Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

5 cách làm chồng hết giận hiệu quả không ngờ

Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, bạn không thể nào tránh khỏi những tình huống “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Giận hờn trong tình yêu có thể xem là gia vị đặc biệt và những cuộc cãi vã cũng là chuyện bình thường trong đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, bạn cũng nên dung hòa, cố gắng kìm nén cái tôi để giữ lửa cho mái ấm gia đình của mình lúc nào cũng được hạnh phúc, sum vầy.

Thành thật nhận lỗi là cách làm chồng hết giận nhanh nhất

Mở đầu bằng lời xin lỗi là cách hữu hiệu nhất khi vợ chồng bạn vừa có một trận khẩu chiến nảy lửa. Vì khi bạn nói được lời xin lỗi là lúc bạn đã dẹp bỏ cái tôi của mình và mong muốn không khí trong gia đình được vui vẻ hơn.

cach-lam-chong-het-gian
Chủ động là người mở lời thể hiện tấm lòng vị tha của bạn

Xin lỗi không có nghĩa là bạn sai, vì trong tình cảm, đúng sai vốn dĩ không quan trọng, quan trọng nhất là sau những cuộc cãi vả, 2 người lại hiểu nhau và gắn bó sâu sắc hơn. Vì vậy, đừng ngần ngại nói lời xin lỗi khi vợ chồng cãi vã. Còn nếu bạn khó mở lời thì hãy viết ra một tờ giấy hoặc gửi một tin nhắn xin lỗi thật đáng yêu nhé. Không có người chồng nào nỡ giận cô vợ dễ thương của mình đâu

Nấu món ăn mà anh ấy thích nhất

Người xưa có câu: “Con đường ngắn nhất đến trái tim đàn ông là đi qua dạ dày”, đàn ông dễ dàng bỏ qua những giận hờn khi thấy vợ mình quan tâm chu đáo tới sở thích ăn uống của mình. Vì vậy, hãy nấu những món ngon mà chồng bạn thích ăn và trang trí xung quanh bàn ăn những bông hoa hồng, rượu vang và nến để tăng thêm sự lãng mạn, lung linh cho bữa ăn. Hãy dành cho anh ấy niềm vui bất ngờ, đảm bảo anh chồng sẽ hết giận bạn ngay cho xem! Đây là một trong những cách làm chồng hết giận đơn giản mà hữu hiệu nhất đã được nhiều phụ nữ áp dụng.

Ôm anh ấy từ phía sau

Cái ôm bất ngờ từ phía sau sẽ giúp anh ấy nguôi ngoai ngay cơn giận với bạn đấy. Hãy nhẹ nhàng vòng tay sau lưng anh ấy và ôm thật chặt, thủ thỉ vào tai anh ấy những lời nói ngọt ngào và chân thành. Chắc chắn chồng bạn sẽ đổ gục ngay trước hành động đáng yêu và dịu dàng này của bạn.

Quà tặng bất ngờ trên radio

cach-lam-chong-het-gian 2
Dành tặng chồng món quà bất ngờ đề xua tan căng thẳng trong mối quan hệ gia đình

Nếu bạn là người thường nghe radio, bạn chắc hẳn sẽ biết đến những chương trinh dành tặng bài hát cho người mà bạn yêu thương. Hãy bí mật đăng kí và gửi tặng cho anh ấy một bài hát ý nghĩa mà anh ấy yêu thích, kèm theo những lời mà bạn muốn nói như “Em yêu anh” hay “Chồng yêu, em xin lỗi!”. Khẳng định với bạn rằng ai khi nghe tên mình cùng những lời nói chân thành được gửi tặng trên sóng radio thì cũng đều vui mừng không thể diễn tả thành lời. Anh ấy sẽ chạy ngay đến bên bạn mà ôm chầm liền mà xem.

Bên cạnh các chương trình quà tặng âm nhạc trên radio, hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tin nhắn cũng có dịch vụ nhắn tin gửi bài hát. Bạn tham khảo xem sao nhé!

Những nụ hôn ngọt ngào

Đây không chỉ là cách làm chồng hết giận nhanh, mà bạn có thể “chuyển bại thành thắng” nữa đấy. Những cuộc cãi vã thường làm vơi đi tình cảm của vợ chồng. Để tránh tình cảm bị rạn nứt, bạn ngại gì mà không chủ động đến bên và hôn anh ấy. Nụ hôn nồng nàn và ngọt ngào ấy sẽ xóa đi những mâu thuẫn giận hờn của cả hai. Với biện pháp này, bạn cùng chồng sẽ có những đêm thăng hoa hơn sau những cuộc tranh cãi đấy.

Trên đây là những tuyệt cách làm chồng hết giận cực kì hiệu quả. Các chị em đã sẵn sàng áp dụng tuyệt chiêu để đối phó khi chồng bạn giận dỗi chưa? Chúc các bạn thành công.

HUỲNH LOAN

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Con bị tẹt mông

Chiều nay con trai mẹ nghịch qúa đòi đi qua nhà hàng xóm chơi không cho đi con lại lấy đồ đạc quăng tứ tung hết , mẹ càng la con càng quăng vậy là con bị cha tét vào mông. Tính cha nóng lửa rơm nên mỗi lần đánh là sẽ rất đau, nhìn mông con lộ rõ 5 ngón tay của cha mẹ cũng có xót lắm nhưng không dám bênh con sợ con sẽ hư. Không sao con nhé mẹ thoa dầu ti sẽ khỏi ngay chừa cái tật bướng con nhé

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Cha yêu con theo cách của riêng mình

Cùng là tình yêu thương con cái, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc vì sao cách thể hiện tình cha con và tình mẹ con thường khác nhau? Liệu có phải mẹ luôn là người yêu con nhiều hơn bố?

Tình cha con ảnh hưởng như thế nào?
Bố có cách thể hiện tình cảm hoàn toàn khác

Thực tế, theo nghiên cứu của các chuyên gia Israel, cả mẹ và bố đều xuất hiện hoóc-môn oxytocin, loại hoóc-môn tình yêu thường xuất hiện trong những tháng đầu của những người mới làm bố mẹ. Ở các mẹ, nồng độ oxytocin sẽ tăng cao khi thể hiện tình mẹ con thông qua những cử chỉ ôm ấp, vuốt ve, trò chuyện hay nhìn chằm chằm vào khuôn mặt con. Tuy nhiên, đối với các ông bố, sự gia tăng loại hoóc-môn này chỉ xuất hiện khi bố cùng bé đứng lên ngồi xuống, hoặc cùng chơi đùa với bé cưng.

Không giống người làm mẹ thể hiện tình cảm, sự quan tâm đối với con qua lời nói, cử chỉ chăm sóc hàng ngày, người bố thường dồn hết thời gian và tâm trí để nghĩ về sự phát triển của trẻ. Bố sẽ quan tâm đến những thay đổi của bé: thời điểm bé biết lật, biết đi hay lần đầu tiên bé đá banh… Đồng thời, bố cũng là người giúp con định hướng sự phát triển của mình.

Vai trò của người bố đối với sự phát triển của trẻ

– Ảnh hưởng đến nhận thức, ngôn ngữ

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy vai trò quan trọng của người làm bố đối với sự phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận thức và kỹ năng xã hội của các bé từ lúc mới tập đi đến khi trẻ được 5 tuổi. Theo nghiên cứu, ngay cả khi có mẹ gần bên, những căng thẳng của người cha có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức của trẻ từ 2-3 tuổi. Một nghiên cứu khác tại Đại học Maryland School cũng cho thấy sự phát triển tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội vượt trội hơn hẳn ở những bé có gia đình đầy đủ.

– Ảnh hưởng đến tâm lý

Nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho thấy, những bé gái được bố dành tình yêu thương cũng như sự quan tâm thường xuyên sẽ ít phải đối mặt với những rắc rối về mặt tâm lý, và luôn cảm thấy được che chở, an toàn – bình yên. Đối với con trai, vai trò của người bố cũng có ảnh hưởng tương tự. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, những bé trai nhận được tình yêu thương và quan tâm chăm sóc đặc biệt từ bố thường ít gặp vấn đề về mặt đạo đức khi trưởng thành. Hơn nữa, bố cũng là tấm gương để con trai noi theo, giúp trẻ nhận thức được bản thân và làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn.

[inline_article id=114141]

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Nuôi con nhỏ sẽ “tiêu diệt” tình cảm vợ chồng?

Bố mẹ có bất ngờ khi biết rằng việc nuôi con nhỏ làm suy giảm mức độ hạnh phúc của các cặp đôi thậm chí còn nhiều hơn so với ly hôn hay thất nghiệp? Đây là kết quả nghiên cứu trên khoảng 2.000 người Đức, tiến hành từ lúc họ độc thân cho đến khi có gia đình và có con trên 2 tuổi. Chỉ có 30% trong số đó cảm thấy hài lòng về mức độ cuộc sống trong 2 năm đầu có con. 70% còn lại cảm thấy hạnh phúc của mình bị suy giảm. Việc có con nhỏ làm giảm 1,4 điểm hạnh phúc của các cặp vợ chồng.

Động viên chồng chủ động hơn để nuôi dưỡng hạnh phúc

Bạn nhớ động viên chồng chủ động hơn trong những tình huống sau đây nhé!

Nuôi dưỡng cảm xúc khi nuôi con nhỏ
Nếu mẹ không có thời gian, bố có thể tự tạo thời gian cho mình mà

1/ Tranh thủ thời gian ở bên mẹ những lúc yên ắng

Thành viên nhí mới chào đời sẽ chiếm hết thời gian và sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ, nhưng tình cảm vợ chồng đầm ấm chính là nền tảng vững chắc để nuôi con nhỏ. Bố mẹ càng chú ý chăm chút, mối quan hệ lứa đôi này càng trở nên gắn bó và con cái cũng trưởng thành trong bầu không khí vui vẻ, ấm áp của gia đình.

2/ Nhờ ông bà hoặc người thân giúp trông con để “hẹn hò”

Cứ mỗi hai tuần, hoặc ít nhất mỗi tháng một lần, bố đừng quên dành cho mẹ một cuộc hẹn hò lãng mạn như ra ngoài ăn tối, uống cafe hoặc chỉ đơn giản là cùng nhau dạo phố. Đây là cơ hội để bố mẹ đi chơi riêng, trò chuyện và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ bên nhau. Điều này cũng sẽ giúp giữ “lửa” cho tình cảm lứa đôi dù gia đình vừa tăng thêm thành viên.

3/ Kiên nhẫn với “chuyện ấy” 

Phải mất vài tuần, thậm chí vài tháng, mẹ mới sẵn sàng cho chuyện quan hệ chăn gối cùng bố. Các bà mẹ không chỉ cần thời gian để hồi phục vùng cơ thể bên dưới sau khi sinh bé mà còn dễ bị kiệt sức vì nhiều đêm mất ngủ và bận bịu chăm nom con. Bố chỉ cần cho mẹ thêm chút thời gian và không gian, cũng đừng cằn nhằn mẹ nhé vì như thế sẽ càng khiến mẹ thêm căng thẳng.

4/ Không nên lo lắng nếu cả hai đều bồn chồn với việc “yêu” lại sau sinh

Rất nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng trên sau một thời gian ngưng quan hệ. Bố nên cố gắng trò chuyện, tâm tình cùng mẹ và xua tan nỗi lo âu ngay từ đầu. Ngoài ra, cơ thể của mẹ có khả năng tự phục hồi rất giỏi, vì thế lửa yêu đương cũng sẽ mau chóng quay trở lại với cả hai. Quan trọng hơn là “chuyện ấy” tạo ra cảm giác rất thoải mái.

5/ Ghi nhớ những ngày trọng đại trong năm

Bố nên ghi chú và đặt lịch nhắc nhở những ngày đặc biệt như sinh nhật mẹ, kỷ niệm ngày cưới (hoặc lần hẹn hò đầu tiên), Giáng sinh, ngày Valentine, Ngày của Mẹ… Đừng quên tặng quà cho mẹ và chứng tỏ “Bố vẫn yêu mẹ lắm lắm”; đôi khi chỉ đơn giản là bó hoa kèm theo tấm thiệp viết tay cũng đủ khiến các bà mẹ rưng rưng cảm động trước sự quan tâm của bố rồi đấy!

Bí quyết tiết kiệm thời gian khi nuôi con nhỏ để vun đắp tình cảm vợ chồng

1/ Tổ chức công việc hợp lý để nuôi con nhỏ tốt như mong muốn

  • Tập sắp xếp những thứ bạn thường quên hoặc dùng thường xuyên vào một chỗ cụ thể để bạn không mất thời gian tìm kiếm. Giày dép nên được lấy ra và đặt bên cạnh cửa hoặc để lên kệ giày dép. Cặp xách nên được treo trên một cái giá. Bút màu và vật dụng làm mỹ thuật nên để vào một cái thùng có dán nhãn… Sách báo nên được sắp xếp, phân loại cẩn thận để bạn có thể tìm thấy những gì bạn cần đọc một cách nhanh chóng.
  • Chén bát rửa sạch xong, để ráo nước nên sắp xếp theo trật tự để khi cần, bạn có thể lấy thật nhanh.
  • Nên viết ra một danh sách những việc cần làm trong tuần lên bảng. Việc nào đã hoàn thành thì gạch bỏ sẽ giúp cho bạn tránh khỏi cảm giác ngập đầu trong công việc. Nó cũng là cơ hội để chồng bạn có thể giúp đỡ bạn mà không phải hỏi xem anh ấy cần phải làm gì.
  • Để theo dõi việc chi tiêu hàng tháng, bạn nên có 12 túi nhỏ và ghi tên từng tháng lên mỗi túi nhỏ đó. Với các hóa đơn, bạn phân loại và bỏ chúng vào tháng phù hợp. Như vậy bạn sẽ dễ dàng quản lý việc chi tiêu của mình trong năm.
  • Nên soạn sẵn một danh sách tất cả các thông tin liên lạc khi cần thiết, bao gồm: số điện thoại của bạn, chồng bạn, bác sỹ của con bạn, các số khẩn cấp khác, các loại thực phẩm hay đồ chơi bé thích và cách sử dụng, thói quen và giờ giấc sinh hoạt của bé… rồi dán lên tủ lạnh. Các thông tin này cần ngắn gọn, dễ hiểu để bạn có thể hướng dẫn nhanh cho người giữ trẻ, nhất là người làm mới.
Bí quyết dọn dẹp nhà cửa nhanh hơn khi nuôi con nhỏ
Mẹ nên phân chia công việc một cách hợp lý để có thể dọn dẹp nhà một cách nhanh hơn.
  • Bạn nên đặt một vài túi rác lồng vào nhau trong thùng rác. Khi bạn lấy túi này ra, bạn sẽ có ngay túi mới đã thay sẵn, nhờ đó bạn không cần mất thời gian thay một túi khác. Ngoài ra, bạn nên để túi rác cuộn ở gần thùng rác, như vậy bạn sẽ không mất thời gian tìm kiếm khi cần.
  • Bạn có thể sử dụng những giỏ hoặc sọt nhỏ để đựng đồ, đặc biệt là để gom đồ chơi của bé rải rác quanh nhà. Khi bạn không có thời gian để dọn dẹp và khi bạn bè ghé chơi, việc gom nhanh tất cả mọi thứ vào một giỏ cho gọn rồi đặt nó vào một góc khuất nào đó là cách nhanh và tiện nhất.
  • Nên để giấy vệ sinh, khăn lau và dung dịch vệ sinh ở những chỗ thuận tiện trong mỗi phòng. Như thế, bạn có thể lau dọn hoặc làm vệ sinh ngay khi cần mà không cần chạy lên sân thượng hay xuống nhà bếp để lấy dụng cụ. Cách này có vẻ tốn kém nhưng nó giúp bạn tiết kiệm thời gian.
  • Trong lúc chờ hâm nóng thức ăn hay sữa cho bé, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp bếp hay rửa chén. Bạn sẽ thấy mấy chục giây hay vài phút khi nuôi con nhỏ sao mà nhiều và đáng quý quá!

2/ Tranh thủ thời gian khi con ngủ

Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi thanh toán các hóa đơn qua internet. Mọi thao tác chỉ mất 5 – 10 phút, khác hẳn trước đây, bạn sẽ mất ít nhất là 1 tiếng để chạy đến các điểm thanh toán, điền vào các phiếu nộp tiền rồi ngồi chờ gọi tên…

Nếu mỗi lần con ngủ, bạn đi dọn dẹp nhà cửa thì mọi thứ sẽ rất ngăn nắp. Tuy nhiên, sau khi cho bé ngủ xong, bạn dường như không còn nhiều năng lượng để làm thêm việc gì khác. Do đó, bạn nên chọn làm một số việc trong khả năng của mình như rửa chén chẳng hạn và những việc còn lại thì cứ để ngày mai. Việc này sẽ giúp bạn thấy thoải mái và ít áp lực hơn.

Sau khi bạn tắm cho bé, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp nhà vệ sinh luôn. Bé tắm xong thì bạn cũng xong được một việc nhà.

Các bí quyết tiết kiệm thời gian khi nuôi con nhỏ
Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lau chùi phòng tắm sau khi đã tắm cho bé.

Khi nuôi con nhỏ, mỗi buổi sáng, bạn có thể vừa hát, nói chuyện, đùa giỡn với bé trong khi thay đồ cho bé, thay bỉm, thu gom đồ chơi, bỏ đồ vào máy giặt và hút bụi… Lưu ý đối với nuôi con nhỏ trong trường hợp này là cần chắc chắn bé đã ở trong cũi an toàn khi bạn làm việc nhé!

Sau khi cho bé ăn xong, đặt bé ngồi vào ghế dành riêng cho bé, thắt dây an toàn đầy đủ, đây là lúc bạn có thể tranh thủ xếp quần áo, rửa chén bát hay làm một số việc khác trong nhà bếp. Để có nhiều thời gian cho những việc lâu hơn như lau nhà, chùi nhà tắm, bạn nên cho bé những đồ chơi đòi hỏi bé tập trung cao độ như bút chì màu và giấy để vẽ.

Cố gắng làm tất cả những thứ bạn có thể làm sau khi bé ngủ và trước khi bạn đi ra ngoài như làm đồ ăn, rửa bình sữa, xếp quần áo cho bé hoặc lau dọn nhà bếp. Bằng cách này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu với việc nhà và không để nó ảnh hưởng đến thời gian bạn nuôi con nhỏ.

Để sẵn vài món đồ chơi ở những nơi như nhà bếp hay phòng khách, chúng sẽ “giữ con” giúp bạn khi bạn đang bận.

3/ Giao việc phù hợp với khả năng của bé

Đối với bé lớn hơn, bạn đừng ngại cho bé giúp bạn những việc nhà đơn giản như úp chén bát, tưới cây.

Bạn giao nhiệm vụ thu gom giày dép và xếp chúng lên kệ theo từng đôi cho bé.

Sau một bữa ăn gia đình, mỗi thành viên trong nhà bạn nên tự gom thức ăn thừa bỏ vào thùng rác, đem chén đĩa dơ của mình bỏ vào bồn rửa chén. Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể đi theo hỗ trợ bé và tập dần thói quen này cho bé.

Bạn có thể dạy bé cách nhận biết các đồ dùng trong bếp như các loại gia vị, phân biệt một số loại thực phẩm như rau củ và trái cây. Trong khi bạn nấu ăn, bạn có thể nhờ bé đưa nguyên vật liệu cho bạn. Nếu bé đưa nhầm, bạn nên giải thích sự khác biệt cho bé.

Chia sẻ việc nhà khi nuôi con nhỏ
Đừng ngần ngại nhờ bé làm phụ việc nhỏ. Điều đó sẽ làm cho bé thích thú hơn.

Mỗi ngày trong tuần gia đình bạn nên cùng nhau dành ra khoảng 30 phút để dọn dẹp nhà cửa và làm một số việc vặt khác. Nhờ đó, thứ Bảy và Chủ nhật, gia đình bạn sẽ có thời gian để đi nghỉ mát hay du lịch cùng nhau. Quan trọng hơn là cả nhà cùng làm vì một mục tiêu chung.

Bạn nên tập cho bé ý thức dọn dẹp đồ chơi của mình hay những gì mà bé bày ra. Sau khi chơi xong, bé sẽ gom hết đồ chơi xung quanh rồi xếp lên kệ hay cho vào giỏ. Lúc đầu, bạn sẽ chỉ cho bé nên cất cái gì, để ở đâu… và những lần sau bé sẽ tự làm. Không bao giờ là quá sớm để dạy cho bé ý thức tự giác dọn dẹp “bãi chiến trường” của mình.

Nếu bạn cũng cùng trăn trở trên, bài viết này đích thị là dành cho bạn. Hãy tìm những giải pháp thích hợp để nuôi con nhỏ và vun đắp hạnh phúc, bạn nhé!

4/ Thương lượng thời gian làm việc với sếp

Trước khi tiếp cận với sếp và cùng trao đổi về vấn đề thời gian làm việc linh hoạt do có con nhỏ, bạn cần ghé thăm phòng nhân sự trước. Hãy đảm bảo chắc chắn về việc khả thi đối với các đàm phán lịch trình làm việc sắp tới: công ty từng có tiền lệ về việc này trước đây hay chưa, chính sách phân bổ thời gian làm việc của công ty đối với mẹ trẻ như thế nào, phòng ban của bạn đang có kế hoạch tuyển người bổ sung hoặc dự phòng hay không, khối lượng công việc của bạn đã được tiếp quản và xử lý ra sao trong thời gian thai sản,…

Trong trường hợp công ty từng có tiền lệ chấp thuận lịch làm việc linh hoạt cho một hoặc vài nhân viên trước đây, hãy tìm cách gặp và hỏi họ bí quyết để thương lượng với sếp.

can-doi-giua-cong-viec-va-cham-soc-con-nho_1
Ghé thăm phòng nhân sự trước sẽ giúp bạn tích luỹ được vốn lý lẽ thuyết phục sếp sau này.

Chuẩn bị lập luận thuyết phục

Hãy trình bày thật chi tiết và hợp tình hợp lý để cấp trên thấy được hiệu quả công việc vẫn được duy trì nếu bạn về sớm hoặc cắt giảm thời gian làm việc trong tuần. Ngoài ra, bất kỳ người sếp tinh ý và thông minh nào cũng đều biết một đội ngũ làm việc thoải mái về tâm lý sẽ mang lại chất lượng công việc vượt trội hơn hẳn so với một ê-kíp có những nhân viên luôn phải lo nghĩ về con nhỏ ở nhà. Hãy khéo léo gợi ý và nhắc nhớ sếp về điều quan trọng đó. Ngoài ra, nếu là một nhân lực mẫn cán và luôn có những đóng góp đáng kể cho công ty, đây cũng sẽ là một lợi thế cho bạn.

Đã đến giờ gặp sếp

Tuỳ theo tính chất và sự bận rộn của sếp, hãy thiết lập cuộc hẹn với cấp trên ngoài giờ làm việc nhưng diễn ra ngay tại văn phòng nhằm không làm gián đoạn tiến trình làm việc của sếp nhưng vẫn không tạo ra cảm giác bạn đang có gì khuất tất. Buổi trao đổi nên diễn ra nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng. Hãy mở đầu câu chuyện bằng thiện chí lo lắng cho hiệu quả công việc. Tùy theo mức độ cởi mở và thân tình của lãnh đạo, bạn có thể chia sẻ vài khó khăn và vất vả của việc chăm bé hiện tại (nếu sếp là nữ và cũng từng có con, đây sẽ là điểm lợi để bạn tranh thủ sự cảm thông).

Bạn cần chuẩn bị một bản viết tay liệt kê rõ những điểm quan trọng như:

  • Thời gian làm việc linh hoạt của bạn sẽ mang lại lợi ích như thế nào.
  • Bản kế hoạch chi tiết về những đầu việc bạn sẽ chịu trách nhiệm chính và những phần việc có thể hướng dẫn hoặc giao phó cho người khác.
  • Khản năng công ty và bạn vẫn luôn kết nối và giữ liên lạc được với nhau trong thời gian bạn làm việc tại nhà hoặc về sớm.
  • Các báo cáo thường xuyên để sếp vẫn quản lý và theo dõi được công việc của bạn: báo cáo hàng tuần, email mỗi ngày,…

Nếu sếp không đồng ý

Trong trường hợp xấu nhất là sếp hoàn toàn thờ ơ và lãnh đạm với bản kế hoạch thương lượng của bạn, hãy đề nghị một khoảng thời gian thử nghiệm 2-3 tháng để chứng tỏ cho sếp thấy công việc vẫn trôi chảy nếu anh/chị ấy thử đặt lòng tin vào bạn. Khi chọn giải pháp này, bạn cũng cần tự lượng sức mình cũng như lường hết được tính chất công việc sắp tới. Bạn nên thẳng thắn tự vấn bản thân về việc làm việc tại nhà hoặc về sớm để nuôi con nhỏ cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể toàn tâm toàn ý vào công việc (dù cho thời điểm ấy trên giấy tờ là bạn vẫn đang làm việc tại nhà).

Một lần nữa, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem bạn có thể chấp nhận tình huống tệ hơn cả tệ là bạn phải nghỉ việc hay không? Xét cho cùng, bạn đi làm để nuôi bé hay gánh nặng tài chính không thật sự đè nặng trên vai? Chỉ có bạn mới là người biết rõ nhất cán cân ấy.

Trang Vàng

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Công cha nghĩa mẹ cao vời,

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa.

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Ba mẹ không có con lại có má lúm đồng tiền

Khoảnh khắc con chào đời bà nội la lên ” trời ơi nó còn có đồng tiền nữa kìa”. Mẹ đang đau nhưng cũng ráng ngồi dậy để ngắm con gái mẹ. Ôi lạ thiệt ba mẹ không có mà con lại có mới gê chứ. mẹ vui lắm. Mẹ nhớ lại lúc có thai con mẹ lén ăn cắp tiền của ba để con có đồng tiền. Rồi gần sanh ba xin quả lựu về cho mẹ ăn. Lúc đó mẹ cũng không tin đâu. Nghĩ là hên xui thôi nhưng lúc sanh con ra mẹ đã tin. Mẹ còn tự nghĩ sao không ăn nhiều lựu để con có cả 2 cái . Nhưng nhĩ lại tham quá lại thâm mất. Là của trời cho sao thì nhận vậy chứ đừng tham lam.

image483-400x533

 

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Viết cho con trai ngày đầu đến lớp

Chàng trai của mẹ, chỉ còn vài ngày nữa là con sẽ bước vào một môi trường mới hoàn toàn, con được tới trường cùng các bạn. Con sẽ bắt đầu một cuộc sống mới mà ở đó con không còn được ở vị trí số một như khi ở nhà cùng bố mẹ.
Nghĩ tới chuyện, con sẽ đi học, mẹ vừa lo lắng, vừa hồi hộp…
Mẹ biết, ngôi trường con sắp học sẽ có những điều thú vị mà con chưa được biết đến, chưa được khám phá. ở đó sẽ có thật nhiều bạn bè, các cô giáo, có nhiều trò chơi… Mẹ thật sự vẫn chưa đủ tự tin để buông tay con, nhưng…
Mẹ không thể giữ mãi con ở bên mình như một báu vật để bảm đảm con được an toàn, bởi mẹ không thể làm điều này đến hết suốt cuộc đời con… Mẹ cần cho con cơ hội trải nghiệm, cơ hội vùng vẫy, và được tôi luyện… Ông cha ta xưa đã nói ” Đi một ngày đàng học một sàng khôn” và ” ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”.
Con không thể mãi là một quả trứng mà bố mẹ phải hết sức bảo vệ được, mà đã tới lúc con phải là một chú gà con vươn mình ra khỏi cái vỏ trứng và đón nhận những điều mới mẻ đang chờ đợi…
Mẹ biết, khi cho con đi học… là mẹ phải chấp nhận…
Có thể những ngày đầu tới lớp con sẽ khóc thật nhiều, sẽ khủng hoảng tâm lí, sẽ nhớ mẹ, sẽ không muốn tới  trường…. Và sau những ngày đến lớp, có thể mặt con sẽ có vết xước vì đánh nhau hay giành đồ chơi với bạn, mắt con sẽ sưng lên vì khóc…
Mẹ biết, mẹ sẽ rất nhớ con, sẽ không còn được hít hà con, ôm ấp con những lúc mẹ muốn. Mẹ sẽ không chăm sóc cho con được tận tình, chu đáo từng bữa cơm, từng giấc ngủ như hồi con ở nhà… Sẽ có lúc con giật mình tỉnh giấc, bên cạnh con không phải là mẹ…Nghĩ tới những điều này,mẹ thấy rưng rưng  con trai ạ.
Nhưng, những gì đầu tiên bao giờ cũng rất khó khăn, mẹ vẫn tin, con trai mẹ sẽ nhanh chóng vượt qua, và vui vẻ hòa nhập cuộc sống mới…
Chàng trai ạ, thế giới ngoài kia bao la, rộng lớn lắm, con hãy thỏa sức vẫy vùng và trải nghiệm nhé, vì bó mẹ sẽ luon ở bên con!yêu con của mẹ lắm!
 

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Tại sao người ta cứ ghen ghét nhau?

“Thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tôn chi họ hàng”. Câu nói này của người xưa quả không sai tý nào. Khi đã ghét nhau rồi thì có đủ lý do để người ta nói vì sao mình ghét người đó. Sống trên đời này, bạn dở, bạn khù khờ người ta cũng ghét bạn, bạn giỏi giang, thông minh người ta cũng ghét, bạn xấu xí thì người ta cũng ghét mà bạn xinh đẹp, dễ thương họ cũng vẫn cứ ghét, và bạn dễ ghét thì người ta lại càng ghét. Nói chung là một khi người ta đã ghét bạn rồi thì có đủ thứ lý do để mà họ ghét, thế nên có giải thích cũng vô nghĩa.
Và ngẫm nghĩ mãi mình vẫn không hiểu tại sao người ta lại ghen ghét nhau để làm gì nhỉ??? Mỗi người có một cuộc sống riêng, nếu như không thể hòa hợp với nhau thì thôi việc gì phải ghen ghét, rồi hiềm khích nhau nhỉ??? Điều đó có lợi gì cho ta? Ghét một người dở hơn mình liệu mình có giỏi thêm hơn không? Ghét một người quá thông minh xinh đẹp thì liệu rằng mình có thông minh, có xinh đẹp hơn không? Tất cả những điều đó đều vô nghĩa. Thế thì vì cớ gì ta lại đi ghét họ chứ? 
Nhưng đôi khi ngay cả bản thân mình cũng nói ghét những người như thế này, như thế kia….Và có lẽ trong mỗi con người đều có lòng ghen ghét, đố kỵ nhau thì phải. hihi
Thế thì có người ghét mình, mắng chửi mình thì điều đầu tiên là mình nên làm gì nhỉ??? hihi. Có lẽ 9/10 người đều cho rằng sẽ mắng lại cho bỏ tức, cũng qua lại cho toại lòng nhau theo cái kiểu “mày nói tao nước mắm hôi rình, còn mày xì dầu đen thui thúi ình có hơn gì tao”. hehe. Cứ trả đũa nhau như thế thì cũng có ngày chiến tranh xảy ra thôi á.

Cách giải quyết tốt nhất, cách chọc tức đối phương tốt nhất là mình hãy bình tĩnh nghe rồi mỉm cười đáp trả với họ, đó mới là cao thủ nè, đảm bảo cái người đang chửi mình chắc chắn sẽ bị ê mặt ngay. hihi. Có mom nào đồng ý như thế không nhỉ???? yes
 

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Em là cục nợ đời anh

hihi, chắc là anh cũng thiệt thòi hơi nhiều nhỉ? Đã thế ông trời còn giao cho anh cái "cục nợ" là em nè. Anh có thấy bất công không nào? hehe. Cái cục nợ này sẽ bám theo anh đến cuối cuộc đời luôn.

Cái điệp khúc mà em nhắc đi nhắc lại hoài trước khi chúng ta có con, anh nghe chắc cũng chán lắm nhỉ? hihi

"Anh à…!!!!
Sau này… em sẽ đưa con đi học còn anh đi làm về thì đón con nhé.
Sau này… em bảo con làm văn còn anh sẽ dạy con học toán nha.( Ck: anh dốt toán thấy mồ )
Sau này… em tắm cho con đi còn anh sẽ đợi sẵn ngoài cửa để mặc quần áo cho con không lạnh. ^_^
Sau này… em nấu cơm nha, anh hãy về ăn cơm với em , dù có đi ăn ở ngoài vẫn cố ăn 1 bát cùng em … rồi anh phụ rửa bát với em nha.
Sau này… con khóc em sẽ dỗ , em không dỗ được thì anh dỗ con phụ em nha. 
Sau này… em tức thì em sẽ im nhưng anh mà tức thì anh đừng im lặng nhé. 🙂
Sau này.. em sẽ mua quần áo cho bố con anh còn anh sẽ giặt quần áo cho mẹ con em chịu hôn 😀
Sau này …
Cả nhà chúng ta sẽ luôn yêu thương nhau anh nhé :* ♥"

Anh cũng đừng chê là vợ xấu này nọ nha, bởi vì vợ đẹp là vợ người ta, vợ ba hoa là vợ thằng bạn, vợ lạn hoạn mới là vợ mình. Cho dù em có xấu tính một chút, ko đẹp, ko xì tin như các cô 9X nhưng mà em đẹp theo cách của riêng em nhé. Nhìn thế thôi nhưng ra đường vẫn có khối anh chết mê em đấy, vì thế anh lúc nào cũng phải quan tâm đến em một chút, yêu em nhiều hơn một chút thì mới được đó. Còn không làm thế sẽ có ngày mất vợ như chơi í, biết không???yes

 

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Niềm tin giữa con người với con người

Cuộc sống này có muôn màu, muôn vẻ con gái à. Và trong cái thế giới này có biết bao nhiêu hạng người, tốt cũng có, xấu cũng có, ông bụt cũng có mà ác quỷ cũng có. Giữa muôn hình vạn trạng như thế thì mình nên trao niềm tin cho ai đây con nhỉ? Mẹ cảm thấy bây giờ con người ta thường vô tình với những gì xảy ra xung quanh, có nhiều cạm bẫy, lừa lọc hơn. Chính lối sống như thế nên càng ngày mình cũng trở nên thờ ơ với mọi người hơn con à. Và ngay chính mẹ cũng thấy mất niềm tin ở mọi người, không thể nào mà tin tưởng họ được con à. Trước mặt mình họ là một người tốt, một người hiền lành, nhân từ nhưng mà sau lưng mình thì lại là một bộ mặt khác, kiểu như là "miệng nam mô bụng một bồ dao găm" đấy con à. hihi. Chính vì lòng người đa đoan khó đoán cho nên mẹ không thể không dạy con cách đề phòng với những người xung quanh con. Đôi khi vì một lý do nào đó họ có thể làm tổn thương con. Và mẹ cũng ko thể không dạy con cách mà con muốn đặt niềm tin vào ai đó. Con có thể tự do đặt niềm tin của con lên ba mẹ mà không cần đề phòng gì cả. Vì ba mẹ chính là những người không bao giờ phản bội con, và lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh vì con. Còn những người khác thì không thể biết trước điều gì, thế nên con hãy đề cao cảnh giác, cũng đừng vội đặt niềm tin lên họ. Niềm tin đặt sai lúc, sai người thì sẽ làm cho con cảm thấy hụt hẫng hơn, tổn thương nhiều hơn. Con gái à, con có biết con người ngu muội ở điểm nào nhất không??? Đó là trao cho người khác cái quyền làm tổn thương mình nhưng lại luôn trách mắng chính bản thân ta. Nhưng con hãy nhớ lấy một điều là bản thân ta chính là cái người sẽ không bao giờ bỏ rơi ta trong bất cứ hoàn cảnh nào, nó cũng chẳng hề làm tổn thương ta, và ta không có cái quyền gì để mà trách mắng bản thân ta cả.