Có một điều bạn cần lưu ý: bồn cầu không phải là một cái thùng rác có thể làm biến mất mọi thứ vất vào nó chỉ bằng một cái nhấn xả. Nếu bạn nghĩ rằng mọi thứ chất thải đều có thể vứt vào bồn cầu, bạn đã mắc sai lầm! Để sửa sai, bạn nên điểm qua danh sách những vật phẩm có nguy cơ khiến bồn cầu bị tắc và tránh mắc phải nhé!
[remove_img id= 25637]
Bạn nên ghi nhớ điều này: Chỉ có ba thứ được xả trong toilet, đó là nước tiểu, phân và giấy vệ sinh. Những vật phẩm nằm ngoài ba thứ trên nên được “cấm chỉ định”. Bạn vẫn còn nghi ngờ? Tìm hiểu lý do vì sao chúng lại bị lọt vào danh sách cấm nhé!.
1. Khăn giấy ướt
Trong nhiều năm qua, giấy ướt không chỉ dùng cho trẻ sơ sinh mà còn là vật dụng không thể thiếu trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của người lớn. Tuy nhiên, giấy ướt không thể phân hủy, mặc dù trên bao bì có ghi là sản phẩm phân hủy.
Chắc chắn, giấy ướt dễ dàng trôi ra khỏi chậu nhựa rửa bát và đi vào ống cống. Nếu bạn không nhận ra điều này, chúng sẽ gây nên phiền phức. Ống cống sẽ bị tắc nghẽn vì khăn ướt không tan như giấy vệ sinh khi chúng được ngâm trong nước. Một khi bị mắc kẹt, chúng sẽ kết hợp cùng các chất thải khác (đặc biệt là dầu mỡ) vón thành một thứ tạp chất dày bự và gây nên hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Phòng tránh bồn cầu bị tắc: Hãy ném chúng vào thùng rác hoặc thậm chí tốt hơn, hãy thay thế chúng bằng khăn giấy khô làm từ chất liệu thiên nhiên dễ phân hủy. Bởi hầu hết khăn ướt có chứa chất dẻo và không dễ phân hủy ở các bãi chôn lấp.
2. Bao cao su
Mặc dù thuận tiện, bao cao su không nên vứt vào toilet nếu không muốn tắc bồn cầu. Chúng cũng bị mắc kẹt bên trong các đường ống và các thiết bị tại nhà máy xử lý rác thải.
Nơi chúng thuộc về: Đó chính xác là thùng rác. Đừng nghĩ chúng có kích cỡ nhỏ nên sẽ không gây vấn đề bạn nhé!
3. Thuốc men
Không nên vứt bỏ thuốc không sử dụng hoặc thuốc hết hạn vào bồn cầu. Kevin O. Frazier, nhân viên thông tin công cộng thuộc Bộ Bảo tồn Môi trường, New York cho biết: “Các nhà máy xử lý nước thải không được thiết kế để loại bỏ dược phẩm. Một số loại thuốc không thay đổi tính chất khi qua các nhà máy xử lý sẽ chảy vào sông, suối. Chúng có thể làm ô nhiễm các nguồn nước uống hạ lưu và gây hại cho các loài cá và sinh vật sống dưới nước khác”.
Nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, hoormone và kháng sinh được tìm thấy trong nước uống và tại các hồ, sông, suối. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do máy móc xử lý lạc hậu, và do thuốc được bài tiết qua nước tiểu hoặc phân.
Nơi chúng thuộc về: Hãy bỏ các loại thuốc không dùng đến hoặc hết hạn vào thùng rác và ghi rõ ở ngoài bao dòng chữ “rác y tế” để chúng được xử lý đúng cách.
4. Chất tẩy rửa và hóa chất thô
Giống như thuốc men, chất tẩy rửa và hóa chất thô thường không bị loại bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Điều này có nghĩa là chúng sẽ vẫn tồn tại trong nước. Những hóa chất không được xử lý này có thể quay trở lại nguồn cấp nước cho sinh hoạt hoặc gây hại cho sinh vật dưới nước.
Idil Bereket, nhân viên môi trường tại San Francisco Water, cho biết: “Chúng ta cần phải cẩn thận với những gì được xả xuống cống rãnh, nhà vệ sinh, hoặc ngay cả trên đường vì các nhà máy xử lý không thể loại bỏ được một số hóa chất độc hại mà con người xả xuống những chỗ này”.
Phòng tránh bồn cầu bị tắc: Các hóa chất nguy hại được dùng trong gia đình như chất pha loãng sơn, chất làm sạch cống rỉ, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác rất khó được xử lý. Do đó, thay thế bằng việc sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường như giấm hoặc xà phòng thủ công thay vì các sản phẩm có chứa thuốc tẩy hoặc amoniac để làm sạch nhà vệ sinh, bồn tắm và bồn rửa.
5. Bông gòn, khăn giấy và giấy vệ sinh
Bạn nên biết rằng có sự khác biệt rõ ràng khi xả thải các loại như giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy lụa và cục bông tròn. Giấy vệ sinh có thể phân hủy trong vài giây khi chìm trong nước và bị sục mạnh. Trái lại, giấy lụa và khăn giấy được chế tạo để chịu được lượng nước giới hạn. Chúng không tan trong các đường ống khi bị xả thải, có thể là nguyên nhân khiến đường ống hoặc bồn cầu bị tắc nghẽn. Với bông gòn, có thể tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Bông sẽ nở lớn khi gặp nước, và chắc chắn sẽ gây rắc rối cho đường cống bạn.
Nơi chúng thuộc về: Tốt nhất vẫn là thùng rác bạn nhé.
6. Băng vệ sinh, tã giấy, miếng đệm và lót thấm hút
Băng vệ sinh đã sử dụng nên được vứt vào thùng rác sẽ tốt hơn là để nó bị mắc kẹt bên trong các đường ống nhà bạn hoặc nhà máy xử lý nước thải.
Xả thải các miếng đệm và miếng lót đồng nghĩa với việc “gây họa” cho ống nước bởi chúng có khả năng thấm hút chất lỏng rất nhanh và mạnh. Chúng sẽ phình nở và gây tắc nghẽn các đường ống nước gia đình và thành phố.
Nơi chúng thuộc về: Tất cả những vật dụng trên nên được bỏ trong thùng rác. Bạn cũng nên xem xét việc chuyển sang dùng cốc kinh nguyệt để có thể tái sử dụng, giảm bớt lượng rác thải và hiện tượng bồn cầu bị tắc nghẽn.
7. Tóc và chỉ tơ nha khoa
Bất cứ ai đã từng lôi một bối tóc lớn ra khỏi bồn rửa hoặc bồn tắm đều biết rằng tóc có thể gây ra những rắc rối gì với ống nước nhà bạn. Tóc và chỉ tơ nha khoa cũng có thể bị rối trong các đường ống khi chúng được xả cùng nước. Không dễ dàng bị phân hủy trong nước, cả tóc và chỉ tơ nha khoa có thể bị mắc kẹt tại những thiết bị xử lý nước thải.
Nơi chúng thuộc về: Vì hầu hết chỉ tơ nha khoa được làm bằng chất dẻo, vì vậy chúng nên được vứt bỏ vào thùng rác. Tuy nhiên, chỉ tơ tằm tự nhiên và tóc có thể được ủ phân hủy.
8. Cát vệ sinh cùng phân mèo
Không ai muốn đào bới cát vệ sinh của mèo và lôi ra những mảng phân hôi thúi. Tuy nhiên, cả cát vệ sinh và phân mèo không bao giờ được dội rửa bởi chúng có thể gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng cho đường cống nhà bạn. Lý do, cát vệ sinh được tạo thành từ vật liệu thấm hút có thể giãn nở, cứng lại và tất nhiên gây họa tắc cống.
Hai sản phẩm này cũng không bao giờ được cho vào toilet nếu không muốn bồn cầu bị tắc. Ngoài ra, trong phân mèo có chứa Toxoplasma gondii – loại ký sinh gây hại cho con người và sinh vật dưới nước – thường tồn tại trong quá trình xử lý nước thải.
Nơi chúng thuộc về: Vì ký sinh trùng, cát vệ sinh và phân mèo không thể được ủ phân hủy. Vì vậy, hãy đưa những cục cát vón phân vào thùng rác ngoài trời để tránh gây mùi khó chịu cho căn nhà của bạn.
[remove_img id= 25536]
9. Cá vàng và những con vật nhỏ khác
Toilet không phải là nơi trú ẩn thích hợp cho một con cá. Xác những loại vật nhỏ cũng không nên vứt vào bồn cầu vì chúng có thể truyền bệnh hoặc ký sinh trùng vào hệ thống nước.
Nơi chúng thuộc về: Xác các loài vật nhỏ như cá, chuột đồng và chuột cống nên được chôn xuống đất. Chúng cũng có thể được vứt vào trong thùng rác.
10. Món ăn thừa
Nhà vệ sinh không phải là nơi xử lý rác thải. Bã cà phê, thực phẩm, thức ăn dư thừa không nên được đổ vào bồn cầu. Chúng sẽ trở nên trương phềnh, mắc kẹt trong đường ống và gây quá tải hệ thống cống của bạn.
Phòng tránh bồn cầu bị tắc: Bạn nên phân hủy chúng! Bạn cũng nên cắt giảm chất thải thực phẩm càng nhiều càng tốt, đặc biệt nếu bãi chôn rác là lựa chọn duy nhất ở nơi bạn sinh sống.
Để phòng tránh bồn cầu bị tắc bạn nên cân nhắc kỹ trước khi nhấn nút xả. Điều này vừa giúp bảo toàn ngân sách cho bạn, vừa bảo vệ môi trường nước, không khí nơi bạn sinh sống luôn trong lành.