Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Hướng dẫn cách trồng đào sau Tết từ a-z cho gia đình yêu hoa cỏ

Đào là loại hoa được rất nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Để tiết kiệm chi phí cho năm sau, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách trồng đào sau Tết để cây có thể tiếp tục ra hoa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách trồng đào sau Tết cho bạn tham khảo nhé.

Cách trồng đào sau Tết

Trước khi trồng lại đào, bạn cần chăm sóc đào trong Tết bằng cách tưới nước ấm từ 45 đến 50 độ C, mỗi ngày tưới 4 – 6 lần. Để đào mau phát triển và ra hoa, bạn pha loãng phân lân và phân kali với nước để tưới vào gốc cây. Ngoài ra, có thể đặt cây ở vị trí dưới ánh đèn để tạo không gian ấm, giúp hoa nhanh nở.

Thời điểm tốt nhất để áp dụng cách trồng đào sau Tết là khi đào đã nở hết các lộc non và nụ.

Cách trồng đào sau Tết gồm các bước sau:

1. Thu gom đào

Nếu bạn muốn chăm sóc lại cây đào đã có sẵn thì có thể bỏ qua bước thu gom đào. Một số gia đình muốn tìm kiếm một gốc đào đẹp để chăm sóc hoặc những nhà vườn trồng đào để buôn bán thường sẽ đi thu gom gốc đào sau Tết. Việc đi gom gốc đào sau Tết sẽ tiết kiệm chi phí và có cơ hội tìm được những cây đào có sẵn thế đẹp.

Thu gom gốc đào thường được thực hiện sau mùng 10 tháng Giêng, một số người có thể tiến hành gom từ mùng 6 hoặc mùng 7 để có được những gốc thế đẹp. Theo kinh nghiệm từ những người trồng đào, để có thể trồng được cây đào gốc to bằng cổ tay trở lên thì phải mất từ 2 đến 3 năm, thậm chí lên đến 6 năm.

Sau khi gom xong những gốc đào, bạn cần làm tươi cho cây. Các gốc đào sẽ được để nơi thoáng mát, được cắt cành, tỉa lá, tưới nước trước khi trồng sang nơi khác. Nếu được chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có một cây đào cảnh ra hoa đẹp đúng dịp Tết năm sau để có thể trưng hoặc buôn bán.

Cách trồng đào sau Tết
Sau Tết, bạn có thể thu gom đào từ các gốc đào cũ được bỏ đi hoặc đào rừng đã hết mùa hoa nở

2. Chuẩn bị đất trồng

Nếu muốn chuyển đào từ chậu sang trồng đất vườn thì bạn cần chọn đất trồng tơi xốp, vị trí cao ráo, thoát nước tốt,  luống nên cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm. Nếu trồng trong không gian nhỏ hẹp, bạn cần xử lý tốt khâu thoát nước, vì đào là loại cây không chịu được ngập úng. 

Loại đất thích hợp để trồng đào là đất thịt pha đất sét có độ PH trung bình từ 7 – 8%.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chế phẩm bón vào đất để cây được nuôi dưỡng tốt hơn.

Cách pha chế phẩm để bón vào đất trồng đào: Orgamin hòa với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì, sau đó dùng hỗn hợp này để tưới ẩm bầu trước khoảng 10-15 ngày khi trồng đào. Cách làm này sẽ thúc đẩy đào ra bộ rễ mới, khả năng sống và sinh trưởng sau khi trồng lại sẽ cao hơn.

Nếu không chuyển đào ra đất trồng mà vẫn để trong chậu cũ, bạn nên thay hỗn hợp đất ở chậu theo tỷ lệ 3 – 4 phần đất trộn với 1 phần phân hữu cơ.

Cách trồng đào sau Tết
Chuẩn bị đất trồng rất quan trọng khi chăm sóc hoa đào sau Tết

3. Cắt sửa cành

Sau khi trồng lại đào, bạn tiến hành cắt cành lần thứ nhất. Việc này cần được làm ngay sau khi trồng, càng sớm càng tốt và phải cắt thật mạnh tay. Cắt cành sẽ giúp cành mới ra nhiều, năm tới nở nhiều hoa. Nếu để cành già nhiều mà không kịp cắt, hoa sẽ chỉ ra ở những đọt non phía ngoài.

Sau lần cắt cành lần đầu tiên, mỗi tháng bạn chỉ cần cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch. Trong quá trình cắt, bạn có thể kết hợp sửa những cành xấu và tạo hình tán cây.

4. Bón phân cho cây

Thời điểm thích hợp để bón phân cho đào là 20 ngày sau khi trồng cho đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy vào kích thước của cây. Vị trí bón phân là cách gốc 30 – 50cm theo hình chiếu của tán cây.

Bạn cần lưu ý tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kỳ bón phân để cây hấp thụ phân tốt nhất.

5. Hãm cây

Hãm cây là hạn chế sự sinh trưởng khi cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn ra hoa, mục đích là để hoa có thể nở vào đúng dịp Tết.

Cách hãm cây: Dùng dao sắc khứa một vòng cho đứt vỏ vùng gần cổ cây. Sau khi hãm tầm một tuần, nếu thấy lá đào chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nếu lá vẫn không có gì thay đổi thì cần hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng nữa trên vết cũ. Tiếp tục hãm lần thứ 3 nếu vẫn chưa thành công.

Thời gian hãm cây thường bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch. Những cây khỏe, lá xanh tốt sẽ được hãm trước và cây yếu hãm sau. Những cây già sẽ không hãm.

6. Tuốt lá

Đào thường rụng lá vào mùa đông hàng năm. Sau khi lá rụng, nụ sẽ phát triển nhanh và ra hoa. Nếu để cây phát triển và rụng lá tự nhiên thì đào sẽ rụng lá vào cuối tháng chạp và nở hoa vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng hai. Vì vậy, nếu muốn hoa đào nở vào đúng dịp Tết, bạn cần kết hợp hãm cây với tuốt lá. 

Việc tuốt lá thường được thực hiện từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch. Những cây to khỏe sẽ được tuốt lá sớm hơn cây già, yếu.

Khi tuốt lá, bạn nên dùng tay nhẹ nhàng bứt từng lá một, tuyệt đối không tuốt lá thẳng từ đọt xuống hết nách lá vì sẽ làm tổn thương mầm hoa.

7. Thúc hoặc hãm thời gian ra hoa

Tùy vào các điều kiện khách quan, đào có thể không ra hoa đúng dịp Tết mặc dù đã áp dụng các cách ở trên. Nếu thời tiết lạnh, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, hoa sẽ nở sớm trong điều kiện nắng ấm. Do đó, bạn cần thực hiện thúc hoặc hãm thời gian ra hoa để đảm bảo có hoa đẹp trưng trong ngày Tết.

  • Cách thúc thời gian ra hoa: Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, cần phải thúc cây ra hoa. Bạn dùng phân đạm Sunfat nitrat hay urê để tưới cho cây hoặc tưới nước nóng 35 độ -40 độC.
  • Cách hãm thời gian ra hoa: Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch, nếu thấy nụ hoa nhú to, có thể hoa nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm. Vì hoa dễ nở trong thời tiết nắng ấm, nên bạn cần che ánh sáng, tạo bóng tối cho cây cả ngày. Bên cạnh đó, bạn không tưới nước, không xới đất. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách hãm cây bằng cách khứa một vòng quanh thân.

Biện pháp thúc hoặc hãm thời gian ra hoa chỉ nên thực hiện trong trường hợp cần thiết. Nếu đào có dấu hiệu ra hoa đúng tiến độ, bạn không nên tác động quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hoa.

Cách trồng đào sau Tết
Nếu chăm sóc tốt, bạn sẽ có những gốc đào nở hoa rực rỡ vào Tết năm sau

7. Phòng trừ sâu bệnh

Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng, bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi để xử lý. Nếu đào có dấu hiệu đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

8. Tạo thế cho cây đào

Việc tạo thế, tạo tán cho đào cần được thực hiện 5 – 7 ngày một lần. Cách làm khá đơn giản, bạn kết hợp uốn, buộc các cành non lại với nhau hoặc nắn cành cây, tỉa lá theo khung đã định sẵn. 

Chăm sóc cây cảnh sau Tết để có thể sử dụng tiếp cho năm sau giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí. Cách trồng đào sau Tết không khó, chỉ cần bạn lưu ý những thời điểm quan trọng để tiến hành các thủ thuật chăm sóc là cây có thể tiếp tục phát triển và nở hoa đúng dịp Tết năm sau.

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách chăm sóc cây quất sau Tết vừa đơn giản vừa kinh tế

Cây quất được coi là biểu tượng của sự sum vầy, tài lộc. Nhiều người muốn trưng quất trong nhà càng lâu càng tốt nhưng lại không biết làm thế nào. Nếu chăm sóc đúng cách, bạn có thể giữ quất tươi tốt vài tháng sau Tết, thậm chí đến cả mùa Tết năm sau. MarryBaby sẽ bật mí cho bạn cách chăm sóc cây quất sau Tết vừa đơn giản và hiệu quả.

Ý nghĩa của cây quất trong ngày Tết cổ truyền

Vào dịp Tết cổ truyền, bên cạnh rừng hoa khoe sắc, bạn rất dễ bắt gặp những chậu quất với xum xuê lá và quả. Đây là loại cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, rất thích hợp để trưng khi Tết đến xuân về.

  • Quất mang ý nghĩa may mắn: Theo tiếng Hán, từ “quất” phát âm gần giống từ “cát” trong cát tường, với ý nghĩa nhiều may mắn và tài lộc. Gia đình trưng quất trong dịp Tết là mong muốn một năm mới đoàn viên, ăn nên làm ra và có nhiều may mắn, phước lành.
  • Quất đại diện cho các yếu tố ngũ hành: Theo các chuyên gia phong thuỷ, quất là loài cây hiếm hoi hội tụ đủ 5 yếu tố ngũ hành. Màu trắng của hoa tượng trưng cho kim, lá xanh đậm là thuỷ, thân cây là mộc, quả chín màu cam là yếu tố hoả và đất trong chậu chính là thổ. 
  • Quất thể hiện sự sum vầy, tài lộc: Nhiều người quan niệm, những quả quất vàng ươm tượng trưng cho tài lộc, quả càng to và sai thì tài lộc càng dồi dào. Cây quất với cành lá xum xuê, quả trĩu nặng là biểu tượng cho sự sum vầy của nhiều thế hệ, sự trường thọ, sức khoẻ và tài lộc.
 Cách chăm sóc cây quất sau Tết
Quất là loại cây được nhiều gia đình ưa chuộng ngày Tết

Cách chăm sóc quất trong dịp Tết

Để giữ quất luôn tươi tốt trong những ngày Tết, bạn nên chú ý cách tưới nước hàng ngày.

Để tưới nước cho cây quất, bạn dùng loại bình phun có dung tích 0,5 – 1,5 lít, phun nhẹ lên tán lá 1 – 2 lần để gốc quất đủ ẩm.

Nếu không có bình phun, bạn có thể dùng tay vẫy nước nhẹ nhàng. Nên tưới nước mỗi ngày để đảm bảo lá quất vẫn tươi và ít rụng sau Tết.

Cách chăm sóc cây quất sau Tết

Nhiều gia đình cho rằng cây quất chỉ để trưng trong dịp Tết, sau Tết cây sẽ dần rụng lá và không còn ra quả nữa, nên không thể tiếp tục chơi quất được quanh năm. Thật ra, quất vẫn có thể xanh tươi quanh năm và sai quả đúng mỗi dịp Tết nếu được chăm sóc đúng cách.

Cách chăm sóc cây quất sau Tết không khó, chỉ cần bạn chịu khó một chút là có thể tiết kiệm một khoản chi phí cho việc trưng quất vào mỗi dịp Tết.

1. Bước chuẩn bị:

Sau Tết, nếu cây vẫn còn nhiều quả chưa rụng, bạn hãy ngắt hết tất cả các quả, đồng thời ngắt khoảng ½ lượng lá trên cây. Việc này sẽ hạn chế nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước của cây vào lá và quả, để tập trung nuôi dưỡng những rễ mới.

2. Trồng lại cây:

Dùng sản phẩm siêu ra rễ phun ướt đẫm tán lá và gốc cây. Sau 10 ngày, các bộ rễ mới sẽ bắt đầu hình thành. Bạn tiến hành tưới ẩm cho cây để rễ nhanh phát triển, bám chắc vào đất.

Quất thường trồng trên đất tơi, xốp, thoáng khí, đồng thời phải đủ ẩm và giàu chất dinh dưỡng. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là 5-6.

Nếu trồng quất ngoài vườn thì nên chọn chỗ đất cao, không ứ nước để tránh làm thối rễ cây. Nếu trồng cây trong chậu thì cần chọn chậu lớn hơn tán cây, có lỗ thoát nước và nên thay chậu nếu cây phát triển nhanh.

3. Chăm sóc cây: 

Sau khi trồng khoảng 5 – 7 ngày, bạn nên xới nhẹ đất quanh gốc cây, cách gốc tầm 20-30cm. Lúc này, đất sẽ tơi xốp hơn và cây dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

Khoảng 15 ngày sau khi trồng, bạn nên bón phân quanh gốc để cây phát triển tốt và hạn chế sâu bệnh. Có thể hòa lẫn phân bón vào nước rồi tưới vào gốc cây hoặc bón trực tiếp vào đất.

Loại phân thường dùng bón cho cây quất là phân NPK(12:5:10), phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ vi lượng PTS9. Liều lượng phân bón phụ thuộc vào kích thước của cây quất.

 Cách chăm sóc cây quất sau Tết
Nếu biết cách chăm sóc, bạn có thể tận dụng cây quất cho Tết năm sau

4. Phòng trừ sâu bệnh

Một số vấn đề về sâu bệnh có thể gặp khi áp dụng cách chăm sóc cây quất sau Tết như nhiễm nấm, sâu rệp, một số bệnh theo mùa. Nếu chăm sóc quất để chưng cảnh, bạn có thể dùng thuốc trừ sâu với liều lượng thích hợp.

Nếu sử dụng cây quất với các lợi ích như dùng lá quất trị rôm sảy cho trẻ em, quả quất dùng làm mứt thì bạn không nên phun thuốc trừ sâu. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các dụng cụ làm vườn để bắt sâu bọ.

Nếu cây quất bị nhiễm nấm, bạn có thể dùng nước vôi, nước muối pha loãng để rửa lá, bón cho gốc cây.

5. Tạo thế cho cây quất

Bạn có thể duy trì thế đã có sẵn từ lúc mua hoặc tự mình tạo ra một dáng mới cho cây quất. Khi tỉa tán, tạo thế cho quất, bạn nên dùng dao, kéo chuyên dụng và thực hiện vào những ngày nắng ráo. Để có thể thành công trong việc tạo thế mới cho cây, bạn nên tham khảo các tài liệu và ý kiến của những người có kinh nghiệm thực tế.

6. Trồng cây vào chậu

Nếu quất đang trồng ngoài đất vườn, bạn nên bắt đầu mang cây vào trồng trong chậu từ khoảng tháng 6 dương lịch. Nếu quất đang trồng trong chậu nhỏ, bạn nên đổi sang chậu lớn hơn để kích thích cây ra hoa.

Trước khi đem quất vào chậu mới, bạn cần tưới nước cho gốc cây đủ ẩm, sau đó dùng đầm sắt hoặc gỗ đầm khu vực đất cách gốc 20 – 30cm để phần đất này liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu rễ.

Tiếp theo, bạn dùng cuốc moi đất cách rễ cây 60 – 100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất cho đến phần bầu rễ của cây. Bạn có thể chặt bỏ các phần rễ quá to (đường kính >1cm) và đem các rễ cây nhỏ quấn quanh bầu rễ, sau đó dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.

7. Kích quả cho cây

Sau khi lấy được bầu rễ ra ngoài, bạn để cây vào nơi râm mát 5 – 7 ngày, vặt bớt ½ lá rồi đem trồng vào chậu mới và chăm sóc như bình thường. Việc bón phân sẽ được thực hiện khoảng 20 ngày một lần. Để cây quất phát triển ổn định, bạn đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh gió mạnh, nắng gắt và giữ chậu quất đủ ẩm.

Nếu cây ra hoa vào tháng 7-8, bạn hãy ngắt một phần lá, hoa và quả. Tiếp tục bón phân vào tháng 9,10 để kích thích cây tăng trưởng, nở hoa tiếp vào tháng 11. Với cách này, cây sẽ sai quả chín vào tháng 1,2 năm sau (đúng với dịp Tết cổ truyền).

 Cách chăm sóc cây quất sau Tết
Cách chăm sóc cây quất sau Tết khá đơn giản và dễ thực hiện

Lưu ý chung khi áp dụng cách chăm sóc cây quất sau Tết

  • Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất để chăm sóc cây quất sau Tết đó là chất lượng của cây. Nếu bạn có một cây quất dáng đẹp, cành lá xanh tươi, quả xum xuê, cây không bị hư hỏng hay sâu bọ thì việc chăm sóc để giữ cây tươi tốt lâu dài là điều bạn hoàn toàn có thể làm được.
  • Việc chăm sóc cây quất trong Tết cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây sau Tết. Bạn nên tham khảo cách chăm cây quất trong Tết để duy trì độ ẩm cho gốc cây, đồng thời giữ cho lá không bị rụng nhiều.

Cách chăm sóc cây quất sau Tết khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Chỉ cần chú ý thực hiện vào đúng những thời điểm quan trọng là bạn đã có một cây quất tươi tốt để trưng nhiều tháng trong năm, đồng thời tiết kiệm chi phí mua quất trong mỗi dịp Tết.

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cuối năm sao cho tươm tất?

Mâm cơm cúng tất niên được xem là một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Vì thế, cần chuẩn bị mâm cỗ thật chỉn chu, tươm tất để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới bình an, thuận lợi, phúc lộc tràn đầy.

Tất niên – một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam

Tất niên là một khái niệm dùng để chỉ một bữa tiệc liên hoan trước thềm năm mới. Đây là bữa tiệc mà các thành viên trong gia đình cùng nhau ngồi lại, quây quần sum họp để dâng mâm cơm cúng tất niên tưởng nhớ ông bà tổ tiên và người đã khuất.

Đây cũng là dịp để trò chuyện, chia sẻ, tâm sự,… về một năm vừa qua, xem chuyện công việc học hành có thuận lợi hay không, mục tiêu năm mới như thế nào,…

mâm cơm cúng tất niên
Cúng tất niên là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Theo phong tục này, sau khi dâng mâm cơm cúng tất niên, gia chủ có thể mời thêm bạn bè, người thân đến tham gia cùng gia đình hoặc không. Thông thường, buổi tất niên sẽ diễn ra vào chiều hoặc tối đêm 30 Tết âm lịch. 

Bên cạnh việc dâng cơm tất niên, vào ngày 30 Tết các gia đình còn có một số truyền thống như trồng cây nêu xua tan ma quỷ, dùng vôi trắng vẽ một bộ cung tên hướng ra cổng, bên cạnh còn vẽ ba hình vuông và bảy hình tròn với quan niệm: “Ba vuông sánh với bảy tròn/ Đời cha liền với đời con sang giàu”. 

Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì?

Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà các món ăn trong mâm cơm cúng tất niên sẽ có sự thay đổi khác nhau. Thông thường, mâm cỗ cúng sẽ có: Hoa tươi, trái cây, nhang rồng phụng, gạo muối, trà rượu, nước lọc, đèn cầy, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, cháo trắng, chè, xôi, heo sữa quay, bánh bao, chả lụa, bình hoa, lư nhang, tam sên, gà ta,… 

Một số gia đình sẽ chuẩn bị cơm cúng tất niên với các món ăn chay với quan điểm món ăn dâng lên tổ tiên, người đã khuất nên là món ăn tinh khiết, trang nghiêm.

Bí quyết chuẩn bị cơm cúng tất niên theo từng vùng miền

1. Miền Bắc

Tại miền Bắc, mâm cơm dành cho ngày tất niên thường cần chuẩn bị:

  • Bánh chưng/bánh tét
  • Gà luộc
  • Giò lụa
  • Thịt đông
  • Nem rán
  • Miến xào lòng gà
  • Canh măng
  • Xôi

Ngoài ra, mâm cơm tất niên tại các gia đình miền Bắc cũng có thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, nem rán,… 

mâm cơm cúng tất niên
Mâm cơm tất niên miền Bắc rất thịnh soạn và tươm tất đón năm mới

2. Miền Trung

Mâm cơm cúng tất niên của người của người miền Trung thường có những món ăn nào?
Bên cạnh mâm ngũ quả hay nhang đèn, trà rượu, “đặc sản” trong mâm cơm cúng của người miền Trung vào những ngày cuối năm thường có các món ăn như:

  • Bánh chưng, bánh tét
  • Giò lụa Huế
  • Gà bóp rau răm
  • Miến Huế măng khô ninh
  • Thịt lợn luộc
  • Ram rán
  • Cá chiên

3. Miền Nam

Mâm cơm cúng tất niên của của miền Nam có gì khác so với hai miền còn lại? Liệu những món đặc trưng trong mâm cơm ngày cuối năm của người dân miền Nam sẽ có những món ăn nào?

Theo đó, người miền Nam thường chuẩn bị các món người dân miền Nam thường có các món như:

  • Bánh tét
  • Củ cải ngâm nước mắm
  • Thịt lợn luộc
  • Gỏi tôm thịt
  • Giò chả
  • Canh măng nấu xương 
  • Canh khổ qua nhồi thịt 
  • Thịt kho tàu 

Cần lưu ý gì khi chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên ngày Tết?

Cơm cúng tất niên là một nghi thức dùng để tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới, mời ông Công, ông Táo tiếp tục về trần thế cai quản việc bếp núc, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và để các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau. Vì vậy, khi bày mâm cơm cúng tất niên, nên chú ý để mâm cơm thật trang nghiêm. Cần lưu ý một số vấn đề như:

1. Cách bày mâm cơm cúng ngày Tết

Khi bày mâm cơm cúng, nên đặt mâm ngũ quả và hoa tươi, vàng mã trên bàn thờ còn mâm cúng mặn đặt ở bàn con hoặc bàn thờ phụ dưới bàn thờ chính. Với bánh chưng, xôi, có thể tùy ý đặt lên bàn thờ hoặc đặt cùng mâm cỗ mặn.

mâm cơm cúng tất niên
Cơm tất niên có ý nghĩa lớn trong đời sống gia đình Việt

2. Các lưu ý khi bày mâm cơm cúng tất niên

  • Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà thường sẽ là người thắp nhang và đọc văn khấn tất niên để mời thần linh, gia tiên về ăn Tết. Sau khi đọc xong văn khấn, các thành viên trong gia đình sẽ cùng làm lễ vái.
  • Mâm ngũ quả trong mâm cơm tất niên cần phải chọn hoa quả ăn được, đẹp mắt, không chọn hoa quả giả (bằng nhựa) hay hoa quả xanh, hoa quả hư úng,… 
  • Tuy mâm cơm cúng tất niên thường được làm thịnh soạn, trịnh trọng hơn thường ngày nhưng cũng không nên quá áp lực mà cần dựa theo hoàn cảnh, điều kiện gia đình thực tế để chuẩn bị món ăn sao cho phù hợp là được.

Mâm cơm cúng tất niên mang ý nghĩa quan trọng và là một phong tục, tập quán đẹp của người dân đất Việt. Vào dịp Tết đến xuân về, hãy chuẩn bị mâm cơm cúng dâng lên thần linh, tổ tiên và để các thành viên cùng nhau quây quần chào đón năm mới nhé!

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Bài cúng giao thừa và những điều cần lưu ý để năm mới nhiều may mắn

Để có một năm gặp nhiều may mắn, sức khỏe và thuận lợi trong việc làm ăn thì thực hiện bài cúng giao thừa là một trong những phong tục cực kỳ quan trọng. Thời gian cúng giao thừa được thực hiện vào khoảng từ 11 giờ đêm ngày 29 tháng Chạp trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

Ý nghĩa của bài cúng giao thừa trong tâm linh của người Việt

Cúng giao thừa thường thực hiện vào đúng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới trong đêm 30 Tết. Việc cúng kiếng trong đêm 30 mỗi năm còn có tên gọi khác là lễ trừ tịch.

Theo quan niệm và niềm tin của người xưa cho rằng hàng năm đều có một vị thần Hành Khiển trông coi việc dương thế. Kết thúc một năm, vị thần này sẽ bàn giao lại công việc cho một vị thần mới, thế nên chúng ta mới làm lễ tiễn người cũ trong đêm khởi đầu năm mới.

Ngoài ra, trong lúc chuyển giao công việc thì các vị thần thường đem theo nhiều quân lính của mình nên đây cũng là lúc trừ tà đuổi quỷ hiệu quả nhất. Vì vậy, cúng trong đêm giao thừa còn được coi là lễ đuổi ma quỷ.

Không chỉ vậy, thực hiện bài cúng giao thừa còn được xem như ngày để rước ông bà tổ tiên của mỗi gia đình trở về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Bài cúng giao thừa
Bài cúng giao thừa ở Việt Nam có ý nghĩa lớn với nhiều gia đình ngày Tết

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng nhất?

Mâm cỗ chuẩn bị cho bài cúng giao thừa có thể thực hiện lễ mặn hoặc lễ chay tùy vào điều kiện và tâm niệm của mỗi gia đình. Lễ cúng theo đúng chuẩn phong tục người Việt chúng ta sẽ gồm:

  • Lễ cúng ngoài trời: Mâm ngũ quả, hoa tươi, nến đỏ, trầu cau, bát muối, bát gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón thần linh, gà trống luộc, xôi, bánh chưng,…
  • Lễ cúng trong nhà: Giống với lễ cúng ngoài trời và một số món ăn khác theo nhu cầu cũng như điều kiện mỗi gia đình

Hiện nay các mâm lễ cúng dần trở nên đơn giản hơn. Tùy vào khẩu vị, điều kiện của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ có đầy đủ hoặc vài món trong số đó là được.

Những lễ vật này cần được chuẩn bị đầy đủ trước thời khắc giao thừa. Chúng được đặt trên bàn (Tuyệt đối không để trên mặt đất hay đến thời điểm giao thừa mới bưng mâm lễ ra).

Bài cúng giao thừa
Mâm cúng giao thừa trong nhà cho tổ tiên cần thịnh soạn đầy đủ

Nghi thức thực hiện bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời 

Sau khi đã chuẩn bị hết tất cả lễ vật cần thiết trước 12 giờ đêm, vào đúng thời khắc giao thừa, gia chủ sẽ bắt đầu súc miệng bằng rượu thơm, thắp đèn, đốt hương rồi thành tâm đọc văn khấn giao thừa.

1. Bài cúng giao thừa dành cho ngoài trời

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Tân Sửu (năm cũ) với năm Nhâm Dần (năm mới)

Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà:…, ấp/khu phố:…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Bài cúng giao thừa
Lễ vật chuẩn bị cho bài cúng giao thừa đúng chuẩn

2. Thực hiện bài cúng giao thừa trong nhà

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm cũ Tân Sửu với năm Nhâm Dần.

Chúng con là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa vàng mã dâng cúng.

Khi thực hiện xong bài cúng giao thừa, gia chủ cắm hương rồi vái lạy bốn phương tám hướng cầu mong thần linh phù hộ gia đình một năm mới ấm no hạnh phúc.

Cúng quan thần ngoài trời xong, cả gia đình sẽ đứng nghiêm trang trước bàn thờ để khấn tổ tiên. Trước khi khấn, các gia chủ thường khấn Thổ công (vị thần cai quản trong nhà) để xin phép mời tổ tiên cùng các bậc tiền nhân về ăn Tết.

Do bài cúng giao thừa phải thực hiện đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên việc chuẩn bị đồ cùng và cách cúng kiếng sao cho bài bản nhất thật sự là điều quan trọng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc cúng giao thừa đêm 30 một cách trọn vẹn và suôn sẻ nhất!

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết – Mẹo dọn nhà sáng bóng

Với quan niệm “năm mới, vạn sự đều mới” nên việc dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa là thói quen của người Việt Nam từ xưa đến nay. Thế nhưng, dọn dẹp nhà cửa đón Tết khiến nhiều người ngán ngẩm vì không biết bắt đầu từ đâu. Làm sao để đánh bay những vết bẩn cứng đầu? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết

1. Dọn dẹp những bừa bộn của năm cũ để chào đón năm mới

Một năm trôi qua với biết bao lo toan, bộn bề và khoảng thời gian năm mới sắp đến chính là thời điểm để dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Để năm mới được “vạn sự như ý” thì trước tiên nhà cửa phải tinh tươm, gọn gàng và sạch sẽ. Ngoài ra, dọn dẹp nhà cửa trước ngày Tết còn mang thông điệp là sắp xếp lại những “bừa bộn” của năm cũ để chào đón năm mới An Khang, Thịnh Vượng.

2. Những âu lo, muộn phiền của năm cũ được xóa bỏ

Những đồ vật trong nhà không chỉ là những dụng phục vụ đời sống sinh hoạt cho gia chủ, mà nó còn là cánh tay đắc lực giúp không gian ngôi nhà được trọn vẹn hơn.

Vậy nên việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết, lau chùi, vệ sinh nhà cửa cũng chính là làm đẹp cho chính bản thân. Khi ngôi nhà được vệ sinh sạch sẽ cũng chính là loại bỏ những điều không may mắn, những điều xấu trong năm cũ.

3. Chào đón những điều may mắn tràn đầy

Theo như phong tục của người Việt thì thần tài sẽ gõ cửa những ngôi nhà tinh tươm, sạch sẽ trong những ngày đầu của năm mới. Trên thực tế những ngôi nhà được dọn dẹp sạch sẽ hay sắp xếp ngăn nắp sẽ khiến gia chủ cảm thấy tự tin hơn khi mời những người thân, bạn bè đến chơi nhà.

Chính vì thế, dọn dẹp nhà cửa đón Tết sẽ góp phần mang đến điều may mắn cho gia đình.

>> Bạn có thể tham khảo: Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

4. Kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

Những bộn bề, lo toan, công việc bận rộn khiến các thành viên trong gia đình ít có cơ hội được sum họp đông đủ. Vậy nên tết là khoảng thời gian cả gia đình được sum họp đầy đủ nhất.

Thế nên, nhân cơ hội này, cả gia đình hãy chung tay dọn dẹp nhà cửa đón Tết, cùng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong một năm vừa qua, đêt ình cảm được gắn kết hơn.

5. Món quà ý nghĩa cho người phụ nữ trong gia đình

Suốt một năm người phụ nữ, người vợ, người mẹ luôn là người lo lắng từ bữa ăn, giấc ngủ hay cả những công việc dọn dẹp nặng nhọc. Tất cả đều do một tay người phụ nữ lo lắng chu toàn. Một năm với biết bao công việc mà chúng ta thường quên đi sự hy sinh to lớn và thầm lặng của họ. Vậy nên chung tay dọn dẹp nhà cửa đón tết chính là một món quà ý nghĩa dành để tri ân những người phụ nữ tuyệt vời ấy.

>> Bạn có thể tham khảo: Lì xì ngày Tết – Nguồn gốc và ý nghĩa của phong lì xì

Lên kế hoạch dọn nhà đón Tết

Chưa bắt tay vào dọn dẹp mà đã thấy chán vì không biết bắt đầu từ đâu. Đừng dọn dẹp một cách vô tội vạ, đụng đâu dọn đấy mà hãy dọn dẹp có kế hoạch. Cần dự tính được thời gian dọn nhà, việc nào làm trước việc nào làm sau, phòng nào dọn đầu tiên,…

Lên kế hoạch rõ ràng giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và giúp bạn luôn giữ vững “phong độ” mỗi khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

1. Vứt bỏ những món đồ không dùng đến

Dọn nhà là lúc bạn cảm thấy nhà của mình có rất nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, có những thứ mua về chưa dùng lần nào. Hãy mạnh tay vứt bỏ những món đồ không dùng đến hoặc gửi đến những người họ cần hơn để nhà cửa được gọn gàng, ngăn nắp.

Đồng thời, trả lại không gian sạch sẽ và tiết kiệm kha khá thời gian cho bạn. Như thế, công việc dọn nhà đón Tết sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

2. Lau dọn nơi dễ tích tụ bụi bẩn

Mặc dù bạn dọn nhà thường xuyên nhưng mạng nhện và bụi bẩn vẫn tích tụ ở những nơi như gầm ghế, kẹt tủ, kệ sách, nóc tủ, cửa sổ,… Đây toàn là những vị trí khó vệ sinh. Vì thế, khi vệ sinh chúng hãy thực hiện theo quy tắc: “dọn dẹp từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.” Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay để lấy sạch bụi bẩn tại những vị trí khó vệ sinh như trên.

dọn dẹp nhà cửa đón tết
Cửa sổ là vị trí tích tụ nhiều bụi bẩn nhất

3. Lau chùi cửa kính

Cửa kính là vị trí dễ nhận biết vết bẩn. Bạn có thể làm sạch kính bằng nước rửa chén hoặc dùng nước lau kính và giấy báo. Bột bắp có công dụng làm sạch kính một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, muối cũng có thể tẩy sạch các vết kính ố lâu này.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp rượu trắng và giấm để kính sạch bong kin kít. Tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà giúp công việc dọn nhà trở nên nhàn rỗi hơn.

>> Bạn có thể tham khảo: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết và những kiêng kỵ cần tránh

4. Lau sàn nhà

Để sàn nhà thật sạch, bạn nên thực hiện khâu lau sàn sau cùng. Hãy quét sạch bụi bẩn trong nhà trước vì ông đoạn này giúp cho bước lau nhà trở nên sạch sẽ và thơm tho hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng cây lau nhà bằng hơi nước hoặc lau nhà thông minh để lấy sạch bụi bẩn ở từng ngóc ngách trong nhà. Đừng quên sử dụng nước lau sàn có tính năng diệt khuẩn để loại bỏ những tác nhân gây hại một cách hiệu quả. Nhà cửa thơm tho là nhờ mùi hương của nước lau sàn đấy.

5. Vệ sinh chén, bát, nồi, đũa, muỗng

Bạn có thể chùi rửa chén bát, xoong nồi, đũa muỗng bằng nhiều cách như dùng nước rửa chén, tiệt trùng bằng nước sôi, dùng khăn sạch đã tiệt trùng lau lại lần nữa. Sau khi vệ sinh xong cần bày ở nơi khô ráo thoáng mát và sạch sẽ. Đừng quên vệ sinh kệ úp chén bát để tránh vi khuẩn bám ngược vào.

Nếu gia đình có điều kiện, hãy dùng máy sấy và tiệt trùng chén bát để tẩy sạch vết bẩn và vi khuẩn. Như thế vừa tiết kiệm thời gian vừa rửa được rất nhiều chén bát.

>> Bạn có thể tham khảo: Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

Những vật dụng và vị trí quan trọng khi vệ sinh nhà cửa đón Tết

1. Vệ sinh tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh là điều không thể thiếu. Bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Ngắt nguồn điện.
  • Vứt hết những món đồ không cần thiết hoặc không dùng nữa trong tủ lạnh.
  • Tháo rời các khay/ kệ đựng thức ăn và vệ sinh chúng.
  • Dùng khăn lau với nước tẩy rửa đa năng hoặc nước rửa chén.
  • Sau đó, dùng khăn ướt lau sạch nhiều lần để loại bỏ hóa chất hoặc vi khuẩn bám trên thành tủ.
  • Cắt vài lát chanh để làm sạch và khử mùi cho tủ lạnh.
  • Mở tủ lạnh trong khoảng 5 phút cho bay hết mùi.
  • Cắm điện trở lại và cần để trống tủ lạnh trong khoảng 15 phút.
  • Bỏ hết các kệ đựng đã rửa sạch vào và sử dụng như bình thường.
dọn dẹp nhà cửa đón tết
Nên vệ sinh tủ lạnh trước khi trữ đồ ăn trong dịp Tết

2. Mẹo vệ sinh mặt bếp điện từ

Những vết bẩn bám trên bề mặt bếp điện từ thuộc top đầu vết bẩn cứng đầu. Cho nên, hãy dùng mẹo để công việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết thêm nhẹ nhàng hơn.

Bạn có thể dùng nước cốt chanh, giấm, baking soda hay nước rửa chén để loại bỏ vết bẩn cũ và mới một cách nhanh chóng. Còn đối với vết bẩn cứng đầu, bạn nên dùng dao chuyên dụng, chọn loại lưỡi dao không quá sắc bén để cạy các vết bẩn mà không để lại vết xước trên mặt kính.

>> Bạn có thể tham khảo: Món ngon ngày Tết dễ làm cho bữa cơm thêm tròn vị, an vui

3. Cọ rửa sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt và chứa nhiều vết bẩn khó loại bỏ. Cho nên, trước khi đón giao thừa, đừng quên lau chùi sàn nhà vệ sinh để nhà cửa luôn sạch sẽ và thơm mát nhé.

Đối với các vết bẩn bị ố vàng, hãy pha một ít muối ăn cùng nước sau sàn để vệ sinh nhé. Cách làm đơn giản lắm. Chỉ cần đổ hỗn hợp này lên sàn nhà và để yên trong 15 phút. Sau đó, dùng bàn chải nhà vệ sinh chà một lượt rồi xả sạch với nước. Vết bẩn sẽ biến mất, trả lại sàn nhà sạch kin kít và ngát hương thơm.

dọn dẹp nhà cửa đón tết
Nên dùng nước lau sàn cho tính diệt khuẩn khi lau chùi sàn nhà vệ sinh

4. Vệ sinh trần nhà

Dọn nhà có kế hoạch có lịch trình khiến bạn hưng phấn hơn đúng không? Tuy nhiên, đừng bỏ qua trần nhà khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết nhé. Ngôi nhà có trở nên sáng sủa, tươi mới hơn hay không là nhờ hiệu ứng trần nhà mang lại. Vì vậy, hãy để vệ sinh trần nhà là bước đầu tiên trong kế hoạch dọn nhà nhé.

MarryBaby đã bật mí một vài mẹo nhỏ để giúp bạn nhàn rỗi hơn khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Nhà sạch thì mát, bát sạch đón Tết mới vui phải không?

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Gợi ý 11 mẫu nail Tết 2022 hợp trend, đẹp sang trọng cho nàng thêm rạng rỡ

Vậy cùng tìm hiểu 11 mẫu nail đẹp nhất Tết 2022 rồi lựa chọn 1 mẫu phù hợp. Làm nail nhanh chóng để kịp đón Tết Nguyên Đán các nàng ơi!

1. Mẫu nail Tết màu pastel

Màu pastel nhẹ nhàng, lãng mạn nên chưa bao giờ lỗi thời mà ngày càng thịnh hành hơn. Các nàng thỏa sức thể hiện cá tính của mình với mẫu nail Tết màu pastel.

Đôi tay khéo léo, tài hoa của người thợ nail đã cho ra đời mẫu nail với đầy đủ kiểu dáng từ đính đá đơn giản, nhũ lấp lánh cho đến cả những mẫu nail có gắn viên đá to rất bắt mắt. Tone màu này pastel rất phù hợp với những cô nàng đang theo đuổi phong cách sang trọng, nữ tính. Nàng sẽ thật sự lôi cuốn khi kết hợp với những trang phục nữ tính, lịch sự. 

2. Nail hoạ tiết chấm bi

Mẫu nail họa tiết chấm bi ra đời giúp các bạn nữ vốn dĩ đã dịu dàng lại càng trở nên quyến rũ hơn. Chỉ với cách sắp xếp hoạ tiết tỉ mỉ và khéo léo của người thợ nail đã giúp cho đôi tay trở nên khác biệt và đầy thu hút.

Một mẫu nail Tết 2022 mà các nàng khó có thể bỏ qua đúng không nào. Vậy hãy chuẩn bị update ngay mẫu nail này và đưa nó vào bộ sưu tập mẫu nail Tết sắp tới. 

mẫu nail Tết
Nail chấm bi kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

3. Mẫu nail Tết 2022 đơn giản hoa đỏ 

Chỉ là mẫu nail với phong cách tối giản, chẳng có sự hỗ trợ của bất cứ phụ kiện lấp lánh nào cũng trở nên nổi bật. Tone màu của nail nail này thường là trắng hoặc hồng baby nhẹ nhàng nên rất dễ dàng phối trang phục. Người thợ nail sẽ điểm xuyết một vài hoạ tiết cành hoa trên nền sơn bóng nhẹ để phù hợp hơn với không khí ngày Tết.

Mẫu nail đơn giản hoa đỏ phù hợp với những bạn nữ có phong cách đơn giản, nhẹ nhàng. Một mẫu nail cũng rất đáng thử trong Tết Nguyên Đán 2022 đúng không nào. 

Nail hoa đỏ cực hợp cho thời điểm Tết đến xuân về

4. Mẫu nail tông màu vàng ánh kim

Tone đỏ là biểu tượng của sự may mắn thì màu vàng giúp nàng tỏa sáng hơn trong ngày nắng xuân rực rỡ. Một mẫu nail cũng theo phong cách đơn giản nhưng diện Tết lại cực kỳ phù hợp. Chỉ cần màu sơn vàng đính kèm thêm ánh kim là đã trở nên kiêu sa, bắt mắt hơn rất nhiều. 

5. Mẫu nail dễ thương cho cô nàng nhí nhảnh

Những cô nàng có phong cách nhí nhảnh, dễ thương thì mẫu nail này sinh ra là dành cho họ. Sự kết hợp khéo léo giữa hoạ tiết nhỏ và nổi bật với nhiều sơn nền khác nhau đã thực sự làm nên mẫu nail Tết rất ấn tượng. Một bộ nail sẽ giúp các cô nàng mê nail cảm thấy tự tin thể hiện mình trong những ngày Tết.

6. Mẫu nail đỏ ấn tượng, rực rỡ

Bộ sưu tập mẫu nail Tết 2022 không thể thiếu sự góp mặt của tone màu đỏ rực rỡ. Thấy màu đỏ chứng tỏ xuân về mà. Một mẫu nail màu đỏ nhưng không hề nhàm chán mà sẽ giúp nàng cảm thấy tự tin hơn. Vì đôi bàn tay của nàng sẽ trở nên quyến rũ, trắng hồng tự nhiên và sang chảnh hơn rất nhiều. 

Một sự sáng tạo hơn khi có thêm họa tiết của hoa đào, hoa mai, cây lá đẹp, đính đá… trên nền đỏ rực. Một cực phẩm sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho nàng. Một mẫu nail mà chỉ cần nhìn là cảm nhận được sắc xuân đang về trên mọi nẻo đường.

mẫu nail Tết
Mẫu nail Tết tông đỏ luôn được lòng các nàng dịp cuối năm

7. Mẫu nail màu xanh rêu

Mẫu nail dẫn đầu xu hướng Tết 2022 không thể không kể đến màu xanh rêu. Tone màu giúp nàng xua tan cái lạnh mùa đông để chào đón một mùa xuân đang về trên khắp mọi nơi. Một vài hoạ tiết đơn giản, có nét chấm phá là mẫu nail màu xanh rêu có thể tô điểm cho trang phục ngày Tết trở nên quyến rũ và nổi bật hơn.

8. Mẫu nail màu xanh ngân hà

Những bạn gái cá tính thì nhất định phải chọn mẫu nail Tết màu xanh ngân hà nhé. Một màu xanh ngân hà sẽ mang đến sự quyến rũ cho nàng. Muốn tăng thêm phần ma mị, cuốn hút; những người thợ nail có thể vẽ lên đó thêm các vì sao hay cung hoàng đạo.

9. Mẫu nail màu xanh bạc hà

Gam màu nhẹ nhàng và tinh tế chính là mẫu nail xanh bạc hà. Bàn tay của các nàng sẽ được khoác lên sự nữ tính, thanh mát và có pha chút điệu đà. Nhìn nàng sẽ thật sự nổi bật và có phong cách riêng không thể lẫn với bất cứ ai. Bởi đây là một tone màu rất kén chọn người dùng..

10. Mẫu nail Tết màu hồng đất

Một mẫu nail cũng đang nhận được sự yêu thích của rất nhiều bạn gái trong dịp Tết Nguyên Đán 2022. Nó không chỉ đơn thuần là một mẫu nail mà còn tô điểm giúp các bạn thêm xinh, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng vốn có của người phụ nữ. Đặc biệt, mẫu nail Tết này các nàng có tha hồ kết hợp với nhiều phong cách thời gian trang khác nhau.

11. Mẫu nail màu thạch anh

Đây là mẫu nail Tết không quá nổi bật với màu óng ánh nhưng màu thạch anh lại rất được lòng chị em. Bởi nhìn đôi tay của các nàng lúc này sẽ đẹp lung linh và huyền bí như những viên đá thạch anh. 

mẫu nail Tết
Nail thạch anh bí ẩn, sang trọng cho thêm hấp dẫn trong năm mới

Mỗi mẫu nail Tết mang một ý nghĩa riêng, tùy theo sở thích hay phong cách bản thân mà có sự lựa chọn phù hợp nhé nàng. Vậy ngay từ hôm nay hãy update một mẫu nail để kịp đón Tết Nguyên Đán 2022. Xin chúc các nàng cùng gia đình 1 năm mới an lành, hạnh phúc. 

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu rất quan trọng. Đào và bứng cây mai vàng vào chậu tưởng như là việc rất đơn giản nhưng thật sự rất khó và đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật để cây khi trồng vào chậu vẫn tiếp tục phát triển tốt.

Ngoài ra, chỉ cần một vài tác động nhỏ trong quá trình bứng và không biết phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu có thể khiến chúng ta lãng phí nhiều sức lực, thời gian và tiền bạc. 

Sau đây là những chia sẻ đến bạn cách chăm sóc, kỹ thuật đào trồng cây mai vàng mới trồng vào chậu đúng cách nhất.

Thời điểm tốt nhất để bứng mai

Hằng năm, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm được xem là thời điểm tốt nhất để bứng mai vàng, vì đây là mùa cây ngừng sinh trưởng. Lúc này, lá cây đã già, không còn ra tược non và không phát sinh thêm rễ cám. Toàn bộ dinh dưỡng của cây đều được “rút về” dự trữ trong thân. 

Cây mai vàng sẽ phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm, đây là lúc hết mưa nên rất thích hợp bứng mai. Thêm vào đó, các mùa khác trong năm vẫn có thể bứng mai nhưng cần nhiều lưu ý hơn vì rủi ro sẽ cao hơn. Vì vậy, thời điểm vàng để bứng mai được xem là tháng 10 âm lịch.

Kỹ thuật đào trồng mai vào chậu

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu đầu tiên là chúng ta phải quan sát hướng cây mọc để thuận tiện cho việc đào và bứng cây, không làm ảnh hưởng đến các vấn đề sinh học của cây. Nếu sử dụng sai kỹ thuật đào trồng mai hay bứng sai hướng sẽ dẫn đến cây mai bị khô héo, có thể làm cây bị chết.

Sau khi xác định được hướng cây và dáng thế cây, tiếp theo cần cắt bỏ hết đọt non, lá non trên cây. Tiếp đến là tỉa bớt lá, cắt bỏ cành, nhánh thừa so với dáng thế. Việc này sẽ giúp ích cho cây giữ được lượng nước cần thiết trong thân không bị mất qua lá, đảm bảo sức khỏe cho cây lâu dài. Bên cạnh đó, cắt, tỉa cành lá còn giúp bạn không cần phải bứng bầu quá to, mà vẫn đảm bảo cho sự sống của cây. 

Cuối cùng, cắt, tỉa cành lá sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình bứng và ít tốn chi phí vận chuyển, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng bể bầu đất. Các bước kỹ thuật đào trồng mai vào chậu phải được thực hiện theo đúng quy trình vì chỉ cần sai một vài chi tiết nhỏ, có thể dẫn đến các tai nạn không đáng có.

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu rất quan trọng trong ngày Tết

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu không có bầu đất

  • Những cây cổ thụ lớn không thể bứng được bầu (không đánh được bầu). Sau khi cây mai bị vỡ bầu được đem về vườn, chúng ta cần dùng cây cưa hoặc kìm cộng lực cắt tất cả các rễ cây bị dập nát bỏ đi.
  • Tuy nhiên, có một điểm lưu ý rất quan trọng là khi trồng cây mai không bầu đất phải cắt các rễ bị dập nát, phải cắt hết cho đến phần rễ không bị dập nát và khi cắt vết cắt phải gọn gàng, nhanh tay và liền mạch.
  • Sau đó vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc kích rễ cho cây mai vào rễ cây, vào các đầu của ngọn rễ cây (trường hợp cây có bộ rễ nhỏ có thể pha thuốc kích rễ cho cây mai vào nước sạch rồi ngâm bộ rễ cây vào khoảng 10 đến 20 phút). 
  • Tiếp theo các bạn bôi keo liền sẹo vào các đầu rễ cái, đầu cành cắt của cây để ngăn cho cây không bị mất nước nhanh và ngăn các đầu rễ không bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn tấn công.
Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Hoa mai mất bầu đất cần chăm sóc cẩn thận

Cách chăm sóc cây mai con

Sau khi trồng được cây mai con 7 ngày các bạn có thể dùng thuốc kích thích. Một trong những loại thuốc được khuyên dùng dùng là ATONIK 1.8 SL hoặc bất kỳ loại thuốc kích rễ nào nhưng cần phải được pha thật loãng với nước sạch, không nên dùng liều lượng nhiều sẽ không tốt cho cây mai con, phun đều lên cây mai con. Cách 10 ngày pha thuốc và chăm sóc cây mai con để kích thước sự tăng trưởng của rễ.

Tiếp theo, cây mai con sẽ ra lá non và lá chuyển sang màu xanh đậm thì cho các chậu mai ra ngoài ánh nắng (chỉ tiếp xúc nắng buổi sáng khoảng vài giờ). Thời gian tốt nhất là từ 7h đến 8h30 sáng. Có thể dùng lưới che chắn nếu như vị trí cây mai con phải ở dưới nắng hằng ngày. 

 Một điều vô cùng quan trọng là bạn phải theo dõi chất trồng trong chậu nếu khô nước thì phải tưới sương đủ ẩm cho cây mai. Đồng thời phun sương lên lá mai vào chiều mát để giúp cây nhanh phát triển. Dùng các chất độn giữ ẩm cho gốc mai vào giai đoạn mùa khô, nắng nóng. Điểm lưu ý cuối cùng là không được để cây mai trong bóng râm.

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Hoa mai cần đủ nắng và ánh sáng để phát triển

Cách chăm sóc cây mai rừng mới đào về

Mai rừng là loài cây cảnh dễ sinh sống, sống mạnh và tương đối dễ trồng ở điều kiện thời tiết thế nào. Ta có thể trồng mai trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… thì mai vẫn phát triển tốt.

Mai rừng nói riêng hay các loài mai khác cũng như đều phải được chăm sóc kỹ lưỡng bằng các thao tác cơ bản như: tưới nước, phân bón và phòng tránh bệnh, trị bệnh. Những điều cơ bản nhưng lại là cách chăm sóc cây mai rừng mới đầu về được sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp như ý.

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có được phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu tốt nhất để ngôi nhà thêm phần rực rỡ vào dịp Tết đến Xuân về. 

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách cắm hoa ngày Tết bền đẹp và lưu ý khi chọn hoa chưng tết

Cách cắm hoa ngày Tết bền và rước được nhiều tài lộc, vận may vào nhà là hoạt động không chỉ giúp tân trang nhà cửa thêm sinh động mà còn là nét đẹp văn hóa đậm tính nghệ thuật không thể thiếu của gia đình Việt trong những ngày đầu năm mới. Để chọn đúng loại hoa ý nghĩa và cách cắm ngày hoa Tết đẹp mắt nhất, một số thông tin sau đây đến từ MarryBaby chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn!

Lưu ý khi chọn hoa tươi để có cách cắm hoa ngày Tết đẹp trong nhà

Mỗi loài hoa được trưng trong ngày Tết đều có vẻ đẹp và mang ý nghĩa riêng. Hoa tươi không chỉ có vai trò trong trang trí nhà cửa đẹp hơn mà còn thể hiện mong muốn của gia chủ về một năm mới nhiều tài lộc, may mắn và bình an.

Vì vậy để có cách cắm hoa ngày Tết mang hàm ý may mắn, bạn cần lựa chọn những loài hoa trưng trong các mùng một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.

  • Chọn những loại hoa mang ý nghĩa may mắn: Những loại hoa mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc và tài lộc sẽ giúp bạn có một khởi đầu năm mới thật sự ý nghĩa. Những ngày đầu năm, người ta luôn quan niệm mọi thứ phải thật sự suôn sẻ hanh thông nhất có thể.
  • Chọn hoa tươi, màu sắc rực rỡ: Một lưu ý nữa trong cách cắm hoa ngày Tết vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa tốt lành chính là hãy chọn những loại hoa tươi, màu sắc rực rỡ. Bởi lẽ, ngày Tết gắn liền với sự vui vẻ, những sắc màu u ám, buồn tẻ không nên lựa chọn.
  • Chọn hoa có nhiều lộc non: Theo quan niệm của người Việt, những lộc non đầu năm tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở về tài lộc, báo hiệu một năm mới có nhiều thuận lợi, may mắn, của cải dồi dào. Bởi vậy, chọn những bông hoa có nhiều lộc non sẽ giúp mang đến sự tươi mới cho không gian căn nhà cũng như có ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Cách cắm hoa ngày Tết
Chọn hoa tươi chính là cách cắm hoa ngày Tết nhiều may mắn

Những loại hoa ngày tết mang lại may mắn và vượng khí tốt

Để có một bình hoa chưng Tết ý nghĩa thì trước tiên bạn cần phải nắm được thông tin của những loại hoa nên và không nên xuất hiện trong ngày đầu năm mới. Sau đây sẽ là một số loại hoa nên có trong ngày tết mà bạn có thể tham khảo thêm như sau:

  • Hoa đào: Tết sẽ mất đi một nửa niềm vui và ý nghĩa nếu như thiếu những cành đào. Loại hoa này được xem là tinh hoa của ngũ hành, có tác dụng xua đuổi ma quỷ mang đến một năm mới bình an và hạnh phúc.
  • Hoa mai Tết: Nếu như hoa đào là biểu tượng cho ngày tết của miền Bắc, thì hoa mai được xem là biểu tượng tết của người miền Nam. Do màu của hoa mai Tết rất tươi tắn và tương tự như những đồng tiền vàng nên người ta thường chưng hoa mai tết mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang.
  • Hoa sen: Do trong y học hoa sen có tác dụng chữa bệnh nên cách cắm hoa ngày Tết bằng hoa sen thể hiện ý nghĩa là mang đến cho gia chủ một năm mới sức khỏe dồi dào và không bệnh tật.
  • Hoa cát tường: Theo quan niệm của người Việt, hoa cát tường là biểu tượng cho sự may mắn, mang lại vượng tài cho gia chủ nên khi lựa chọn để chưng hoa Tết thì cát tường như thể hiện ước muốn một năm mới đại cát  đại lợi, hạnh phúc viên mãn.
  • Hoa cúc vàng: Với sức sống dẻo dai, hoa cúc trở thành biểu tượng cho sự trường tồn, phúc lộc, đem lại tài lộc, sự hoan hỉ, hạnh phúc và  thịnh vượng cho gia đình.
Cách cắm hoa ngày Tết
Cúc vàng là một trong những loại hoa may mắn trong cắm bình hoa Tết

Cách cắm hoa ngày Tết tươi lâu bạn nên biết

Sau khi thực hiện xong một bình hoa đẹp để chưng tết thì bạn cũng nên chăm chút hoa kĩ lưỡng để chúng không héo úa nhanh. Bạn có thể áp dụng cách giữ hoa tươi lâu đơn giản nhất bằng việc thay đổi nước thường xuyên và tiếp năng lượng cho hoa.

Một trong các cách cắm hoa ngày Tết tươi lâu đó là bổ sung dưỡng chất vào nước cắm hoa. Đây là một trong số dưỡng chất phổ biến bạn có thể thêm vào sau mỗi lần thay nước:

  • Nước chanh: Thêm vài thìa nước chanh làm tăng độ axit trong nước, rất hiệu quả trong việc giúp hoa lâu tàn.
  • Đường: Đổ 2 muỗng đường vào nước cắm, hoặc có thể thay thế đường bằng 1/4 lon nước giải khát có gas.
  • Giấm táo: Tương tự chanh, hãy hòa hai muỗng nước giấm táo với 1 ít nước.
  • Nước súc miệng Listerine: Pha vào nước cắm hoa theo tỉ lệ 15g Listerine/1 lít nước.

Hoặc bạn cũng có thể để bình hoa ở một không gian thoáng mát, vừa đủ, kín gió,… để hoa không bị héo nhanh do mất nước. Bên cạnh đó, nên tránh để gần những nơi quá nóng như tivi, tủ lạnh hoặc nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Cách cắm hoa ngày Tết
Cách cắm hoa ngày Tết tươi lâu nhất bạn biết chưa?

Tóm lại để có cách cắm hoa ngày Tết chưng được lâu hơn và đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ thì điều cần quan tâm nhất đó là phải lựa được đúng loại hoa mang ý nghĩa tốt lành và bảo quản cả bình hoa đúng cách để chúng luôn tươi lâu, đem lại không khí tươi tắn nhất cho ngồi nhà trong ngày đầu năm.

Mong rằng những thông tin trong bài viết của MarryBaby sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc cắm hoa ngày Tết nhiều may mắn và tươi vui nhé!

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Những điều kiêng kỵ ngày Tết để có một năm thuận buồm xuôi gió

Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Có thể bạn không tin những điều kiêng kỵ vào ngày Tết, nhưng nếu những người xung quanh của bạn tin, thì bạn cũng cần phải biết để tránh mắc sai lầm trong các mối quan hệ. Dưới đây là những điều không nên làm trong những ngày đầu năm để tránh những điều xui xẻo. 

Vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Những điều cấm kỵ ngày Tết, đầu tiên phải kể đến việc vay nợ hoặc trợ nợ đầu năm. Theo quan niệm xưa, những hành động này sẽ khiến bạn túng thiếu cả năm đó.

Ngày đầu xuân mở cửa để đón lộc vào nhà, nếu trả nợ sẽ giống  như “dâng” tài lộc cho người khác. Ngược lại việc vay mượn sẽ khiến cả năm túng thiếu, nghèo khó. 

Đổ rác, quét nhà

Kiêng quét nhà, đổ rác là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết ở Việt Nam. Theo đó, việc quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà, vứt tài lộc đi mất. Nếu có quét nhà, rác cũng phải để một góc và không được hốt rác đổ đi.

Chính vì không được dọn dẹp nhà cửa vào ngày mùng 1 nên hầu hết các gia đình sẽ tập trung dọn dẹp vào ngày 29 hoặc 30. Từ ngày mùng 4 trở đi mới được quét nhà và đổ rác như bình thường. 

Những điều kiêng kỵ ngày Tết
Quét nhà là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết bạn cần nhớ

Người có tang đi chúc Tết

Trong những ngày đầu năm, nhà nào có tang thì kiêng đi chúc Tết, xông đất các nhà khác vì sẽ khiến cho gia chủ gặp xui xẻo cả năm. Nếu có người mất vào ngày 30 tháng Chạp thì cần chôn cất ngay trong ngày đó. 

Kiêng mặc quần áo màu đen, trắng trong những ngày Tết

Những bộ đồ hoàn toàn đen hoặc hoàn toàn trắng không nên được mặc trong 3 ngày đầu năm mới. Bởi vì, màu đen trắng là biểu tượng của tang tóc, điều xui xẻo theo quan niệm của người xưa.

Vậy nên, hãy mặc những bộ đồ nhiều màu sắc, rực rỡ để tạo cảm giác vui vẻ, may mắn nhé!

Kiêng sử dụng kim chỉ

Việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai nếu đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sau này mắt con sẽ bị dẹt như cây kim.

Không nên ăn cháo vào sáng mồng 1 Tết.

Theo quan niệm xưa, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo nên ngày mùng 1 các gia đình sẽ thương nấu cơm để ăn.

Ngoài ra, sáng đầu năm, muôn thần và tổ tiên gia chủ sẽ tề tựu nên việc cúng cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với bề trên. 

Cho lửa, nước đầu năm

Cho lửa, nước đầu năm là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết. Lửa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, nước tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà “Tiền vào như nước”.

Do vậy, việc cho nước, lửa giống như cho đi vận may, tài lộc, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, thiếu thốn, tai vạ trong năm đó. 

Những điều kiêng kỵ ngày Tết
Nhiều gia đình còn kiêng cho lửa nước đầu năm

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

Khi đến nhà người khác mà thấy có người đang nằm ngủ thì không được chúc Tết người đó. Việc chúc những lời tốt đẹp đối với họ bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.

Bạn có thể đợi đến khi người đó thức dậy để chúc hoặc nếu không thì bỏ qua nhé!

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết

Đừng đánh thức ai dậy trong ngày mùng 1 Tết. Dù đó là khách đến chúc Tết hay là người thân trong gia đình gọi nhau. Nếu không, người nằm ngủ sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm. 

Đóng cửa nhà

Đóng cửa nhà cũng là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết. Đóng cửa nhà đồng nghĩa với việc các vị thần linh không thể vào chơi nhà.

Đây là sự bất kính đối với các bị thần, do đó, gia đình sẽ nghèo khó quanh năm. Trừ khi đi chúc Tết, thăm hỏi nhà khác, còn nếu ở nhà thì hãy luôn để cửa mở vào ngày mùng 1 đầu năm nhé!

Tắm rửa, gội đầu hao mòn kiến thức, phúc lành

Ở nhiều nơi, trong dịp Tết thường kiêng tắm rửa, gội đầu trong ngày Tết bởi e ngại thần tướng hao mòn, kiến thức, tài năng cùng phúc lành đã có trong năm cũ bị trôi sạch.

Kiêng mua đồ xui

Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng.

Do vậy, đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng 1 với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.

Kiêng nói những điều xui xẻo

Theo người xưa, lời nói đầu năm sẽ ảnh hưởng tới cả năm. Vì vậy, nếu nói lời hay ý đẹp, bạn sẽ gặp nhiều may mắn, ngược lại, nếu nói những điều xui xẻo sẽ khiến cả năm gặp vận xui.

Hãy nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

Những điều kiêng kỵ ngày Tết
Nói điều xui xẻo sẽ khiến cả năm không may mắn

Tranh cãi, bất hòa

Trong những ngày đầu năm, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí dù sự việc có khó chịu như thế nào. Người lớn tránh trách mắng trẻ con, mọi người nhường nhịn nhau để một năm luôn vui vẻ, hạnh phúc, êm ấm. Đặc biệt, trong ngày mùng 1 tết là kiêng cãi nhau, khóc lóc.

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức

Khóc lóc, buồn bã hay bực tức đều là những điều kiêng kỵ ngày Tết. Nếu làm những điều này thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Không xuất hành ngày mồng Năm

Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kị, người Việt thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba: đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Do đó, mùng Năm không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.

Kiêng để tang vào ngày mồng Một

Những nhà có tang thường sẽ được cất khăn tang trong vòng 3 ngày. Nếu gia đình có người mất đúng vào ngày mùng 1 thì gia chủ sẽ không phát khăn tang ngay mà để sang sáng mùng Hai. Những gia đình có tang tránh đi chúc Tết, thăm hỏi người khác.

Xông nhà khi không hợp tuổi

Xông nhà hay xông đất là phong tục lâu đời của người Việt. Theo người xưa, vị khách đến nhà đầu tiên chúc Tết trong năm mới sẽ là người xông dất cho gia đình.

Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong năm mới. Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. 

Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mùng Một Tết

Xuất phát từ phong tục xông nhà xông đất đầu năm nên mọi người thường tránh đi chúc Tết vào sáng Mùng Một nếu không được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp gia đình đó.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn tổng hợp những điều không nên làm trong ngày tết theo quan niệm dân gian. Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục và điều kiêng kỵ khác nhau do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi chúc Tết họ vào đầu năm để không mất lòng họ nhé! Chúc bạn và gia đình năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Bàn thờ Thần Tài ngày Tết: Cách bày trí hút tài lộc quanh năm

Ngoài bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài là nơi được chú trọng không kém vào ngày Tết. Với quan niệm Thần Tài mang đến tài lộc và may mắn cho cả gia đình, nhiều người chuẩn bị vật phẩm vô cùng chu đáo cho bàn thờ Thần Tài vào dịp Tết. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ mách bạn cách bày trí bàn thờ Thần Tài hợp phong thủy, hút tài lộc quanh năm.

Cần chuẩn bị gì cho bàn thờ Thần Tài ngày Tết

Theo quan niệm dân gian, khi thờ cúng Thần Tài, gia chủ sẽ nhận được may mắn, tài lộc, đường công danh thuận lợi. Thông thường, bàn thờ Thần Tài sẽ được đặt ở góc nhà ở hoặc văn phòng công ty, hướng ra cửa chính để thần có thể phù hộ. 

Khu thờ Thần Tài cần được dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để đảm bảo sự linh thiêng trong khi thờ cúng. Cho nên, ngày Tết, khu vực này sẽ được chú trọng nhiều hơn.

Cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết cần chọn những chiếc khảm nhỏ, sơn thếp vàng một cách tinh tế. Bên trong đặt bài vị Thần Tài cần viết bằng mực nhũ kim, lăng hương và đồ cúng. Tất cả các vật phẩm phải được bố trí đúng chỗ, hợp phong thủy để các vị thần phù hộ độ trì cho gia chủ.

1. Bài vị thần tài

Trên bài vị Thần Tài thường được khắc bốn chữ “Chiêu Tài Tiến Bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Gia chủ có thể trang trí thêm cho bàn thờ các thỏi vàng sẽ lộng lẫy hơn.

bàn thờ thần tài ngày tết
Bài vị Thần Tài được khắc câu đối ngay chính giữa

2. Bát nhang và bình hoa

Tương tự như bàn thờ gia tiên, bát nhang và bình hoa là hai vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài. Bạn nên chọn loại bát nhang và bình hoa bằng sứ, hoa thờ nên dùng hoa tươi. Bên trái bàn thờ để bình hoa, bên phải để bát nhang theo chiều từ ngoài nhìn vào.

3. Bộ đỉnh/ Lư hương

Bàn thờ Thần Tài ngày Tết thường có thêm bộ đỉnh hoặc lư hương để dâng hương cho các vị thần. Bộ đỉnh hoặc lư hương được đặt chính giữa bàn thờ, gia chủ nên lưu ý khi dọn dẹp. Bạn cũng có thể sử dụng nến thươm để không gian trở nên thanh tịnh và thư giãn.

4. Đĩa đựng 3 chén gạo, muối, nước, rượu

Vào ngày Tết, gia chủ nên thay gạo, nước, rượu và muối mỗi ngày. Đây là lương thực của các vị thần trong mỗi lần về thiên đình báo cáo công việc trong năm.

Bạn có thể đặt một khay 5 chén nước hình chữ nhật hoặc xếp 5 chén nước này thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương ái. Sau mỗi nghi lễ cúng Thần Tài, gia chủ nên rải muối gạo quanh nhà.

Ngoài ra, bạn có thể đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ 5 củ tỏi  với ý nghĩa xua đuổi điều xấu xa, ma quỷ. Hoặc bát nước đầy rắc cánh hoa hồng trên cùng mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi.

Bạn có thể đặt thêm Cóc Thiềm Thừ mang ý nghĩa của sự may mắn, là linh vật biểu trưng cho sự sung túc, tài lộc và may mắn.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết đơn giản nhưng cần trạng trọng ấm cúng

Cách bày trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết hút tài lộc, sung túc cả năm

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần có để bày trí trên bàn thờ Thần Tài ngày Tết. Bạn có thể bắt đầu bày trí bàn thờ như sau:

  • Bài vị Thần Tài đặt trong cùng và trung tâm bàn thờ Thần Tài.
  • Tượng Thần Tài – Thổ Địa được đặt hai bên bàn thờ, từ bên ngoài nhìn vào, Thần Tài nằm bên trái và Thổ Địa nằm bên phải.
  • 3 hũ đựng gạo, muối và nước được đặt chính giữa bàn thờ và chỉ được thay mới vào dịp cuối năm.
  • Bát hương được đặt chính giữa bàn thờ. Khi lau dọn cần tránh sử dụng khăn ướt lau bàn thờ. Vì khăn ướt được xem là mệnh Thủy khắc với bàn thờ mệnh Hỏa và tránh xê dịch bát hương làm giảm sự may mắn, tài lộc.
  • Lọ hoa và mâm ngũ quả được sắp xếp theo thứ tự: lọ hoa đặt bên phải, mâm ngũ quả đặt bên trái. Bạn có thể dùng hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,… để dâng lên bàn thờ Thần Tài. Mâm ngũ quả nên sử dụng năm loại trái cây khác nhau như quả phật thủ, nải chuối xanh, bưởi, lê, xoài,… Có thể đặt trên bàn thờ hoặc dưới đất nếu bàn thờ quá chất.
  • Kỷ thờ gồm 5 chén nước xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.
  • Cóc ba chân (Cóc Thiềm Thừ) được đặt bên trái, cạnh mâm ngũ quả để thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Tượng cóc cần quay hướng ra ngoài vào buổi sáng và quay hướng vào trong nếu buổi tối.
  • Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng thường được đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ mang ý nghĩa giữ tiền giữ của không bị trôi đi.

Ngoài ra, một số gia đình còn bày thêm 1 dĩa gồm 5 củ tỏi tươi nguyên hoặc một bó tỏi đẹp để bài trừ nguồn năng lượng xấu và giúp đường tài vận của gia chủ được hanh thông.

Lọ hoa có thể đặt trên bàn thờ Thần Tài hoặc dưới đất đều được

Một số lưu ý khi bày trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết

Thờ Thần Tài cần được chú trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng cùng sự chân thành. Do đó, trong khi bày trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng đồ giả dâng bên bàn thờ Thần Tài như hoa giả, quả giả,… Đó là điều tối kỵ phải tránh.
  • Chọn hoa dâng bên bàn thờ Thần Tài nên chọn những bó hoa có đầy đủ hoa đã ở và hoa nụ. Cần chọn những bông tươi, mới, có màu sắc rực rỡ, tránh chọn những bông héo úa sắp tàn.
  • Khi đang lễ lên Thần Tài ngày Tết nên sử dụng vàng thật để mang lại may mắn cho gia chủ, hút tài lộc vào nhà quanh năm.
  • Cúng Thần Tài ngày Tết nên làm vào ngày vía, tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Cúng đúng vào ngày này sẽ thu hút may mắn và tài lộc một cách trọn vẹn.

Cách bày trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết MarryBaby chia sẻ có thể áp dụng cho miền Bắc và miền Nam. Mong rằng, với các bày trí này, tài lộc và may mắn vào nhà bạn quanh năm suốt tháng, làm ăn tiến tới, thành công hơn năm cũ.

Xem thêm: