Mẹo hay chỉ cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi thường được lưu truyền trong dân gian chính là mẹ bò quanh giường. Cách này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng lại được nhiều bà mẹ tin tưởng và áp dụng thành công.
Tràng hoa quấn cổ có ý nghĩa gì?
Hiện tượng tràng hoa quấn cổ khi mang thai chính là tên gọi khác của dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng. Cứ 10 mẹ mang thai thì có 3 mẹ bầu gặp phải tình trạng không mong muốn này.
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi thường hiếu động, thay đổi vị trí thường xuyên, nhào lộn nhiều trong bụng mẹ khiến tình trạng dây rốn quấn lại quanh người, nhiều nhất là vùng cổ. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm nếu phát hiện và can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai. Tuy vậy, vẫn có một số nhỏ trường hợp tràng hoa quấn cổ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Tràng hoa quấn cổ theo quan niệm dân gian
Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến tràng hoa quấn cổ theo quan niệm dân gian:
1. Bà bầu kiêng bước qua dây hoặc võng
Bà bầu nếu bước qua dây hoặc vòng thai nhi sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hiện vẫn chưa có lý giải khoa học nào về quan niệm này. Cách hiểu đơn gian chỉ là bảo vệ mẹ bầu trước các nguy cơ vấp, té ngã nếu không cẩn thận trong việc đi đứng. Y khoa hiện đại khẳng định việc bà bầu bước qua vật gì đó hay sợi dây chẳng có bất cứ sự liên quan nào.
>> Xem thêm: Vì sao không được bước qua người bà bầu? Lý giải theo quan niệm dân gian và hiện đại
2. Không đeo trang sức quấn nhiều vòng
Tương tự như việc không bước qua dây và võng, việc mẹ bầu đeo trang sức nhiều vòng cũng cần kiêng cữ vì hình ảnh này dễ liên tưởng đến các tràng hoa quấn thành nhiều vòng trên cổ thai nhi.
Theo dân gian, nếu trong thai kỳ, mẹ thích sử dụng trang sức dạng này chính là điềm báo không vui cho bé. Khoa học không công nhận hiện tượng này và chỉ khuyên bà bầu nên cẩn thận khi đeo trang sức đắt tiền để tránh những nguy hiểm rình rập như cướp giật chẳng hạn.
3. Bé bị tràng hoa quấn cổ sẽ thông minh?
Đây là một trong những lời đồn vô căn cứ nhất từ trước đến nay. Nhiều bà mẹ tin rằng em bé bị tràng hoa quấn cố sau này sinh ra sẽ thông minh, học giỏi. Nhưng y học đã chứng minh điều ngược lại, khi bị dây rốn siết chặt nhiều vòng, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, máu nuôi thai nhi sẽ gặp khó khăn đặc biệt máu lên nuôi vùng đầu. Vì thế, trẻ sau này có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu.
Nguy hiểm hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đẻ mổ để đảm bào an toàn cho cả mẹ và con. Vì nếu đẻ thường em bé có nhiều nguy cơ nghẹt thở và tử vong. Vậy cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi như thế nào?
>>> Bạn có thể quan tâm: Thai 7 tuần tự nhiên hết nghén có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ
Đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thường được phát hiện nhờ siêu âm. Không chỉ biết được thai nhi có bị dây rốn quấn hay không, siêu âm còn cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng, và tình hình sẽ nguy hiểm đến mức nào. Tuy nhiên, bầu cũng không vì thế mà lơ là nhé! Thay vào đó, mẹ nên thường xuyên theo dõi những cú “tung chưởng” mỗi ngày của con. Nếu bé đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường, bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Biến chứng của hiện tượng dây rốn quấn cổ
Thực tế hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu bà bầu quá lo lắng cho thai nhi, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Thông thường, hiện tượng dây rốn quấn cổ có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố sau:
- Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên khả năng cao thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
- Trước chuyển dạ, dây rốn cuốn cổ có thể cản trở quá trình xoay ngôi của thai, dẫn đến các ngôi thai bất lợi như ngôi ngược, ngôi ngang.
- Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời các trường hợp dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể bị thiếu oxy. Vì vậy, đối với những bé bị dây rốn quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run cần đưa bé đi khám ngay.
>>> Bạn có thể quan tâm: Dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai?
Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi
Dây rốn có thể quấn 1 vòng hoặc 2-3 vòng quanh cổ thai nhi tùy từng trường hợp. Phổ hiến nhất là dây rốn quấn cổ 1 vòng. Vậy cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng như thế nào? Đầu tiên và quan trọng nhất là mẹ hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong lịch khám thai định kỳ.
Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi là gì? Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng như thế nào? Y học hiện đại chưa tìm ra phương pháp khoa học nào để khắc phục hiện tượng tràng hoa quấn cổ mà chỉ hy vọng vào khả năng vận động của thai nhi để bé tự “gỡ rối”. Mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng nhiều hơn để bé tăng vận động xoay trở và có thể gỡ rối.
Trong dân gian thì lưu truyền mẹo chữa dây rốn quấn cổ, tuy nhiên không có căn cứ khoa học và chưa được chứng minh rõ ràng. Mẹ chỉ nên tham khảo, không nên tự ý thực hiện khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Mẹo này như sau: Mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì bò bấy nhiêu lượt. Nhiều mẹ thực hiện và đã thành công. Mẹ nên lưu ý một số điểm:
- Mẹo chữa dây rốn quấn cổ: Không nên bò ngay khi vừa ăn xong.
- Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng: Không bò quá nhiều vòng gây chóng mặt và ảnh hưởng đến thai nhi, đây là mẹo chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng.
- Nếu thai máy bất thường lập tức đến bệnh viện vì có thể bé bị quấn cổ quá chặt.
[inline_article id=76445]
Như vậy, cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng, cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản theo dân gian chỉ là mẹ bò quanh giường. Tuy không hiệu quả 100% nhưng ngại gì không thử vì khoa học hiện đại cũng chưa tìm ra phương pháp nào hữu dụng hơn.