Việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong số những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là vấn đề khiến nhiều người lo lắng.
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4. Sau đây, MarryBaby sẽ trình bày 2 nhóm nguyên nhân cơ bản và mẹ bầu đáng chú ý nhất.
Đầu tiên là những nguyên nhân do vấn đề sinh lý, chúng là biểu hiện bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
1. Táo bón và sình bụng
Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ là ăn cho hai người nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể tăng lên rất nhiều. Thực tế, điều này hết sức sai lầm, bạn chỉ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, đủ chất béo và khoáng cần thiết.
Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số mẹ bầu bị táo bón khi mang thai, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới
2. Tích tụ mỡ khi mang thai
Việc tăng cân khi mang thai không chỉ làm thay đổi hình dáng bên ngoài mà còn khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng.
Khi bụng bầu ngày càng lớn hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung, gây ra hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới giống như đau bụng kỳ kinh nguyệt.
3. Hoạt động đạp chân của thai nhi
Tới giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu tăng trưởng khỏe mạnh hơn, biểu hiện là những cú đá trong bụng mẹ.
Dù đây chỉ là một phản ứng thích nghi bình thường của cơ thể với thai nhi, nhưng nó lại khiến mẹ bầu khá khó chịu.
Cảm giác bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 và khu vực bụng dưới giống như đang đến kỳ kinh nguyệt, chướng bụng hay căng tức bụng.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là những triệu chứng bệnh lý hay vấn đề có hại cho sức khỏe.
4. Hiện tượng nhau thai bong non
Thông thường, nhau thai sẽ bị bong sau khi sinh em bé. Do đó, hiện tượng bong nhau thai sớm hơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung của mình đang có cảm giác căng cứng và đau. Nếu cơn đau kéo dài mà không hề thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám kịp thời.
5. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm:
- Đau hoặc áp lực ở vùng bụng dưới;
- Đau hoặc rát khi đi tiểu; sốt;
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi; run rẩy;
- Nước tiểu có mùi hôi; nước tiểu hơi đỏ hoặc đục….
Bệnh có thể diễn biến nguy hiểm hơn thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non.
6. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.
Tuy nhiên, do tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên nên việc chẩn đoán sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Các triệu chứng khác đi kèm với viêm ruột thừa là chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
7. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung vốn là tình trạng ít gặp phải nhưng nó vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Nó xảy ra khi quá trình thụ tinh trứng và tinh trùng xảy ra bên ngoài tử cung. Sau khi phát triển sẽ làm vỡ ống, khiến chảy máu nghiêm trọng.
Những triệu chứng của vấn đề: đau nhẹ ở bụng dưới hoặc xương chậu; chảy máu âm đạo; đau ở lưng dưới; chuột rút nhẹ ở một bên xương chậu; thậm chí là chóng mặt; ngất xỉu.
8. Biến chứng tiền sản giật
Một trong các biến chứng thai kỳ nguy hiểm là tiền sản giật. Nó gây ra những thay đổi trong mạch máu của bạn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm: gan, thận, não và cả nhau thai.
Bên cạnh đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, những biểu hiện khác của tiền sản giật còn có đau hoặc đau dữ dội ở vai trên; đau đầu; thay đổi về thị lực; buồn nôn và ói mửa; khó thở…
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu bị đau bụng dưới khi mang thai?
Ngoại trừ những trường hợp đau bụng dưới vì sinh lý, còn lại, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám kịp thời.
Do rất khó để xác định nguyên nhân chính khác nên việc chủ động đến bệnh viện kiểm tra khi có bất cứ dấu hiệu khác thường nào đối với sức khỏe là việc mẹ bầu và gia đình nên làm.
Sau đây là một số biểu hiện nguy hiểm đi kèm với đau bụng dưới mà bạn cần chú ý:
- Đau dữ dội hoặc dai dẳng
- Xuất hiện tình trạng chảy máu
- Sốt
- Ớn lạnh
- Xả âm đạo
- Mê sảng
- Khó chịu khi đi tiểu
- Buồn nôn và ói mửa
Một số cách giúp giảm đau bụng dưới tại nhà hiệu quả
Trường hợp bạn bị đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4 nhưng ở mức nhẹ và không kèm theo những triệu chứng nguy hiểm có thể thử một số mẹo giảm đau tại nhà như sau:
- Di chuyển nhẹ nhàng kết hợp một số bài tập nhẹ cho mẹ bầu.
- Tắm bằng nước ấm,
- Uốn cong người về phía cơn đau.
- Uống nhiều nước.
- Nằm xuống nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể.
Như vậy, triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.
Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con, mẹ bầu nên thăm khám thai sản định kỳ, theo dõi sức khỏe thường xuyên và chủ động nhất.