Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Chia sẻ công việc nhà là “đá quý” của những đôi vợ chồng hạnh phúc

80% cuộc sống của chúng ta gắn với công việc nhà. Tất cả mọi thứ từ cái ăn mặc đến ngôi nhà sạch sẽ đều đòi hỏi bạn và người ấy cùng chia sẻ. Gắn kết với nhau cùng trách nhiệm, tình yêu vợ chồng khắng khít hơn.

Công việc nhà không phải việc vặt

Hãy nghĩ xem bạn dành bao nhiêu thời gian để làm những công việc nhà cơ bản.

  • Nếu mất một giờ để chuẩn bị bữa ăn, ngày ăn 3 bữa, bạn phải dành 3 tiếng đồng hồ cho việc bếp núc. Trong suốt 365 ngày, thời gian này sẽ là 1.095 giờ hoặc 45 ngày trong nhà bếp.
  • Nếu mỗi ngày bạn dành một giờ để giặt ủi. Tính trong 1 năm, bạn phải dành 15 ngày để giặt giũ.
  • Mỗi ngày dành 3 tiếng dọn dẹp nhà cửa, mỗi tuần bạn mất 156 giờ tức khoảng 7 ngày.

Đó là chưa kể các nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi nhiều công sức hơn như chăm sóc con cái, tỉa tót bãi cỏ hoặc bảo dưỡng xe cộ. Nếu các cặp vợ chồng không đồng thuận trong việc chia sẻ công việc nhà, trung bình họ dành ít nhất 2 tháng trong năm để giận dỗi người kia vì không đóng góp công sức chăm chút gia đình.

Khi mối quan hệ mất cân bằng vì bất đồng trong phân chia công việc nhà, tình cảm vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.

Chia sẻ công việc nhà 2
Chia sẻ việc nhà giúp nhà cửa sạch sẽ, vợ chồng gắn kết nhau, đồng thời giúp tăng ham muốn cho cả hai

Vợ chồng hạnh phúc điều hành gia đình như doanh nghiệp

Trách nhiệm của doanh nghiệp là đảm bảo cho bộ máy của họ hoạt động trơn tru. Chủ gia đình cũng vậy! Các cặp vợ chồng hạnh phúc sẽ thỏa thuận nhau để tạo nên môi trường sống tiện  nghi thoải mái, thay vì tị nạnh chờ chén đĩa đầy chậu, quần áo ngập ứ, nhà cửa bẩn không ai dọn.

Các cặp đôi yêu nhau không phân định rạch ròi công việc nhà. Một người sẽ đảm nhận công việc một cách tự giác, người kia sẽ biết cách hỗ trợ bằng công việc khác. Họ cùng nhau quản lý tài chính, sửa chữa, nấu nướng và dọn dẹp.

Những công việc này có khi không tên, nhưng không hề nhẹ nhàng. Đôi khi, cả hai sẽ cãi vã nhau vì bất đồng trong việc chia sẻ công việc nhà, khi người kia phạm sai lầm hoặc quá tải công việc. Bất đồng này làm cho họ mất động lực tiếp tục làm việc, nếu không được giải quyết có thể làm xói mòn hạnh phúc.

Những lúc này, cùng nhau ngồi lại chia sẻ, phân phối lại trách nhiệm cho nhau, đỡ đần việc nhà cho người kia hoàn thành nốt dự án công việc… Khi nhu cầu cá nhân được đáp ứng, cả hai sẽ cảm thấy hài lòng và vui vẻ.

Việc phân công ai nên làm việc nhà gì sẽ tùy theo nhu cầu của từng đôi vợ chồng. Tốt nhất, không để chức vụ của vợ/chồng trong công việc ảnh hưởng tới trách nhiệm chia sẻ công việc nhà.

Chồng bạn có thể là giám đốc điều hành doanh nghiệp, bạn chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường, nhưng khi bước vào nhà, vợ chồng bình đẳng với nhau. Cả hai phải xem như mình là đối tác, hợp tác nhau cùng xây nhà và xây tổ ấm.

[remove_img id=35829]

Lời khuyên để các cặp đôi chia sẻ công việc nhà

Lên danh sách công việc nhà cần làm trong tuần và trong tháng

Việc nhà hàng ngày có nấu cơm, rửa chén bát, lau dọn nhà cửa… Việc trong tháng có giặt giũ mùng màn, lau cửa sổ… Tất cả cần có danh sách cụ thể. Nên đánh dấu những công việc quan trọng cần làm trước và làm mỗi ngày.

Chia sẻ công việc nhà

Khi công việc được thỏa thuận phân công rõ ràng sẽ tránh được việc đùn đẩy cho nhau.

Chọn công việc sở trường

Có những công việc là sở trường của người này nhưng là sở đoản của người khác. Dựa vào sở trường, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau ai sẽ đảm nhận chính công việc. Ví dụ vợ giỏi bếp núc, việc dọn rửa sẽ là của chồng.

Vợ chồng có thể nêu ý kiến về công việc mà họ được giao, nếu họ hoàn toàn không thích tất cả thì có thể thương lượng để thay đổi. Miễn là cả hai cảm thấy công bằng và không thấy rằng họ bị ép buộc hay khó chịu khi phải làm việc nhà.

Linh động thay đổi

Vợ hoặc chồng bận công tác đột xuất, người kia có thể giúp đỡ và thay đổi công việc cho nhau. Đừng cứng nhắc và “văn bản hóa” sẽ tạo cảm giác việc nhà rất nặng nề, nhiều trách nhiệm.

Nếu không thể đảm đương công việc dọn dẹp nhà cửa, vợ chồng bạn nên xem xét việc thuê giúp việc theo giờ trong thời gian ngắn. Hạnh phúc gia đình là quan trọng nhất, đừng quên điều này.

[remove_img id=1615]

Chia sẻ công việc nhà ngỡ là chuyện nhỏ nhưng nếu không có thỏa thuận rõ ràng sẽ gây bất hòa ngấm ngầm giữa các cặp vợ chồng, có thể dẫn đến đổ vỡ. Đừng xem việc nhà như trách nhiệm nặng nề, muốn duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc, bạn nên xem khoảnh khắc sẻ chia cùng chăm chút cho tổ ấm là ngọc quý. Có như vậy, cả hai sẽ càng hào hứng với công việc nhà và càng khắng khít với bạn đời.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách làm giàn dưa chuột cho ai muốn trồng tại nhà

Làm giàn cho dưa leo cố định và chắc chắn, cây bò nhanh và thuận tiện, cho quả năng suất cao hơn. Cách này có thể áp dụng khi trồng rau quả trên sân thượng.

Hướng dẫn cách làm giàn dưa chuột

Vật dụng làm giàn

Bạn có thể sử dụng các loại cọc như tre, nứa, gỗ, sắt hoặc bê tông,… để làm giàn, tuỳ theo diện tích trồng. Chuẩn bị lưới để giăng lên giàn cũng cần thiết.

Khi chuẩn bị, cần chú ý chọn cọc thích hợp để tạo độ cao của giàn. Cây cọc nên có độ cao khoảng 1,5 – 2,5m là hợp lý.

Giàn đặt ngoài trời, bạn lưu ý sử dụng loại dây chắc bền có thể chịu được thời tiết nắng và mưa gió

Cách làm giàn

Yếu tố quan trọng cần chú ý trong cách làm giàn dưa chuột là phải chắc chắn, dưa có thể leo bám mà không bị đổ. Giàn càng chắc, gốc cây càng cố định tốt, giúp cây phát triển tối ưu, tỷ lệ hoa đậu trái cao hơn.

Nếu trồng trong thùng xốp tại nhà, bạn cũng có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can rồi cắm cọc giăng lưới cho cây leo.

Cách làm giàn dưa chuột đơn giản

Làm giàn kiểu chữ A

Bước 1: Cố định các cọc tre xuống đất tạo khung sườn cho của giàn như hình chữ A. Liên kết khung sườn giàn lại với nhau bằng dây kẽm hoặc dây cước.

Bước 2: Dùng các tấm lưới vắt lên xà ngang bên trên khung sườn của giàn, kéo căng và trải lưới giàn đều nhau, sau đó cố định lưới bằng cách dùng dây cước buộc vào khung sườn của giàn.

Cách làm giàn dưa chuột chữ A

Làm giàn đứng

Bước 1: Cắm các cọc xuống đất theo kiểu hình 2 chữ II, mỗi cọc song song với nhau và cách nhau khoảng 2 – 3m.

Bước 2: Giăng giây vào nóc trên của các cọc và phía dưới mép chân cọc tạo khung sườn cho giàn.

Bước 3: Giăng lưới cho giàn, buộc các góc lưới vào các dây chằng liên kết trên – dưới cột của khung sườn của giàn. Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.

Bước 4: Dùng tấm lưới lớn kéo trải căng ra như trải bạt che nắng để phủ nóc cho giàn. Nếu không muốn phủ nóc thì bạn có thể bỏ qua bước này.

Cách làm giàn dưa chuột đứng

Kỹ thuật trồng dưa chuột tại nhà

Dưa chuột dễ trồng, phát triển tốt và ưa đất tơi, xốp, thoát nước, có thể trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch trái là 45 ngày sau khi gieo hạt.

Tuy dưa chuột trồng quanh năm, nhưng vào thời vụ sẽ cho kết quả tốt hơn:

  • Vụ chính là vụ xuân: Gieo cuối tháng riêng đầu tháng hai. Nên ủ hạt trong khăn ẩm đến khi hạt nứt nanh thì gieo hạt
  • Vụ Hè: Gieo từ tháng 4 đến tháng 7
  • Vụ Đông: Gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10

Cách làm giàn dưa chuột

Trồng dưa trong chậu nhựa xốp

Chuẩn bị: Chậu, Thùng, hạt giống, đất sạch (nên sử dụng  đất sạch tribat) một ít phân đạm lân, kali

Gieo và trồng: Đổ đất sạch và chậu. San phẳng đất, hốc sâu 2cm bỏ hạt vào rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi tưới ẩm.

Trong thời kỳ hạt nảy mầm, cần chú ý duy trì độ ẩm của đất vừa phải giúp hạt nhanh nảy mầm. Đất quá khô hạt khô héo không nảy mầm. Đất quá ẩm hạt không nảy mầm bị thối mốc.

Cách chăm sóc

Dưa chuột được 4–5 lá thật thì bắt đầu bón lót. Cách pha như sau: Dùng một lượng nhỏ phân đạm và kali pha nước tưới (1 thìa cafe đạm + 1 thìa cafe kali cho 1,5l  nước). Sau 4 – 5 ngày tưới lót lần 1 thì bắt đầu làm giàn cho dưa leo lên.

Sau mỗi lứa thu hoạch xong, bạn bổ sung thêm phân đạm để tưới nếu cây còi cọc. Lựa hái bỏ những lá già trước cho quả nhanh to và cây được bền hơn

Loại dưa này cần nhiều nước vì vậy cần duy trì độ ẩm đất thường xuyên cây cho năng suất cao và quả to hơn.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách chống nóng mùa hè chẳng cần đến máy lạnh

Những ngày hè cao điểm, bạn thậm chí chẳng thể ngủ được nếu không có máy lạnh. Trong điều kiện trên, bạn vẫn có thể áp dụng một số phương pháp để tự làm mát và cảm thấy dễ chịu trong những tháng hè này.

Làm gì khi phòng ngủ quá nóng?

Đóng rèm cửa, lắp tấm cách nhiệt

Việc đóng rèm và màn cửa trong ngày sẽ giúp ngăn chặn sức nóng của mặt trời. Đến chiều tối khi trời đã dịu dần, bạn có thể mở rèm cửa ra.

Để bảo vệ tốt hơn, bạn có thể sử dụng màn cửa cách nhiệt, lá phản chiếu bong bóng cách nhiệt hoặc tấm dán cách nhiệt để ngăn sự dẫn nhiệt ra ngoài trời mát.

Bạn cũng có thể tự chế lá cách nhiệt bằng cách bọc giấy bạc bên ngoài bìa các tông cắt theo kích cỡ tấm chắn cách nhiệt.

Nếu có thể, hãy ra phía ngoài ngôi nhà và kẹp các tấm cách nhiệt lên phía bên ngoài của ngôi nhà, đặc biệt là ở phía nam (hoặc phía bắc nếu bạn sống ở phía nam đường xích đạo). Những rèm cửa bên ngoài sẽ ngăn chặn sức nóng tiến gần đến khung cửa sổ, nhưng vẫn không cản trở gió lưu thông.

Bạn thậm chí có thể dựng mái hiên tạm thời bằng chổi và tấm cách nhiệt.

Mở cửa vào ban đêm

Vào ban đêm, việc mở cửa sổ và cửa ra sẽ giúp luồng không khí mát mẻ được lưu thông. Nếu không sức nóng ban ngày sẽ bị giữ lại và ngôi nhà của bạn sẽ không thể tỏa nhiệt vào ban đêm. Để đảm bảo tính riêng tư và an toàn khi mở cửa vào buổi tối, bạn có thể lắp cửa chắn, cửa cấm cổng hoặc cửa trập.

Lưu ý: Ở những khu vực mặt trời mọc, bạn nên thức dậy sớm đóng cửa sổ và kép rèm từ 5-6h để tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà.

Dùng quạt

Làm mát bằng cách lắp đặt quạt trần, hoặc quạt hông cửa sổ hoặc gác xép để đẩy luồng không khí nóng ở các phòng lên trên và đẩy nhiệt ra ngoài.

Nếu bạn sống trong căn hộ kín, hãy kết hợp nhiều máy quạt để không khí được lưu thông tốt. Thổi khí nóng ra ngoài bằng cách đặt quạt thông gió mạnh gần cửa sổ.

Tự làm máy điều hòa không khí

Cách chống nóng mùa Hè
Cách chống nóng mùa hè

Đặt bát kim loại đá muối ở phía trước máy quạt và điều chỉnh hướng gió để không khí được thổi qua lớp băng.

Hoặc, sử dụng chai có dung tích từ một lít trở lên đổ đầy nước (70%) và muối mỏ (10%). Chừa lại 20% dung tích trống để mở rộng. Muối làm giảm nhiệt độ đóng băng nước, tạo ra băng siêu lạnh. Đông lạnh chất lỏng trong bình, sau đó đặt vào bát lớn (để hứng các giọt ngưng tụ). Điều chỉnh quạt thổi trực tiếp vào chiếc bát.

Khi băng mặn trong chai tan, không khí xung quanh sẽ nguội đi và quạt sẽ thổi luồng không khí mát vào cơ thể bạn. Nước và muối trong chai có thể được đông lạnh trở lại mỗi đêm và sử dụng nhiều lần.

Bạn cũng có thể bật quạt hút khói thông gió bếp hoặc mở lò ống khói. Chúng sẽ hút không khí nóng ra khỏi nhà và kéo không khí mát vào bên trong.

[inline_article id=229361]

Hạn chế sinh nhiệt trong nhà

Không nên tắm nước nóng, rửa bát, giặt quần áo hay nấu nướng cho đến khi trời tối.

Hạn chế tối đa các nguồn nhiệt từ bếp lò đến lò nướng để nấu ăn.

Bóng đèn sợi đốt cũng tỏa nhiệt không kém, do đó bạn nên chuyển sang dùng đèn huỳnh quang compact hoặc đèn LED. Tắt đèn, tivi và máy tính khi không sử dụng vì các thiết bị này tỏa ra rất nhiều nhiệt và tiêu hao nguồn điện của bộ biến điện không cần thiết.

Thay thế nội thất

Nếu được bạn có thể thay vỏ gối nhung bằng vỏ gối sa tanh trắng cho mùa Hè, bọc vải lanh lên ghế sofa len, hoặc thậm chí chỉ cần trải miếng vải trắng lên đồ nội thất trong nhà. Ánh sáng của màu vải sẽ phản xạ nhiệt thay vì hấp thụ, và kết cấu mịn sẽ cho bạn cái nhìn và cảm nhận sự mát mẻ.
Lợp mái nhà màu sáng cũng là lựa chọn giúp phản xạ ánh sáng mặt trời thay vì hấp thụ nhiệt.

Trồng cây

Cây rậm lá sẽ tạo bóng mát cho ngôi nhà và hạ nhiệt độ xuống thấp hơn do đó bạn nên trồng thêm cây hoặc dựng giàn dây leo trong nhà.

Thêm mẹo hay để giảm nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể ngày nắng nóng

Sử dụng chiếu ngủ làm bằng mây, tre. Loại chiếu ngủ này mịn và mát hơn so với cơ thể của bạn.

Không nên để quạt chạy trong phòng kín không có người. Quạt không làm mát không khí trong phòng; trên thực tế, quạt làm nóng không khí trong phòng. Động cơ của quạt tạo ra nhiệt và ngay cả không khí lưu thông đều có thể tạo ra lượng nhiệt từ ma sát. Bạn chỉ cảm thấy mát hơn khi có mặt trong phòng do hơi ẩm bốc ra khỏi da, làm mát cơ thể.

Buổi sáng sớm và tối là thời điểm mát mẻ để đi bộ, đi bộ đường dài, đạp xe, hoặc làm vườn.

Nếu bạn có mái tóc dài, hãy buộc lên để phần cổ không cảm thấy nóng nực.

Nếu bạn không muốn để tóc hoặc khuôn mặt bị ướt, hoặc không có thời gian để tắm lại, thì có thể làm ướt tai bằng nước mát. Biện pháp này luôn phát huy tác dụng!

Cho vài cục đá vào khăn tay, xoắn lại để đá không rơi ra ngoài và sau đó đặt lên cổ hoặc trán để làm mát cấp kỳ.

Nếu bạn đang nóng, hãy đi tắm. Điều này sẽ hạ nhiệt cơ thể và bạn sẽ không cần đến điều hòa không khí.

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái dễ chịu hơn.

Đắm mình trong làn nước mát hồ bơi tại nhà hoặc hồ bơi công cộng trong khu vực thành phố.

Đặt khăn ướt lên trán. Cách thức này giúp giải tỏa nhiệt độ cơ thể. Điều này đặc biệt tốt nếu bạn đang bị sốt nhẹ do thời tiết nóng. Hay nhúng khăn trong nước lạnh khoảng một giờ. Sau đó đặt khăn lên cơ thể hoặc máy quạt để khắc phục cái nóng!

Hi vọng với những mẹo hay về chăm sóc nhà cửa trên đây, bạn có thể “thối bay” cơn nóng mùa Hè dù cho nhà có máy lạnh hay không.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Pin đã qua sử dụng xử lý thế nào cho đúng?

Bao quanh chúng ta là vô vàng thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… Mỗi tháng, số lượng pin đã qua sử dụng trên cả nước là rất lớn, khi số lượng các thiết bị điện tử ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Pin sau khi sử dụng được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại và khó phân hủy. Chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chung vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, và xử lý chúng bằng hai phương pháp: Chôn lấp hoặc đốt.

Tuy nhiên, cả hai cách xử lý này đều có vấn đề, vì hoá chất trong lõi pin sẽ rò rỉ ra môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ. Pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

Xử lý pin đã qua sử dụng

Pin đã qua sử dụng chứa nhiều kim loại nặng

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nếu đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

Thuỷ ngân

Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm.

Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Chì

Một lượng nhỏ của chì để lại tác hại nặng nề cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại có ích khác trong cơ thể người.

  • Chiếm chỗ của canxi trong xương, gây thiếu hụt canxi, mục xương
  • Chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein
  • Chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não
  • Thay thế sắt trong máu…

Cơ thể nhiễm chì sẽ làm rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Chì gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Kẽm

Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.

Cadmium

Tác hại rất lớn đến cơ thể. Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…

[inline_article id=229361]

Xử lý thế nào với pin đã dùng?

Tại các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân loại, bảo quản, thu gom và tái chế sau khi sử dụng.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ, vừa giúp việc dọn dẹp nhà cửa dễ dàng, đồng thời để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em.

Xử lý pin đã qua sử dụng 2

Mang qua những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lý.

Điểm thu gom tại Hà Nội

1. Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân, đối diện số 45 phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
2. Nhà văn hóa phường Yên Hòa, số 288, đường Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy.
3. UBND phường Quán Thánh, số 12-14 đường Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình.
4. Bảo tàng Chiến thắng B.52, số 157 Đội Cấn,Đội Cấn, Ba Đình.
5. UBND phường Thành Công, số 9 đường Thành Công,Thành Công, Ba Đình.

Điểm thu gom tại TP Hồ Chí Minh

1. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (63 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1)
2. UBND Phường 15, Quận 4 (132 Tôn Thất Thuyết, P.15, Q.4)
3. UBND Phường 17, Quận Phú Nhuận (22 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Q. Phú Nhuận)
4. UBND Phường 2, Quận Bình Thạnh (14 Phan Bội Châu, P.2, Q. Bình Thạnh)
5. UBND Phường 9, Quận 3 (82 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3)

Xử lý pin đã qua sử dụng an toàn, bạn đã góp phần mang lại môi trường sống sạch và an lành cho gia đình, cho những đứa con của mình.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách cắm hoa để bàn kiểu Tây tùy theo dáng lọ hoa

Bên cạnh các kiểu cắm hoa để bàn kiểu Á châu, với các hình dáng cắm đa dạng, các gia đình Việt Nam hiện rất thích lối cắm hoa kiểu Tây, với cách cắm tròn xòe rộng, tạo sự sang trọng và không kém tự nhiên cho không gian sống.

Điểm qua các loại lọ cắm hoa

Lọ hoa có rất nhiều hình dáng đẹp, thích hợp cho nhiều loại hoa với chiều cao, hình dáng khác nhau. Cơ bản, các phom dáng lọ hoa cơ bản như sau.

Cách cắm hoa để bàn

 

Cách cắm hoa để bàn lọ hình trụ

Lọ hoa hình trụ cao có vẻ khó cắm, nhưng chỉ cần biết nguyên tắc, bạn sẽ thấy cắm hoa trong bình này dễ hơn tưởng tượng. Nên chọn hoa có thân cao, chỉ cần tỉa tót nhẹ. Dùng các loại lá lót, hoa nhỏ khác chèn vào để lọ hoa trông đầy đặn.

Cách cắm hoa để bàn 2

Muốn hoa được nổi bật, bạn tỉa bớt các lá và cành nhỏ mọc ở thân dưới trước khi cắm vào lọ hoa. Đo đạc để tỉa thân hoa có chiều cao tương thích với lọ.

Chèn những thân hoa dưới đáy cho đầy, giúp lọ hoa giữ hình dáng ban đầu.

Cách cắm hoa để bàn 3

Chèn hoa dài nhất vào giữa lọ, các cành xung quanh thấp dần. Với lọ hoa dáng trụ chất liệu thủy tinh, dùng hoa mao địa hoàng (foxgloves) giúp làm nổi bật vẻ đẹp của loại hoa chủ đạo, giúp bình hoa đầy hơn.

Cách cắm hoa để bàn 5

Cách cắm hoa để bàn 6
Lọ thủy tinh nếu để lộ nhiều thân hoa sẽ không đẹp mắt. Bạn có thể chèn thêm dây lá lượn xung quanh thân hoa

Với bình nước bằng gốm sứ, chỉ cần bó các đoá hoa nhiều cánh sao cho phủ kín miệng bình là được

Cách cắm hoa để bàn 26

Cách cắm hoa để bàn 25
Và đây là kết quả

Lọ hoa dáng đồng hồ cát

Lọ hoa có hình dáng này rất thử thách những người mới biết cắm hoa. Nó đòi hỏi phải sử dụng nhiều lá lót, hoa lót để che chân hoa và làm bình hoa sống động hơn.

Cách cắm hoa để bàn 2

Các bước cắm hoa

  • Ghé một hoa hồng tím kèm với lá thành bó nhỏ, dùng dây cố định
  • Sắp xếp lần lượt hoa rồi tới lá. Vừa xoay bó hoa vừa ghép hoa và lá vào chen kẽ nhau. Bạn sẽ có trong tay bó hoa dạng kim tự tháp
  • Tiếp tục thêm hoa và lá, bó hoa sẽ đầy đặn và nhiều màu sắc

Cách cắm hoa để bàn 9

 

Cách cắm hoa để bàn 10
Dùng lá thường xuân kết thành dây, quấn quanh chân hoa để che khuyết điểm
Cách cắm hoa để bàn 12
Điểm thêm hoa Tử Đinh Hương (Lilac) xen lẫn bó hoa. Thành quả rất ngọt ngào, đúng không nào

Cắm hoa với lọ dáng phễu

Dùng các loại hoa cánh nhỏ dáng bụi, cắm vào lọ hoa dáng phễu tạo nên sự phong phú đủ đầy

Cách cắm hoa để bàn 13
Dùng hoa Lilac – tử đinh hương và hoa Clematis màu tím đẹp mắt cho lọ hoa này. Kết xen kẽ hai loại hoa này với nhau
Cách cắm hoa để bàn 14
Dùng lá thường xuân chèn vào lọ hoa không để lộ chân hoa. Sau đó, cho bó hoa đã cố định vào
Cách cắm hoa để bàn 15
Lọ hoa dáng phễu giúp hoa nở bung đầy đặn

Lọ hoa đứng

Cũng trên nguyên tắc bó hoa trước rồi cho vào lọ. Bạn nên đo trước để phần thân hoa vừa chạm đáy bình, bông hoa nằm trên cổ lọ. Các loại hoa sử dụng cách cắm này có thể chọn: Hoa lily, hoa tulip, kèm các loại hoa bụi nhỏ màu trắng chèn cho bình hoa đầy.

Cách cắm hoa để bàn 16

Cách cắm hoa để bàn 17

Cắm hoa vào lọ pha lê

Cũng tương tự như cách cắm vào lọ đứng cao, bạn chọn những cánh hoa hồng trắng kích thước vừa với lọ hoa. Dùng ruy băng cố định các bông hoa hồng trắng với nhau. Bên dưới, chèn ít lá hoa hồng tự nhiên. Sau đó cắm bó hoa vào lọ pha lê.

Cách cắm hoa để bàn 18

Cách cắm hoa để bàn 19
Kiểu cắm hoa cổ điển và trang trọng này thích hợp đặt trong phòng khách, vào những dịp đặc biệt

Cắm hoa vào lọ vuông

Hoa cẩm tú cầu lý tưởng để cắm vào bình hoa vuông này. Hoa này xoè to rực rỡ, đối lập với lọ hoa đơn giản như dáng vuông.

Chú ý, dùng lá cẩm tú cầu lót vào lọ

Cách cắm hoa để bàn 20

 

Cách cắm hoa để bàn 21

Cách cắm hoa để bàn 22
Lọ hoa hoàn thành, bạn sẽ ngạc nhiên vì vẻ sống động rạng rỡ của nó

Cắm hoa vào bình nước

Bình đựng nước thuỷ tinh hoặc bằng gốm sứ đều mang lại vẻ đẹp gần gũi cho lọ hoa. So với bình gốm sứ, bình thuỷ tinh khó cắm hơn vì đòi hỏi phải xử lý phần thân hoa sao cho đẹp mắt, tránh nhìn rối mắt.

Cách cắm hoa để bàn 23

Cách cắm hoa để bàn 24
Kết hoa đậu với lá cỏ xen kẽ nhau. Tay trái cầm hoa, tay phải chèn xen kẽ hoa-cỏ, đồng thời khẽ xoay phần chân hoa xoắn ngược chiều kim đồng hồ. Cắm bó hoa vào bình thuỷ tinh
Cách cắm hoa để bàn 25
Và đây là kết quả

Sử dụng các bình cắm hoa nhỏ

Cũng với cách sắp xếp và bó hoa-la như trên, khi dùng các loại lọ cắm nhỏ, bạn sẽ có những lọ hoa để bàn bé xinh. Ưu điểm của những lọ hoa này sẽ làm bàn ăn của gia đình thêm màu sắc, mà không cản trở tầm nhìn của các thành viên trong gia đình.

Cách cắm hoa để bàn nhỏ xinh
Hồng tỉ muội và hoa hồng Nahema cắm vào lọ dáng búp vô cùng ngọt ngào

Cách cắm hoa để bàn nhỏ xinh 2

Cách cắm hoa để bàn kiểu Tây không tạo hình theo hình dáng cứng nhắc mà chuộng sự tự nhiên, tạo cảm giác hoa đầy đặn và rực rỡ. Hy vọng, những gợi ý trên từ MarryBaby sẽ giúp bạn chăm chút không gian sống của mình thêm đẹp và màu sắc.

Nguồn Internet

[inline_article id=229361]

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Gợi ý 12 cách cắm hoa dáng toả tròn giúp mẹ đảm ghi điểm

Cắm hoa dáng tỏa tròn sử dụng phụ kiện

Hoa cẩm tú cầu và hoa mào gà có sẵn hình dáng tròn. Sử dụng các loại hoa hình tròn, kết hợp với những phụ kiện cắm hoa như bình thủy tinh, giúp tạo nên những lọ hoa dáng tròn hoàn hảo.

Căng tràn hoa quả

Gợi ý cắm hoa đơn giản với hoa mào gà. Dùng lọ thuỷ tinh hình vuông, cắt những lát cam hoặc chanh phủ kín các cạnh bên của lọ. Bên trên, cắm hoa mào gà xen kẽ nhau. Cách cắm hoa này đơn giản nhưng bắt mắt, thích hợp đặt lên bàn ăn.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 2

Quả cầu hoa

Chỉ đơn giản là dùng bình hoa thuỷ tinh dáng tròn (hoặc hồ cá thuỷ tinh dáng tròn), sắp xếp những bông hoa cẩm tú cầu vào bên trong, bạn đã có lọ hoa dạng tròn xinh xắn ngọt ngào.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 3

Tương tự, quả cầu hoa thuỷ tinh trông có vẻ đơn giản nhưng tạo hiệu ứng thị giác rất tốt. Bạn chỉ cần tìm lọ cắm hoa thuỷ tinh hình cầu, khéo léo cắm phần chân hoa xuống nước để giữ tươi lâu. Phần thân và hoa cắm sao cho cuộn tròn trong lòng lọ cắm.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 12

Tháp cupcake hoa

Sử dụng chân đế đựng cupcake để tạo tháp hoa này. Cắm hoa cẩm tú cầu, hoa hồng và mẫu đơn vào cốc thuỷ tinh nhỏ, sắp đầy chân đế. Chú ý chọn tông màu các loại hoa tương thích với nhau.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 8

Hoa dáng tròn để bàn

Các loại hoa cánh nhỏ, dáng bụi như hoa thạch thảo, hoa Trachelium Hoà Lan, hoa thì là…, rất phù hợp để cắm chen giữa các hoa cánh to, tạo độ tròn đầy cho hoa cắm dáng tròn thấp.

Hoa tròn đế thấp

Hoa cưới để bàn kèm ly nến thích hợp cho mùa đông, tạo hình trò đế thấp sẽ sức sống hơn khi cắm chèn các bụi hoa Trachelium Hoà Lan. Sự phong phú của những cánh hoa nhỏ tạo nét bứt phá cho hoa freesia và hoa hồng.

Đĩa hoa này vô cùng lung linh khi ánh nến được thắp lên vào ban đêm, tạo vẻ lung linh cho bàn tiệc cưới hoặc cho bữa tiệc mùa đông thêm ấm áp.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 4

Đĩa hoa tròn mùa Thu

Những bông hoa thì là màu tối giúp tạo đường viền mịn màng tự nhiên, định hình cho đĩa hoa đa sắc. Bông hoa cánh nhỏ cũng giúp tạo chiều sâu màu sắc cho đĩa hoa dáng tròn.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 5

Cách cắm hoa dáng toả tròn 19

Cắm hoa kết hợp rau quả

Cách cắm hoa dáng toả tròn tự nhiên mộc mạc và đầy sức sống. Sử dụng chiếc cốc men cũ làm lọ cắm hoa, bên trên sắp xếp các loại thực vật quen thuộc trong nhà bếp như rau xanh, nhánh hương thảo, cải xanh, hoa cúc kèm hoa thì là, quả chanh… Lọ hoa sẽ rất gần gũi và ấn tượng.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 6

Cách cắm hoa dáng tỏa tròn lan toả

Thay cho những lẵng hoa tròn hoàn hảo, cách cắm hoa dáng tròn với những chồi lá đâm toả ra khắp hướng tạo sức sống cho bình hoa.

Bình hoa mùa xuân

Hoa Proteas, hoa Chi Hành (allium) và hoa tulip đều là những hoa có hình dáng tròn đầy. Khi được cắm theo dáng tròn, chúng sẽ tạo thành những lọ hoa hình quả cầu đầy đặn rất đẹp mắt.

Hoa tulip sắp xen kẽ với hoa chuỗi ngọc tím, tạo nên bảng màu đặc sắc tươi trẻ cho không gian.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 11

Cắm hoa để bàn cưới tròn phong cách miền quê

Tạo hình xốp cắm hoa hình tròn, rồi cắm rải rắc hoa hồng bên trên. Sử dụng thêm lá hương thảo, các loại lá cánh nhỏ cắm đều khắp, điểm thêm bằng các loại hoa dạng chùm như lavender tỏa đều lọ hoa.

Cách cắm hoa dáng toả tròn 24

Hoa dáng tròn màu xanh mướt mắt

Kết hợp hoa hồng trắng với các loại hoa xanh như cúc xanh, hồng môn, lá thiết mộc lan…, bạn sẽ có lọ hoa to độc đáo, màu sắc tươi sáng.

Cách cắm hoa dáng toả tròn xanh

Hy vọng, ngôi nhà của bạn sẽ thêm đẹp với cách cắm hoa dáng toả tròn MarryBaby vừa giới thiệu.
[inline_article id=229457]
Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách lau nhà sạch bóng cho không gian sống thơm mát

Sàn nhà là nơi chân người tiếp xúc thường xuyên, và dễ bị xuống cấp trong quá trình sử dụng. Muốn sàn nhà luôn mới đẹp, bạn cần biết cách lau nhà sạch và vệ sinh đúng cách, tùy theo từng chất liệu khác nhau.

Vệ sinh, bảo trì sàn nhà đúng cách sẽ giúp giữ được độ bền của bề mặt chất liệu sàn, đồng thời mang lại không gian sống thơm mát, sạch sẽ.

Nguyên tắc lau nhà sạch

“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Muốn cho nhà sạch, nguyên tắc đơn giản là quét dọn thường xuyên. Việc thường xuyên vệ sinh giúp sàn nhà tránh bị trầy xước do sỏi đá nhỏ, bụi bẩn.

Các nguyên tắc làm sạch nhà khác cần lưu ý:

  • Dọn thật sạch và nhanh chóng hóa chất đổ ra nền nhà, tránh ăn mòn chất liệu bề mặt.
  • Nhận biết chất liệu lót sàn, gạch lót để làm vệ sinh đúng cách.
  • Sử dụng xà phòng có thể mau làm mất độ bóng đẹp của sàn nhà. Hóa chất ngày không phù hợp với việc lau nhà hàng ngày.

Cách lau nhà sạch

Tẩy vết bẩn trên sàn nhà

Có rất nhiều tác nhân gây bẩn, hỏng sàn nhà của bạn. Với mỗi chất bẩn, bạn có cách “trị” khác nhau:

  • Kẹo cao su dính lên sàn nhà rất khó chịu. Bạn cho đá lạnh lên bã kẹo, cạo bớt đi rồi lấy băng dính dán lên kẹo cao su. Giật ra thật mạnh, kẹo sẽ tróc theo băng dính.
  • Sàn đá bị rỉ sét: Đổ giấm trắng lên rồi dùng giẻ chà đi. Vết bám lâu ngày, có thể cho thêm baking soda lên vết rỉ, cho ít giấm và chà mạnh.
  • Nhựa, sơn, hay xi, nhớt xe rớt trên sàn, dùng giẻ thấm xăng để chà.
  • Sàn gạch bóng bị trầy xước nhỏ, bạn dùng gôm tẩy rồi quét vụn gôm đi. Nếu diện tích trầy xước và bẩn rộng, bạn dùng nước tẩy đặc dụng chà. Sau đó để sàn khô, dùng sáp nến xoa lên và chùi sạch lại.
  • Vết cặn bám trên kẽ sàn, bề mặt men sứ: Dùng kem đánh răng pha ít nước, chà mạnh.

Các cách lau nhà sạch bóng tùy chất liệu

Sàn nhà bếp

Sàn nhà bếp bám nhiều dầu mỡ, tránh việc lau bằng mốp thông thường làm nước thấm lên sàn nhà càng bẩn. Bạn dùng bột mì, bột gạo rắc một ít lên chỗ bẩn để hút dầu mỡ. Quét lớp bột đi, sàn nhà khô ráo lại mới lau sàn như bình thường.

Vật kim loại thường để lại trên sàn nhà vết rỉ sét. Bạn cho lên vết bẩn ít giấm trắng, chùi sạch đi vết rỉ rồi lau nhà như bình thường.

Sàn nhà tắm

Sàn nhà tắm thường bị đóng phèn, khoáng sắt bên trên bề mặt, trong các kẽ gạch… Để vệ sinh nhà tắm, làm sạch bề mặt men sứ, bạn dùng muối, giấm pha baking soda chà lên vết ố. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Cách lau sạch sàn gỗ

Với sàn gỗ, dùng chổi mềm và lau bằng vải mềm với nước lau vắt thật ráo. Nếu sàn bị trầy xước nên lau khô ngay lập tức để chúng không bị thấm.

Sàn gỗ thông thường sẽ được xử lý lớp sáp, các chất polurethane, polyarylic trên bề mặt cho sáng bóng, chống thấm chống nước. Để làm sạch sàn gỗ, bạn có thể tham khảo các công thức sau:

  • Pha nước với 1/4 tách sữa tắm dịu nhẹ. Dùng miếng mốp mềm thấm dung dịch chà sạch.
  • Pha nửa ly giấm trắng với 3 lít nước. Dùng miếng mốp lớn thấm dung dịch, vắt khô để lau sàn.
  • Dùng 10 túi trà và 2 lít nước sôi. Thả túi trà vào nước và đợi khi nước chỉ còn ấm, dùng mút thấm nước trà để lau sàn.

[inline_article id=229361]

Lau sạch sàn Vinyl

Chất liệu Vinyl là lọai vật liệu dẻo có thành phần chính là nhựa nguyên sinh, kết hợp các lớp vật liệu gia cường và chất phụ gia… Sàn nhà chất liệu Vinyl được sử dụng thay thế cho sàn gạch ceramic thông thường vì các tính năng vượt trội của nó.

Để làm sạch sàn Vinyl, bạn có thể cho 60ml giấm vào bình xịt, sau đó cho thêm 1 giọt nước rửa chén và nửa lít nước ấm, lắc đều. Khi lau sàn, xịt dung dịch này và dùng vải mềm lau sạch.

Cách lau nhà sạch 2

Sàn đá hoa cương

Đá hoa cương có vẻ đẹp tự nhiên, chất liệu bền, chi phí bảo dưỡng thấp. Bề mặt sàn đá hoa cương cần chăm chút cẩn thận. Tránh dùng nước xà phòng vì làm hỏng bề mặt sàn, lại trơn trượt.

Đá hoa cương cũng dễ bị thấm nước qua các vết rỗ nhỏ li ti trên mặt đá. Chúng tạo ra rãnh đường dẫn khiến măt sàn bị ngấm và có cảm giác loang lổ. Cách lau nhà sạch trên sàn đá hoa cương tránh đổ nước lên sàn, hoặc lau bằng khăn ướt sũng. Bạn nên dùng miếng mút hoặc giẻ lau mềm thấm nước rồi vắt ráo để lau sàn, sau đó làm khô sàn bằng thổi quạt.

Sàn gạch men

Với sàn gạch men, bạn có thể dùng oxy già thấm vào giẻ để lau cho bóng.

Nếu sàn gạch men bị ố, bạn lấy khoai tây sống nghiền nhỏ, cho vào túi vải rồi chùi lên vết bẩn. Nếu vẫn còn, dùng dầu lửa lau lại lần nữa.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

6 cách làm nước rửa chén từ thiên nhiên an toàn và rẻ bèo

Phong cách sống organic đưa con người trở về gần hơn với thiên nhiên. Thay vì dùng các hóa chất phục vụ cuộc sống, con người trở về các nguyên liệu tự nhiên như trước đây. MarryBaby sẽ cùng bạn tìm cách làm nước rửa chén từ nhiên nhiên. Mẹo chăm sóc nhà cửa này khó thể bỏ qua.

Nước rửa chén từ hóa chất nếu không rửa sạch có khả năng gây hại cho cơ thể. Trong khi đó, dùng các loại thực vật trong thiên nhiên tự chế nước rửa chén, bạn vừa tiết kiệm chi phí cho gia đình, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của người thân.

Công thức làm nước rửa chén từ bồ kết và trà xanh

Nguyên liệu

  • 30gr bồ kết khô
  • 5gr lá trà xanh khô
  • 15gr vỏ bưởi phơi khô
  • Vật liệu: Túi lọc may từ vải, chai đựng sản phẩm

Cách làm xà bông rửa chén từ thiên nhiên

Cho tất cả các nguyên liệu làm nước rửa chén vào cối hoặc máy xay, nghiền nhỏ thành bột mịn. Cho phần bột này vào túi lọc.

Khi sử dụng, cho túi lọc vào 750ml nước đun sôi, ngâm đến khi nước có màu vàng đậm. Nước nguội, bóp túi vải và vắt cho tinh chất trong hỗn hợp ra hết. Cho nước rửa chén vào bình dùng dần.

Cách làm nước rửa chén từ thiên nhiên
Công thức làm xà bông rửa chén này do cô giáo Nguyễn Lê Hồng Vân (Khánh Hòa) sáng chế

Cách làm nước rửa chén bằng sả, bồ kết, vỏ bưởi

Nguyên liệu

  • 150-200gr bồ kết
  • 5-6 cây sả
  • Vỏ bưởi hoặc vỏ cam chanh

Công thức làm nước rửa chén hữu cơ

Rửa sạch bồ kết, sau đó phơi khô và nướng lên. Nghe mùi bồ kết thơm là được, bạn đừng nướng đến khét nhé. Nướng xong, bẻ nhỏ bồ kết cho vào nồi đun.

Sả cây cắt khúc. Vỏ bưởi/cam/chanh rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đun chung với bồ kết. Nước chỉ để xâm xấp, nấu khi nước ra đen đặc và sẫm màu là được.

“Nước rửa chén” vừa nấu để nguội, sau đó đổ qua rây lọc để bỏ bã đi. Đổ nước vào chai hủ dùng dần.

Cách làm nước rửa chén 3
Bồ kết, vỏ bưởi, sả là những chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả và lưu mùi thơm dễ chịu

Làm nước rửa chén, bát từ cám gạo

Nguyên liệu

  • Cám gạo
  • Nước

Cách làm nước rửa chén đơn giản từ cám gạo

Lấy 3 muỗng cám gạo cho vào 250ml nước. Lắc đều tạo thành dung dịch sền sệt vàng nhạt. Vậy là xong.

Cám gạo sẽ hút lấy dầu mỡ, chất bẩn từ chén đĩa bẩn. Nhúng xơ mướp, miếng bọt biển vào “nước rửa chén” này và chà sạch chén đĩa, sau đó rửa lại nước sạch.

Cách làm nước rửa chén từ bột mì, giấm và cà phê

Nguyên liệu

  • 200gr bột mì
  • 160gr giấm nuôi
  • 30gr tinh chất cà phê cô đặc
  • 160 men vi sinh

Công thức làm xà bông rửa chén từ tự nhiên

Trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau. Bột mì rất dễ vón cục, bạn nên khuấy mạnh và nhiều lần để bột tan hết. Cho hỗn hợp đã trộn đều vào lọ và sử dụng dần.

Cách làm nước rửa chén 4

Bánh xà phòng từ baking soda, muối, giấm và chanh

Nguyên liệu

  • 2 chén baking soda
  • 2 chén hàn the
  • ½ chén muối
  • ½ chén giấm
  • 15-20 giọt tinh dầu chanh

Cách làm bánh xà phòng không hóa chất

Trộn đều tất cả các nguyên liệu. Bạn sẽ thấy hỗn hợp có hiện tượng sủi bọt, nhưng đây là việc bình thường. Bạn tiếp tục trộn đều tới khi hỗn hợp kết dính và có độ sệt.

Dùng khay đá làm khuôn. Đổ từ từ hỗn hợp đã trộn vào từng khay. Dùng tay nén thật chặt từng khoang nhỏ để bánh xà phòng nén và có hình dạng rõ nét, chất lượng tốt.

Phơi khô thành phẩm ngoài nắng ít nhất 24 giờ đồng hồ. Khi bánh xà phòng đã cứng lại và khô ráo, bạn nhẹ nhàng tách ra khỏi khay và đựng trong hũ kín. Bạn có thể sử dụng rất lâu các bánh xà phòng rửa chén an toàn và thân thiện này.

Cách làm nước rửa chén 5

Để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, bạn cho 1 viên xà phòng vào bát. Cho thêm 1 chén giấm vào hòa với xà phòng, dùng rửa bát rất sạch và an toàn cho da tay, môi trường.

Lưu ý khi sử dụng dung dịch rửa chén từ thiên nhiên

Dung dịch rửa chén trên được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên và không có chất bảo quả. Do vậy, nhiệt độ phòng sẽ làm chúng nhanh bị lên men.

Muốn sử dụng lâu dài, bạn hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh, khi dùng mới lấy ra. Mùi thơm tự nhiên từ nước rửa chén này sẽ giúp tủ lạnh thêm dễ chịu, không cần lo lắng “nước rửa chén” loang mùi đâu.

Hy vọng, các công thức trên giúp bạn biết cách làm nước rửa chén organic tốt cho sức khỏe. Bạn nên theo đuổi việc sử dụng các sản phẩm organic lâu dài, có lợi cho sức khỏe gia đình lại giúp bạn ít tốn chi phí mua hóa mỹ phẩm hàng tháng.

[inline_article id=229361]

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách gấp quần áo KonMari tạo cách mạng trong việc chăm sóc nhà cửa

Cách quần áo theo phương pháp Konmari tuân theo nguyên tắc tối giản (minimalism) càng gọn gàng, tiết kiệm diện tích càng tốt.

Phương pháp Konmari là gì?

KonMari là một phương pháp sắp xếp đồ đạc do nữ tác giả và tư vấn viên người Nhật – Marie Kondo sáng tạo ra. Năm 2015, Marie Kondo được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.

Cuốn sách dạy sắp xếp của cô “Phép thuật thay đổi cuộc sống nhờ việc dọn dẹp” (The life-changing magic of tidying up) trở thành hiện tượng toàn cầu. Tác phẩm đem lại nguồn cảm hứng về sự tối giản cho rất nhiều người. Hàng triệu người từ Âu sang Á áp dụng phương pháp này, tạo nên cuộc cách mạng về chăm sóc nhà cửa.

[inline_article id=229361]

Cách gấp quần áo KonMari

Một trong những chương thu hút nhiều độc giả quan tâm nhất của phương pháp KonMari là cách gấp quần áo. Theo cách này, quần áo sau khi xếp xong không đặt chồng lên nhau như cách cũ.

Bạn nên tách riêng từng loại và dựng đồ đứng lên, giúp dễ lấy đồ mà vẫn giữ sự gọn gàng. Quần áo gấp nhỏ lại, hạn chế nhăn và sẵn sàng lấy ra mặc. Phương pháp này giúp tối ưu hóa không gian tủ quần áo. Việc chăm sóc nhà cửa đơn giản hơn nhiều.

Gấp tất chân

  • Đặt đôi tất trên một mặt phẳng
  • Gấp mũi tất lên phía trên thân tất sao cho mũi tất cách mép trên của thân khoảng 2,5 cm.
  • Gấp đôi 2 lần để có thể dựng đứng

Gấp đồ lót

  • Đặt đồ lót trên một mặt phẳng
  • Gấp đôi theo chiều dài
  • Gấp hai bên mép quần lại sao cho thành một hình chữ nhật vừa vặn
  • Tiếp tục gấp đôi để có thể dựng đứng (Áp dụng được với quần bơi, quần đùi)

 

Cách gấp quần áo 2
Với quần lót, xếp gọn lại thành hình chữ nhật đứng theo phong cách KonMari và cho vào kệ tủ quần áo gọn gàng

Áo thun

  • Đặt áo thun lên mặt phẳng
  • Gấp mép phải vào 3cm vào trong, sao cho tay áo nằm phía trong
  • Gấp tay áo lại làm đôi, sát với mép áo đã gấp
  • Làm tương tự với mép trái sao cho áo được gấp thành một hình chữ nhật
  • Gấp đôi chiếc áo sao cho cổ áo cách mép dưới khoảng 2,5 cm.
  • Gấp đôi 2 lần để có thể dựng đứng

 

Cách gấp quần áo 3

Áo len

  • Đặt áo lên lên mặt phẳng. Hai tay áo đưa ra 2 bên
  • Gấp phía bên phải áo vào sao cho tay áo vẫn thẳng
  • Gấp 2/3 tay áo xuống dưới sao cho vừa vặn nằm trong thân áo
  • Tiếp tục với bên trái, gấp áo thành hình chữ nhật
  • Gấp vào 3 lần theo chiều dài để áo có thể dựng đứng

Cách gấp quần áo 5

Quần

  • Đặt chiếc quần lên mặt phẳng trước mặt
  • Gấp ông quần trái nằm lên trên ống phải
  • Gấp phần đũng quần vào trong để phía sau quần thành một đường thẳng
  • Gấp đôi sao cho mép ống quần nằm ngang phần thắt lưng (Cách mép trên khoảng 2,5cm)
  • Gấp vào 3 lần để có thể dựng đứng

Cách gấp này áp dụng cho những trang phục không nhăn, không cần ủi, trang phục ngày thường… Với trang phục đi làm, váy, áo vest, bạn có thể treo gọn lên, kết hợp tủ kéo hoặc ngăn chứa quần áo gấp đứng kiểu trên.

Cách gấp quần áo Konmari 2
Phương pháp này giúp việc sắp xếp tủ quần áo gọn gàng hơn

Với cách gấp quần áo đứng theo phương pháp KonMari, bạn dễ dàng tìm được trang phục mình muốn, lấy ra dễ dàng mà không làm tủ quần áo xộc xệch. Chúc bạn dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng và gọn gàng hơn nhờ phương pháp này.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Nếu không muốn bồn cầu bị tắc, đừng ấn xả 10 thứ này

Có một điều bạn cần lưu ý: bồn cầu không phải là một cái thùng rác có thể làm biến mất mọi thứ vất vào nó chỉ bằng một cái nhấn xả. Nếu bạn nghĩ rằng mọi thứ chất thải đều có thể vứt vào bồn cầu, bạn đã mắc sai lầm! Để sửa sai, bạn nên điểm qua danh sách những vật phẩm có nguy cơ khiến bồn cầu bị tắc và tránh mắc phải nhé!

[remove_img id= 25637]

Bạn nên ghi nhớ điều này: Chỉ có ba thứ được xả trong toilet, đó là nước tiểu, phân và giấy vệ sinh. Những vật phẩm nằm ngoài ba thứ trên nên được “cấm chỉ định”. Bạn vẫn còn nghi ngờ? Tìm hiểu lý do vì sao chúng lại bị lọt vào danh sách cấm nhé!.

1. Khăn giấy ướt

Bồn cầu bị tắc 1

Trong nhiều năm qua, giấy ướt không chỉ dùng cho trẻ sơ sinh mà còn là vật dụng không thể thiếu trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của người lớn. Tuy nhiên, giấy ướt không thể phân hủy, mặc dù trên bao bì có ghi là sản phẩm phân hủy.

Chắc chắn, giấy ướt dễ dàng trôi ra khỏi chậu nhựa rửa bát và đi vào ống cống. Nếu bạn không nhận ra điều này, chúng sẽ gây nên phiền phức. Ống cống sẽ bị tắc nghẽn vì khăn ướt không tan như giấy vệ sinh khi chúng được ngâm trong nước. Một khi bị mắc kẹt, chúng sẽ kết hợp cùng các chất thải khác (đặc biệt là dầu mỡ) vón thành một thứ tạp chất dày bự và gây nên hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Phòng tránh bồn cầu bị tắc: Hãy ném chúng vào thùng rác hoặc thậm chí tốt hơn, hãy thay thế chúng bằng khăn giấy khô làm từ chất liệu thiên nhiên dễ phân hủy. Bởi hầu hết khăn ướt có chứa chất dẻo và không dễ phân hủy ở các bãi chôn lấp.

2. Bao cao su

Mặc dù thuận tiện, bao cao su không nên vứt vào toilet nếu không muốn tắc bồn cầu. Chúng cũng bị mắc kẹt bên trong các đường ống và các thiết bị tại nhà máy xử lý rác thải.

Nơi chúng thuộc về: Đó chính xác là thùng rác. Đừng nghĩ chúng có kích cỡ nhỏ nên sẽ không gây vấn đề bạn nhé!

3. Thuốc men

Không nên vứt bỏ thuốc không sử dụng hoặc thuốc hết hạn vào bồn cầu. Kevin O. Frazier, nhân viên thông tin công cộng thuộc Bộ Bảo tồn Môi trường, New York cho biết: “Các nhà máy xử lý nước thải không được thiết kế để loại bỏ dược phẩm. Một số loại thuốc không thay đổi tính chất khi qua các nhà máy xử lý sẽ chảy vào sông, suối. Chúng có thể làm ô nhiễm các nguồn nước uống hạ lưu và gây hại cho các loài cá và sinh vật sống dưới nước khác”.

Nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, hoormone và kháng sinh được tìm thấy trong nước uống và tại các hồ, sông, suối. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do máy móc xử lý lạc hậu, và do thuốc được bài tiết qua nước tiểu hoặc phân.

Nơi chúng thuộc về: Hãy bỏ các loại thuốc không dùng đến hoặc hết hạn vào thùng rác và ghi rõ ở ngoài bao dòng chữ “rác y tế” để chúng được xử lý đúng cách.

4. Chất tẩy rửa và hóa chất thô

Bồn cầu bị tắc 2

Giống như thuốc men, chất tẩy rửa và hóa chất thô thường không bị loại bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Điều này có nghĩa là chúng sẽ vẫn tồn tại trong nước. Những hóa chất không được xử lý này có thể quay trở lại nguồn cấp nước cho sinh hoạt hoặc gây hại cho sinh vật dưới nước.

Idil Bereket, nhân viên môi trường tại San Francisco Water, cho biết: “Chúng ta cần phải cẩn thận với những gì được xả xuống cống rãnh, nhà vệ sinh, hoặc ngay cả trên đường vì các nhà máy xử lý không thể loại bỏ được một số hóa chất độc hại mà con người xả xuống những chỗ này”.

Phòng tránh bồn cầu bị tắc: Các hóa chất nguy hại được dùng trong gia đình như chất pha loãng sơn, chất làm sạch cống rỉ, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác rất khó được xử lý. Do đó, thay thế bằng việc sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường như giấm hoặc xà phòng thủ công thay vì các sản phẩm có chứa thuốc tẩy hoặc amoniac để làm sạch nhà vệ sinh, bồn tắm và bồn rửa.

5. Bông gòn, khăn giấy và giấy vệ sinh

Bạn nên biết rằng có sự khác biệt rõ ràng khi xả thải các loại như giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy lụa và cục bông tròn. Giấy vệ sinh có thể phân hủy trong vài giây khi chìm trong nước và bị sục mạnh. Trái lại, giấy lụa và khăn giấy được chế tạo để chịu được lượng nước giới hạn. Chúng không tan trong các đường ống khi bị xả thải, có thể là nguyên nhân khiến đường ống hoặc bồn cầu bị tắc nghẽn. Với bông gòn, có thể tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Bông sẽ nở lớn khi gặp nước, và chắc chắn sẽ gây rắc rối cho đường cống bạn.

Nơi chúng thuộc về: Tốt nhất vẫn là thùng rác bạn nhé.

6. Băng vệ sinh, tã giấy, miếng đệm và lót thấm hút

Băng vệ sinh đã sử dụng nên được vứt vào thùng rác sẽ tốt hơn là để nó bị mắc kẹt bên trong các đường ống nhà bạn hoặc nhà máy xử lý nước thải.

Xả thải các miếng đệm và miếng lót đồng nghĩa với việc “gây họa” cho ống nước bởi chúng có khả năng thấm hút chất lỏng rất nhanh và mạnh. Chúng sẽ phình nở và gây tắc nghẽn các đường ống nước gia đình và thành phố.

Nơi chúng thuộc về: Tất cả những vật dụng trên nên được bỏ trong thùng rác. Bạn cũng nên xem xét việc chuyển sang dùng cốc kinh nguyệt để có thể tái sử dụng, giảm bớt lượng rác thải và hiện tượng bồn cầu bị tắc nghẽn.

7. Tóc và chỉ tơ nha khoa

Bồn cầu bị tắc 4

Bất cứ ai đã từng lôi một bối tóc lớn ra khỏi bồn rửa hoặc bồn tắm đều biết rằng tóc có thể gây ra những rắc rối gì với ống nước nhà bạn. Tóc và chỉ tơ nha khoa cũng có thể bị rối trong các đường ống khi chúng được xả cùng nước. Không dễ dàng bị phân hủy trong nước, cả tóc và chỉ tơ nha khoa có thể bị mắc kẹt tại những thiết bị xử lý nước thải.

Nơi chúng thuộc về: Vì hầu hết chỉ tơ nha khoa được làm bằng chất dẻo, vì vậy chúng nên được vứt bỏ vào thùng rác. Tuy nhiên, chỉ tơ tằm tự nhiên và tóc có thể được ủ phân hủy.

8. Cát vệ sinh cùng phân mèo

Không ai muốn đào bới cát vệ sinh của mèo và lôi ra những mảng phân hôi thúi. Tuy nhiên, cả cát vệ sinh và phân mèo không bao giờ được dội rửa bởi chúng có thể gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng cho đường cống nhà bạn. Lý do, cát vệ sinh được tạo thành từ vật liệu thấm hút có thể giãn nở, cứng lại và tất nhiên gây họa tắc cống.

Hai sản phẩm này cũng không bao giờ được cho vào toilet nếu không muốn bồn cầu bị tắc. Ngoài ra, trong phân mèo có chứa Toxoplasma gondii – loại ký sinh gây hại cho con người và sinh vật dưới nước – thường tồn tại trong quá trình xử lý nước thải.

Nơi chúng thuộc về: Vì ký sinh trùng, cát vệ sinh và phân mèo không thể được ủ phân hủy. Vì vậy, hãy đưa những cục cát vón phân vào thùng rác ngoài trời để tránh gây mùi khó chịu cho căn nhà của bạn.

[remove_img id= 25536]

9. Cá vàng và những con vật nhỏ khác

Toilet không phải là nơi trú ẩn thích hợp cho một con cá. Xác những loại vật nhỏ cũng không nên vứt vào bồn cầu vì chúng có thể truyền bệnh hoặc ký sinh trùng vào hệ thống nước.

Nơi chúng thuộc về: Xác các loài vật nhỏ như cá, chuột đồng và chuột cống nên được chôn xuống đất. Chúng cũng có thể được vứt vào trong thùng rác.

10. Món ăn thừa

Bồn cầu bị tắc 5

Nhà vệ sinh không phải là nơi xử lý rác thải. Bã cà phê, thực phẩm, thức ăn dư thừa không nên được đổ vào bồn cầu. Chúng sẽ trở nên trương phềnh, mắc kẹt trong đường ống và gây quá tải hệ thống cống của bạn.

Phòng tránh bồn cầu bị tắc: Bạn nên phân hủy chúng! Bạn cũng nên cắt giảm chất thải thực phẩm càng nhiều càng tốt, đặc biệt nếu bãi chôn rác là lựa chọn duy nhất ở nơi bạn sinh sống.

Để phòng tránh bồn cầu bị tắc bạn nên cân nhắc kỹ trước khi nhấn nút xả. Điều này vừa giúp bảo toàn ngân sách cho bạn, vừa bảo vệ môi trường nước, không khí nơi bạn sinh sống luôn trong lành.