Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Con là thiên thần của mẹ

Không hạnh phúc sao được khi cuộc đời phái con đến, như một thiên thần trong truyện cổ tích, để bầu bạn với mẹ cả một quãng đường dài phía trước!

Con của mẹ có thể không mắt hai mí hay sống mũi cao nhưng sao mẹ vẫn thấy con thật đẹp. Chỉ cần nhìn những ngón tay, ngón chân nhỏ nhắn của con, nhìn đôi mắt trong veo trẻ thơ, nhìn cái miệng cười lớn hết cỡ là mẹ thấy cả bầu trời như tỏa nắng, bao áp lực cuộc sống đều biến mất trong phút chốc.

Khung Long

Như mẹ Gumarodina luôn thấy hạnh phúc mỗi khi nhìn bé Khủng Long chạy nhảy, cười đùa dù cho phải trông chừng cậu nhóc luôn hoạt động không ngừng nghỉ này chắc cũng không đơn giản.

Suri

Nhìn cô bé Suri của nhà mẹ Nguyễn Hương Giang thì quả là không thể không yêu phải không nào? “Suri là cuộc sống của mẹ. Mẹ yêu Suri thật nhiều!” là những gì mẹ Giang muốn nói với con đấy Suri à!

LeO

Thông qua lời tâm sự cảm động, mẹ Thúy Hoàng cho biết cuộc sống của mình đã thay đổi nhiều từ khi bé LêÔ ra đời. “Mẹ trưởng thành hơn, nỗ lực hơn, hạnh phúc hơn. Cuộc đời này ý nghĩa hơn vì có con bên mẹ”.

Coca Pepsi 2

Và mẹ Lê Thị Thùy Trang thì càng may mắn hơn nữa khi có tới hai “thiên thần” đến bên mẹ cùng lúc. Được nhìn thấy hai nhóc Coca và Pepsi khôn lớn từng ngày là niềm vui lớn nhất của bố mẹ.

MarryBaby hiểu và chia sẻ với tất cả những cảm xúc đáng quý ấy của các bậc làm cha mẹ, đó là lý do cuộc thi ảnh  “Thiên Thần của Mẹ”  được tổ chức trong suốt hơn hai tháng (17/02 – 27/04/2014). Nhiều tấm ảnh đáng yêu của các bé cùng những lời chia sẻ chân thành của bố mẹ đã được gửi về cho cuộc thi trong ba tuần qua đã tạo nên một diễn đàn sôi nổi về các thiên thần bé con. Đâu chỉ có thế, đã có ba giải thưởng tuần được trao cho 3 người mẹ may mắn với số lượt bình chọn cao nhất.

Các mẹ nào bỏ lỡ ba tuần đầu, vẫn có cơ hội nhận quà ở những tuần tiếp theo khi chọn đăng ảnh thiên thần của mình tại đây. Còn nhiều phần quà hấp dẫn cho các tuần còn lại và chung kết cuộc thi như: chuyến du lịch miễn phí đến thiên đường biển Nha Trang tại khách sạn 4* Michelia, chuyến nghỉ mát tại thành phố biển Phan Thiết ở resort 4* Bamboo Village và nhiều phiếu mua hàng chăn ra gối nệm cho bé, voucher sử dụng dịch vụ tại Mommy Spa cho mẹ và các phần quà giá trị khác.

Còn chờ gì nữa mà không khoe cho mọi người biết nhà mình đang có một thiên thần, mẹ nhỉ?

MarryBaby

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Kiềm chế sự tức giận với các nguyên tắc ba mẹ nên chỉ cho con

Kiềm chế sự tức giận rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi người. Nếu cơn tức giận không được kìm hãm, chuyện gì sẽ xảy ra? Khi muốn dạy con cái về cách kiềm chế sự tức giận thì bản thân ba mẹ nên là người làm gương để trẻ nhỏ noi theo. Dưới đây là những cách kiềm chế sự tức giận, ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân và con cái của mình.Kiềm chế sự tức giận

Cách kiềm chế sự tức giận cho người lớn

1. Viết để “xả” giận

Bạn đã từng thử “xả” giận bằng cách viết ra những điều bực bội thay vì quát nó vào mặt trẻ hay chưa? Bạn có thể thoải mái thể hiện mọi nỗi niềm ra trang giấy mà không sợ làm tổn thương ai cả. Đây là một cách để “chuyển hướng” cơn giận rất hiệu quả đấy.

2. Không hành động khi nóng giận

Cho dù bằng lời nói hay hành động, cần cố hết sức không phản ứng với trẻ khi bạn đang nóng giận. Ngay khi cảm thấy không thể kiểm soát cơn giận của mình, bạn cần tách khỏi trẻ trong vài phút để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể uống một ly nước lạnh, đi rửa mặt hoặc làm gì đó khác để hạ hỏa. Khi bạn cảm thấy mình không còn bị cảm giác tức giận thôi thúc, bạn sẽ đủ tỉnh táo để kỷ luật và dạy dỗ con theo một cách thích hợp.

3. Nhớ rằng bạn chính là tấm gương cho con

Khi bạn la hét hoặc đánh trẻ, bạn đã vô tình dạy cho con rằng việc làm tổn thương người khác về tinh thần hoặc thể chất là điều bình thường. Trong trường hợp tiêu cực, trẻ sẽ phản ứng ngược lại theo cùng một cách, đó là hét trả lại bạn. Mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn nữa.

Và bạn có muốn rằng sau này khi con của bạn lớn lên, lập gia đình và có con, chúng cũng sẽ dạy dỗ con cái theo cách mà bạn đã thực hiện? Đây quả là một vòng luẩn quẩn mà tốt nhất bạn không nên là người bắt đầu.Kiềm chế sự tức giận

4. Không đe dọa

Những lời răn đe này sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn chắc chắn có thể theo sát chúng. Nếu không, chính bạn là người hạ thấp giá trị lời nói của mình. Hầu hết những lời dọa được thốt ra trong lúc tức giận nên thường khá vô lý, do đó, tốt nhất là bạn tránh xa những câu nói kiểu như: “Nếu con cứ bày bừa như vậy, mẹ sẽ”

5. Tránh xa hành vi bạo lực

Khi cảm thấy muốn “động thủ” với con, tốt nhất nên rời khỏi phòng. Một cái tát có thể trở thành một trận đòn dữ tợn. Bất kể con phạm lỗi nghiêm trọng đến thế nào, việc đánh đập con cái không đem lại điều gì tốt đẹp cả. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân chạm tới giới hạn chịu đựng và sẵn sàng đánh con, bạn nên suy nghĩ lại và đặt ra giới hạn mới.

Khi trẻ vừa bắt đầu gây ra phiền phức, bạn nên nói cho con biết thay vì cố chịu đựng. Bởi vì bạn càng ráng nhịn, kết quả sẽ chỉ là một cơn bùng nổ khi bạn không thể chịu được nữa. Trong trường hợp bạn không kiểm soát được mình và đánh trẻ, bạn nên thẳng thắn xin lỗi bé vì hành vi làm tổn thương tinh thần và thể xác này. Đây cũng là lúc bạn nên xem lại cách kiềm chế cơn tức giận của mình.

6. Bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt

Bạn không cần phải thể hiện vai trò của người làm cha mẹ mọi lúc mọi nơi. Có những chuyện nhỏ nhặt bạn có thể bỏ qua thay vì tranh luận với con để bùng nổ cuộc chiến. Bạn chỉ cần đứng ra khi thật sự cần thiết, lúc đó tiếng nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn nhiều.Kiềm chế sự tức giận

Cách giúp trẻ kiềm chế sự tức giận

1. Dạy bé cách thổi bong bóng

Mỗi ngày, điều này trái ngược với sự căng thẳng và cơn giận của bé. Điều này sẽ dạy cho bé hít thở từ từ, một phương pháp đối phó mà có thể xoa dịu sự tức giận ngay sau khi nó bắt đầu. Xác định các dấu hiệu đầu tiên của sự giận dữ của bé, chẳng hạn như một tiếng thở dài hoặc nhăn mặt. Bạn hãy dạy bé tưởng tượng rằng mình đang thổi bong bóng mỗi khi bé lên cơn giận.

2. Đưa ra các phần thưởng cho bé

Mà bé có được khi tập thổi bong bóng mỗi lần bé tỏ ra không hài lòng hay giận.

3. Cho bé thấy bạn cũng làm vậy

Mỗi khi nóng giận. Nhờ bé giúp bạn thổi đi những cơn nóng giận khi bạn không hài lòng và cho bé thấy rằng chính bạn cũng có những giải pháp để kiềm chế tâm trạng.

4. Giữ bình tĩnh

Động viên bé tập thổi bong bóng khi bé bắt đầu nổi giận sẽ tránh được cơn giận của bé. Bạn tập cho bé làm càng sớm thì càng dễ với bé. Nếu bạn để bé mất kiểm soát, thì cách này không còn hiệu quả.Kiềm chế sự tức giận

5. Đừng để bị lôi kéo vào tình trạng của bé

Tránh nhìn trực tiếp vào mắt bé khi bé đang nổi giận. Lúc này bạn đừng thay đổi chiến lược kỷ luật của bạn vì bạn cũng đang tức giận. Bạn đừng để bị lôi vào các cuộc tranh cãi với bé.

Kinh nghiệm kiềm chế cơn tức giận

1. Đối với trẻ con

♦ Câu hỏi: Con trai tôi không thể kiểm soát được bản thân mỗi khi tức giận. Bé thường la hét và đánh người đối diện. Tôi nên làm thế nào đây?

♦ Nghĩ về điều này: Bạn có từng tự hỏi bản thân: “Nếu hàng trăm ông bố bà mẹ phải đến lớp để học về cách kiểm soát cơn giận, làm sao tôi có thể đòi hỏi con tôi tự học cách làm điều đó?”

♦ Đừng bao giờ đáp lại một cơn giận bằng một cơn giận khác: Tránh tỏ thái độ giận dữ trước con bạn khi chính bé đang nổi giận. Việc đó chỉ khiến trẻ càng thêm cáu kỉnh. Thay vào đó, chính bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh trước. Nói với trẻ bằng một giọng hết sức bình thường. Chỉ có như thế bạn mới có thể hướng bé hành xử theo cách mà bạn muốn, và chính bạn phải làm gương cho trẻ.

♦ Tạm ngưng: Nếu phản ứng của trẻ đi quá giới hạn cho phép, ngay lập tức ngăn những hành động tức giận của trẻ lại và cho trẻ một mình trong phòng để trẻ từ từ bình tĩnh hơn. Đừng cố giải quyết vấn đề khi trẻ đang ở đỉnh điểm của cơn giận. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh lại, làm cho trẻ hiểu hành động của bé khiến bạn rất không hài lòng. Và đồng thời lôi kéo trẻ vào việc lên một kế hoạch để những tình huống xấu tương tự sẽ không xảy ra nữa.

♦ Dạy dỗ: Trò chuyện với trẻ để bé hiểu rằng, việc học cách điều khiển cảm xúc là vô cùng cần thiết. Có thể bắt đầu từ việc dạy trẻ cách kiểm soát bản thân khi trẻ sắp nói hay có hành động không phù hợp. Ngoài ra, cũng nên để trẻ biết việc bạn sẽ để bé trong phòng một mình khi trẻ tức giận và điều đó sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Có thể có một số qui ước giữa bạn và trẻ, ví dụ như bé sẽ không được làm một việc gì đó bé yêu thích như gọi điện thoại, xem TV hay ra ngoài chơi với các bạn trong ngày hôm đó nếu như bé không nghe lời.

♦ Lên kế hoạch: Giúp trẻ lên một “kế hoạch kiểm soát cơn giận”. Những lúc bình thường, bạn có thể nói chuyện với bé về việc giận dữ, sau đó cùng suy nghĩ với bé để đưa ra một danh sách những việc bé có thể làm khi cảm thấy mình đang mất dần kiểm soát. Ví dụ như trẻ có thể đeo tai nghe và nghe một bài nhạc yêu thích, có thể ra ngoài đi loanh quanh hay ra sân chơi một trò chơi nào đó hoặc cũng có thể là đi tắm để “hạ hỏa”.

Để trẻ tự viết ra những ý tưởng đó lên những mảnh giấy bìa và đặt chúng ở nơi nào đó trong tầm với của trẻ. Khuyến khích và cổ vũ trẻ thử nghiệm một vài cách trong số đó. Bạn và trẻ cũng có thể thống nhất với nhau một từ làm ám hiệu để bạn ra dấu cho trẻ khi trẻ sắp mất kiểm soát vì giận dữ và chính trẻ cũng có thể dùng từ ám hiệu đó để tạm ngừng nói chuyện và tìm cách lấy lại bình tĩnh khi trẻ cảm thấy có gì đó không ổn.Kiềm chế cơn tức giận

2. Đối với người lớn

♦ Câu hỏi: Tôi thấy mình thường hay nổi giận với các con. Thật khó để kiểm soát vì tụi nhỏ thật sự biết cách làm tôi nổi cáu lên. Mỗi khi con cái không nghe lời hay có thái độ vô lễ là tôi không thể nào giữ được bình tĩnh. Tôi phải làm sao đây khi mà bọn trẻ cứ đi quá giới hạn chịu đựng của tôi?

♦ Hãy nghĩ về điều này: Có thật là chính những cư xử không phải phép của trẻ làm bạn giận? Hay là vì cách nhìn nhận của bạn với những cư xử đó của trẻ mới là nguồn cơn sự giận dữ? Hai điều này vô cùng khác biệt.

Trường hợp đầu có nghĩa bạn không có khả năng kiểm soát được bản thân khi nổi giận, còn ở trường hợp sau, chỉ cần bạn thay đổi cách nhìn thì bạn sẽ có thể phản ứng khác đi trước những hành động của trẻ.

♦ Qui tắc tạm ngưng (time out) cũng đúng cho cả người lớn: Bạn và trẻ cần ở những không gian tách biệt nhau ra. Khi bạn nổi giận hoặc bạn hoặc con của bạn, một trong hai phải “tạm ngưng” và nhốt mình trong phòng riêng để lấy lại bình tĩnh.

Chỉ vài phút tránh xa khỏi trẻ, người khiến bạn nổi giận, cũng đủ để bạn bình tĩnh mà dùng lý trí suy xét vấn đề. Chẳng thể giải quyết được gì khi trong đầu bạn chỉ có tức và giận. Để một khoảng im lặng giúp bạn bình tĩnh lại, sau đó bạn có thể tiếp cận trẻ một cách tỉnh táo hơn.

Như thế nào thì là bình thường? Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ bằng sách báo hoặc các lớp chuyên đề. Nếu bạn hiểu được rằng có những hành động mà bạn cho là “không chấp nhận được” của con bạn thật ra là hoàn toàn bình thường ở tuổi của trẻ, bạn sẽ ít phản ứng tiêu cực hơn.

Trẻ con thì đứa nào cũng có lúc thế này thế nọ và nếu đã biết con bạn cũng cư xử như những đứa trẻ bình thường khác, bạn sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.Kiềm chế cơn tức giận

♦ Đừng dùng bạo lực với trẻ: Nếu bạn nhận thấy bản thân hay có xu hướng đánh con khi trẻ mắc lỗi, hãy học cách kiềm chế điều đó. Thay vì những hành động làm bé đau, sao bạn không thay bằng việc vỗ tay chẳng hạn?

Điều này là hoàn toàn nghiêm túc, khi bạn thấy mình muốn đánh một ai đó, hành động vỗ hai tay vào nhau thật nhanh và mạnh sẽ thể hiện là bạn đang nổi giận. Hãy thử xem!

Giả vờ bạn đang nổi giận với con, và tưởng tượng là bé đang ở ngay trước mặt bạn, hãy vừa vỗ tay vừa nói cho trẻ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn sẽ thấy rằng cách này vừa giúp bạn cảm thấy nguôi giận phần nào và đồng thời để trẻ hiểu chính xác những gì bạn muốn nói.

♦ Hãy hành động chứ đừng phản ứng: Dành thời gian nghĩ xem những việc gì thường dễ khiến bạn nổi giận, sau đó đặt ra một danh sách các quy ước mà mọi người trong gia đình phải theo. Liệt kê ra những hậu quả của việc phá luật.

Trò chuyện với trẻ và giúp trẻ hiểu thật rõ những gì bạn mong đợi từ trẻ và quyết định những hình phạt mà bạn sẽ dùng. Nếu đã chuẩn bị tâm lý trước và lên một kế hoạch rõ ràng như đã nói ở trên, bạn sẽ thấy là mình trở nên bình tĩnh hơn trước những tình huống vốn thường làm bạn nổi cáu như trước.

♦ Ôm ấp các con: Khi bạn cảm giác mình sắp tóm lấy và lắc mạnh bé trong phút giây tức giận, hãy ôm bé thật chặt. Nếu có thể, hãy làm điều này trước gương hoặc cửa kính có khả năng phản chiếu. Chỉ một vài phút im lặng và ôm chặt bé trong tay, cơn giận dữ của bạn sẽ dần nguôi trong cảm giác yêu thương sâu sắc mà bạn dành cho bé.

[inline_article id=214015]

Học cách kiềm chế cơn tức giận giúp trẻ trưởng thành hơn. Ba mẹ hãy luôn là tấm gương về sự bình tĩnh để con cái noi theo, đó là cách dạy con kiềm chế sự tức giận thực tế và hiệu quả nhất.

MarryBaby

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

HỒI KÝ CỦA MẸ

HỒI KÝ CỦA MẸ Ngày…tháng 11 năm 2012 Bé Khang yêu quý của mẹ! Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời, Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần?…

Con biết không, mỗi lần ngồi nghe bài hát “Nhật ký của mẹ” mà ca sĩ Hiền Thục trình bày, mẹ đã khóc rất nhiều. Không hiểu sao bài hát được sáng tác với nội dung giống với hoàn cảnh của mẹ lắm con à. Năm 2000, khi mẹ sinh được đứa con gái đầu lòng là chị hai của con hiện giờ thì gia đình nội, ngoại lại mong mỏi mẹ sinh thêm một đứa con nữa (cả gia đình bên nội chỉ mới có chị hai con là đứa cháu duy nhất). Thế là chín năm trời sau đó mẹ phải trải qua những cuộc điều trị vô sinh và đã một lần thất bại khi làm thụ tinh ống nghiệm. Mẹ nghĩ là mình sẽ không còn cơ hội nào nữa… Nhưng thật bất ngờ, mẹ lại được nhận món quà đầy ý nghĩa mà Thượng đế đã ban tặng cho mẹ. Đó là tin vui mẹ lại có em bé. Không thể nào tả được niềm vui của mẹ và gia đình nội, ngoại. Ba, mẹ và mọi người đều hồi hộp, đếm từng ngày trôi qua và chờ đợi ngày con chào đời. Nhưng mọi việc không như những gì mình mong muốn đâu con à! Lúc bác sĩ siêu âm cho mẹ là lúc thai nhi được 6 tháng. Con biết không? Mẹ nhận được tin sét đánh là con bị giãn não thất (nếu giãn nhiều sẽ là bệnh não úng thủy)… Tai nghe beats Mẹ đã sống trong một khoảng thời gian đầy đau khổ, chỉ toàn là nước mắt. Mẹ cảm thấy thương con quá đi thôi. Con đâu có tội tình gì mà chưa chào đời đã phải chịu sự bất hạnh này. Mẹ đã tìm hiểu thông tin từ sách báo, từ mạng internet về căn bệnh của con và cuối cùng đã quyết định giữ lại con vì mẹ được biết bệnh não úng thủy có thể chữa được nếu điều trị sớm (sẽ đặt ống dẫn lưu nếu đầu con phát triển lớn). Thế là bé Trương Nguyễn Hoàng Khang của mẹ chào đời thiếu 1 tháng (do thai bị biến chứng đa nước ối, hai chân mẹ sưng như chân con voi, đi đứng rất khó khăn nên mẹ phải nhập viện sớm để bác sĩ lấy bớt 1 lít nước ối ra và cho mẹ nằm dưỡng tại bệnh viện thêm một tuần trước khi được bác sĩ chỉ định mổ bắt con sớm). Nhưng con cân nặng tới 3,8kg, chiều dài của con là 54 cm (nếu sinh đủ tháng chắc là con sẽ nặng hơn nữa và dài hơn nữa đó). Nhìn vẻ bề ngoài của con thật khôi ngô, đáng yêu làm sao. Tuy nhiên đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài. Vòng đầu của con lúc đó được bác sĩ đo là 54 cm, to hơn một đứa trẻ bình thường. Não của con được bác sĩ cho chụp MRI kiểm tra thì được kết luận là giãn não thất, tổn thương vùng mầm sẽ ảnh hưởng nhiều đến trí tuệ và vận động của con. Những ngày con ở trong bệnh viện Hùng Vương, con bị đưa vào khoa Nhi để theo dõi. Mẹ rất sốt ruột muốn được bồng con, cho con ăn sữa. Khi con được bác sĩ cho về phòng với mẹ thì con lại không chịu bú mẹ vì đã quen bú bình rồi. Mẹ đành phải canh mỗi giờ vắt sữa ra bình cho con và mẹ đã làm như thế suốt 5 tháng trời cho đến khi mẹ không vắt đủ sữa cho con ăn đành phải chyển sang sữa bột. Khi con về nhà, cả nhà rất vui, suốt ngày ai cũng quay quần bên con. Tội cho bà ngoại ngày nào đi làm về cũng chạy xe từ quận 1 sang quận 7 thăm con. Còn bà nội thì lo cơm nước cho cả nhà xong là trưa bà lại lên phòng nằm chơi với con cho đến chiều. Mỗi tuần mẹ phải theo dõi vòng đầu của con, mẹ dùng thước dây đo xem đầu con có to lên một cách khác thường không. Thời gian đó, con có lịch trình rất trái ngược là ngày thì ngủ li bì nhưng tối là con lại thức và quấy rất nhiều. Suốt đêm mẹ phải bồng con đi tới đi lui. Có lúc mẹ mệt quá đành phải nhờ dì Hai sang thay phiên với mẹ trông con. Lúc con được 28 ngày tuổi, con bị sốt phải nhập viện Nhi đồng 2. Và thế là con bắt đầu hành trình ra vào bệnh viện kể từ đó (cứ về nhà một, hai tuần thì lại vào viện nằm cả tháng trời) chủ yếu là để điều trị vấn đề động kinh và viêm phổi. Ngoài ra con còn có dị tật ở tim và bị thoát vị rốn… Mỗi lần nhập viện là cơ thể của con phải chịu đựng bao nhiêu đau đớn vì bị lấy ven. Đầu con cứ bị cạo hết chỗ này, chỗ nọ; tay, chân con và thậm chí ở cổ và nách của con cũng bị lấy ven. Nhìn con quặn quại, la ó trong vòng tay của mẹ khi bị lấy ven mà lòng mẹ đau như xát muối. Khi lấy được ven rồi là con lịm người đi vì đau đớn. Dù như thế nào nhưng trong mắt của mẹ, con vẫn là một thiên thần đáng yêu nên mẹ đã cùng gia đình tích cực chữa trị cho con. Khi con được 15 tháng tuổi thì bệnh tình của con ngày càng nặng hơn một phần do đề kháng của con kém, một phần do ở lâu trong bệnh viện Nhi Đồng 2 nên con bị nhiễm trùng bệnh viện. Mẹ còn nhớ lúc đó, mẹ và gia đình đã khiếp vía và đau khổ tột cùng khi thấy những cái lắc đầu từ bác sĩ trưởng khoa và một số bác sĩ từ khoa khác được mời đến hỗ trợ. Bác sĩ nói là con bị suy thận, sưng gan, xuất huyết đường tiểu, phù nề toàn thân, thiếu máu và nhiễm trùng máu. Dù các bác sĩ ở bệnh viện cũng đã tích cực khi xin liên hệ máu (máu của con là máu O) và truyền ngay cho con 250ml nhưng rồi bác sĩ cũng lại nói với mẹ là tới đâu hay tới đó, con có thể “đi” bất cứ lúc nào. Lúc đó, con phải thở máy và được bơm sữa qua ống xông dạ dày. Mẹ đã thất vọng, tuyệt vọng và đau đớn đến nghẹn lời. Những ngày này, mẹ không thể nào nuốt nổi miếng nước, cố gắng bình tâm lo cho con nhưng nước mắt cứ tuôn trào. Nhìn con nằm bất động trên giường cấp cứu mà lòng mẹ đau thắt vì mẹ không biết làm gì để giành con từ tay tử thần. Mỗi lần bác sĩ đến khám là mẹ gần như van xin họ cứu lấy con. Bác sĩ trưởng khoa thì trả lời với mẹ là “hết thuốc chữa rồi” vì những loại thuốc kháng sinh mạnh nhất, tốt nhất con đã được bác sĩ cho tiêm hết nên giờ không truyền kháng sinh gì thêm ngoài truyền dịch và máu cho con. Trong phòng cấp cứu lúc này có 4 ca nặng trong đó có con. Và lần lượt 3 đứa trẻ nằm cạnh con lặng lẽ ra đi trong sự đau khổ của gia đình. Chứng kiến cảnh ấy, mẹ càng khủng hoảng hơn, lo sợ hơn và mẹ không biết làm gì hơn là cứ ôm lấy con vì mẹ sợ con sẽ vuột khỏi tay mẹ. Sau đó tinh thần của mẹ càng bấn loạn khi bác sĩ tâm lý lên gặp mẹ. Bác sĩ nói trường hợp của con hiện giờ được các bác sĩ toàn bệnh viện quan tâm tìm phương cách để cứu chữa cho con. Ngoài ra, bệnh viện còn xin viện trợ giúp đỡ từ các bác sĩ của bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi TW. Tuy nhiên, tình trạng của con đang ở tình trạng “đèn đỏ” nên bệnh viện đã mới bác sĩ tâm lý lên khoa Thần kinh để tâm lý cho mẹ về tình trạng xấu nhất của con. Từ kiến thức y khoa để giải thích cho mẹ hiểu, bác sĩ tâm lý còn nói với mẹ bằng triết lý tâm linh nhà Phật là cứ xem như mẹ con mình hết mắc nợ nhau. Mẹ không chấp nhận lời khuyên gì từ bác sĩ ngoài việc van xin bác sĩ cứu lấy con. Ở bên cạnh con thì mẹ cũng không biết làm gì ngoài niệm Phật cầu xin cho con qua khỏi cũng như mẹ luôn nói vào tai con “Bé Khang ơi! Mẹ rất thương con. Ai cũng thương con. Giờ đây con hãy nghe mẹ, thương mẹ và cố gắng vượt qua chính mình nha con.” Mẹ không biết mình có sống nổi không nếu con có bề gì… Mẹ mong chờ phép màu nhiệm sẽ đến với con… Và cuối cùng thì phép màu nhiệm cũng đã xuất hiện giữa đời thường đấy con ạ. Mẹ là thành viên của diễn đàn Webtretho (mẹ đã tham gia lần đầu trong mục “Em bé bị giãn não”) và cũng là thành viên của diễn đàn dayhocintel.net nên mẹ và bé Khang của mẹ đã nhận được nhiều lời động viên, thăm hỏi, cầu chúc cho con khỏi bệnh từ những người mẹ, người bạn mà mẹ cũng chưa hề biết mặt ở khắp mọi miền đất nước. Có lẽ những lời động viên, an ủi trên các diễn đàn đã tạo nên sức mạnh phi thường giúp cho con thoát khỏi bàn tay của thần chết. Con đã chiến thắng tử thần bằng nghị lực sống phi thường của con. Con biết không, ngày con được bác sĩ Trưởng khoa tuyên bố cho xuất viện thì tập thể các bác sĩ, điều dưỡng ở khoa Thần Kinh của bệnh viện Nhi đồng 2 đã vui mừng nhảy múa, vỗ tay như vừa chiến thắng một cuộc thi đầy khó khăn, phức tạp. Xin cám ơn cuộc đời đã cho con đến với mẹ. Con và chị hai của con là món quà tạo thêm niềm tin, nghị lực để mẹ tiếp tục sống thật ý nghĩa.   Giờ đây con trai mẹ đã được 4 tuổi nhưng vẫn chưa ngồi được, chưa nói được, con trai đang mang tai nghe beats chỉ biết “bu bu” và vui mừng ôm lấy cổ mẹ hay người thân khi mọi người nằm kế bên con, ẳm con. Mỗi tuần, con vẫn được đưa đến bệnh viện Nhi đồng 2 tập vật lý trị liệu và vẫn phải uống thuốc bổ não, thuốc động kinh theo giờ cố định… …Một ngày tỉnh giấc, rồi Mẹ chợt nghe, vụng về con nói câu:”Mẹ ơi!” Chiếc môi bé nhỏ thốt lên bất ngờ, khiến tim Mẹ vui như vỡ òa… Bé Khang biết không, gia đình mình cứ phải trải qua thử thách này rồi lại đến tai ách khác. Tháng 12 năm 2012, ba của con phải trải qua ca phẫu thuật vì căn bệnh ung thư trực tràng và sau đó là một loạt 8 đợt hóa trị nhưng kết quả sau cùng thế nào thì vẫn phải trông chờ vào ông trời, vào nghị lực của ba con nữa. Còn bản thân của mẹ cũng đang bị đau đớn vì đủ thứ bệnh tật hành hạ như thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, viêm đa khớp…nhưng mẹ sẽ cố gắng vượt qua thử thách này vì giờ đây mẹ là trụ cột của gia đình này, là chỗ dựa tinh thần cho gia đình mình. Mẹ sẽ cố gắng vượt qua mọi thử thách như con đã từng để tiếp tục đồng hành cùng con trong cuộc sống này. Như lời bài hát “Nhật ký của mẹ”, mẹ sẽ chờ đợi một ngày nào đó con tự chạy đến bên mẹ, ôm chầm lấy mẹ và thốt lên hai tiếng “Mẹ ơi” … Và mẹ hy vọng một ngày nào đó con trai của mẹ sẽ tự đọc được bài viết này của mẹ… Mẹ của con, sân vuờn , tiểu cảnh

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Khi có con các đàn ông và phụ nữ thay đổi ra sao?

Khi có con, cuộc sống của đàn ông và phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều. Bạn sẽ được gì và mất gì? Hãy cùng Marry Baby khám phá qua bài viết sau đây nhé.Khi có con

Phụ nữ khi có con

1. Chấp nhận một tôi mới mẻ

Chị Minh Hoa là mẹ của một em bé lên ba đã thủ thỉ tâm sự: “Mình cũng không biết nói sao nữa. Cái khoảnh khắc bạn khệ nệ ôm đồ vào bệnh viện sinh con, tự nhiên cảm thấy mình như không tồn tại nữa. Phải mất hai năm mình mới có cảm giác mình là một người phụ nữ cùng những cảm xúc như trước. Nhưng có điều mình đã chấp nhận con người hoàn toàn mới của mình, không còn mơ mộng hay theo đuổi lối sống trước khi có em bé nữa”.

2. Cuộc đời bỗng giản đơn

“Bạn có tin hay không, cuộc sống của mình bỗng trở nên đơn giản hơn từ khi có em bé. Thay vì quá cố gắng để làm mọi việc, có con đã khiến mình biết ưu tiên nặng nhẹ và biết buông bỏ một số thứ. Với tôi, chăm sóc con là quan trọng nhất. Còn mọi điều khách chỉ là thoáng qua” -Chị Hồng Hoa, bà mẹ của bé 7 tuổi và 5 tuổi tâm sự cùng MarryBaby.

3. Không còn không gian riêng

Cảm nhận về sự thay đổi cuộc sống khi có con, chị Thanh Trúc, bà mẹ hai con lại có một cái nhìn khác: “Có em bé nghĩa là không còn không gian riêng nữa, chấm dứt luôn những ngày cuối tuần sung sướng “nướng” đến trưa, cũng không có chỗ cho những câu chuyện của người lớn. Tiền thì bốc hơi khỏi ví nhanh chóng và cảm giác khó kiểm soát mọi thứ. Nhưng bù lại, mình cảm nhận được tình yêu thương và niềm hạnh phúc trước đây chưa từng có”.

4. Gia đình là số 1

Mỹ Phi, một bà mẹ hai con và là doanh nhân chia sẻ: “Trước khi con trai tôi chào đời, tôi nghĩ là sau này sẽ phải cân đối thời gian chăm con và làm việc ghê lắm. Thật ra hai tiếng sau khi sinh em bé, tôi nhận được cuộc gọi của khách hàng. Bỗng nhiên tôi nhận ra thật dễ dàng để lựa chọn. Đến hôm nay với tôi, gia đình là số một. Mọi việc không bao giờ diễn tiến chính xác theo kế hoạch đã lập ra và tôi chấp nhận mọi thứ ở mức tương đối. Thực tế, công việc của tôi không hoàn hảo nhưng tôi cảm thấy mình là một người mẹ tốt và hài lòng vì tôi luôn làm chủ mọi thứ”.

Mai Thanh, bà mẹ trẻ cười nó: “Tự nhiên có con xong, tôi ý thức rõ rệt về vai trò truyền thống của phụ nữ và đàn ông trong gia đình. Mặc dù trước đây, tôi luôn nằng nặc đòi nam nữ phải bình đẳng, phải làm mọi việc như nhau. Sau khi sinh em bé, mình tạm nghỉ việc để chăm con, ông xã thì đi làm thêm đủ thứ để kiếm thêm tiền. Mỗi ngày mình tạm biệt anh đi làm rồi tối chào đón anh về hệt như phụ nữ thời trước”. Khi có con

5. Mọi thứ đều khác biệt

Mẹ Vân Anh, chia sẻ: “Khi có con, mọi thứ với tôi đều thay đổi. Tôi ăn giờ giấc khác trước, ngủ thì thật hiếm hoi, đôi khi phải tranh thủ thời gian để đọc vội vàng cuốn sách yêu thích. Thứ tự ưu tiên cũng đảo lộn, cách tôi phản ứng với mọi thứ cũng khác đi. Tôi thật sự chiêm nghiệm điều này vào cái hôm chồng tôi bế con về thăm nội, tôi ở nhà một mình và suy ngẫm lại mọi thứ. Về cơ bản, bạn phải chấp nhận mọi sự thay đổi này thôi”.

Chắc hẳn sẽ còn nhiều cảm xúc và suy nghĩ khác nhau kể từ khi có thiên thần nhỏ chào đời. Bạn đừng ngại ngần chia sẻ điều đó với MarryBaby nhé! Hãy để cả thế giới biết rằng bạn đang hạnh phúc vì được làm mẹ như thế nào.

6. Đẹp hơn, quyến rũ hơn

Nhiều người lo sợ rằng khi mang thai mình sẽ trở nên xấu xí hơn rất nhiều. Nhưng bạn có biết rằng, có rất nhiều phụ nữ trở nên xinh đẹp hơn trong thời kì mang thai không? Nhiều ông chồng thậm chí còn muốn vợ của họ luôn trong thời kỳ mang thai, vì họ nghĩ rằng mang thai là lúc vợ xinh đẹp nhất.

Số đo vòng 1 luôn là nỗi quan tâm của các chị em. MarryBaby sẽ mách bạn một cách có bộ ngực đẹp mà không cần uống thuốc hay làm bất cứ cuộc phẫu thuật nào nhé! Đừng quá ngạc nhiên, cách duy nhất đó chính là mang thai. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi, ngực bạn phát triển hơn trước rất nhiều. Bạn sẽ trở nên quyến rũ hơn. Thậm chí, bạn sẽ không tìm được thời điểm nào mà ngực mình đẹp hơn thời kỳ mang thai được đâu.

7. Bạn sẽ có một “bản sao” nhỏ đáng yêu

Bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi tuyệt vời của cơ thể trong suốt quá trình mang thai: cách bé đạp, cách cảm nhận những suy nghĩ của bé, cảm nhận bé thức hay đang ngủ. Bạn thậm chí sẽ dành hàng giờ để nghe nhạc và trò chuyện với bé cưng.

Khoảnh khắc nhìn thấy bé chào đời có lẽ là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời bạn đấy! Lúc đó, bạn sẽ chẳng nhớ gì đến khoảng thời gian 9 tháng mang thai mệt mỏi, cực khổ nữa đâu. Rồi bạn sẽ cùng chồng tranh luận xem liệu bé giống bạn hay giống chồng nhiều hơn. Nhưng cho dù là giống ai, bạn cũng có thể mỉm cười hạnh phúc khi nhìn thấy bé.Khi có con

8. Ăn uống ngon miệng hơn

Nếu như bạn không bị ốm nghén hoặc đã trải qua giai đoạn ốm nghén rồi thì đây là thời điểm bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều. Bạn sẽ muốn ăn nhiều món hơn, cảm thấy thức ăn hấp dẫn hơn . Ngoài ra, bây giờ bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề cân nặng của mình nữa, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn.

9. Tạm biệt nỗi lo về kinh nguyệt

Kinh nguyệt là một trong những phiền toái mà mỗi người phụ nữ phải đối mặt. Nhưng giờ bạn đã có thể mỉm cười tạm biệt những vấn đề này ít nhất là trong 9 tháng tới. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không cần phải lo lắng những khi “đèn đỏ” tới đột xuất hay những cơn đau bụng khó chịu mà nó mang lại nữa.

10. Trở thành “bà hoàng” trong nhà

Không chỉ chồng bạn mà có lẽ cả họ hàng thân thích hoặc những người xa lạ ngoài đường cũng sẽ dành cho bạn một sự quan tâm đặc biệt hơn. Ngay cả những đòi hỏi hơi vô lý một chút của bạn, “anh chồng” cũng sẽ sẵn sàng chiều theo hết mình. Nhưng nhớ đừng làm anh ấy nghẹt thở bởi những yêu cầu của bạn nhé!

80 “chân lý” bất di bất dịch cho mọi ông bố khi có con

1. Bạn sẽ là người thứ hai biết được rằng mình sắp có con. Nếu vợ bạn có bạn thân, bạn có thể là người thứ ba biết tin này. Và nếu “mức thân thiết” của vợ chồng bạn ở cấp quá thấp, thì đôi khi người thứ tư, thứ năm chúc mừng vợ bạn mang thai, mới là bạn đấy!

2. Một ông bố được “sinh” ra chín tháng trước khi đứa bé chào đời. Công việc của một người cha bắt đầu từ lúc que thử thai cho kết quả dương tính cơ!

3. Cream cheese và cottage cheese (phô mai làm từ sữa đã gạn kem) thì an toàn cho phụ nữ mang thai. Phô mai brie và phô mai feta thì không.

5. Hãy nhờ tư vấn bác sỹ về mọi tình huống có thể xảy ra trước khi quyết định một vấn đề quan trọng.

6. Nhớ học cách pha chế thức uống không cồn thật ngon lành cho vợ nào.

7. Lãnh trách nhiệm về việc dọn vệ sinh cho chậu cát của mèo cưng. Chất thải của mèo có độc đối với phụ nữ mang thai.

8. Luôn giữ cho bình xăng luôn đầy ít nhất nửa bình trong suốt tuần cuối cùng của thai kỳ.

9. Tìm một nhà hàng bán đồ ăn nhanh nào đó ngon ngon ở gần bệnh viện.

10. Hãy biết ơn rằng bé cưng nhà bạn là đứa trẻ thứ 19 tỷ vừa chào đời trong lịch sử loài người. Bởi vì tôi dám chắc rằng bạn, con người thứ 3 tỷ 605 triệu, chẳng ra đời một cách êm đẹp như thế được.

11. Hãy nghỉ nhiều hơn số ngày nghỉ phép bạn được hưởng. Công ty sẽ chẳng dám phàn nàn gì bạn đâu, nó sẽ bôi xấu hình ảnh của họ mà.

12. Mua tờ báo phát hành vào ngày bé chào đời.

13. Việc cắt dây rốn cho bé: Ghê lắm.

14. Nhớ rửa tay.

15. “Giường dành cho bố” ở phòng hộ sinh bệnh viện dễ chịu hơn bạn nghĩ nhiều.

16. Nhận mọi thứ như chăn, núm vú giả hay những túi hướng dẫn nào mà người ta cho bạn ở bệnh viện. Bạn trả tiền cho chúng cơ mà.

Khi có con17. Lần “đi nặng” đầu tiên của bé sẽ là một thứ gì đó trông giống như dầu thô. Đừng hoảng loạn nhé!

18. Thử tưởng tượng bạn được tuyển dụng làm phi công mà chẳng được huấn luyện cái gì cả. “Đây, buồng lái của anh đây, cố gắng mà bay tới Châu Âu thượng lộ bình an nhé.” Đó chính là cảm giác khi mà bạn ẵm bé về nhà từ bệnh viện. Và cảm giác đó là cảm giác chung của mọi ông bố, bà mẹ trên đời.

19. Bác sĩ sản, phụ khoa hay bác sĩ nhi khoa này nọ cũng chẳng rành cách nuôi dạy nên một đứa bé tuyệt vời nhiều hơn bạn, một ông bố bình thường đâu. Vậy đừng nghi ngờ bản thân mình nhé.

20. Đừng lắc mạnh, hãy khuấy đều khi bạn pha sữa bột cho bé.

21. Đối với những vết bẩn khó giặt, phơi nắng cũng có tác dụng hiệu quả như thuốc tẩy vậy.

22. Đừng hoảng loạn nếu như bạn nhận ra rằng trẻ sơ sinh không chớp mắt nhé!

23. Gia đình bên ngoại sẽ nói rằng bé có vài điểm giống một người họ hàng nào đó ở bên đấy. Còn gia đình nhà bạn thì nói bé có vài điểm giống một người họ hàng nào đó bên nội. Khỏi lo, bạn sẽ quen dần với điều này thôi.

24. Đừng cố thử thân mật với vợ sau 4-6 tuần kể từ ngày sinh nở.

25. Khi bạn tắm bồn cho bé, đừng quên tắm sạch sẽ cho bé ở những kẽ ở da trên cổ, tay, chân.

26. Túi đựng tã là một cái túi có tã ở trong đó. Bạn không cần phải mua thêm túi mới đâu.

27. Nếu bạn sở hữu một cái ba lô, bạn sẽ sở hữu một túi đựng tã.

28. Quần lửng túi hộp là những túi đựng tã mà một ông bố có thể mặc.

29. Ăn mừng Ngày của mẹ thật hoành tráng nào. Nhớ là năm nào cũng thế nhé.

30. Khi vợ chồng bạn đã “gần gũi” trở lại, nhớ sử dụng chất bôi trơn.Khi có con

31. Nến thơm và kẹo cao su sẽ giúp bạn tỉnh táo tại nơi làm việc.

32. Nhờ vợ bạn nhắn vào hộp thư thoại của bạn tiếng khóc của bé. Lưu nó lại và sử dụng nó như một cớ nào đó để “thoát thân” khỏi đám bạn bè hoặc đồng nghiệp.

33. Tiếng nấc cụt của bé còn khiến bạn bực mình nhiều hơn chúng khiến bé khó chịu.

34. Nếu bé nhà bạn phải uống thêm sữa bột, nó có nghĩa là bạn phải làm tăng ca vào ban đêm đấy.

35. Mấy cái tã trẻ em có thể được dùng để đánh bóng xe hơi.

36. Nói chuyện với bé nhà bạn, nhiều vào. Và nhớ kể cho bé nghe về một ngày của bạn.

37. Pedialyte (bột chống mất nước khi tiêu chảy) có thể làm giảm cảm giác khó chịu sau một đêm ăn nhậu bù khú.

38. Khi vợ chồng bạn phải ra một quyết định nào đó, đừng đưa cho vợ bạn một đống sự lựa chọn rồi để cô ấy tự mình giải quyết một mình. Cô ấy sẽ bắt đầu tức giận vì bạn chẳng dám chịu trách nhiệm chuyện gì cả.

39. Nếu gia đình bạn đi du lịch, nhớ mang thêm thật nhiều quần áo, cho vợ chồng bạn và cho cả bé nữa.

40. Bé khóc ư? Ôm bé vào lòng bạn thật chặt và nghiêng người xuống. Lần nào cũng hiệu quả hết.

41. Nếu bạn có lỡ làm chuyện gì lầm lỗi, xin lỗi vợ ngay trong ngày hôm đó nhé.

42. Thời thơ ấu của một đứa trẻ không nhất thiết phải thật hoàn hảo. Mục tiêu quan trọng nhất của nó là giúp bé “sống sót” và khỏe mạnh.

43. Nếu thấy có vết gì đó khả nghi dưới sàn nhà, cứ lau sạch nó.

44. Điện thoại cũng có thể sử dụng như một thiết bị theo dõi trẻ sơ sinh. Hãy gọi cho vợ bạn và đặt điện thoại của bạn trong phòng ngủ của bé, đặt điện thoại của vợ ở loa ngoài. Tận hưởng bữa tối của bạn nào.

45. Khi bé bị ngã, nếu bạn làm ra vẻ nghiêm trọng, bé sẽ bắt đầu khóc toáng lên. Còn nếu bạn vỗ tay và chúc mừng bé, bé sẽ không khóc nữa.

Khi có con46. Trong quá trình nuôi dạy con cái, kinh nghiệm người đi trước truyền lại sẽ thực sự rất hữu ích, nhưng lưu ý  những lời khuyên về các bài thuốc, các mẹo chữa bệnh thì có thể lại rất lạc hậu.

47. Lên kế hoạch hâm nóng tình cảm vợ chồng ít nhất một đêm mỗi tháng.

48. Vụn bánh cá sẽ vương vãi khắp nơi như rò rỉ phóng xạ vậy. Thế nên, hãy “cân nhắc” thật kỹ trước khi chọn món ăn vặt đem theo lúc cả nhà đi dạo bằng xe hơi nhé!

49. Đừng thôi tin tưởng.

50. Khi bé bắt đầu tập đi, bé sẽ ngay lập tức bị hấp dẫn bởi những vật trong tầm mắt, như ổ cắm điện chẳng hạn. Vì thế, những thiết bị đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ cần được lắp đặt trong nhà trước khi có chuyện gì xảy ra.

51. Nếu bạn để bé nghịch iPhone, nhớ đặt nó ở chế độ máy bay.

52. Nếu bé gắn bó đặc biệt với một món đồ chơi nào đó (như thú nhồi bông, một cái chăn), bạn nên đặt mua món đồ giống hệt như thế. Sớm muộn gì bạn cũng cần nó thôi.

53. Trao đổi với bác sĩ trong những lần khám. Các bác sĩ nhi khoa làm sao biết rõ bé như bạn được.

54. Lũ nhóc không lặp lại câu hỏi “Tại sao thế?” bởi vì chúng tò mò, chúng hỏi bởi vì hy vọng rằng biết đâu bạn sẽ đổi ý.

55. Đừng cho bé ăn vặt trước bữa tối và khi đã đến lúc bắt đầu bữa ăn, cho bé ăn rau quả trước.

56. Hầu hết những từ mà bạn sẽ sử dụng là “không được” và “đừng làm thế”. Hãy nghĩ đến những cách nói ít tiêu cực hơn để nhấn mạnh ý của mình.

57. Cảnh báo: Bạn sẽ phải ăn mọi miếng gà chiên và khoai rán mà bé không ăn hết.

58. Đừng bực mình khi bé mãi mà không quyết định được thứ bé muốn. Bạn cho bé những 3 sự lựa chọn cho bữa sáng cơ mà. Lần sau thì bạn cứ đưa ra một lựa chọn duy nhất thôi.Khi có con

59. Nhớ rửa tay.

60. Nước tẩy sơn móng tay sẽ giúp làm sạch những vết cỏ xanh trên quần áo bé.

61.  Đưa cánh tay của bạn ra như thể bạn bước đi giống một người Ai Cập. Sau đó đặt tay kia ngược lại với tay trước để tạo ra một chữ “x”, và xòe rộng các ngón tay ra. Đấy, bạn vừa tạo ra một con thiên nga bằng rối bóng.

62. Khi có con, dành thời gian chơi với bé cưng của mình không phải là làm vú em.

63. Chỉ cho bé chơi những con dấu mà có thể dễ dàng tẩy sạch vết mực.

64. Mua máy bán kẹo về nhà là một cách hay ho để dạy cho bé về những màu sắc cơ bản nhưng cũng là một cách tiêu hoang đấy!

65. Hãy nói “cảm ơn” với vợ bạn thật nhiều. Và để cho con bạn nghe được khi bạn nói điều đó.

66. Hôn nhân thì không thực sự cần thiết trong quá trình nuôi dạy con cái, nhưng nó sẽ giúp cho thủ tục nhập học của bé dễ dàng hơn.

67. Về lý thuyết thì hồ dán có thể ăn được.

68. Vườn thú là một cách vui nhộn để giới thiệu cho bé khái niệm về cuộc sống không có tự do.

69. Nhớ kể câu chuyện Bà tiên răng và “thủ tục” tặng đồng tiền cho mỗi chiếc răng rụng  của bé nhé.

70. Có một sự khác biệt lớn giữa việc hỏi một đứa trẻ “Con thích thứ gì ở viện bảo tàng nhất?” và “Con thích chơi ở viện bảo tàng, đúng không nào?”.

71. Em bé không phải là bản thân bạn thu nhỏ lại. Bé chỉ là bé khi còn nhỏ thôi.

72. Trong ngày đầu tiên đi học, hỏi giáo viên xem bé còn thiếu những dụng cụ học tập nào. Mua chúng ngay.

73. Nếu đám nhóc để quên bữa trưa ở nhà, đừng quay về nhà lấy và đến trường đưa tận tay cho chúng. Đám nhóc sẽ bắt đầu quên mất phải tự mang bữa trưa cho mình.

74. Học cách làm mấy món nướng. Bạn được coi là người biết làm mọi thứ, vậy nên chuẩn bị sẵn sàng đi.

75. Phạt đám nhóc bằng việc bắt chúng ở trong phòng mình là một cách làm phí phạm thời gian. Phạt chúng ở chỗ nào không có thứ gì để giải trí ấy.

76.  Nếu con bạn đòi mua thuốc chống ho trên quầy, mua cho chúng mấy thanh chocolate đen.

77. Đừng để đám nhóc mang dép đi trong nhà ra ngoài sân chơi.

78. Kể cho bé nghe truyện “Ông kẹ ăn thịt trẻ con” có thể khiến bé sợ hãi, nhưng bạn cần phải làm thế vì sự an toàn cho bé.Khi có con

79. Nếu bé có hứng thú muốn chơi thể thao, trước hết cho bé gia nhập một đội bóng nào đó đã.

80. Vấn đề lớn nhất của việc trở thành một ông bố là khi bạn thực sự là một người cha “ngon lành” thì bạn sẽ chẳng có thời gian để làm công việc khác nữa.

Cuộc sống sau khi có con thay đổi rất nhiều, vừa mệt mỏi nhưng lại tràn đầy hạnh phúc và nhiều điều thú vị phải không các ba mẹ. Quan trọng hơn là khi có con, chúng ta sẽ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn. Đó là bài học không phải giai đoạn này bạn cũng có được.

 Marry Baby
Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

Cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ
Khi bố mẹ ly dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần. Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm, hỏi han. Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ.

Tính tình thất thường, hung hăng
Không phải ngẫu nhiên khi sự phát triển tâm sinh lý của bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều cần sự giáo dục mang tính cương nhu tuỳ lúc của bố mẹ (mỗi người giữ một vai trò nghiêm khắc và dỗ dành nhất định). Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hệ quả dễ thấy là có những bé trở nên hung hăng, hiếu chiến trong khi những trẻ khác có thể rụt rè và tự ti trước cuộc sống.

Ảnh hưởng việc học hành
Với nhiều gia đình, sự kiện ly hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng. Theo thống kê của Hội Nghiên cứu Trẻ em Quốc gia của Mỹ (National Survey of Children) đối với trẻ trong các gia đình ly dị, trung bình 15% trẻ bị ức hiếp ở trường; 13% bé sẽ bỏ học giữa chừng và có đến 60% các trẻ sẽ học hành sa sút so với khả năng học vấn của bố mẹ chúng.

Tỷ lệ hôn nhân đổ vỡ tăng cao
Khi bố mẹ không còn giải pháp nào khác ngoài việc ly dị, ắt hẳn không ai muốn con cái mình sẽ đi theo “vết xe đổ” này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chuyên khoa Gia đình & Người Tiêu dùng thuộc Đại học Utah (Hoa Kỳ), những cặp vợ chồng trong đó bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trước đây đã từng ly dị thì khả năng “lịch sử ly hôn” lặp lại là rất cao, lên đến 2 lần. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 3 lần nếu cả hai vợ chồng đều là con của những gia đình ly dị trước đây.

Ly dị: Cha mẹ ly dị ảnh hưởng tới con cái như thế nào?
Trước sự ly hôn của cha mẹ, con cái sẽ chịu ảnh hưởng tinh thần rất lớn

Nên làm gì với con?
Trước những quyết định của người lớn, trẻ con cũng chịu những tổn thất tinh thần nhất định. Để giảm thiểu sự tổn thương này cho con, bạn nên:

  • Thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng cho con biết tình trạng chia xa của bố mẹ.
  • Hỏi ý kiến của con muốn sống với ai và tuyệt đối tôn trọng quyết định ấy.
  • Người không trực tiếp nuôi dưỡng con nên thường xuyên ghé thăm và chu cấp đầy đủ.
  • Tránh mọi sự biến đổi về sinh hoạt hàng ngày. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dần dần trẻ sẽ quen bầu không khí đó.

Để ý hơn đến những mối quan hệ xã hội của con ở trường và các sân chơi để có sự can thiệp kịp thời trước những hành động/lời lẽ gây tổn thương cho con liên quan đến vấn đề ly hôn của bố mẹ.

Hôn nhân là một trong những vấn đề hệ trọng nhất của một đời người. Trong đó, con cái chính là một trong những điều quan trọng nhất của cả cuộc đời bố mẹ. Với những thông tin trên, MarryBaby hi vọng bạn sẽ thận trọng và cân nhắc hơn mỗi khi trong đầu nảy ra hai chữ “ly dị”, bạn nhé!

Trang Vàng