Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không? Hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ bởi các bác sĩ chuyên khoa sản dưới đây. Từ đó, các mẹ biết mình phải làm gì tiếp theo để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do đâu?
Chị em đang mang thai tháng thứ 6 hay bước sang tam cá nguyệt thứ 3 và nhận thấy rằng đôi khi bụng bầu của bạn rất cứng, căng tức. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy sự khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 khiến mẹ bầu lo lắng?
1. Tử cung quá lớn nên mẹ bị căng tức bụng
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ bầu chưa cảm nhận rõ rệt. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần lên nên diện tích tại khoang chậu giữa bàng quan và trực tràng cùng phải rộng ra rồi gây áp lực lên tử cung. Tử cung lại tạo một áp lực lên thành bụng nên mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ tình trạng bụng cứng, căng tức.
2. Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do khung xương thai nhi phát triển
Khung xương của thai nhi bắt đầu phát triển lớn dần lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6.
Do đó, mỗi lần em bé cử động hay quẫy đạp là mẹ sẽ cảm nhận những cơn gò cứng bụng. Các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu chứng tỏ con đang lớn dần cứng cáp hơn.
3. Bụng căng tức do mẹ bầu bị táo bón
Khoảng thời gian thai kỳ phần lớn các mẹ bầu đều có nguy cơ mắc táo bón thai kỳ rất cao. Và đây cùng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6.
Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước… để hạn chế mắc phải bệnh táo bón.
4. Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do cân nặng của mẹ bầu
Mức cân nặng của mẹ bầu cũng chính là nguyên nhân khiến bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6. Với những mẹ bầu người mỏng, gầy, bụng ít mỡ sẽ có cảm giác bụng căng tức sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng lớn. Một số mẹ bầu chỉ cảm nhận được sự căng cứng muộn hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ khi cân nặng tăng nhiều.
5. Bụng căng tức do cơn gò Braxton-Hicks
Cơn co thắt Braxton-Hicks, còn được gọi là “cơn co thắt thực hành” hoặc “cơn co thắt giả”. Chúng có thể khiến mẹ nhầm tưởng mình sắp chuyển dạ. Cơn gò Braxton-Hicks không gây đau đớn như cơn co thắt chuyển dạ nhưng có thể giúp tử cung tập luyện cho quá trình chuyển dạ thật.
Cơn co thắt Braxton-Hicks giống như một cơn đau vết khâu ở hai bên bụng do các dây chằng gắn với tử cung bị kéo căng ra. Chúng thường chỉ kéo dài 20-30 giây và có thể xảy ra suốt cả ngày mà không thường xuyên. Cơn gò giả Braxton-Hicks có thể gây khó chịu khiến mẹ bầu khó di chuyển hoặc cúi gập người. Tình trạng này có thể biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi, nhưng có thể đến và kéo dài trong suốt thai kỳ.
Thai nhi máy như thế nào là bình thường trong tháng thứ thứ 6 thai kỳ?
Bên cạnh vấn đề bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; mẹ nên biết thai nhi máy như thế nào là bình thường. Mẹ bầu nên theo dõi số lần đạp của thai nhi trong khoảng tháng thứ 6 của thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ hãy ghi lại khoảng thời gian bé thực hiện 10 cú đạp, khua chân, lộn nhào hoặc lăn lộn.
Các mẹ sẽ cảm thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng hai giờ. Nhưng cũng có thể sẽ cảm thấy rằng nhiều chuyển động trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Thay vào đó, hãy tính thời gian bé thực hiện ba chuyển động trong bao lâu. Mẹ bầu sẽ cảm thấy ít nhất ba chuyển động trong nửa giờ.
Mẹ có thể bắt đầu nhận ra các kiểu và khoảng thời gian chung mà thai nhi thường có để thực hiện một số cử động nhất định. Nếu mẹ cảm thấy có sự bất thường khi con đạp so với những ngày trước đó thì nên đi khám bác sĩ ngay.
>> Bạn có thể xem thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu
Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 6
Ngoài vấn đề bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; trong tháng thứ 6 thai kỳ sẽ không có nhiều thay đổi rõ rệt cho cả 2 mẹ con. Nhưng nếu mẹ bầu gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ sinh non rất cao.
- Mỗi giờ xuất hiện các cơn gò tử cung với tần suất lớn hơn 5 lần.
- Máu đỏ tươi từ âm đạo rỉ ra.
- Mặt sưng hay tay bị phù.
- Mẹ bầu cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu.
- Cảm thấy đau nhói hay những cơn đau kéo dài ở vùng dạ dày.
- Mẹ bầu bị nôn mửa cấp tính hay liên tục.
- Chất lỏng trong suốt từ âm đạo đột ngột tuôn ra.
- Mẹ thấy đau lưng âm ỉ.
- Vùng chậu cảm thấy áp dữ dội.
Khi gặp những dấu hiệu trên, mẹ bầu cùng người thân hết sức bình tĩnh và cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được giúp đỡ nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 6 tuần ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?
Tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện những xét nghiệm nào?
Khi đã biết bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; mẹ cũng cần thực hiện một số xét nghiệm khi vào giai đoạn này. Trước hết, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ như những lần khám thai trước về các chỉ số như cân nặng; nước tiểu; huyết áp; nhịp tim thai nhi; kích thước và hình dạng của tử cung; chiều cao của đỉnh tử cung; vị trí của thai nhi…
Bác sĩ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho thai nhi 6 tháng tuổi. Thông thường, mẹ bầu sẽ được kiểm tra lượng đường từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ thì họ yêu cầu xét nghiệm sớm nhất ở tuần 13.
Trong xét nghiệm sàng lọc, mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống một chất lỏng đặc biệt có hàm lượng đường cao. Sau một giờ, bác sĩ lấy 1 ít máu của mẹ để tiếp tục xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính với bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ hai.
[inline_article id=2435]
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có thể do một trong những nguyên nhân ở trên. Nhưng không vì thế mà chủ quan, mẹ bầu vẫn phải theo dõi sát sao và khi có những bất thường cần đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!