Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Giặt ruột gối đúng cách, bảo quản gối bền lâu

Giặt ruột gối là công việc tất yếu phải làm vì sau khi sử dụng một thời gian, ruột gối sẽ bị ố vàng và bốc mùi khó chịu. Thế nhưng không thể giặt ruột gối như giặt quần áo thông thường được.

Ruột gối sau thời gian sử dụng bị ố vàng và bẩn, dù ngâm thuốc tẩy và giặt kỹ vẫn không sạch hết. Chúng ta vẫn thường vất ruột gối cũ và thay mới, nhưng với mẹo sau, bạn sẽ không cần vất đi gối cũ nữa. Dưới đây là mẹo giặt ruột gối hiệu quả bạn nên biết để giặt tẩy ruột gối trắng sạch như mới.

Giặt ruột gối bằng tay

  • Bước 1: Hòa tan xà phòng vào nước nóng (không phải nước ấm) vì nước nóng giúp loại bỏ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn
  • Bước 2: Cho gối vào ngâm khoảng 15 -20 phút
  • Bước 3: Không cần phải giặt mạnh tay mà chỉ cần đảo đều, bóp nhẹ ruột gối để nước nóng và xà bông có thể tẩy rửa được bụi bẩn bám ở ruột gối
  • Bước 4: Xả lại với nước nhiều lần cho đến khi sạch xà phòng. Dùng nước xả cho lần xả cuối để ruột gối mang mùi thơm dễ chịu
  • Bước 5: Ấn nhẹ và dùng khăn lông thấm quanh gối để hút nước,không vặn xoắn ruột gối.
  • Bước 6: Đem phơi khô dưới nắng và cuối ngày bạn sẽ có một chiếc gối trắng sạch, thơm tho. Để an tâm hơn bạn hãy phơi ruột gối dưới ánh nắng mặt trời trong vài giờ, đồng thời dùng tay đập mạnh để bay bụi bẩn, mùi hôi ở ruột gối.

Giặt ruột gối bằng tay

Lưu ý: Nếu gối của bạn có ruột là lông vũ hoặc bông tổng hợp thì việc giặt sấy nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nên bạn chỉ giặt 1-2 lần trong 1 năm.

Giặt ruột gối bằng máy giặt

  • Bước 1: Bạn hãy kiểm tra tem hướng dẫn của ruột gối xem chất liệu ruột gối có thể giặt máy hay không
  • Bước 2: Xả nước nóng vào lồng giặt và hòa tan nước giặt
  • Bước 3: Xếp ruột gối vào lồng giặt theo chiều trục quay của máy ( máy giặt cửa trên có trục quay ngang, máy giặt cửa ngang có trục quay đứng). Bạn nên xếp cừa kín ruột gối vào lồng giặt để chu kì giặt đạt hiệu quả tốt nhất, không nên nhồi nhét quá nhiều ruột gối vào lồng giặt.
  • Bước 4: Chọn chế độ giặt dịu nhẹ và có thời gian giặt dài một chút để giặt ruột gối được hiệu quả
  • Bước 5: Ở lần xả cuối cùng, bạn hãy cho thêm nước xả vào để ruột gối được mềm và thơm.
  • Bước 6: Không nên chọn chế độ vắt cao vì bông của ruột gối sẽ bị xoắn lại. Tốt nhất, bạn nên dùng khăn thấm khô ruột gối và phơi ruột gối dưới ánh nắng mặt trời vài giờ đồng hồ để tránh ẩm mốc.

Giặt ruột gối bằng máy giặt

Lưu ý khi giặt ruột gối

  • Bạn có thể hòa tan vào nước giặt 1 ít thuốc tẩy, giấm ăn hoặc Baking Soda để tăng khả năng tẩy rửa, cho ruột gối của bạn trắng sạch như mới
  • Bạn hãy chọn những ngày có nắng và nắng to để giặt ruột gối, vì ruột gối nếu không nhanh chóng phơi khô sẽ dễ bị ẩm mốc và bốc mùi khó chịu – là mội trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Thời gian nên giặt ruột gối là 1 lần/tuần. Đối với gối của trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tuổi nên giặt 2 lần/tuần vì đây lứa tuổi trẻ hiếu động nhất, rất nhanh ra mồ hôi nên gối của trẻ cũng nhanh bốc mùi và ố vàng.
  • Đối với ruột gối của con trẻ, bạn hãy giặt bằng giấm hoặc Baking Soda, không nên dùng thuốc tẩy để giặt ruột gối vì thuốc tẩy có thể sẽ ảnh hưởng đến da của bé khi tiếp xúc với gối.
  • Sau khi giặt ruột gối, nếu bạn cần sấy khô bằng máy, hãy cho một vài quả bóng tenis vào trong những chiếc tất sạch và bỏ vào sấy cùng với gối, bóng tennis sẽ giúp hút bớt lượng nước trong ruột gối, giúp ruột gối nhanh khô hơn. Nếu gối làm bằng sợi tổng hợp thì để thiết lập nhiệt độ thấp; nếu ruột gối là lông thì để chế độ sấy khô không dùng nhiệt.
  • Tùy vào độ bền của ruột gối mà bạn cân nhắc việc giặt tẩy chúng. Nếu ruột gối đã quá cũ hay việc giặt ruột gối không còn hiệu quả trắng sạch như mới nữa, bạn hãy thay ruột gối mới.

giặt ruột gối

Trên đây là mẹo giặt ruột gối hiệu quả bạn nên biết. Áp dụng các mẹo này, bạn vừa có thể giặt ruột gối trắng sạch, vừa tiết kiệm tiền thay ruột gối mới. Chúc bạn thành công!

Bích Hưng