Tình cảm gia đình gợi ý cho bạn những giải pháp trước mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, chuyện nhà ngoại – nhà nội, tình cảm vợ chồng trên đà sứt mẻ, con cái không vâng lời…
Nếu như bạn và người ấy có những dấu hiệu dưới đây, hãy tìm cách để khắc phục để cứu vãn hôn nhân trước khi mâu thuẫn giữa hai vợ chồng không thể hàn gắn được
1. Không hợp tính cách
Điều này chỉ xảy ra ở một số ít những cặp vợ chồng khi lấy nhau về lại không tìm ra được điểm chung, điểm tương đồng với nhau. Từ đó dẫn tới tình trạng bất đồng trong cuộc sống. Nguyên nhân có thể là do thời gian tìm hiểu chưa đủ, bạn và đối phương còn chưa hiểu hết về nhau hoặc trong quá trình chung sống phát sinh những áp lực do công việc, cuộc sống dẫn đến thay tính đổi nết.
Hôn nhân tan vỡ không đến từ một phía
2. Chỉ trích đối phương
Bạn thường có thói quen chỉ trích hay khiển trách đối phương một cách “vô tội vạ” khi họ làm sai một điều gì đó, hoặc làm phật ý bạn. Bạn cũng thường tìm những tật xấu để chỉ trích hoặc so sánh họ với một đối tượng khác. Điều đó sẽ khiến cho đối phương bị tổn thương, có cảm giác bị xúc phạm và họ chỉ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó.
Vì thế, trong cuộc sống hôn nhân, bạn nên biết cách kiểm soát cảm xúc, hành động và lời nói của mình để tránh hậu quả xấu nhất xảy ra.
3. Xuất hiện khoảng cách
Khoảng cách chính là con đường nhanh nhất khiến tình yêu phai nhạt. Khi khoảng cách càng xa, tình cảm vợ chồng không còn được gắn kết như những ngày đầu mới kết hôn.
Nguyên nhân của việc xuất hiện khoảng cách là do những mâu thuẫn không được giải quyết, công việc làm ăn bận rộn, đi công xác xa liên tục… nên không có nhiều thời gian để quan tâm lẫn nhau. Rất ít cặp đôi có thể duy trì cuộc hôn nhân bền vững khi đã xuất hiện khoảng cách trong tình yêu.
Thiếu sự thông cảm, sẻ chia, tình cảm vợ chồng ngày càng xa cách, nguy cơ cao khiến hôn nhân tan vỡ
4. Dành thời gian cho nhau quá ít
Ngày nay, khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, con người dần rút ngắn thời gian giành cho nhau. Thay vì quan tâm lo lắng cho gia đình, vợ chồng con cái… họ lại giành thời gian nhiều hơn cho việc lướt web.
Ngoài ra, nếu cả hai vợ chồng đều bận rộn, cùng đặt công việc và tiền bạc lên hàng đầu thì việc quan tâm lẫn nhau và đến hạnh phúc gia đình sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng, trên thực tế, việc thờ ơ và không quan tâm nhau mỗi ngày sẽ là nguyên nhân khiến hôn nhân đổ vỡ.
5. Bị kiểm soát quá chặt
Đối phương sẽ cảm thấy mất tự do và không được thoải mái khi bị kiểm soát quá chặt, khiến họ cảm thấy như bị giam cầm, trói buộc trong sợi dây vô hình của hôn nhân. Từ đó dễ nảy sinh tâm lý chán nản với cuộc sống hiện tại và muốn buông xuôi tất cả.
Việc xem hôn nhân như một chiếc “lồng” để nhốt bạn đời vào trong đó là một suy nghĩ cực kỳ tồi tệ, họ sẽ muốn nhanh chóng thoát khỏi cái “lồng” đó để tìm lại bình yên cho mình ngay thôi.
Đừng để hôn nhân tan vỡ bằng những điều vụn vặt như thế này
6. Mâu thuẫn về tiền bạc
Tiền bạc không mua được mọi thứ, nhưng không có tiền thì không mua được gì cả. Có thể khi yêu, tiền bạc không phải là mối bận tâm hàng đầu vì khi đó bạn chưa cần phải lo trang trải cho cuộc sống gia đình, lo cho những khoản chi tiêu, hay lo cho con cái đi học. Nhưng khi đã có gia đình rồi, những khoản chi tiêu cứ thế tìm đến bạn và việc xảy ra mâu thuẫn giữa vợ chồng là điều khó tránh khỏi.
Những mâu thuẫn trong gia đình có thể đến từ vấn đề đơn giản như ai nắm tài khoản, hoặc cách chi tiêu ra sao… Vì vậy, nên có sự nhất quán của cả hai khi quyết định ai sẽ là người nắm giữ tài chính và bất cứ chi tiêu nào cũng nên có sự đồng thuận của cả hai người.
Khi cuộc hôn nhân của bạn xuất hiện 1 trong 6 vấn đề trên, bạn nên ngồi xuống trao đổi cùng bạn đời, tìm giải pháp hữu hiệu nhất để cứu vãn hôn nhân, trước khi mọi việc bị đẩy đi quá xa, bạn nhé!
Giữa tình yêu và hôn nhân đôi khi có những sự khác biệt mà rất lâu về sau bạn mới nhận ra. Một trong những sự khác biệt đó là chuyện mặn nồng trong tình cảm có dấu hiệu suy giảm. Nếu cảm nhận được điều này trong cuộc sống lứa đôi, sao bạn không cùng chồng thử học cách yêu lại từ đầu để hâm nóng tình cảm nhỉ?
1. Cách yêu lại từ đầu và hâm nóng tình cảm giữa cặp đôi
1.1 Tái hiện buổi hẹn hò đầu tiên
Khi yêu nhau, hai bạn có thể có rất nhiều khoảng thời gian riêng tư để hẹn hò, đi chơi nhiều chỗ. Nhưng đến khi về cùng một nhà, chuyện hẹn hò đôi khi lại không còn tiếp diễn nữa vì nhiều lý do.
Cách yêu lại từ đầu: Vợ/chồng chủ động hẹn hò vào một buổi tối cuối tuần; cùng nhau đi đến những nơi khi yêu nhau hay đến; cùng đi ăn những món quen mà ngày xưa hay ăn. Đó là một trong những cách hâm nóng tình cảm dễ dàng nhất mà hai bạn có thể thực hiện.
1.2 Nhìn nửa kia theo cách người khác nhìn nhận
Đôi khi, chúng ta quá bận rộn với những điều ta không hài lòng ở đối phương; mà quên mất người bạn đời của chúng ta cũng có những phẩm chất tốt đẹp. Có lẽ, họ chỉ đang trải qua nhiều sự thay đổi mà chưa kịp điều chỉnh.
Cách yêu lại từ đầu: Bạn hãy dành thời gian quan sát đối phương nhiều hơn; hỏi thăm bạn bè của vợ/chồng để hỏi han về tình hình của họ; rồi sau đó cùng ngồi lại chuyện trò, tâm sự và chia sẻ suy nghĩ của nhau.
1.3 Cùng nhau thực hiện một việc mà hai bạn chưa bao giờ hai bạn làm
Đây sẽ là cách giúp hai bạn tạo ra nguồn năng lượng mới trong tình yêu. Khi mối quan hệ kéo dài và trở nên quen thuộc; bạn và người ấy dễ rơi vào những lề thói cũ hay những bộn bề của cuộc sống mà quên cùng nhau làm mới tình yêu.
Cách yêu lại từ đầu: Liệt kê ra những việc hai bạn luôn mong muốn làm nhưng chưa có dịp. Sau đó, lên kế hoạch để thực hiện trong thời gian sớm nhất.
1.4 Viết một bức thư tình hoặc tin nhắn yêu thương
Có thể bạn cảm thấy việc nhắn tin đã không còn ý nghĩa nữa khi hai bạn đã nên vợ thành chồng. Tuy nhiên, điều này sẽ thật sai lầm, bởi giá trị của những tin nhắn nằm ở chỗ, nó rất dễ dàng đi vào trí nhớ của người nhận.
Cách yêu lại từ đầu: Mỗi tuần, thực hiện việc gửi tin nhắn cho vợ/ chồng của mình bằng những nội dung đơn giản kiểu “Anh ăn trưa chưa”, hay là “Em làm việc có vất vả lắm không”? Rất nhẹ nhàng, bạn đã thể hiện được sự quan tâm, nhớ nhung của mình đến nửa kia ngay cả khi bạn đang ở sở làm.
1.5 Nói bằng “ngôn ngữ tình yêu” của nửa kia
Mỗi người sẽ có “ngôn ngữ tình yêu” rất riêng. Với bạn, đó có thể là món quà, sự đụng chạm cơ thể hay lời nói ngọt ngào, chân tình. Nhưng với người khác, đó có thể là không gian riêng tư; hay thử nghiệm các tư thế quan hệ tình dục táo bạo.
Cách yêu lại từ đầu: Hãy tự hỏi: “Bạn muốn được yêu thương như thế nào?”; và tìm câu trả lời. Bạn cũng có thể hỏi đối phương; hoặc dành thời gian quan sát họ, xem họ thoải mái nhất hoặc ánh mắt họ hào hứng nhất khi nói về điều gì.
Cách yêu lại từ đầu
1.6 Dành thời gian hoàn toàn cho nửa kia
Thời gian chất lượng (quality time) là không thể thiếu trong bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào. Nếu gần đây bạn luôn bận rộn; ở bên cạnh người bạn đời nhưng tâm trí ở một nơi khác; hãy cân nhắc để sắp xếp một khoảng thời gian mà bạn có thể toàn tâm toàn ý với đối phương của mình.
Cách yêu lại từ đầu: Tìm hiểu điều gì cản trở hai bạn dành thời gian chất lượng cho nhau (công việc, con cái, hay chăm sóc người thân bị bệnh). Sau đó, lên kế hoạch để giải quyết và tìm ra khoảng không gian chỉ có hai người.
1.7 Lên kế hoạch hẹn hò
Kế hoạch sẽ giúp bạn thực hiện hành động nhanh hơn. Đôi khi, chúng ta biết nên làm điều gì để tình yêu thêm nồng cháy; nhưng thường trì hoãn do không sắp xếp, lên kế hoạch từ trước.
Cách yêu lại từ đầu: Bạn hãy sắp xếp lịch hẹn hò; cho dù là ngẫu nhiên. Và duy trì thực hiện một cách đều đặn để nuôi dưỡng, chăm sóc mối quan hệ của mình.
1.8 Trao đi nụ hôn bất ngờ
Một trong những cách để yêu lại từ đầu người bạn đời của mình chính là hãy cho anh/cô ấy một nụ hôn bất ngờ vào buổi sáng, buổi tối hay bất cứ lúc nào có đủ không gian để thể hiện tình cảm.Nếu nụ hôn khi yêu nhau có ý nghĩa “anh yêu em”, thì nụ hôn khi đã thành vợ nên chồng lại mang ý nghĩa “chúng ta sẽ yêu nhau suốt đời”.
Cách yêu lại từ đầu: Hãy chủ động ôm hôn người ấy như cách bạn thầm nhắn nhủ về một lời chúc tốt đẹp trong ngày, chắc chắn nửa kia sẽ thích thú và sẽ nghĩ đến bạn trong suốt ngày làm việc.
Bạn có thấy mình đã mất thói quen tự tay làm món quà, viết thư, gửi tặng bài hát trên một chương trình quà tặng âm nhạc nào đó mà thời yêu nhau bạn thường làm? Sẽ thật đáng tiếc nếu lãng quên những thói quen lãng mạn một thời đã làm chàng/ nàng vô cùng thích thú.
Cách yêu lại từ đầu: Tại sao bạn không thử làm lại điều này, gửi tặng chàng/ nàng một món quà do bạn tự tay thực hiện để hâm nóng tình cảm vợ chồng nhỉ? Hãy yêu lại từ đầu bằng những thói quen từ thuở yêu nhau đi nào.
1.10 Tạo không gian lãng mạn trong chính ngôi nhà mình
Chuyện thay đổi không gian ngôi nhà để tăng thêm phần lãng mạn sẽ giúp cả hai cảm nhận được sự mới mẻ từ chính ngôi nhà thân quen của mình. Trong không gian lãng mạn đó, có thể hai bạn sẽ có những kí ức được gợi về sau rất nhiều ngày bị hàng núi việc vùi lấp, và thấy mình như được trở lại ngày còn mới yêu.
Cách yêu lại từ đầu: Bạn nên trang trí cho căn phòng với ý tưởng tạo thêm sự ấm áp, lãng mạn bằng những chi tiết hoa hồng, đèn mờ, những tấm ảnh chụp chung đôi. Mục đích của việc làm này là để bất cứ khi nào hai bạn cũng có thể cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đã qua.
1.11 Nhờ đến sự trợ giúp của người tư vấn
Việc nhờ sự trợ giúp từ một chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn khách quan trong chuyện tình cảm. Đồng thời, biết thêm một số phương pháp thú vị để hâm nóng lại tình yêu của mình.
Cách yêu lại từ đầu: Đặt lịch hẹn với một chuyên gia tâm lý tình cảm để giúp hai bạn tìm ra những khúc mắc trong tình yêu. Họ cũng sẽ giúp cặp đôi xác định kế hoạch để từng bước tháo gỡ vấn đề trong tình cảm.
2. Mẹo chăm sóc bản thân để khiến đối phương yêu lại từ đầu
2.1 Đánh giá lại bản thân
Có lẽ trong cuộc sống bộn bề những lo toan và dự định, bạn không biết rằng bản thân đã thay đổi ra sao, đã rời xa nửa kia của mình đến thế nào.
Cách yêu lại từ đầu: Bạn cần thiết phải dành thời gian nhìn nhận và đánh giá lại bản thân để trở lại là bản thân của ngày xưa, những ngày đầu khi bên người yêu thương của bạn.
2.2 “Trùng tu nhan sắc”
Hãy tự làm mới bản thân mình bằng cách thay đổi một chút về phong cách ăn mặc, cũng như những phụ kiện thời trang. Bản thân chúng ta luôn có nhu cần đổi mới từ đối phương, vậy nên hãy cùng nhau đổi mới diện mạo để quyến rũ nhau hơn.
Tình yêu vợ chồng luôn cần phải hâm nóng. Vì vậy, luôn mang đến cho nhau sự bất ngờ, yêu thương và trân trọng. Bạn và ông xã nên học cách yêu lại từ đầu và áp dụng thường xuyên để giúp cho tình cảm vợ chồng luôn mới mẻ và tràn đầy thi vị.
Bữa cơm gia đình rất quan trọng, là lúc cả gia đình tâm sự, trò chuyện
Không phải ai cũng biết nên khơi gợi chuyện gì trong bữa cơm gia đình để các thành viên chia sẻ, lắng nghe để hiểu nhau hơn. Gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành “nhạc trưởng” cho gia đình thêm vui vẻ
Chuyện trường lớp của con cái
Trẻ tiểu học tiếp xúc với thế giới học đường lần đầu tiên, con sẽ có rất nhiều chuyện muốn cho cha mẹ biết. Bạn hãy hỏi con những vấn đề liên quan đến một ngày học tập trên lớp, trong lúc cả nhà ngồi quay quần bên nhau và ăn bữa cơm gia đình. Chẳng hạn như bạn hỏi bé chuyện cô giáo dạy con những gì, con với bạn bè có chuyện gì vui vẻ, hoặc có điều gì lạ hơn so với mọi ngày không.
Trẻ sẽ cảm thấy mình rất được quan tâm khi ba mẹ hỏi han mình về những chuyện của mình, đồng thời đây cũng là một cách nắm bắt suy nghĩ tâm lý của bé để dạy dỗ con trẻ tốt hơn, bảo vệ con khỏi những nguy hiểm mà chỉ có bản năng làm mẹ mới mách bảo bạn được.
Bữa ăn trong gia đình luôn là thời khắc vui vẻ và tràn ngập tiếng cười
Bàn bạc về dự định cuối tuần của cả nhà
Trong bữa cơm gia đình, bạn có thể đề cập đến chuyện sẽ thực hiện một cuộc dã ngoại ngoài trời cùng cả nhà vào dịp cuối tuần, hoặc là sẽ cùng nhau đi sở thú, đi bơi để thư giãn. Không khí của bữa cơm gia đình sẽ trở nên vui nhộn hơn rất nhiều nếu có sự góp ý của các con của bạn.
Cho con dự phần vào và lên kế hoạch theo ý mình, con bạn sẽ học được cách nêu ý kiến, bảo vệ ý kiến cá nhân và cảm thấy được tôn trọng khi được cha mẹ chấp nhận ý kiến.
Thăm hỏi từng thành viên trong nhà
Trong bữa cơm gia đình, bạn hãy hỏi chồng về dự định đi du lịch với công ty trong tháng tới, hoặc chồng hỏi vợ về lớp vẽ thư giãn có vui vẻ không, có thể cho anh cùng tham gia không. Nếu trong gia đình có ông bà sống chung, hãy hỏi thăm ông bà về những chậu cây ông vừa trồng như thế nào, hay là hỏi bà về chương trình cải lương trên truyền hình vừa xem có hay không… Những câu thăm hỏi đơn giản như thế rất dễ để tạo nên sự gắn kết hơn cho gia đình bạn
Trò chuyện và hỏi thăm con yêu về những gì con trải qua trong trường học
Kể một câu chuyện vui bạn đã gặp được trong ngày
Những chuyện hài hước là những liều thuốc bổ giúp giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể kể một chuyện vui bạn chứng kiến được trong ngày, hoặc đọc trược trên báo, xem được trên mạng…
Hãy học cách tạo cho mình một chút hài hước trong những cuộc trò chuyện để mọi người xung quanh cảm nhận được niềm vui. Điều đó sẽ là một yếu tố giúp duy trì ý nghĩa trong bữa cơm gia đình đấy nhé.
Dành cho nhau những lời khen trong bữa ăn
Thay vì chỉ trích những khuyết điểm sai lầm của nhau, thì trong bữa cơm gia đình, hãy dành cho nhau những lời khen mà các thành viên gia đình bạn xứng đáng có được nó. Ví dụ khen con bạn đạt điểm cao trong buổi học ngày hôm nay, khen vợ bạn hôm nay nấu ăn ngon, hoặc nếu chồng bạn đã lăng xả trong chuyện giúp vợ giặc đồ hay lau nhà thì bạn cũng đừng kiệm lời khen anh ấy trước mặt các con của mình trong thời điểm cả nhà sum họp.
Kể về một người tốt, việc tốt nào đó bạn gặp
Đây cũng là cách giáo dục con cái tốt. Bạn nêu ra một tấm gương tốt nào đó bạn gặp được trên đường, nơi làm việc để nói với các con của mình trong bữa cơm gia đình, con trẻ sẽ hiểu rằng làm việc tốt luôn được mọi người ghi nhớ và tôn vinh.
Thay vì nói về công việc, về những dự án vĩ mô, về sự không hài lòng đối với một số mối quan hệ bên ngoài, trong bữa cơm gia đình, bạn hãy nói với gia đình của mình những câu chuyện bé nhỏ giản đơn về lòng tốt, sự giúp đỡ, để các con của bạn học dần dần cách làm một người tốt.
Người ta thường bảo im lặng là đồng nghĩa với sự đồng tình hoặc buông xuôi. Tuy nhiên, ý nghĩa của sự im lặng còn nhiều hơn thế. Vậy giá trị thật sự của từ “im lặng” là g?
1. Im lặng là tôn trọng, lắng nghe
Có thể hiểu ý nghĩa của sự im lặng trong trường hợp này là một loại “vàng” đáng quý giá, bởi bất kể ai trong chúng ta cũng đều mong muốn từ người khác những sự tôn trọng nhất định, càng tuyệt vời hơn nữa là người đó im lặng để nghe ta giải bày một vấn đề, hay một sự việc nào đó, nghe một cách thật chăm chú và cùng ta giải quyết vấn đề.
Hãy học cách im lặng để lắng nghe, để sẻ chia, để tôn trọng người khác, và rồi bạn sẽ thấy ý nghĩa của sự im lặng lúc này giúp bạn trở nên đáng tin tưởng rất nhiều.
Hãy học cách im lặng để lắng nghe, để chia sẻ và để tôn trọng người khác
2. Im lặng là cần một khoảng không gian riêng
Ý nghĩa của sự im lặng ở đây là đặc tả tâm trạng không tốt ở một số người trong một số hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như khi bạn buồn chuyện vợ chồng, khi bạn thất bại trong công việc, hoặc là khi bạn có những chuyện buồn không muốn giải bày cùng ai…
Những lúc ấy bản thân chỉ muốn tìm một chốn thật riêng tư, đắng chìm trong mớ suy nghĩ hỗn độn của chính mình, và không muốn tiếp xúc, trao đổi với bất cứ một ai. Hãy nói với những người thân thiết của bạn rằng bạn cần được tịnh tâm để họ có thể cảm thông và đáp ứng nhu cần “muốn ở một mình” của bạn.
3. Im lặng là sự từ chối
Ý nghĩa của im lặng thường được nhiều người hiểu nhất đó chính là sự từ chối. Bạn không muốn đón nhận tình cảm của một người, sự im lặng kéo dài sẽ cho người ấy hiểu bạn từ chối mối quan hệ này.
Một trường hợp khác, khi bạn nộp hồ sơ tuyển dụng và chờ kết quả, nhưng trong khoảng thời gian quá lâu bạn không nhận được cuộc gọi nào từ công ty tuyển dụng của bạn, có nghĩa là bạn đã bị chối từ. Như vậy trong những trường hợp này, ý nghĩa của sự im lặng chính là lời chối từ từ đối phương.
Im lặng là một lời chối từ khéo léo và dịu dàng
4. Im lặng là khi người khác không hiểu hay không muốn hiểu
Khi bạn cố gắng giải bày bằng ngôn ngữ nói (hoặc ngôn ngữ viết) mà người khác vẫn không hiểu mong muốn của bạn là gì, hoặc cố tình không muốn hiểu vấn đề bạn đang đề cập đến, thì việc bạn cần là là nên im lặng. Ý nghĩa của sự im lặng nằm ở chỗ bạn không còn một ngôn từ nào hay một cách nào để làm cho đối phương hiểu những gì bạn cần được hiểu.
Đừng có gắng giả vờ mình không hiểu câu chuyện của người khác khi họ đang cố gắng giải bày với mình và mong được hiểu. Bạn sẽ trở nên thật tồi tệ trong mắt họ đấy.
5. Im lặng là một dạng “chiến tranh lạnh”
Điều dễ dàng có thể thấy nhất ở trường hợp này là những cặp đôi đang yêu nhau hoặc các cặp vợi chồng son đang giận hờn. Thay vì một người giận dỗi và một người xuống nước làm lành thì cả hai lại cùng chọn cách im lặng, họ “chiến tranh lạnh” với nhau và mong muốn phần thắng thuộc về mình tức là người kia phải xin lỗi họ.
Đừng để cái tôi cao vút của bạn giết chết đi những thứ vốn quan trọng. Hãy xin lỗi đối phương nếu bạn là người có lỗi, như vậy thì mối quan hệ của hai bạn sẽ bền lâu hơn, hiểu nhau hơn. Ý nghĩa của sự im lặng trong trường hợp này quả nhiên rất nguy hiểm.
Đừng giữ cái tôi của mình cao vút để rồi đánh mất đi những thứ quan trọng của mình
6. Im lặng là khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Khi không có kiến thức về vấn đề người khác đang bàn luận, tốt nhất hãy im lặng. Im lặng để “dựa cột mà nghe”, vì nếu bạn bốc khoét về một vấn đề khi bạn không có kiến thức thì chỉ làm cho người khác nhận ra sự kém mọn của bạn mà thôi. Hãy khiêm nhường lắng nghe để thu về cho mình những kiến thức mới trong đại dương kiến thức trên đời.
Chung quy lại, ý nghĩa của sự im lặng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng vấn đề, từng thời điểm. Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng, vì vậy hãy biết cách im lặng. Bởi im lặng là một nghệ thuật sống.
Nếu con bạn luôn miệng nói không với những yêu cầu của cha mẹ thì đó cũng là điều bình thường. Có khi trẻ gào lên “Con ghét mẹ”, điều đó cho thấy con đang trong giai đoạn muốn khẳng định độc lập
Tình yêu thương cha mẹ dành cho con là rất thiêng liêng và vô bờ bến, bởi thế, sẽ có lúc bạn cảm thấy sốc khi con yêu bảo “Con ghét mẹ”, đồng thời có những hành động và thái độ bất hợp tác. Trong những trường hợp đó, bạn nên giữ sự bình tĩnh và ứng phó khôn khéo nhất để con lấy lại được sự cân bằng sau cú sốc tâm lý và trở thành một đứa trẻ ngoan hơn.
Lý giải tại sao trẻ bảo “Con ghét mẹ”
Chắc chắn là các bạn có lúc không hiểu được lí do gì mà con hành xử như vậy, vì trẻ biết cha mẹ rất yêu thương mình và không bao giờ bỏ rơi trẻ. Con của bạn cố thể hiện tất cả mọi điều, bao gồm là những bực tức lên người bạn. Điều này là dấu hiệu cho thấy con đang gặp phải một cú sốc tâm lý.
Một số lý do dẫn đến sự lo lắng và tức giận ở trẻ:
Thứ nhất là trẻ đang sợ hãi
Đây là điều dễ gặp ở trẻ khi mà trong gia đình của bạn có một biến động nào, như ba mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, bạn quyết định một việc gì đó không vừa ý chúng,… thường thì những đứa trẻ còn quá nhỏ để nói lên ý kiến của mình cho người lớn về những thay đổi trong cuộc sống.
Thứ hai: trẻ đang gặp khó khăn trong việc học tập
Trẻ sẽ được thầy, cô dạy rất nhiều ở trường mà không phải đứa nào cũng tiếp thu một cách nhanh chóng. Khi không tiếp thu nhanh như các bạn, làm thủ công không bằng các bạn, vẽ không đẹp như các bạn,… trẻ cảm thấy chán nản, bực dọc.
Nguyên nhân xảy ra điều này là khi mà thầy cô và cha mẹ tỏ ra quá trông đợi vào kết quả của con. Điều đó vô tình tạo áp lực, trẻ có cảm giác mình phải học vì kỳ vọng của cha mẹ.
Cuối cùng là trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe thể chất
Trẻ có thính giác hoặc thị giác kém thường có xu hướng tỏ ra bực dọc, con luôn tỏ ra khó chịu với khả năng nghe nhìn của mình. Đặc biệt, nếu bạn vô tình không biết điều đó mà la mắng hoặc trách phạt khi con không nghe hoặc làm theo người lớn, trong khi con không biết làm thế nào để nêu lên ý kiến cho bạn biết.
Càng to tiếng và đưa câu ra lệnh, bạn sẽ làm tăng sự khủng hoảng tâm lý của con
Cách ứng phó khôn khéo của bạn với những cú sốc tâm lý ở trẻ
Đừng tỏ vẻ thất vọng trước mặt trẻ
Khi con đột nhiên nói “con ghét mẹ”, hoặc là “mẹ thật đáng ghét”, bạn không tránh được cảm giác thất vọng tràn trề. Nhưng hãy nhớ rằng bạn là người lớn còn con chỉ là một đứa trẻ. Sự thật là trẻ không hề ghét bạn mà vì đơn giản bạn không đáp ứng nhu cầu của trẻ, khi đó và theo quán tính của một đứa trẻ chưa đủ lớn nó sẽ nói điều đó ngay lập tức.
Một điều mà bạn nên ghi nhớ là con rất yêu bạn rất nhiều, có nghĩa rằng nó sẽ cảm thấy an toàn, tin cậy khi luôn ở bên bạn nên bé càng muốn bạn phải chú ý và quan tâm chúng ở bất kì lúc nào, ở đâu.
Can thiệp ngay lập tức
Nếu thấy con có sự kích động thì bạn nên dang rộng vòng tay ôm chúng hoặc ngồi xuống nắm lấy bàn tay để dỗ dành con của mình. Sau đó, hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng hành động của con là không đúng và sẽ làm cho bạn buồn.
Bạn nên hứa với chúng rằng ba mẹ sẽ không nói những lời như vậy một lần nào nữa để chúng an tâm và cảm thấy được sự quan tâm hơn từ bạn. Nói cách khác, bạn nên cho con hiểu rằng mình đang làm tổn thương người khác và cách hành xử như thế là không đúng. Cuối cùng là bạn nên đính chính lại xem con có hiểu mình đã làm sai hay không.
Hướng dẫn việc làm đúng cho con
Không có gỉ có thể chia cắt tình mẫu tử, nếu các bạn biết cách chăm sóc và hiểu tâm lý của trẻ thì tình cảm gia đình sẽ ngày càng được gắn khít. Từ đó, sẽ không có một cú sốc tâm lý nào ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ nữa.
Bạn cần hướng dẫn cho trẻ những cách nói khác phù hợp hơn để thể hiện cảm xúc của mình. Thay vì nói “con ghét mẹ” thì bé có thể nói “Mẹ ơi, con không thích điều này” để chúng trở nên lễ phép ở bất kì hoàn cảnh nào. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn từ bạn qua những sự quan tâm và chia sẻ từ ba mẹ
Chị em dâu dễ nảy sinh sự nghi kị khi sống chung nhà
Ông bà xưa có câu Chị em dâu như bầu nước lã, hoặc Yêu như chị em gái, vái như chị em dâu. Rõ ràng, chuyện chị dâu – em dâu chung sống hoà thuận đòi hỏi nghệ thuật giao tiếp và ứng xử… khá cao tay.
Gia đình “tam đại đồng đường” có không gian sống rộng rãi thì chuyện ứng xử sẽ dễ thở hơn. Nhưng nếu vợ chồng bạn phải sống với gia đình anh/em với không gian hạn hẹp thì chuyện chị dâu – em dâu cãi vả, xung đột sẽ khó tránh khỏi.
Khéo xử sự, chuyện chị em dâu ở cùng mái nhà chẳng có gì phức tạp và nảy sinh mâu thuẫn như người ta vẫn e ngại.
Phân chia không gian sống, tránh sự chung đụng
Không gian sống chung trong gia đình tam đại đồng đường có không gian chung bao gồm phòng khách, nhà bếp, sân thượng… , đồng thời mỗi gia đình nhỏ sẽ có không gian riêng biệt của mình. Để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, chị dâu – em dâu nên tôn trọng không gian sống chung, luôn giữ sạch sẽ không gian chung.
Việc sống chung gia đình càng đòi hỏi chị dâu – em dâu phải khéo léo và ý thức hơn nhiều lần. Thậm chí, mất lòng trước được lòng sau, chị em bạn dâu cũng phải thoả thuận với nhau quy tắc sống ngay từ ban đầu. Chẳng hạn việc sử dụng bếp và các phụ kiện bếp như tủ lạnh, bếp ga… Thức ăn riêng của mỗi nhà cất vào tủ lạnh nên sử dụng hộp trữ có màu khác nhau, không sử dụng chung đụng, không cố tình xâm phạm, sử dụng đồ đạc riêng của chị dâu hoặc em dâu.
Phân công công việc cụ thể
Tuy sống cùng một mái nhà, gia đình của mỗi người có lịch trình sinh hoạt khác nhau. Tốt nhất, chị em dâu chung nhà, chung bếp nhưng nên nấu nướng riêng để tránh việc tị nạnh, cãi nhau chuyện cơm nước nhà cửa, bất đồng do không thống nhất món ăn, khẩu vị chung, phân công trách nhiệm của mỗi người.
Nhiều gia đình còn cha mẹ chồng, người già vẫn muốn cả gia đình ăn chung với nhau ít nhất một bữa ăn trong ngày. Bạn và gia đình chị em dâu nên thống nhất sẽ ăn chung với ông bà vào buổi cơm sáng hoặc cơm tối. Trên lịch trình đó, phân chia công việc cụ thể như: chị đảm nhận bữa tối thì em đảm nhận bữa trưa, chị làm việc nhà thì em lo chuyện bếp núc, những ngày lễ tết hay đám tiệc thì chị em cùng nhau đảm đương không để cho chị dâu hoặc em dâu đảm nhận một mình.
Hai chị em nên ngồi lại với nhau, lịch sự nhưng thẳng thắn trao đổi những vấn đề không bằng lòng ở nhau: về chăm sóc con cái, bố mẹ chồng hay việc nhà…điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chị dâu – em dâu bớt căng thẳng và từng bước được cải thiện.
Chị dâu em chồng trả lời về chăm sóc con cái, bố mẹ chồng hay việc nhà…điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chị dâu – em dâu bớt căng thẳng và từng bước được cải thiện.
Đóng góp tài chính hợp lý cho bố mẹ chồng và cho sinh hoạt chung
Chị em dâu sống chung dưới một mái nhà nên có thoả thuận cụ thể về vấn đề tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất, không gian sống riêng của mỗi nhà nên gắn đồng hồ điện, đồng hồ nước riêng, tuỳ theo mức dùng hàng tháng mà chi trả cho đúng.
Đối với các khoản chung như tiền điện sinh hoạt không gian chung, tiền bếp ga, tiền nước, tiền góp cho bố mẹ chồng… nên thoả thuận và chia đều cho các bên.
Nếu nhà bạn đông con hơn, mức chi phí chi trả cho sinh hoạt chung nên nhỉnh hơn đôi chút để tránh việc nghi kỵ, so đo nhau. Bạn có thu nhập tốt hơn, cũng đừng quá tính toán, bạn có thể góp thêm phần tiền riêng tặng cho bố mẹ chồng.
Cuộc sống chung dưới một mái nhà với gia đình chồng không phải là quá tệ so với việc ở trọ, sự chung đụng còn khó chịu hơn. Chi phí sinh hoạt của gia đình bạn cũng cao hơn do phải trả tiền thuê nhà, trả tiền điện nước theo giá chủ nhà quy định, lại không có người thân để nhờ trông con khi bạn có việc gấp cần giải quyết… Suy nghĩ được như vậy, chị dâu – em dâu sẽ tránh được việc đong lọ muối đếm lọ cà, so đo và xích mích vì những chuyện vặt vãnh.
Cư xử phải phép, lễ độ, tôn trọng nhà chồng và sòng phẳng là bí quyết để cuộc sống chung dưới mái nhà được thoải mái vui vẻ
Bài viết hi vọng sẽ giúp bạn có cách cư xử đúng mực để hạn chế những mâu thuẫn từ việc chị em dâu sống chung nhà.
Sống giả tạo, cố chứng tỏ mình là con người hoàn thiện
Lối sống giả tạo được dùng để chỉ tính cách con người, nó không cụ thể, hữu hình mà đa dạng, khó nắm bắt.
Sống giả tạo – mệt mỏi cho bản thân và người khác
Giả tạo đồng nghĩa với giả dối, gian dối nên khả năng nói dối của những người này rất đẳng cấp và thuộc dạng siêu đẳng. Họ thường tỏ ra “thảo mai” để che mắt người khác và khó ai có thể biết được bản chất thật. Những người này thường rất biết cách ăn nói lấy lòng người khác. Đôi khi vì những ham muốn cá nhân họ sẵn sàng hãm hại, làm tổn hại người khác. Sự biến hóa khôn lường của lối sống giả tạo đôi khi làm người khác mệt mỏi.
Phải chăng nguyên nhân bắt nguồn lối sống giả tạo là do cái tôi cá nhân quá lớn, ham muốn quá nhiều, cảm thấy bản thân không bằng người khác “ghen ăn tức ở”. Những thứ chưa đạt được sẽ tìm mọi cách để đạt được cho dù phải dùng thủ đoạn hay phải hy sinh một điều gì đó. Vì cái tôi quá lớn nên lúc nào họ cũng muốn được người khác quan tâm, tung hô, chìu chuộng và là trung tâm của sự chú ý.
Người giả tạo thường có cuộc sống hai mặt, và mặt họ thường khoe ra lúc nào cũng hoàn hảo và lộng lẫy.
Đầu tiên, giả dối có thể chỉ là một kiểu ứng xử đánh lừa người khác, nhưng nếu sự giả dối diễn ra nhiều lần, dần dần sẽ trở thành thói quen, ngấm sâu vào bản chất, sau đó biến thành lối sống giả tạo. Mà một khi đã trở thành thói quen, lối sống thì khó mà nhận ra đâu sai trái hay biết đâu điểm dừng. Đôi khi họ lại quên mất bản thân mình là ai.
Vì sao có người chọn cho mình cách sống giả tạo?
Những người sống giả tạo thường hay tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” để thực hiện mục đích riêng. Lớp “vỏ bọc” này rất nguy hiểm vì nó là lớp vỏ ngụy trang, che đậy bản chất. Ngoài miệng họ không ngớt lời tung hô, khen ngợi nhưng trong lòng luôn nghĩ xấu, toan tính điều gì đó. Đối với ý kiến nào bạn đưa ra họ luôn tán thành, tỏ ý ủng hộ, lúc nào cũng tỏ ra thân thiết, nhưng bên trong có thể họ đang toan tính, rình rập những sai sót, ngầm hãm hại bạn.
Những người sống giả tạo không bao giờ yêu thương người khác mà chỉ yêu chính bản thân mình. Cuộc sống hiện tại tồn tại thế giới mạng ảo, số lượng người “sống ảo”, sống giả tạo vì thế càng nhiều.
Đây là một hiện tượng xã hội, khi con người mất đi những nền tảng giá trị đạo đức, niềm tin thực sự. Họ thích sống trong sự tung hô ảo, ca ngợi ảo…
Sống giả tạo là một hiện tượng xã hội, khi con người mất đi những nền tảng giá trị đạo đức, niềm tin thực sự
Dấu hiệu giúp nhận biết đâu là người sống giả tạo
Bề ngoài luôn thân thiện với nụ cười trên môi, cách ứng xử hòa nhã, người sống giả tạo không dễ để mọi người xung quanh nhận biết. Bạn có thể nhận diện những người này thông qua hành động, cử chỉ, thái độ như:
Người giả tạo chỉ ích kỷ, quan tâm đến cảm xúc của bản thân.
Chỉ cần người khác làm họ phật ý, họ lập tức tìm cách khiến bạn thấy dằn vặt và áy náy.
Họ chỉ nghĩ đến bạn khi có việc cần giúp đỡ.
Luôn tìm cách chỉ trích và thay đổi người khác thay vì chấp nhận bản chất thực của bạn bè, đồng nghiệp mình
Ganh tỵ với thành công của người khác
Lúc nào cũng mang mặt nạ, người sống giả tạo luôn mệt mỏi và căng thẳng. Sẽ có lúc mặt nạ kia sẽ rơi xuống
Tóm lại, sống giả tạo làm con người mất đi niềm tin, cả người “sống ảo” cũng không thể có hạnh phúc thật sự. Hãy cứ sống thật với chính mình bạn sẽ giúp mọi người xung quanh bớt đi rất nhiều sự giả tạo.
Làm thế nào để có cách xin ra ở riêng mà không làm sứt mẻ tình cảm gia đình? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em thuyết phục được bố mẹ chồng khi có ý định ra ở riêng.
Trình bày lí do xin ra ở riêng rõ ràng, cụ thể
Trước tiên, bạn và chồng bạn hãy bàn bạc với nhau về quyết định ra riêng và cách xin ra ở riêng khi nói chuyện với bố mẹ chồng (hoặc bố mẹ bạn). Hãy chuẩn bị tâm lí để trả lời những câu hỏi, những tình huống từ bố mẹ chồng một cách thỏa đáng và thuyết phục khi muốn được ra ở riêng.
Hai bạn có thể trình bày với họ những điều cần thiết của việc ra riêng như: thuận tiện cho việc đi làm, hai bạn muốn độc lập về tài chính, chăm sóc con cái tốt hơn… Đừng căng thẳng hoặc chứng tỏ mình chống đối, cứ vui vẻ tỉ tê để thuyết phục bố mẹ thấy việc hai bạn ra riêng là điều cần thiết. Nếu lí do vợ chồng bạn đưa ra một cách hợp tình, hợp lí thì người lớn sẽ hiểu và ủng hộ việc ra riêng của hai bạn.
Một số trường hợp, bạn sẽ bị bác ý tưởng ra riêng ngay khi đề cập. Nếu tình hình quá căng thẳng, bạn hãy vui vẻ lái sang chuyện khác và tìm cơ hội khác tiếp tục thuyết phục. Cha mẹ lần đầu có thể sốc, nhưng trong đầu bắt đầu ý thức việc con sẽ có lúc ra riêng. Đến lần thứ 2, lần thứ 3, cha mẹ dần sẽ đồng ý dù miễn cưỡng. Việc còn lại là chứng tỏ cho họ thấy cuộc sống riêng của bạn rất tốt, họ sẽ thoải mái với quyết định của con.
Thuyết phục lần đầu chưa được, bạn kiên trì và nhỏ nhẹ thuyết phục những lần sau. Cha mẹ dần chấp nhận chuyện các con ra ở riêng mà không quá sốc.
Trình bày kế hoạch một cách rõ ràng
Bố mẹ thường lo lắng và nghĩ con cái của của mình chưa đủ trưởng thành vì vậy mà họ thường phản đối khi chuyện vợ chồng ra ở riêng. Cách xin ra ở riêng để không sợ mất lòng người lớn trong nhà thì hai bạn cần trình bày kế hoạch một cách rõ ràng khi muốn ra ở riêng như: Cách chi tiêu tài chính ra sao? Sống ở đâu? Cách ứng xử với gia đình hai bên, quan tâm chăm sóc bố mẹ chồng như thế nào? Bao lâu thì về thăm họ?
Việc trình bày kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết sẽ khiến bố mẹ chồng nghĩ rằng hai bạn đã có thể tự chăm lo cuộc sống gia đình của mình và họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Trấn an tâm lí bố mẹ chồng
Không bố mẹ nào muốn con cái phải sống xa họ, họ sẽ lo lắng và cảm thấy không yên tâm khi để hai bạn ra ở riêng. Việc vợ chồng bạn xin ra ở riêng sẽ khiến họ nghĩ tình cảm gia đình không được gắn kết, ấm cúng lâu dần sẽ nhạt nhẽo. Vì vậy, vợ chồng bạn hãy xoa dịu sự lo lắng của họ bằng những lời hứa thường xuyên về thăm họ, rước họ lên chơi và ở đâu cũng hướng về họ.
Thể hiện là người có trách nhiệm với lời nói và quyết định ra ở riêng của mình. Điều này sẽ làm cho bố mẹ chồng cảm thấy bớt lo lắng đi phần nào. Cách xin ra ở riêng này sẽ giúp hàn gắn và giữ gìn tình cảm tốt đẹp hơn.
Chứng minh điều kiện kinh tế của hai bạn
Để ra riêng thì hai bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Bố mẹ thường sợ vợ chồng bạn ra riêng sẽ có cuộc sống vất vả hơn. Vì vậy, điều hai bạn cần làm là chứng minh điều kiện kinh tế, khả năng thu nhập tài chính ổn định của vợ chồng bạn có thể chăm lo đầy đủ cho gia đình và chăm sóc con cái.
Chấp nhận những khó khăn khi ra sống riêng, hai bạn cũng có thể đóng góp một khoản tài chính nhỏ cho bố mẹ chồng. Điều này sẽ làm cho bố mẹ chồng tin tưởng và chấp nhận chuyện con ra riêng
Không phụ thuộc cha mẹ vào kinh tế là cách giúp cha mẹ yên tâm và chấp nhận chuyện gia đình con sẽ dọn ra ở riêng
Chứng tỏ bằng hành động rằng bạn đủ sức ra riêng
Dù bạn có bao nhiêu tuổi, cha mẹ vẫn mãi coi vợ chồng bạn là con cưng cần bảo bọc. Trong vòng tay cha mẹ, nhiều người dù lớn vẫn có tính ỷ lại, nhiều việc đều nhờ cha mẹ: nấu nướng, dọn dẹp, đón cno cái
Cách xin ra ở riêng tốt nhất là bạn chứng tỏ mình là người vợ tự lập và tự lo tốt cho gia đình mình, ngay cả khi đang sống trong nhà chồng. Vợ chồng bạn cùng thu xếp làm việc nhà, đưa rước con…
Khi đã ra ở riêng, mỗi tuần đều có kế hoạch đưa con về thăm ông bà, đưa ông bà đi ăn sáng, đi thăm họ hàng… Ghé về nhà cha mẹ thường xuyên mà không cần có dịp đặc biệt, tặng ông bà những món quà tốt cho sức khỏe giúp họ thấy mình vẫn được con cái quan tâm và thương yêu.
Thường xuyên đưa con về thăm ông bà, đừng để việc ra ở riêng của vợ chồng bạn làm xáo trộn cuộc sống, niềm vui của ông bà. Nếu không vì lý do công việc, nhà riêng của bạn đừng ở quá xa nhà của cha mẹCách xin ra ở riêng mà không mất lòng cha mẹ
Chúc bạn thành công với cách xin ra ở riêng mà Marry Living gợi ý, xây dựng cuộc sống mới tự lập với nhiều niềm vui.
Bạn có bao giờ hỏi vì sao có những người đàn ông đẹp trai, tài giỏi, hào hoa mà vẫn chỉ yêu một người phụ nữ, đó chính là người vợ tào khang của mình? Bên cạnh tình yêu và bản tính chung thủy, sự khéo léo, giỏi nắm bắt tâm lý đàn ông của người vợ chính là chất keo giữ cho gia đình bền chặt.
Cùng Marry Living khám phá một số nét tâm lý của các chàng nhé
Người vợ và gia đình không phải là ưu tiên hàng đầu
Sau khi kết hôn đàn ông thường có nhiều thay đổi, họ có tinh thần trách nhiệm với gia đình, mong muốn mình kiếm được nhiều tiền để chăm lo cho cuộc sống gia đình tốt hơn. Chính vì thế, họ không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc vợ con và gia đình, mà ưu tiên hàng đầu của họ chính là sự nghiệp.
Người phụ nữ nắm bắt tâm lí đàn ông thay vì trách móc, phàn nàn hãy tin tưởng, tôn trọng, thông cảm và yêu thương họ nhiều hơn. Người đàn ông sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được vợ hiểu và thông cảm.
Từ nguyên thủy, giống đực phải đi săn bắt kiếm sống cho đàn. Đây là đặc tính của người đàn ông. Họ yêu vợ, yêu gia đình nhưng ưu tiên hàng đầu của họ là công việc, sự nghiệp.
Sự tự tôn và thể diện rất quan trọng với đàn ông
Sự tự tôn và thể diện rất quan trọng với người đàn ông. Khi gặp những trắc trở hay tâm trạng buồn người đàn ông không mong muốn nhìn thấy những giọt nước mắt của chị em. Vậy để nắm bắt tâm lí đàn ông lúc này chị em nên làm gì? Đàn ông mong muốn vợ của mình có thể cổ vũ, động viên và ủng hộ họ. Khéo léo nhất, người vợ đứng phía sau cổ vũ và khuyến khích chồng, chia sẻ khó khăn với chồng, đàn ông sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ mà không cảm thấy thể diện của mình bị tổn hại.
Sĩ diện và sự tự tôn rất được đàn ông xem trọng. Phụ nữ giỏi giang đến đâu mà vụng cư xử với chồng, coi khinh chồng thường dẫn đến đổ vỡ gia đình.
Đàn ông rất thích được khen và công nhận
Người đàn ông rất cần được người phụ nữ của đời mình công nhận những đóng góp mà họ hy sinh cho gia đình. Họ rất thích được nghe những lời khen thật lòng từ người phụ nữ của mình. Người vợ khéo léo là người biết khen ngợi chồng một cách cụ thể và chân thành, điều này rất quan trọng. Họ sẽ cố gắng trong những thời gian tiếp theo để được bạn khen ngợi. Nắm bắt tâm lí đàn ông này sẽ giúp cuộc sống của bạn hạnh phúc và bền chặt hơn.
Tiếc gì lời khen ngợi người đàn ông của dời mình, các chị em thông minh nhỉ?
Tình dục có vai trò đặc biệt quan trọng với đàn ông
Người đàn ông rất quan trọng sự tự tin trong quan hệ tình dục với vợ. Vì thế, anh ấy rất cần sự động viên khích lệ từ vợ mình để minh chứng rằng vợ vẫn luôn hài lòng mỗi khi hai người gần gũi với nhau. Đừng lúc nào cũng nghĩ đàn ông phải là người chủ động trước, họ cũng rất yếu đuối, mềm lòng và khao khát đón nhận những cử chỉ yêu thương từ vợ.
Phụ nữ hãy nắm bắt tâm lí đàn ông này nhé, họ sẽ cảm thấy phấn khởi và hạnh phúc. Nói như vậy không phải người vợ phải luôn giả vờ “lên đỉnh” để chồng cảm thấy mình sung mãn. Người đàn ông họ khá nhạy trong chuyện giường chiếu. Trao đổi với chồng những điều bạn thích khi ái ân, và cả sự lo lắng khi sức khỏe chồng không sẵn sàng để làm “chuyện ấy”.
Thăng hoa trong tình dục luôn là chất men gắn kết tình cảm vợ chồng
Đàn ông rất cần có không gian riêng
Người đàn ông luôn muốn sáng tạo bằng sức mạnh đôi tay, bằng suy nghĩ trí óc, họ thích những cái mới mẻ. Vì vậy, họ cần có không gian riêng để suy nghĩ cho những dự định. Người phụ nữ thông minh nắm bắt tâm lí đàn ông sẽ không cản trở sự hoạt động của chồng và buồn phiền khi họ không giành tâm tư suy nghĩ cho mình. Hãy để họ có không gian riêng, mối quan hệ vợ chồng sẽ tốt hơn.
Đàn ông đôi lúc họ thèm được ở một mình, có không gian riêng. Đừng vì thế mà giận dỗi và chỉ trích chồng.
Đàn ông muốn vợ chú ý đến họ nhiều hơn
Sau khi sinh con xong phụ nữ lúc nào cũng bận tâm tới con cái mà quên đi chồng. Đó là sai lầm vì sẽ khiến quan hệ vợ chồng của bạn thêm xa cách. Vì vậy, chị em phải biết cân bằng để không bỏ quên nhu cầu, bỏ quên chồng và sự cần quan tâm của họ.
Được vợ quan tâm và khen tặng là sự hãnh diện của bất kỳ người đàn ông nào
Qua bài viết chúng tôi hi vọng sẽ giúp chị em phần nào nắm bắt được tâm lý đàn ông, ở đây chính là đấng hôn phu của mình, để duy trì hạnh phúc gia đình và sự gắn bó bền chặt với người bạn đời của mình.
Nhiều người bảo rằng nếu thiếu đi sự tranh cãi, mối quan hệ vợ chồng sẽ nhạt nhẽo và dần dần xa nhau. Cãi nhau là gia vị cuộc sống, nhưng mật độ thường xuyên quá sẽ làm sứt mẻ tình cảm. Xác định nguyên nhân vì sao vợ chồng hay cãi nhau sẽ giúp hạn chế những tranh cãi không đáng có.
1. Bất đồng quan điểm sống, thiếu sự lắng nghe
Không chịu lắng nghe đối phương là lý do vì sao vợ chồng hay cãi nhau. Hầu hết tất cả cặp vợ chồng đều đề cao cái tôi của mình quá lớn. Họ thường không chịu nhường nhịn đối phương và cho luôn rằng mình đúng. Không ai chịu lắng nghe nửa kia của mình đang muốn điều gì và đó là nguyên nhân dẫn đến sự cãi nhau. Song song đó, bất đồng quan điểm về chi tiêu tiền bạc, cách giáo dục con cái cũng góp phần dẫn đến mâu thuẫn.
Điều bạn cần là kiểm soát được cái tôi của mình, biết lắng nghe đối phương cũng như cố gắng dung hòa suy nghĩ của cả 2 để cuộc sống vợ chồng tốt hơn. Làm được những điều này, vấn đề vợ chồng cãi nhau như cơm bữa sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Tiền bạc ảnh hưởng đến hòa khí vợ chồng
Khi bạn hoặc chồng có thói quen xài tiền quá mức vào những việc “không đâu” cũng là lý do vì sao vợ chồng hay cãi nhau. Việc này sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu.
Vậy vợ chồng thường xuyên cãi nhau do tiền bạc phải làm sao? Cả hai nên chi tiêu hợp lí sẽ tốt hơn cho tổ ấm của bạn đấy. Hãy ghi rõ kế hoạch sử dụng tiền chung của cả hai trong một tháng. Và dự định rõ trong tháng sẽ sử dụng bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu. Đừng tiêu xài quá phung phí. Đừng để tháng nào cả hai cũng đều đau đầu vì chuyện cho tiêu.
Tiền bạc là một trong những nguyên nhân thường xuyên ảnh hưởng đến hòa khí vợ chồng, nếu cả hai không khéo thương lượng và sắp xếp nhau chuyện chi tiêu
3. Không hợp khẩu vị cũng là lý do vì sao vợ chồng hay cãi nhau
Vợ chồng cãi nhau vì vấn đề ăn uống nghe ra rất vô lý nhưng lại hiển nhiên trong cuộc sống. Khi bạn thích món này mà anh ấy không thích và ngược lại, điều này cũng dễ làm đối phương cáu gắt và cãi nhau.
Ăn uống là sở thích của mỗi người nhưng khi đã về chung sống với nhau thì cũng nên hòa hợp để có thể sống vơi nhau lâu dài. Chuyện này có vẻ như là 1 vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có nhiều cuộc li hôn diễn ra mà nguyên nhân là do không thể hòa hợp về khẩu vị của nhau.
Để giải quyết vấn đề vì sao vợ chồng hay cãi nhau do khẩu vị cả hai hãy cố gắng nhịn ăn món nửa kia mình ghét khi cả hai ăn chung nhé. Bạn có thể hẹn bạn bè của mình đi ăn món đó sau.
Thói quen ăn uống khác nhau đôi khi gây ra những tranh cãi không đáng có.
4. Vì sao vợ chồng hay cãi nhau? Vì cách giáo dục con cái khác nhau
Phụ nữ và đàn ông có những cách giáo dục con cái khác nhau. Có người muốn con mình thích thể thao, nhưng có người lại thích con yêu nghệ thuật, từ đó họ mâu thuẫn và có những cuộc cãi vã. Nhìn chung, tất cả chỉ vì muốn cho con mình được tốt hơn. Vợ chồng thường cãi nhau sẽ tạo tâm lí không tốt cho trẻ. Vậy nên, hạn chế xung đột là điều tốt nhất bạn dành cho bé đấy.
Vậy vợ chồng thường xuyên cãi nhau vì chuyện dạy con phải làm sao? Cả hai có thể thử thương lượng trong yên lặng, hợp lý giữa hai người lớn để có một kết quả hợp lý cho cả hai bên. Và hãy nhớ rằng đặt sở thích của con nhỏ lên hàng đầu. Không ép buộc con. Hoặc bạn có thể hỏi ý kiến của người thân. Họ có thể là những nhà tư vấn tuyệt vời cho cả hai đấy.
5. “Chuyện ấy” không như mong muốn
Nhiều cuộc cãi vã cũng thường xuất phát từ việc không thỏa mãn nhu cầu sinh lí của đôi bên. Khi đối phương có nhu cầu cao và bạn không đáp ứng được hoặc nhàm chán trong khi “yêu” cũng là một trong số lí do “tại sao vợ chồng hay cãi nhau”.
Lời khuyên cho lý do vì sao vợ chồng hay cãi nhau là có duy trì “chuyện yêu” hợp lí mỗi tuần để tăng thêm sự gần gũi cho nhau và luôn làm mới chuyện phòng the của mình để tránh nhàm chán, tẻ nhạt.
Ai cũng tất bật với công việc riêng của mình nhưng khi về nhà, mọi thứ đều là việc chung. Bạn sẽ rất bực bội khi mình phải cong lưng ra làm việc nhà từ nấu nướng, lau nhà, giặt quần áo mà đối phương chỉ ngồi xem ti vi. Tất nhiên điều này sẽ không tránh khỏi sự cãi vã rồi. Vậy nên, nếu yêu thương nhau và sợ nửa kia mệt mỏi, vợ chồng hãy san sẻ công việc với nửa kia của mình. Làm được như vậy, tình cảm gia đình bạn sẽ trọn vẹn và lâu bền hơn.
7. Vì sao vợ chồng hay cãi nhau? Là vì luôn nghi ngờ bạn đời
Điều này sẽ biến cuộc sống hôn nhân thành địa ngục. Lúc nào cũng mang tâm trạng nghi ngờ, thiếu tin tưởng bạn đời trở thành một trong những lý do chính dẫn đến những trận cãi vã giữa các cặp đôi.
Hãy có niềm tin với bạn đời của mình hơn. Đặt mình vào hoàn cảnh của nửa kia. Ngoài ra, hãy luôn cố gắng thông báo cho bạn đời lịch trình của mình. Đây không phải giám sát, mà là để nửa kia an tâm hơn.
8. Người thứ ba cũng là lý do vì sao vợ chồng hay cãi nhau
Một trong hai người hoặc cả hai cảm thấy cuộc sống hôn nhân không còn tình yêu. Sau đó là sự xuất hiện của người thứ ba trong mối quan hệ vợ chồng. Và người thứ ba sẽ trở thành chủ đề cãi nhau thường xuyên của các cặp đôi và càng khiến cho mối quan hệ vợ chồng ngày càng tệ hơn.
Theo các chuyên gia tình cảm, mọi người thấy hết hôn nhân không còn tình yêu là vì họ cảm thấy nhàm chán với sự đơn điệu của cuộc sống vợ chồng. hững nhu cầu không được đáp ứng. Đây có thể là một giai đoạn tạm thời nhưng nó xảy ra với hầu hết các cặp vợ chồng và dễ dẫn đến ly hôn hoặc ly thân tạm thời.
Mâu thuẫn cãi vả là điều tất yếu trong hôn nhân. Tuy nhiên, vợ chồng thường xuyên cãi nhau lại là vấn đề nghiêm trọng, làm rạn nứt mối quan hệ của 2 bạn. Cố gắng tìm ra lý do vì sao vợ chồng hay cãi nhau và cố gắng điều chỉnh, tránh xung đột nếu không muốn kết cục mối quan hệ gia đình đi vào ngõ cụt.