xếp đều, đảo nhẹ cả 2 mặt rồi cho nước sôi sấp mặt cá, hạ nhỏ lửa để cá chín, ngấm đều gia vị. Khi nước còn sêm sêm, cá đã chín, màu vàng đẹp thì cho hài cọng hành lá cắt khúc vào rồi tắt bếp.

Món này phải ăn nóng với cơm trắng mới ngon. Khi thưởng thức, bạn cho cá ra đĩa, rắc lên trên mặt một chút tiêu xay, thêm và lá mùi hoặc bạc hà trang trí đảm bảo sẽ rất hấp dẫn đấy.

4. Cá trê om riềng mẻ (cá trê nấu giả cầy)

Cá trê phi om riềng mẻ có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay cũng rất hấp dẫn. Do đó, nếu có sẵn một hũ mẻ trong nhà, bạn đừng ngần ngại trổ tài nấu món này nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con cá trê lai (300 – 400gr)
  • 1 củ riềng
  • 1 bát mẻ
  • 1 củ nghệ nhỏ
  • Hành lá, rau răm, ớt
  • 1 củ hành tím khô
  • Gia vị

Cách nấu cá trê:

Bước 1: Cá trê đã sơ chế cũng đem cắt thành từng khúc nhỏ 2 – 3cm vừa miệng ăn. Ướp cá trê với tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm, muối trong khoảng 30 phút. Bóp nhẹ nhàng để thịt cá ngấm đều gia vị.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu

  • Bát mẻ đem nghiền nhỏ, lọc bỏ phần bã, chỉ giữ lại nước.
  • Hành lá và rau răm đem rửa sạch thái nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ
  • Riềng và nghệ thì đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã lấy nước và bỏ phần bã. có thể giữ lại vài lát gừng non để trang trí.

Bước 3: Kho cá: bắc chảo hoặc nồi kho lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn và hành khô phi thơm vàng. Tiếp đến cho nước mẻ, riềng, nghệ, ớt thái và 1 tô nước vào, đảo đều đun sôi. Khi nước sôi cho cá vào, vặn lửa nhỏ để om cá đến khi chín mềm, nêm nếm vừa miệng thì cho hành lá, rau răm vào, tắt bếp và thưởng thức.

5. Lẩu cá trê

Cho những nắng oi mà được ăn lẩu cá trê thì không gì ngon hơn nữa nha.

Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu cá trê
  • cá trê 1kg
  • xương ống 600 gram
  • rau ăn lẩu tùy ý (bắp chuối non, rau muống là đúng chuẩn)
  • bún/mì
  • có thể thêm thịt bò, ngao, thịt heo tùy thích
  • cà chua, chanh, me, rau thì là và đầy đủ gia vị.
món ngon từ cá trê
Chọn cá trê tươi giúp bạn chế biến được những món ăn hấp dẫn

Các bước thực hiện lẩu cá trê

Sau khi đã chuẩn bị hết các nguyên liệu thì mình cùng nhau bắt tay vào và làm nhé.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Các loại rau như nấu lẩu bình thường.
  • Đặc biệt, cá trê lóc phần xương và thịt cá để riêng, phần thịt cắt mỏng vừa ăn ướp với chút hành tiêu và ớt, phần đầu và xương để nấu nước lẩu.

Bước 2 Nấu nước lẩu

  • Xương ống rửa sạch rồi chần sơ qua nước sôi cho vào nồi ninh, cho đầu và xương cá trê vào cùng, bật lửa lớn. Khi nước sôi vớt bọt rồi hạ lửa riu riu ninh để lấy nước ngọt, đừng quên vớt bọt để nước trong hơn.
  • Phi thơm hành với cà chua rồi cho vào nồi nước dùng cùng với chút sa tế và me chua. Nêm nếm lại cho vừa ăn là được.

Mẹo chọn được cá trê ngon

Để làm ra món ăn ngon thì phải có nguyên liệu chất lượng. Khi mua, bạn nên chọn:

  • Cá trê khoảng tầm 1kg để có thịt vừa ăn và chọn những con còn sống, mắt sáng, có thể nhìn thấy rõ con ngươi phía trong của cá.
  • Để ý phần bụng cá phải bình thường, không bị trương ra và vảy còn phải dính chặt vào thân, không có dịch nhớt hay có mùi hôi khó chịu.

Hy vọng với 5 công thức ở trên MarryBaby đã chia sẻ, chị em hoàn toàn có thể nấu được những món ngon từ cá trê cho gia đình trong các bữa tiệc cuối năm. Bạn cũng có thể sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon khác từ cá trê để cả gia đình cùng thưởng thức. Chắc chắn ai cũng sẽ thích mê món này đấy!

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách hấp mực trứng ngon và hấp dẫn cho bữa tiệc đón năm mới

Mực trứng hấp giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng là món ăn bất cứ ai cũng yêu thích. Cách hấp mực trứng được đánh giá có công thức đơn giản và dễ làm.

Bạn đã bao giờ thử với món mực trứng hấp bia, mực trứng hấp gừng, mực trứng hấp sả, mực trứng hấp sả sừng, mực hấp hành gừng,… Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết ngay bây giờ nhé.

Ăn mực trứng hấp có tốt cho sức khỏe?

Mực trứng là loại hải sản giàu dinh dưỡng, đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong mực trứng chứa nguồn protein rất tốt, cung cấp đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu với số lượng đầy đủ. Dưỡng chất Omega-3 có trong mực trứng cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ chống viêm, làm giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh mãn tính.

 cách hấp mực trứng
Mực trứng có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, mực trứng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: Choline (quan trọng với sức khỏe gan và não); khoáng chất selenium giúp chống oxy hóa; khoáng chất đồng tốt cho sức khỏe của xương, hệ tim mạch và thần kinh, hỗ trợ chuyển hóa sắt và hình thành tế bào hồng cầu…

5 cách hấp mực trứng ngon nhất

Trong số rất nhiều món ăn chế biến từ mực trứng thì hấp mực chính là phương pháp chế biến được ưu tiên nhất. Sau đây là 5 công thức cách hấp mực trứng thơm ngon, đảm bảo không tanh mà bạn không nên bỏ qua.

1. Mực trứng hấp bia

Đối với món ăn này, mùi tanh của mực sẽ được khử hoàn toàn, hương vị thơm ngon và lạ miệng. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu chính như:

  • 500gram mực trứng
  • 1 lon bia
  • Gừng tươi, sả, lá chanh.
  • Nước chấm: hạt tiêu, ớt xanh, gừng, chanh, đường
  • Rau ăn kèm: mùi tàu, húng chó, giá đỗ, dứa, khế chua, chuối xanh.
Mực trứng hấp bia loại bỏ mùi tanh hiệu quả
Mực trứng hấp bia loại bỏ mùi tanh hiệu quả

Sau đây là các bước tiến hành cụ thể: 

Bước 1: Sơ chế mực

  • Bạn cần rút bỏ túi mực, cắt phần mắt và sau đó rửa lại với nước muối pha loãng. Sau khi rửa xong, hãy vớt mực và để nơi ráo nước.
  • Phần rau thơm nhặt và rửa sạch. Chuối xanh tước vỏ, thái lát và ngân trong nước chanh loãng hoặc giấm để không bị thâm.
  • Phần mực sau khi ráo nước thì ướp qua cùng sả, lá chanh, gừng khoảng 15 phút để thấm gia vị.

Bước 2: Hấp mực

Sử dụng nồi hấp hoặc nồi hấp cách thủy để để hấp mực. Đổ bia vào nồi rồi cho mực vào. Chỉ hấp trong khoảng 5 phút là mực đã chín. Lưu ý vặn nhỏ lửa khi mực đã sôi.

2. Mực trứng hấp gừng

Cách hấp mực trứng tiếp theo mà bạn có thể tham khảo chính là mực trứng hấp với gừng. Đây là một biến tấu khác mà nó chẳng hề kém cạnh bởi mùi thơm và vị ngon hấp dẫn. Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • 500gram mực trứng
  • 100g gừng
  • Ớt sừng, chanh, tỏi
  • Rượu trắng
  • Nước chấm: hạt tiêu, ớt xanh, gừng, chanh, đường

Cách hấp mực:

  • Bước 1: Bạn sơ chế mực giống như cách đã làm ở mực trứng hấp bia. Nhớ để mực ráo nước trước khi ướp chung với gia vị.
  • Bước 2: Ướp mực với hạt nêm, bột ngọt, nước mắm trong khoảng chừng 20 phút. Sau đó cho thêm gừng, ớt sừng đã chuẩn bị vào ướp cùng.
  • Bước 3: Cho mực ra một cái đĩa sâu lòng hoặc bát tô lớn để hấp cách thủy. Chỉ khoảng từ 7-10 phút là mực đã chín. Không nên hấp quá lâu như vậy mức sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng.

3. Mực hấp sả

Món ăn mực hấp sả chắc hẳn đã khá quen thuộc với nhiều gia đình. Tương tự, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu chính như: mực trứng tươi, 3 củ sả, lá chanh, quả chanh, tỏi, ớt, gừng, rau thơm,… Không thể thiếu phần gia vị và hạt tiêu nữa nhé!

Cách hấp mực trứng với sả như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu như phần trên MarryBaby đã đề cập. Đối với sả sẽ bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Lá chanh rửa và để ráo nước.
  • Bước 2: Bạn bắc nồi lên bếp, cho 1 củ sả và phần nước, lót lá chanh và sả vào dưới nồi và hấp khoảng chừng 3 phút. Tiếp đến, cho mực trứng vào hấp khoảng chừng 10 phút. Tùy theo kích thước mực to hay nhỏ mà bạn sẽ điều chỉnh thời gian phù hợp hơn.
  • Bước 3: Cho phần mực trứng hấp ra đĩa, có thể để nguyên hoặc cắt thành từng miếng vừa ăn.
Mùi thơm của sả khiến món ăn thêm hấp dẫn hơn

4. Mực hấp sả gừng

Mực hấp sả gừng mang đến hương vị hấp dẫn, hòa quyện giữa mùi sả thơm và gừng cay nồng. Để ăn được món ăn này, bạn cần chuẩn bị mực trứng tươi (số lượng tùy thuộc vào khẩu phần ăn của mỗi gia đình), sả, gừng, lá chanh, ớt, tỏi cùng các gia vị khác.

Tương tự với những cách chế biến trên, bạn cũng sẽ bắt đầu với khâu sơ chế mực. Cần loại bỏ sạch phần túi mực, mắt để món ăn thêm ngon hơn. Sả, gừng và các nguyên liệu khác cũng rửa sạch, sau đó đập dập hoặc thái sợi.

Sau khi mực đã ráo nước, bạn sử dụng nồi hấp và cho các nguyên liệu như gừng, lá chanh, sả vào hấp trước. Khi sôi sẽ cho mực vào hấp khoảng chừng 8-10 phút là đã hoàn thành.

5. Mực hấp hành gừng

Cách hấp mực trứng tiếp theo mà Marrybaby muốn giới thiệu đến bạn chính là mực hấp hành và gừng. Vị thơm riêng biệt của lá hành sẽ giúp món mực lạ miệng và hấp dẫn hơn. Phần nguyên liệu chuẩn bị cũng khá quen thuộc, bao gồm mực tươi, hành, gừng, gia vị tỏi, ớt, tiêu, nước mắm,…

Đầu tiên, bạn cần làm sạch mực trứng và khử tanh như cách làm trên. Riêng hành lá sẽ nhặt rửa sạch, cắt thành khúc dài 5 – 7cm. Phần gừng cạo vỏ, đập dập. Ớt sừng thái sợi hoặc thái lát đều được.

Tiếp đến, bạn ướp mực với các gia vị đã chuẩn bị trong khoảng 20 phút để phần mực đậm đà hơn.

Công đoạn cuối cùng chính là hấp mực. Bạn bắc lên bếp nồi hấp, khi nào nước sôi thì cho tô mực trứng vào, bỏ lá hành và gừng phía trên để hấp. Chỉ sau khoảng 10 phút là mực đã chính.

Cách làm nước chấm mực hấp

Phần nước chấm sẽ giúp cho món mực hấp của bạn thêm thơm ngon và đậm vị hơn. Sau đây là cách làm nước chấm mực hấp đơn giản và nhanh chóng mà bạn có thể thực hiện. 

  • Đầu tiên, bạn giã nhuyễn gừng, tỏi và 2 thìa đường.
  • Cho chứng ra một tô nhỏ và trộn cùng 5 thìa nước mắm, 2 thìa cốt chanh rồi khuấy đều.
  • Bỏ thêm ớt theo khẩu vị để tăng phần hương vị.
Hướng dẫn pha nước chấm gừng thơm ngon

Trên đây là 5 cách hấp mực trứng đơn giản và thơm ngon mà bạn không thể bỏ qua. Hãy thay đổi cách chế biến, đa dạng món ăn để mang đến những bữa cơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Xem thêm: