Nợ nần thật sự là điều khủng khiếp mà ai ai trong chúng ta đều muốn tránh xa. Hầu như khi rơi vào trường hợp đó thay vì tìm cách vượt qua nó, nhưng có nhiều người lại rơi vào bế tắc.
Hiểu được những gì bạn đang gặp phải
Thông thường chúng ta thường gặp phải hai món nợ: nợ có dự tính như nợ học phí, nợ trả góp xe máy, còn đối với khoản nợ phát sinh sau những buổi tiệc tùng, chi tiêu quá tay thì gọi là nợ không được dự tính trước.
- Hình thức mang nợ thế nào đi chăng nữa thì nợ cũng là mối lo của bạn về mặt tài chính. Xác định khoản nợ dự tính, xác định thu nhập cá nhân có thể trả món nợ này không rồi hãy quyết định mượn.
- Riêng đối với khoản nợ phát sinh, bạn nên tỉnh táo trước những lời mời mua sắm, du lịch, giải trí… Cái chính là bạn phải hiểu đó là một vấn đề cần được giải quyết một cách nghiêm túc. Bạn hãy luôn sẵn sàng đối diện với thử thách để giúp bản thân vượt qua cảnh nợ nần.
Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các món nợ
- Trong lúc rơi vào trường hợp này, bạn đặt ra cho mình rất nhiều câu hỏi: Số tiền kiếm được mỗi tháng là bao nhiêu, phân chia các khoản chi tiêu hàng tháng, khoản chi tiêu nào làm bạn lâm vào cảnh nợ nần…
- Xác định được nguồn gây nợ rồi, việc bạn cần làm là kiên quyết cắt đi những khoản phát sinh đó. Bạn đang chi quá nhiều tiền cho việc ăn ở đi lại. Thay vì thuê một căn nhà rộng thoải mái nhưng ở xa chỗ làm, vậy tại sao bạn không tìm một căn nhà ở vừa đủ lại gần công ty. Việc này giúp bạn vừa tiết kiệm tiền thuê nhà lẫn tiền xăng hằng ngày.
Tóm lại dù là câu trả lời nào đi nữa thì bạn cũng đừng quá lo lắng, mà hãy thật bình tĩnh xác định phạm vi của vấn đề.
Tuyệt đối không được bi quan
Phần lớn số người bị rơi vào cảnh nợ nần thường có cảm xúc rất tiêu cực, họ tự trách bản thân, hay người khiến họ rơi vào hoàn cảnh này. Điều đó thật không nên, vì bạn càng bi quan thì càng mất kiểm soát hành vi, dẫn đến vấn đề cũ không được giải quyết mà bạn còn phải đối mặt với vấn đề mới. Vậy nên bạn hãy luôn giữ cho cảm xúc của mình không rơi vào trạng thái tiêu cực.
Hạn chế chi tiêu các khoảng không cần thiết
- Để làm được điều này bạn phải có cuốn sổ ghi chép chi tiết việc tiêu dùng hàng tháng. Trong quá trình đó, bạn sẽ nhận ra các khoản chi không cần thiết và lập tức loại bỏ chúng ngay để tránh nguy cơ nợ nần càng ngày càng tăng.
- Sau đó, bạn đặt ra giới hạn cho việc sử dụng tiền, bằng cách quy định số tiền bạn được chi tiêu trong một ngày theo các khoản chi tiêu và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
- Đồng thời liệt kê các khoản nợ của bạn, và lên kế hoạch cụ thể cho việc trả chúng trong thời gian bao lâu.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
- Nếu là khoảng nợ nần cần được giải quyết sớm, bạn cố gắng vận dụng các mối quan hệ để thuyết phục họ tin và cho bạn vay khoản vừa đủ để trả, thay vì vay ngân hàng phải trả lãi thêm.
- Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả món nợ khi bạn có thể, tuyệt đối không được vay hơn khoản nợ, không lấy đầu này đắp đầu kia bằng cách vay mượn, làm món nợ nặng nề hơn.
- Tuyệt đối bỏ thói quen chi tiêu không rõ ràng dẫn đến cảnh nợ nần.
- Còn nếu không vay được hãy tự giúp đỡ bản thân mình, thậm chí cắt giảm tối đa nhu cầu chi dùng.
Tăng thu nhập
Thay vì nằm đó buồn chán, vậy tại sao không tìm cách tạo ra tiền. Nếu giờ hành chính bạn đi làm, vào giờ nghỉ bạn có thể nhận các sản phẩm gia công để kiếm thêm được một khoảng, thậm chí là làm phục vụ ca tối của các nhà hàng quán ăn… Công việc chắc chắn có rất nhiều chỉ cần bạn nghiêm túc xem nó là công việc chính thứ hai để giúp bạn thoát khỏi cảnh nợ nần. Lưu ý là đi làm thêm nhưng vẫn phải cân bằng việc chăm sóc con cái và gia đình nhé!
Bạn đã tốn một khoản thời gian để rơi vào cảnh nợ nần, thì cũng nên kiên nhẫn dành ra một khoảng như vậy hoặc hơn để thanh toán hết chúng. Hãy duy trì sự kiên nhẫn và bạn sẽ sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy và mọi thứ lại đâu vào đó. Bài viết đã gợi ý cho bạn 6 cách để thoát cảnh nợ nần, hy vọng nó có thể giúp đỡ bạn phần nào trong giai đoạn khủng hoảng đó.
Hồng Linh